7.2. Phương pháp cân trứng
7.3. Kiểm tra vết mổ mỏ
1. Bộ máy sinh dục cái gia cầm và sự hình thành trứng
Trứng gia cầm được hình thành ở cơ quan sinh dục của gia cầm mái. Cơ quan này bao gồm 2 bộ phận quan trọng là buồng trứng và ống dẫn trứng.
1.1. Cấu tạo buồng trứng
Buồng trứng là nơi hình thành tế bào trứng (lòng đỏ) và cũng là nơi tổng hợp kích tố sinh dục cái (kích tố buồng trứng). ở gia cầm trưởng thành chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển, còn buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải bị thoái hoá, nguyên nhân gây thoái hoá chưa được giải thích rõ. Buồng trứng nằm trong xoang bụng, lệch về phía trái cột sống, phía trước thận. Trên mặt buồng trứng có rất nhiều nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ngay từ khi mới nở gia cầm đã có một số lượng tế bào trứng nguyên thuỷ nhất định. Khi trưởng thành chỉ có một số tế bào trứng phát triển, số còn lại bị thoái hoá.
Khối lượng buồng trứng thay đổi theo tuổi. Buồng trứng ở gà con 1 ngày tuổi chỉ nặng 0,03g; 5 - 6 tháng tuổi nặng 6 - 7 g và ở gà sau khi đẻ quả trứng đầu tiên buồng trứng nặng tới 35 - 40 g. Buồng trứng là nơi hình thành lòng đỏ, màu của lòng đỏ do các chất mang sắc tố như caroten và xantophin quyết định.
1.2. Cấu tạo ống dẫn trứng
Sau khi rụng, tế bào trứng rơi vào ống dẫn trứng. Bộ phận này có cấu tạo hình ống, dà và có nhiều khúc cuộn. Trong ống dẫn trứng có tầng cơ trên thành ống, có một lớp màng nhầy lót bên trong, trên bề mặt màng nhầy có tiêm mao rung động. Trước khi thành thục về tính, ống dẫn trứng của gà mái dài khoảng 8 - 10 cm, nặng 0,2 - 0,3
g. Trong thời kỳ đẻ, ống dẫn trứng dài khoảng 60- 80 cm, nặng 40- 0 g, đường kính đạt khoảng 10 cm. Khi gà nghỉ đẻ, ống dẫn trứng chỉ dài khoảng 15 - 25 cm.
Căn cứ vào đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý có thể chia ống dẫn trứng thành 5 phần: loa kèn, bộ phận tiết lòng trắng, phần eo, tử cung và âm đạo.
+ Loa kèn
Loa kèn là bộ phận đầu tiên của ống dẫn trứng, có hình phễu, nằm phía dưới và ôm lấy buồng trứng. Loa kèn dài khoảng 7 cm, đường kính khoảng 8 - 9 cm. Thành của loa kèn tương đối dày. Sau khi tế bào trứng rơi vào loa kèn, nếu gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Tế bào trứng dừng lại ở đây khoảng 20 phút. Lớp lòng trắng đầu tiên được tiết ra ở cổ phễu, bao bọc xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng trắng xoắn lại tạo nên dây chằng lòng đỏ, nhưng chưa hoàn chỉnh. Dây chằng lòng đỏ được hoàn chỉnh dần, đến tận tử cung mới kết thúc. Dây này có tác dụng giữ lòng đỏ ở vị trí trung tâm quả trứng.
28- Cấu tạo cơ quan sinh dục cái ở gia cầm
+ Bộ phận tiết lòng trắng
Bộ phận tiết lòng trắng là phần dài nhất của ống dẫn trứng, chiều dài của nó khoảng 30 - 35 cm (vào thời kỳ đẻ nhiều có thể dài tới 50 cm). Bên trong bộ phận tiết lòng trắng có 15 - 25 nếp gấp dọc, các nếp gấp này cao khoảng 4,5 mm và dày khoảng 2,5 mm. Phần này có rất nhiều tuyến tiết ra lòng trắng, có thể tạo ra 1/2 - 2/3 khối lượng lòng trắng của trứng. Trứng dừng ở phần này khoảng 3 giờ.
+ Phần eo (bộ phận tạo màng vỏ)
Phần eo là phần ống dẫn trứng co lại, đường kính nhỏ, chiều dài khoảng 8 cm. Chức năng của phần eo là tạo ra một phần lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng ở đây khoảng 70 - 75 phút.
