Để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững có nhiều nhân tố, Nhưng nhân tố không thể thiếu được đó là phải đảm bảo cổ phiếu khi đưa ra thị trường phải "tốt", thông tin về nó phải chính xác, minh bạch, giá cả của nó phải hợp lý có khả năng tăng trưởng, Như vậy có thể nói yếu tố cơ bản, nền tảng chính là quá trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Nghiên cứu chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay góp phần hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
2. Phạm vi đề tài
"Nghiên cứu về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam"
Bài nghiên cứu này xem xét việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần theo Pháp luật Việt Nam, đặc biệt doanh ngiệp Nhà nước cổ phần hóa(CPH) gồm những điểm chính sau đây
- Xác định giá trị doanh nghiệp trước khi chào bán
- Thực trạng chào bán
- Pháp luật điều chỉnh các hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này có mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực trạng việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật hiện hành, từ đó tìm ra những điểm còn chưa hợp lý để chỉ ra phương hướng hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
4. Kết cấu của luận văn
Có thể bạn quan tâm!
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 1
- Phân Loại Cổ Phiếu Dựa Vào Hình Thức Cổ Phiếu
- Thị Trường Chứng Khoán Thứ Cấp
- Hình Thức Chào Bán Chứng Khoán Ra Công Chúng
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan tới việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Chương 2: Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và một sô đóng góp để hoàn thiện pháp luật giai đoạn hiện nay.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN TỚI VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
1.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Năm 2006 Luật chứng khoán được ban hành, tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận được với các nguồn vốn khác nhau thông qua thị trường chứng khoán, một thị trường không thể thiếu đối với nền kinh tế hiện đại. Mục tiêu: "phấn đấu đến 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến 2020 đạt 70%GDP" [Điều 1, khoản
2 quyết định phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007]
Trong đó phải khẳng định rằng công ty cổ phần là nhân tố quan trọng của thị trường chứng khoán, là nguồn cung hàng hóa chủ yếu cho thị trường và thị trường chứng khoán được xem là hoạt động tốt và hiệu quả nếu như việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra thuận lợi, cung cấp cho nhà đầu tư một cơ chế giao dịch thuận tiện, an toàn, công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Hay nói cách khác, thị trường chứng khoán được xem là hoạt động tốt nếu như nó tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán giao dịch, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư và các đối tượng tham gia thị trường, qua đó hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, tạo được niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán.
Vì vậy, để có thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả thì phải có một số điều kiện căn bản sau:
Về yếu tỗ vĩ mô: Sự ổn định môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng; mức độ lạm phát được kiềm chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển; mức thâm hụt ngân
sách trong giới hạn an toàn, các chiến lược phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm được thực hiện có hiệu quả.
Về yếu tố vi mô, đó là:
Khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ với hệ thống các văn bản pháp quy đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường chứng khoán giúp cho thị trường hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường.
Mạng lưới các trung gian hoạt động trên thị trường chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư… vv, đóng vai trò cầu nối giữa các nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác cho các nhà đầu tư như cho vay, cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư như : Tư vấn đầu tư chứng khoán, tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết.
Cung cấp một cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua tổ chức, vận hành của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán gồm hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ…vv. Sự vận hành của các hệ thống này có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trường thông qua năng lực xử lý nhanh, chính xác các giao dịch trên thị trường, giúp tăng tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường.
Các tổ chức hỗ trợ phát triển thị trường, như các định chế trung gian khác là : Tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán, tư vấn, tổ chức lưu ký, ngân hàng thanh toán…vv. Ngoài ra thị trường cần đến sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thị trường, can thiệp thị trường vào những thời điểm mất cân đối quan hệ cung cầu.
Để đạt được mong muốn trên thì khâu quan trọng nhất là việc xác định giá trị ban đầu của cổ phần chào bán, khâu xác định này phải được pháp luật giám sát chặt chẽ qua đó hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, tạo được niềm tin của công chúng ngay từ lúc chào bán lần đầu, điều này gắn với việc tạo dựng được qui trình chào bán chứng khoán lần đầu hợp lý, thuận lợi, minh bạch. Do vậy cần phải làm rõ các khái niệm liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm:
1.1.1. Chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm nhiều loại trong đó có cổ phiếu[Luật chứng khoán, điều 6, khoản 1].
1.1.2. Cổ phiếu
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành [Luật chứng khoán, điều 6, khoản 2].
Lịch sử ra đời cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ phiếu chính là sản phẩm riêng có của công ty cổ phần. Khi một công ty được thành lập, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu nó xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần và cổ phiếu đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do
đó không cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt cổ đông được hưởng lợi nhuận cao hơn các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định, nhưng ngược lại cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàn toàn không có khi công ty làm ăn thua lỗ. Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại từ tài sản thanh lý. Luật doanh nghiệp điều 77, khoản 1, điểm c, d qui định “ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”. Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố nhưng cơ bản là do hiệu quả kinh doanh và uy tín thị trường của công ty. Theo luật doanh nghiệp, điều 78, khoản 5 nêu rõ “ Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau” nhưng mục tiêu của mỗi Nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty là khác nhau, người kỳ vọng vào lãi suất cổ phần, nhưng có người lại kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai do vậy mỗi nhà đầu tư phải có sự phân tích của riêng mình để lựa chọn danh mục đầu tư cho phù hợp mục tiêu riêng.
Thông thường ở các nước khi xem xét cổ phiếu của một công ty cổ phần, người ta có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành
a) Cổ phiếu được phép phát hành
Khi công ty cổ phần được thành lập thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng pháp luật của các nước qui định công ty phải đăng ký số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng ký (Điều 77 LDN: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Điều 84 LDN quy định: “
các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Như vậy cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty. Việt Nam cũng không ngoại trừ như vậy trình tự, thủ tục được quy định rõ trong điều 84 của Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định số 88/2006NĐ-CP và Thông tư số 03/2007/ BKH&ĐT Luật doanh nghiệp điều 80, khoản 1 và điều 84, khoản 5 qui định rõ “Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc
chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”.
b) Cổ phiếu phát hành
Là số cổ phiếu của công ty đã phát hành tới người đầu tư, số này có thể nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
c) Cổ phiếu quỹ
Là loại cổ phiếu của công ty đã phát hành ra nhưng với những lý do nhất định công ty bỏ tiền ra mua lại một số cổ phiếu của chính công ty mình (Điều 92 LDN 2005: Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại).
Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra, nhưng cũng có nước luật pháp quy định số cổ phiếu mà công ty đã mua lại không được bán ra mà phải hủy bỏ. Việc công ty mua lại cổ phiếu của chính công ty mình phải tuân thủ theo những điều mà luật đã quy định rõ.