Phân Loại Cổ Phiếu Dựa Vào Hình Thức Cổ Phiếu

Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu

d)Cổ phiếu đang lưu hành

Là cổ phiếu đã phát hành và đang được các cổ đông nắm giữ, số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:


Số cổ phiếu đang lưu hành

=

Số cổ phiếu đã phát hành

-

Số cổ phiếu quỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


Trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 3

1.1.3. Phân loại cổ phiếu dựa vào hình thức cổ phiếu

Dựa vào hình thức cổ phiếu người ta có thể chia thành cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh

- Cổ phiếu ghi danh là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu ghi danh có nhược điểm là việc chuyển nhượng rất phức tạp, khi muốn chuyển nhượng cho người khác thông thường phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng quản trị của công ty cho phép.

- Cổ phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu, cổ phiếu vô danh được tự do mua bán chuyển nhượng mà không cần phải có thủ tục pháp lý

1.1.4. Phân loại cổ phiếu căn cứ quyền lợi từ cổ phiếu

Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại người nắm giữ có thể phân biệt cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi, đây là cách phân loại phổ biến nhất.

* Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)

Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty. Người nắm giữ cổ phiếu thường là những người chủ doanh nghiệp, cổ phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau:

Cổ tức của cổ phiếu thường không cố định phụ thuộc vào mức lợi nhuận sau thuế thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lợi tức cổ phần của công ty. Khi công ty thành công trong kinh doanh các cổ đông thường sẽ được chia cổ tức và cổ tức cao. Khi công ty thua lỗ trong hoạt động kinh doanh các cổ đông thường sẽ không có cổ tức hoặc cổ tức thấp. Ngay trong trường hợp công ty hoạt động tốt, lợi nhuận sau thuế thu được cao cổ tức mà cổ đông thường nhận được vẫn có thể không cao do chính sách chia lợi tức cổ phần của công ty dành tỷ lệ cho tích lũy cao, ở Việt Nam cổ tức được quy định trong LDN (Điều 93 LDN 2005: Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào

tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty).

- Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty.

* Mệnh giá của cổ phiếu thường:

Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty, mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư nên nó không liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó hay nói cách khác nó không tác động tới giá thị trường của cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu tiên huy động

vốn thành lập Công ty. Lúc đó, mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra.

Luật pháp một số nước còn cho phép công ty Cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá (ở Mỹ có cho phép phát hành loại cổ phiếu này), ưu điểm của việc phát hành loại cổ phiếu thường này là có thể bán chúng với bất cứ giá nào mà họ tin là có thể bán trên thị trường (Việt Nam không cho phép làm việc này)Thông thường khi công ty mới thành lập mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:



Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành

=

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

------------------

Tổng số cổ phần đăng ký phát hành


Luật chứng khoán 2006 Việt Nam Điều 10 quy định: Chứng khoán chào bán ra công chúng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam.

Nhưng giá thị trường là giá trị được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Trên thực tế giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định mà nó được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó, nói cách khác giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, do thị trường tạo nên.

Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông thường. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ

đông ưu đãi của công ty (thông thường là cổ phiếu ưu đãi cổ tức). Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi rất có ý nghĩa vì nó là căn cứ để trả cổ tức, là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hoặc giải thể công ty. Luật doanh nghiệp 2005 Điều 82, 83 quy định. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức.

“Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức”.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức với mức theo quy định

b) Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Như vậy việc chọn loại cổ phần ưu đãi loại nào do công ty phát hành

và cổ đông sáng lập quy định.

1.1.5.Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu.

Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp, tương đương với trị giá cổ phiếu mình có. Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người ấy đang nắm giữ.

Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một mối liên kết, đó là trường hợp trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới...), nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu.

Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn.

