Thị Trường Chứng Khoán Thứ Cấp

1.1.7. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là thị trường trên đó giao dịch các loại chứng khoán bao gồm cả chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán và chứng khoán giao dịch không công khai. Nói cách khác thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán những sản phẩm tài chính trung và dài hạn.

Dưới góc độ luân chuyển vốn, thị trường chứng khoán gồm:

1.1.7.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ NĐT sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc NĐT mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường chứng khoán sơ cấp là một bộ phận cấu thành hữu cơ và không thể tách rời của thị trường chứng khoán, đồng thời nó cũng là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường này. Do đó để phát triển thị trường chứng khoán trước hết phải tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thị trường sơ cấp hay còn được gọi là thị trường phát hành.

Hoạt động của thị trường sơ cấp có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:


1


Nhà phát hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


Nhà đầu tư

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 4


2

(1) Nhà phát hành bán chứng khoán cho Nhà đầu tư (NĐT)

(2) NĐT mua chứng khoán và thực hiện việc trả tiền cho nhà phát hành

1.1.7.2. Thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Hoạt động của thị trường thứ cấp tạo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt, dễ dàng, thuận tiện. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các NĐT, tiền thu được từ việc bán chứng khoán không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về NĐT bán chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề. Thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động trôi chảy, các loại chứng khoán sẽ rất khó khăn trong phát hành không ai muốn mua vì vốn của họ bị bất động chứng khoán không thể chuyển hóa thành tiền khi nhà đầu tư có nhu cầu.

1.1.8. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

1.1.8.1 Nhà đầu tư

Những người tham gia vào thị trường chứng khoán về cơ bản có thể chia làm 2 loại chính: Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đầu tư, trong đó các tổ chức chiếm đa số tính theo khối lượng giao dịch, giao dịch của các nhà đầu tư này thường không được thực hiện một cách trực tiếp mà thông qua những người môi giới chứng khoán chuyên nghiệp.

1.1.8.2 Nhà phát hành

Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán dưới hình thức phát hành các chứng khoán [13, điều 4, 5, 6], bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư

1.1.8.3 Các công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thể đảm nhận một hoặc một số nghiệp vụ Luật chứng khoán

2006 Điều 60 quy định: Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Môi giới chứng khoán;

b) Tự doanh chứng khoán;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán (TTCK): Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK), Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.

Việt Nam hiện nay hầu như chưa có công ty đánh giá hệ số tín nhiệm có kinh nghiệm, mà mới chỉ có vài công ty mới thành lập nên yếu tố này hầu như còn bỏ ngỏ.

1.1.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu:

Nghiên cứu về chào bán cổ phiếu lần đầu không thể không quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, vì nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư, các nhân tố đó bao gồm:

1.1.9.1 Nhóm yếu tố kinh tế

a) Về tăng trưởng kinh tế

Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và giảm khi nền kinh tế kém phát triển, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm

cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động cụ thể của từng công ty.

Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu.

b) Cổ tức

Những người theo trường phái này cho rằng cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ yếu thứ hai sau thu nhập, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất điều này không khác gì một câu thành ngữ cổ xưa "1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2 con chim trong rừng". Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng, thường xuyên mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ đông, những người luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong tất cả các nhân tố báo chí sử dụng để giải thích về sự biến động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ở vị trí quan trọng.

c) Lãi suất

Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho mức biến động về lãi suất hay không. Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét các khả năng có thể xảy ra cụ thể như sau:

- Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức.

- Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn.

- Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung thời kỳ lạm phát trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất tồi tệ. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn. Đối với trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, ta có thể hình dung ra một loạt các khả năng khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm vì ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Do vậy, mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lãi suất.

d) Giá cả hàng hóa (lạm phát)

Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp nhiều thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hóa. Từ năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng hóa có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê tăng vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hóa tăng vào năm 1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát giá hàng hóa đã bị bãi

bỏ, và lạm phát về giá hàng hóa đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết năm và tiếp tục tăng cho đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hóa bắt đầu tăng vào năm 1946; giá cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp đổ vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ II. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài những qui luật vốn có của thị trường khi những này cuối tháng 8/2008 giá xăng giảm, chỉ số lạm phát được kìm chế thị trường chứng khoán đã có những bước khởi sắc rõ rệt màu xanh chiếm ưu thế áp đảo thị trường.

Lạm phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả

e) Các yếu tố kinh tế khác

Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự báo chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền. Lãi suất cơ bản (thường là lãi suất trái phiếu chính phủ) chúng cũng là nhân tố đáng quan tâm có liên quan tác động tới giá cổ phiếu. Bởi vì giá chứng khoán là một trong những chỉ số được coi trọng nhất trong các chỉ số hàng đầu trong kinh tế, nên

các nhà dự báo cho rằng tốt nhất nên dự tính lãi suất cơ bản theo giá chứng khoán hơn là dự đoán giá chứng khoán theo những thay đổi của lãi suất cơ bản. Các chỉ số quan trọng khác bao gồm vốn vay liên ngân hàng, các khoản vay thương mại và dịch vụ, giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, và các số liệu về giao dịch và thanh toán của quỹ tương hỗ.

* Nhóm yếu tố phi kinh tế

Bao gồm sự thay đổi về các điều kiện chính trị, ví dụ chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố tự nhiên khác, và thay đổi về điều kiện văn hóa, như tiến bộ về công nghệ v.v. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có ảnh hưởng lớn đối với giá chứng khoán ở những nước có nền kinh thế thị trường phát triển, thị trường sẽ đánh giá những chính sách này. Trong điều kiện Việt Nam, nền chính trị ổn định, thị trường chứng khoán còn chưa phát triển, thì yếu tố này ít có tác động đến giá cổ phiếu.

* Nhóm yếu tố thị trường

Các yếu tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường, bao gồm sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm yếu tố thứ ba tác động tới giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ đợi thái quá từ việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao nhờ sự phát đạt của công ty, và ngược lại do dự đoán thấp giá trị tại thời điểm thị trường đi xuống. Mối quan hệ giữa cung và cầu được trực tiếp phản ánh thông qua khối lượng giao dịch trên thị trường, hoạt động của những nhà đầu tư có tổ chức, giao dịch ký quỹ v.v cũng có ảnh hưởng đáng kể. Mặc dù số lượng giao dịch ký quỹ tăng khi mà giá cổ phiếu tăng, nhưng một khi giá cổ phiếu giảm số lượng cổ phiếu bán ra tăng và làm cho giá càng giảm.

Như vậy, dao động giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của

nhiều nhân tố khác nhau, hạt nhân chính là các yếu tố về khả năng thu nhập công ty.

Yếu tố tâm lý đám đông. Có thể thấy rõ hiện tượng này qua biểu hiện giá của đa số các cổ phiếu đều lên hoặc đều xuống, giá cổ phiếu biến động tăng/giảm không phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà chủ yếu do yếu tố tâm lý của người đầu tư trên thị trường. Sau này mới có sự phân hóa về biến động giá giữa các loại cổ phiếu khác nhau, tuy nhiên, hiện nay đặc điểm này vẫn chiếm xu thế chủ đạo đặc biệt là những thị trường mới nổi các chủ thể tham gia thị trường còn thiếu hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn vừa qua thể hiện rõ nét đặc điểm này.

Thu nhập công ty, yếu tố này có tác động tương đối rõ rệt tới giá cổ phiếu, chẳng hạn vừa qua có những thời điểm giá cổ phiếu của CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An tăng "kịch trần" nhiều phiên bởi Công ty công bố "lợi nhuận sau thuế quý III /2004 đạt 8,6 tỷ đồng tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm trước" [sưu tầm từ trang web công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương mục thông tin doanh nghiệp WWW.vcbs.com.vn]. Thu nhập của công ty tăng chứng tỏ hoạt động của công ty thu được hiệu quả, mức sinh lợi của công ty cho cổ đông càng lớn, Hiệu quả sử dụng vốn cao.

Ngoài những yếu tố nói trên, có thể tính đến các yếu tố khác như mức trả cổ tức, thông tin mua bán cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty, thông tin tách gộp cổ phiếu, thông tin về việc phát hành thêm cổ phiếu, tin đồn… Những người đầu tư chuyên nghiệp hơn có thể còn tìm hiểu các thông tin liên quan đến chính sách của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán, chính sách cổ phần hóa DNNN, tình hình quản trị của công ty niêm yết, tên tuổi của CTCK bảo lãnh phát hành hay tư vấn niêm yết cho công ty niêm yết.


1.2. CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023