Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐAI

HOC

QUỐ C GIA HÀ NÔI KHOA LUÂṬ


VŨ THỊ MINH THU


CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUÂN

VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2008

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 1

MỤC LỤC

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN TỚI VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG 8

1.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 8

1.1.1. Chứng khoán 8

1.1.2. Cổ phiếu 8

1.1.3. Phân loại cổ phiếu dựa vào hình thức cổ phiếu 14

1.1.4. Phân loại cổ phiếu căn cứ quyền lợi từ cổ phiếu 14

1.1.5.Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu 19

1.1.6.Giao dịch chứng khoán 19

1.1.7. Thị trường chứng khoán 22

1.1.8. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 23

1.1.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 24

1.2. CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG 29

1.2.1 Khái niệm 30

1.2.2. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng 30

1.3. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN 36

1.3.1 Các loại phát hành 36

1.3.2. Phương thức phát hành chứng khoán 38

1.3.4. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 39

Chương 2 CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 42

2.1. CHÀO BÁN RA CÔNG CHÚNG - CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG

CHÚNG LẦN ĐẦU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 42

2.2. ĐIỀU KIỆN CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 44

2.2.1, Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng 45

2.2.2 Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng 45

2.3. VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG 47

2.4. CÔNG TY ĐẠI CHÚNG 48

2.5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG 49

2.5.1. Đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước (đặc biệt là

chính sách đầu tư) 49

2.5.2. Xác định giá trị doanh nghiệp 53

2.5.3. Thông tin và việc công bố thông tin 55

Chương 3 THỰC TRẠNG CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG VÀ MỘT SỐ ĐÓNG GÓP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY 56

3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................................................................

..............................................................................................................................56

3.2. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG 77

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHÀO BÁN CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG 80

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 91

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời, quyền tự do kinh doanh của công dân đã được mở rộng và từng bước thực thi đầy đủ, cách điều tiết theo mô hình nền kinh tế kế hoạch tập trung ngày càng thu hẹp tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển, phát huy nội lực từ nhân dân. Những đổi mới lớn lao đó đã góp phần thay đổi diện mạo bức tranh kinh tế nước ta bởi số lượng doanh nghiệp khai sinh ngày càng nhiều.

Hộp 1: Số lượng doanh nghiệp sau năm 1999-2005


Đáng kể là chỉ sau 05 năm thực hiện Luật doanh nghiệp (năm 1999)

106.134 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập mới lớn hơn gấp nhiều lần tổng số 39.600 doanh nghiệp đã được đăng ký trong suốt 10 năm của thập niên trước đó.

Cho đến cuối năm 2005, bên cạnh 4.500 doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam đã có khoảng 150.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp,

3.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 15.000 hợp tác xã, 24.000 tổ hợp tác đơn giản, 2,4 triệu hộ kinh doanh dịch vụ và công nghiệp, 10 triệu hộ kinh doanh nông nghiệp trong đó có 13.000 hộ kinh tế trang trại [Trang 16, Giáo trình Luật kinh tế-Khoa Luật, Đại học Quốc gia-tác giả PGS.TS Phạm Duy Nghĩa].


Luật doanh nghiệp 2005 ra đời số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng.

Hộp 2: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tính đến tháng 8 năm 2008 là 64.000 của huyện Mê linh chuyển vào Hà nội mở rộng là 351 của tỉnh Hà Tây cũ là 5.000, trong đó công ty cổ phần thành lập mới 28746, và khoảng 3520 công ty cổ phần là do chuyển đổi từ các mô hình khác, còn lại là Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân [Trích báo cáo gửi cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa-Bộ Kế hoạch Đầu tư, ngày 1/8/2008, của Sở

Kế họach và Đầu tư Thành phố Hà Nội]


Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng không có nhiều doanh nghiệp có qui mô lớn về vốn cũng như mô hình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoặc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Trong các loại hình doanh nghiệp này chỉ có công ty cổ phần hiện nay đang được ưa chuộng vì có nhiều ưu thế trong việc huy động vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh bằng phát hành chứng khoán để tiếp nhận vốn góp từ công chúng. Tuy nhiên để việc tiếp nhận vốn góp này được thực hiện doanh nghiệp phải đáp ứng được một số yêu cầu do pháp luật đặt ra.

Bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp dân doanh, cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm cổ đông là: Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp từ đó huy động thêm nguồn vốn ngoài xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất. Đó là một giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chủ trương này được tiến hành thận trọng từng bước đi từ thí điểm đến mở rộng để đảm bảo một nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững. Chính phủ đã đặt ra đến 2010 cổ phần hoá doanh nghiệp phải hoàn thành. Nhưng theo Báo cáo mới nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết tính đến tháng 7/2008 đã cổ phần hóa được 3.786 doanh nghiệp và mới chỉ chiếm 16% vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp [Trang

nhất-Thời báo kinh tế Việt Nam số ra ngày 22/8/2008 đưa tin về phiên họp lần 11 UBTVQ]. Như vậy mục tiêu đến ngày 1/7/2010 các công ty Nhà nước phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc cổ phần theo điều 166 Luật doanh nghiệp (LDN) là khó có thể thực hiện được ( Điều 166 LDN 2005: Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hàng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày LDN có hiệu lực các công ty Nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước (LDNNN) năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của luật này).

Thực tế còn nhiều lý do dẫn tới việc tiến hành cổ phần hóa gặp khó khăn, đặc biệt trong chính sách cổ phần hóa những vướng mắc chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm qui trình cổ phần hóa còn chưa thống nhất như: Đối tượng cổ phần hóa, việc bán cổ phần ra bên ngoài chính sách bán cổ phần ưu đãi, phương thức bán cổ phần, quy định về xác định giá trị doanh nghiệp, thậm chí chưa có giải pháp xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, vẫn còn có phân biệt đối xử ưu đãi DNNN hơn, nên tiến độ cổ phần hóa cho đến nay vẫn còn chậm chạp vì một số doanh nghiệp vẫn còn chần chừ. Mặc dù cho tới nay nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần đã được thay thế bằng Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007. Tại điều 1, nghị định 109/2007/NĐ-CP qui định Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là cổ phần hóa) là :

- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên hiện nay việc triển khai áp dụng nghị định 109/2007/NĐ- CP trong thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập chưa được xử lý dẫn tới việc gắn kết tiến độ cổ phần hóa và thị trường chứng khoán còn kém hiệu quả, việc huy động, tìm kiếm vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được thậm chí ngay trên "sân nhà" cần phải khắc phục các hạn chế như:

- Thiếu vốn cho đầu tư phát triển công nghệ;

- Quản trị điều hành công ty yếu;

- Nguồn nhân lực chất lượng chưa cao.

Trong các điểm hạn chế cơ bản này, vốn đóng vai trò quan trọng quyết định các nhân tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhiều cách để huy động vốn như:

- Thông qua các khoản vay thương mại

- Thông qua phát hành trái phiếu.

- Và thông qua tiếp nhận vốn góp,

Trong đó khoản vay thương mại thường bị giới hạn về hạn mức, phương thức huy động vốn thông qua tiếp nhận vốn góp cho phép công ty tăng vốn mà không cần thiết phải gánh chịu bất kỳ nghĩa vụ nợ phải thanh toán tại một thời điểm xác định nào, nhưng việc huy động vốn thông qua vốn góp dễ ảnh hưởng đến quyền sở hữu do mất đi sự kiểm soát vì phải chia sẻ quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư (NĐT) khác.

Như vậy có thể khẳng định các kênh huy động vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, trong đó kênh huy động vốn bằng tiếp nhận vốn góp thể hiện nhiều ưu việt đó chính là cơ sở hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Như vậy thực tế cho thấy cơ sở để cung cấp "hàng" cho thị trường chứng khoán là lớn, nhưng để cung cấp được "hàng" có chất lượng cho thị trường thì cần phải nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ đồng bộ và có hệ thống, tránh mâu thuẫn chồng chéo. Năm 2006 Luật chứng khoán được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau thông qua thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành, nhiều yếu tố của thị trường chưa tuân theo chuẩn mực quốc tế vừa làm vừa học hỏi, từ năm 2000-2008 chỉ số VN - Index (VN - Index là chỉ số giá cổ phiếu thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK.TP HCM). Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. Chỉ số này so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000 khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động [Trang 22 mục 7, cuốn cẩm nang thị trường chứng khoán Việt Nam của Bộ Tài Chính do nhà xuất bản thống kê phát hành năm 2007]) từ 100 điểm có lúc đã lên tới trên 1000 điểm- nhưng vào khoảng tháng 6 năm 2008 chỉ số này có phiên giảm còn dưới 350 điểm và thị trường rơi vào đóng băng tính thanh khoản dường như bị tê liệt, các cơ quan chức năng cũng như Chính phủ đã phải ra tay để vực dậy thị trường chứng khoán non trẻ phục hồi bằng các quyết định tức thời, nhưng thực tế cho thấy thị trường chứng khoán phát triển tốt phụ thuộc vào nhiều nhân tố có cả chủ quan và khách quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023