1.1.6.Giao dịch chứng khoán


Là sự chuyển giao chứng khoán từ chủ thể đang nắm giữ sang chủ thể khác, và việc chuyển giao đó thông qua các sàn giao dịch chứng khoán. Các sàn giao dịch chứng khoán có thể là những sàn giao dịch thực, nơi các giao dịch được thực hiện theo phương thức đấu giá mở (Đây là hình thức được sử dụng trong thị trường chứng khoán và trao đổi hàng hóa. Việc mua bán diễn ra trên sàn giao dịch và người giao dịch đưa ra giá bằng lời ngay tức thì) bằng lời NYSE ( New York Stock Exchange ) là một ví dụ điển hình của sàn giao dịch loại này. Các sàn giao dịch chứng khoán cũng có thể là những sàn giao dịch

ảo dưới dạng một mạng máy tính lớn, trong đó các giao dịch hoàn toàn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, NASDAQ ( The NASDAQ- acronym of National Association of Securities Dealers Automated Quotations) is an American stock exchange. It is the largest electronicscreen- based equity securitiestrading market in the United States. With approximately 3,200 companies, it has more trading volume per day than any other stock exchange in the world ) là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất thế giới được thành lập năm 1971 bởi hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia Hoa Kỳ.


Trên thế giới có nhiều tư liệu cho rằng người Hà Lan khởi xướng ra công ty cổ phần, mà cổ đông có thể đầu tư vào và chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ. Năm 1602, công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã phát hành những cổ phiếu đầu tiên ra sàn giao dịch chứng khoán AMSTERDAM. Đó cũng là công ty đầu tiên trên thế giới phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Sàn giao dịch chứng khoán AMSTERDAM cũng được coi là sàn giao dịch đầu tiên trên thế giới hoạt động một cách liên tục. Chính người Hà Lan là những người nghĩ ra những nghiệp vụ giao dịch chứng khoán như bán khống, giao dịch quyền chọn ….và nhiều công cụ đầu cơ khác mà cho đến nay người ta vẫn còn sử dụng.

Ngày nay nhiều quốc gia phát triển và hầu hết các nước đang phát triển đều có thị trường chứng khoán, một thị trường không thể thiếu với mọi nền kinh tế muốn phát triển vững mạnh vì các lý do sau:

Thứ nhất: Thị trường chứng khoán là các kênh huy động vốn quan trọng nhất của các công ty, giúp các công ty có thể niêm yết công khai, tăng thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tính thanh khoản mà thị trường chứng khoán tạo ra cho phép các nhà đầu tư nhanh chóng và dễ dàng bán các loại chứng khoán khi có nhu cầu, đó chính là nét hấp dẫn của việc đầu tư vào cổ phiếu so với các hình thức đầu tư kém thanh khoản khác.

Thứ 2: Thị trường chứng khoán được coi là chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế. Lịch sử đã chỉ ra rằng giá cổ phiếu và các loại tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế và nó có thể gây ảnh hưởng hoặc là một thước đo đánh giá kỳ vọng của xã hội. Giá cổ phiếu tăng thường liên quan đến việc tăng lượng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh và ngược lại. Thời gian vừa qua thị trường chứng khoán thế giới cũng như thị trường chứng khoán Việt nam trải qua sự sụt giảm, đặc biệt khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy thoái FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ- Federal Reserver system) đã nhiều lần cắt giảm lãi suất đã tác động mạnh tới các thị trường chứng khoán lớn, chỉ số chứng khoán liên tục sụt giảm khó có dấu hiệu phục hồi. Do đó các Ngân hàng Trung ương luôn phải để mắt tới việc kiểm soát, "ứng xử" của thị trường chứng khoán và đến hoạt động của hệ thống tài chính vì sự ổn định tài chính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của các Ngân hàng Trung ương. Ví dụ cụ thể nhất là thời gian qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khống chế mức lãi trần của các ngân hàng thương mại và không vượt quá 18 % [ ]. Chính phủ chỉ đạo cho tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC được phép mua vào một số cổ phiếu tốt để vực dậy thị trường chứng khoán ảm đạm của giai đoạn cuối năm 2007 và đầu năm 2008.

Luật chứng khoán 2006 điều 33 quy định: Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán là: Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành không đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

Ngoài Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí