Những Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Cần Thiết Để Nuôi Vịt

1.2. Phương thức nuôi chăn thả

Là hình thức vịt được nuôi trên các vùng nước tự nhiên (ao, hồ, đồng ruộng...), trong hệ thống VAC...Nuôi trên mặt nước tự nhiên , để tránh thời tiết không tốt phải có những chuồng nuôi nhỏ cho vịt nghỉ qua đêm.

Ưu điểm: Đầu tư vốn ít, chi phí xây dựng thấp, chỉ cần xây chuồng nhỏ nhẹ, năng suất lao động cao khi nuôi đàn lớn. Vịt tăng khối lượng nhanh, chất lượng thịt tốt.

Nhược điểm: Đôi khi mất mát nhiều vịt và làm hại vùng nước nếu chăn nuôi không đúng cách. Hạn chế the mùa vụ nên không sản xuất vịt được quanh năm. Mất thêm công sức vận chuyển thức ăn, vịt con và vịt thịt.

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi vịt

2.1. Thiết kế chuồng nuôi vịt

Chuồng nuôi vịt cần có hệ thống thoát nước tốt. Nền chuồng có độ dốc từ 7 - 100 để thuận tiện cho khâu dọn vệ sinh, tẩy uế. Mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1-1,5m để tránh mưa, nắng, gió. Khu vực trại phải được trồng cây xanh để có thể giảm bức xạ nhiệt những khi trời nắng nóng.

Chuồng nuôi vịt có khung chuồng, tường xây bằng gạch hoặc có thể sử dụng các vật liệu như tre, gỗ, mái tôn hoặc ngói, lá để làm chuồng. Độn chuồng bằng trấu hoặc phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc, thường xuyên bổ sung thêm độn chuồng làm cho độn chuồng khô. Các ô chuồng không nên làm quá rộng, ngăn thành ô tối đa 200 con vịt.

23 Chuồng nuôi vịt Cần có diện tích sân chơi bằng 1 5 2 lần diện tích nền 1

23- Chuồng nuôi vịt

Cần có diện tích sân chơi bằng 1,5-2 lần diện tích nền chuồng, có thể đổ cát hoặc lát gạch, có độ dốc để không đọng nước. Có thể có mương nước, ao hồ sạch, xây bể hoặc máng nước nhân tạo có độ sâu 20-25cm với kích thước tuỳ thuộc số lượng vịt, hàng ngày thay nước để nước luôn sạch cho vịt tắm.

Trước khi đưa vịt con vào nuôi trong chuồng, thì chuồng phải được rửa sạch phân, bụi, sau đó quét vôi tường, nền. Sau khi chuồng khô. đưa dăm bào hoặc trấu vào với độ dầy 15 cm, và phun thuốc sát trùng Formalin (Foocmon) dung dịch 0,3 - 0.4% để khử trùng dăm bào .

Cạnh sân chơi là ao, hồ hoặc sông, lạch. Sân chơi, ao, hồ...phải được vệ sinh thường kỳ.

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi vịt

a. Rèm che

Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi để giữ nhiệt, tránh gió lùa và mưa bão (nhất là giai đoạn vịt con).

b. Máng ăn

Dùng máng ăn bằng tôn có kích thước 70 x 50 x 2,5 cm, sử dụng cho 70-100 con/máng. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi cho vịt ăn bằng máng tôn có kích thước 70 x 50 x 5cm hoặc máng nhựa hình chữ nhật.

c. Máng uống

Giai đoạn 1- 2 tuần tuổi: sử dụng máng uống tròn loại 2 lít.

Giai đoạn 3-8 tuần tuổi: sử dụng máng uống tròn loại 5 lít, dùng cho 30- 40 con/máng.

Có thể sử dụng máng nhựa hình chữ nhật, máng tôn, chậu sành, chậu nhựa có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của vịt.

d. Chụp sưởi

Có thể dùng hệ thống lò sưởi hoặc bóng điện đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho vịt con. Dùng bóng điện 75W/1 quây (60- 70 vịt). Mùa đông 2 bóng/1 quây.

e. Quây vịt

Dùng cót ép quây, chiều cao 0,4- 0,5m, dài 4- 4,5m; sử dụng cho 60-70 con/quây, từ ngày thứ 7 nới dần diện tích quây. Từ cuối tuần thứ 2, bỏ quây để cho vịt vận động, ăn uống được thoải mái.

3. Kỹ thuật chăn nuôi vịt

3.1. Kỹ thuật nuôi vịt thịt

24 Vịt thịt a Cách chọn vịt giống Con giống phải đảm bảo an toàn dịch bệnh 2

24- Vịt thịt

a. Cách chọn vịt giống

Con giống phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở uy tín, có giấy kiểm dịch khi xuất bán.

Chọn vịt con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Lông bông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập, cứng cáp, dáng đi vững vàng, có màu sắc lông tơ đặc trưng của giống. Nên đưa vịt con xuống chuồng nuôi trước 24 giờ tính từ lúc nở ra.

25 Vịt con 1 ngày tuổi b Úm vịt con Tùy thuộc vào số lượng vịt có thể làm 3

25- Vịt con 1 ngày tuổi

b.Úm vịt con

Tùy thuộc vào số lượng vịt có thể làm hộp úm vịt,úm vịt số lượng nhiều có thể làm lồng diện tích rộng hơn phù hợp số lượng vịt con cần úm đảm bảo phân bổ số lượng vịt con phù hợp/m2

Quây úm dùng cót quây hoặc lưới nhựa đen, Quây có thể làm hình tròn hoặc vuông diện tích 2*3m, Quây cao 0.5 đến 0.7m quây kín không để gió lùa

Lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-12cm có bóng đèn hồng ngoại 100m treo giữa quây úm cách nền 1m.

Trong tuần đầu máng ăn, máng uống đặt sát trong quây úm để vịt con dễ dàng trong việc ăn uống

26 Úm vịt 3 ngày tuổi c Mật độ nuôi Tùy điều kiện chăn nuôi mùa vụ và khí 4

26- Úm vịt 3 ngày tuổi

c.Mật độ nuôi

Tùy điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu cụ thể có thể quyết định diện tích chuồng nuôi, mật độ nuôi thích hợp để vịt sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế lây nhiễm bệnh tật.

Vịt 0-2 tuần tuổi: 22 con/m2 nền chuồng Vịt 2- 3 tuần tuổi: 12 con/m2 nền chuồng

Vịt 4- 6 tuần tuổi: 6- 8 con/m2 nền chuồng

Vịt 7- 8 tuần tuổi: 4-5 con/m2 nền chuồng

d.Nhiệt độ, độ ẩm và chế chiếu sáng

Nhiệt độ, độ ẩm

Đối với gia cầm non, đặc biệt đối với vịt con nhiệt độ có vai trò quyết định cho sự sinh trưởng, phát triển giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ thiếu, vịt sẽ còi cọc, rất dễ mắc bệnh và chết với tỷ lệ cao. Khả năng điều tiết thân nhiệt của vịt con giai đoạn đầu chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện môi trường. Do vậy nhiệt độ phải đảm bảo cho vịt con đủ ấm. Người chăn nuôi có thể căn cứ vào trạng thái biểu hiện của đàn vịt mà điều chỉnh lại chụp sưởi cho vịt. Khi thiếu nhiệt, vịt tập trung gần nguồn nhiệt dồn chồng lên nhau. Nếu thừa nhiệt, vịt tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác khát nước. Khi vịt dồn về một bên là do gió lùa. Trong trường hợp thừa, thiếu nhiệt và gió lùa, vịt kêu rất nhiều, cần quan sát tình trạng ăn uống, đi đứng của vịt con, nếu thấy con nào ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

Yêu cầu nhiệt độ trong quây úm: 1-3 ngày tuổi: 32 - 340C; 4-7 ngày tuổi: 28-300C; 8-14 ngày tuổi: 26-280C.

Độ ẩm:

Độ ẩm thích hợp để nuôi vịt giai đoạn úm trong khoảng 60 - 65%. Nếu kiểm tra thấy chất độn chuồng bị ướt phải thay ngay.

Độ thông thoáng:

Trong tuần đầu, lượng khí thải của vịt con không đáng kể nên mức độ trao đổi không khí thấp. Từ tuần thứ hai trở đi mức độ thông thoáng cần đáp ứng: 1m3 không khí/giờ/1kg khối lượng cơ thể. Điều kiện môi trường nuôi ngột ngạt có thể làm cho bệnh tật phát sinh, đặc biệt là bệnh nấm phổi. Chuồng nuôi luôn đảm bảo thông thoáng tốt, nhưng phải tránh gió lùa.

Ánh sáng

Thời gian chiếu sáng trong 2 tuần đầu: 23-24 giờ/ngày, dùng bóng điện treo cách nền chuồng 0,3- 0,5m. Sau đó mỗi ngày giảm 01 giờ chiếu sáng đến khi đạt 14- 15 giờ/ngày. Từ tuần tuổi thứ 5 trở đi sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Chế độ chiếu sáng

Trong tuần đầu, số giờ chiếu sáng là 23-24 giờ/ngày, các tuần tiếp theo giảm giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Nếu dùng ánh sáng nhân tạo nên dùng ánh sáng

mờ đủ để vịt tìm đến máng ăn, máng uống, vịt vận động ít sẽ hấp thụ thức ăn nhiều giúp cho khả năng tăng khối lượng nhanh.

e. Thức ăn và phương pháp cho ăn

Thức ăn

Phải đảm bảo thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của vịt trong từng giai đoạn.


Bảng 4.1: Chế độ dinh dưỡng nuôi vịt thịt

Chỉ tiêu

0-2 tuần tuổi

3-6 tuần tuổi

7-8 tuần tuổi

Protein (%)

20-22

18,5

17,0

ME (kcal/kg thức ăn)

2850-2900

2900-2950

2950-3050

Lysine (%)

1,17-135

1,0

0,88

Methionine (%)

0,5-0,6

0,42

0,42

Canxi (%)

0,8-1,0

0,9-1,0

1,0-1,1

Phospho (%)

0,45-0,5

0,35-0,4

0,35-0,4

Xơ (%)

3,5-4,5

4,0-4,5

4,0-4,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Phương pháp cho ăn

Mục đích: giúp vịt lớn nhanh, lượng thức ăn phải đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của vịt.

Để vịt ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp để thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm sẽ kích thích vịt ăn được nhiều.

Chú ý: Đảm bảo chất lượng thức ăn tốt, không bị nhiễm mốc.

Giai đoạn 1-4 tuần tuổi: nuôi gột giống quy trình úm vịt con để sinh sản.

Sau 4 tuần tuổi có thể kết hợp với chăn thả. Có thể sử dụng các loại thức ăn có sẵn ở địa phương

Từ lúc 1 ngày tuổi đến khi giết thịt cho vịt ăn tự do, ăn càng nhiều càng tốt.

Máng uống:

Giai đoạn 1 đến tuần tuổi có thể loai máng tròn 2 lít, vịt từ 5 đến 12 tuần dùng máng 5 lít, dùng cho 20 đến 30 con/máng cung cấp khoảng 0.3 đến 0.5 lít nước/ngày. Máng ăn để cách xa máng uống tầm 2.5m

Có thể dùng gạch xây máng uống cho vịt nhớ thường xuyên vệ sinh và cung cấp nước sạch cho máng uống đảm bảo cung cấp lượng nước đầy đủ cho vịt.

f. Quản lý vịt thịt

Để quản lý tốt đàn vịt qua các giai đoạn nuôi, cần có đầy đủ sổ sách theo dõi về thời tiết, khí hậu, trạng thái sức khỏe, thức ăn, nước uống, khả năng sinh trưởng phát dục trong giai đoạn hậu bị, khả năng sinh sản, khối lượng của đàn vịt, lịch dùng thuốc thú y....theo đúng quy định của ngành.

3.2. Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản

a. Chọn vịt sinh sản

Chọn vịt lên giai đoạn sinh sản lúc 21 - 22 tuần tuổi. Thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn thời điểm chọn lên hậu bị. Loại thải những con không đạt tiêu chuẩn giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật... Vịt trống được chọn khắt khe hơn và ghép trống mái theo tỷ lệ 1 : 5, 5 - 6. Khi sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại.

b. Chuồng trại, ao hồ

Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng - sân - ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là nền chuồng phải khô ráo, tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.

Ổ đẻ được để sát vách chuồng. Ổ đẻ phải làm phía trong chuồng để khi vịt từ ao lên, đi qua sân chơi vào chuồng đến ổ đẻ thì chân đã khô, không làm dơ ướt ổ đẻ. Có thể ngăn riêng cho khu vực ổ đẻ, sau 8 giờ sáng ngăn khu vực này lại để tránh vịt vào nằm trong ổ đẻ làm dơ ổ đẻ.

c.Thức ăn, nước uống

Nuôi vịt đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng,... Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn cho vịt đẻ. Không được nhầm lẫn thức ăn vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt cao sản này.


Tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất vịt đẻ. Điều quan trọng là nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

d.Chiếu sáng

Thời gian chiếu sáng quy định là 17 giờ/ngày. Ngoài chiếu sáng tự nhiên khoảng 12 - 14 giờ, phải chiếu sáng nhân tạo bổ sung 3 - 5 giờ/ngày. Công suất chiếu sáng là 3

- 5 W/m2 nền chuồng (treo bóng đèn tròn 75W cách mặt nền chuồng 2 - 2,5 mét). Chiếu sáng hợp lý sẽ kích thích đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao.

e. Nhặt và bảo quản trứng

Vịt đẻ tập trung vào 2 - 4 giờ sáng, nhưng có thể đẻ muộn đến 8 - 9 giờ sáng.

Nên nhặt trứng làm 2 - 3 lần để trứng được sạch sẽ và tránh dập vỡ. Trứng sau khi nhặt xong cần chọn ngay những quả đủ tiêu chuẩn giống để bảo quản. Trứng dơ bẩn có thể rửa bằng dung dịch có chứa chlorin theo nồng độ 1250 ppm. Cứ 10 lít nước ấm pha 50 gam chất có chứa 25% chlorin.

27 Thu nhặt trứng Câu hỏi và bài tập 1 Nêu các hình thức nuôi vịt hiện nay 2 5

27-Thu nhặt trứng


Câu hỏi và bài tập

1. Nêu các hình thức nuôi vịt hiện nay?

2. Trình bày quy trình chăn nuôi vịt hướng thịt?

3. Trình bày quy trình chăn nuôi vịt hướng trứng?


Phần thực hành

Bài 10. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại chăn nuôi vịt

Bài 11. Thực hiện quy trình chăm sóc vịt hướng trứng

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh trong quá trình chăm sóc vịt hướng trứng.

Ghi nhớ

Công tác vệ sinh chuồng trai nuôi vịt, lịch tiêm phòng vacxin cho vịt, phương pháp chăm sóc nhằm nâng cao năng suất vịt thịt và sản lượng trứng.

Bài 5: ẤP TRỨNG GIA CẦM

Mã Bài: B05


Giới thiệu:

Ngày nay việc ấp trứng có rất nhiều phương pháp khác nhau như cho gà mẹ ấp tự nhiên, ấp trứng gà thủ công, sử dụng máy ấp trứng gà. Nhưng tất cả các phương pháp trên bạn đều tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để đạt hiệu quả cao, và chất lượng con giống tốt. Nội dung của chương này sẽ hướng dẫn các quy trình kỹ thuật ấp trứng gà bằng máy ấp trứng để có tỉ lệ nở cao, con giống khỏe mạnh.

Mục tiêu:

+ Hiểu được quá trình sinh trưởng phát triển cũng như đặc điểm dinh dưỡng, hô hấp của phôi

+ Nắm được kỹ thuật ấp trứng nhân tạo và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gia cầm

+ Hiểu và thực hiện được các thao tác trong quy trình ấp trứng gia cầm, xử lý được những hiện tượng bất thường trong quá trình ấp.

- Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung

1. Bộ máy sinh dục cái gia cầm và sự hình thành trứng

1.1. Cấu tạo buồng trứng

1.2. Cấu tạo ống dẫn trứng

1.3. Sự hình thành trứng

2. Nguyên nhân hình thành trứng dị hình

2.1. Trứng quả nhỏ

2.2. Trứng vỏ mềm

3. Cấu tạo và thành phần hoá học của trứng

3.1. Thành phần cấu tạo của trứng

3.2. Thành phần hoá học của trứng

4. Chọn lọc, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp

4.1. Chọn trứng ấp

4.2. Bảo quản trứng ấp

4.3. Vận chuyển trứng ấp

4.4. Kỹ thuật sát trùng trứng ấp

5. Các phương pháp ấp trứng gia cầm

5.1. Ấp trứng tự nhiên

5.2. Ấp trứng nhân tạo

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi

7. Kiểm trasinh học trứn gấp

7.1. Phương pháp soi trứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023