+ Tử cung
Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 - 10 cm. Thành của tử cung có cơ dọc và cơ vòng; niêm mạc của tử cung có các tuyến tiết ra dịch chứa nhiều nước và chất khoáng. Nhờ độ thẩm thấu cao của màng dưới vỏ mà nước và muối khoáng ngấm vào trong trứng làm cho lòng trắng loãng ra. Phía ngoài màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng, mới đầu là sự lắng đọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau đó tăng lên do quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hoà lẫn với số ít lòng trắng tạo nên những núm gai rất vững. Những núm gai nhỏ này gắn chặt với nhau nhưng giữa chúng có khoảng trống là các lỗ nhỏ, đó là các lỗ khí của vỏ trứng có tác dụng trao đổi khí. Các tuyến ở tử cung còn tiết các sắc tố làm cho vỏ trứng có màu
sắc khác nhau. Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo lớp màng mỏng phủ lên trên bề mặt vỏ trứng. Trứng qua tử cung mất khoảng 19 - 20 giờ.
+ Âm đạo
Đây là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, dài 7 - 12 cm, niêm mạc nhẵn có tuyến tiết ra dịch nhầy tạo điều kiện cho sự đẻ trứng được dễ dàng và tham gia hình thành lớp keo trên vỏ. Trong lúc đẻ trứng âm đạo lồi ra khỏi huyệt để giữ cho trứng khỏi bẩn. Trứng được hình thành trong các bộ phận của ống dẫn trứng mất khoảng 23,5 - 24 giờ.
2. Nguyên nhân hình thành trứng dị hình
2.1. Trứng quả nhỏ
Trứng nhỏ do trứng đẻ lứa đầu
Tất cả các loại gia cầm khi mới đến tuổi thành thục và đẻ trứng đầu tiên thì quả trứng này sẽ có kích thước khá bé so với kích thước trứng trung bình. Ở gà cũng vậy, khi gà đến tuổi sinh sản và đẻ trứng đầu tiên thì trứng này sẽ được gọi là trứng gà con so. Trứng gà con so có kích thước bé chỉ bằng 1/3 thậm chí 1/4 so với trứng gà thông thường.
Gà đẻ trứng nhỏ do kích thước gà nhỏ
Gà có trọng lượng lớn với thể hình to thì trứng đẻ ra thường sẽ to và ngược lại. Những giống gà công nghiệp con mái có trọng lượng lên đến 3kg có thể đẻ trứng lớn với trọng lượng khoảng 50 – 55g. Trong khi đó, các giống gà ta thì con mái chỉ có trọng lượng khoảng 2kg và trứng gà ta chỉ nặng khoảng 40 – 45g mà thôi. Cá biệt, có một số giống gà như gà ác, trọng lượng của gà ác trưởng thành chỉ nặng 700 gam nên trứng gà ác chỉ nặng khoảng 30g mà thôi. Do đó, kích thước của gà cũng là nguyên nhân khiến gà đẻ trứng nhỏ.
Gà đẻ trứng nhỏ do gà quá béo
Lý do gà quá béo dẫn đến gà không đẻ được chắc không còn mới lạ. Tuy nhiên, gà quá béo mà vẫn đẻ thì thường sẽ đẻ trứng bé chứ không to. Khi gà béo thì quá trình hình thành lòng đỏ trong buồng trứng sẽ diễn ra nhanh hơn dẫn đến kích thước lòng đỏ nhỏ. Khi lòng đỏ đi vào ống dẫn trứng, do gà bị béo nên có thể sẽ có một lượng mỡ bám trong ống dẫn trứng khiến lượng lòng trắng bọc bên ngoài lòng đỏ cũng không được nhiều. Kết quả là trứng đẻ ra sẽ có kích thước ngày càng nhỏ và nếu gà béo quá còn có thể không đẻ được trứng.
Trứng nhỏ do gà bị dị tật
Rất nhiều trường hợp ghi nhận việc gà đang đẻ trứng bình thường bỗng dưng đẻ trứng nhỏ là do có dị tật ở trong ống dẫn trứng. Cũng có nhiều trường hợp giải phẫu những con gà đẻ trứng nhỏ bất thường cho thấy cơ quan sinh sản của gà bị dị tật. Vậy nên, trường hợp gà đẻ trứng nhỏ rất có thể do bản thân con gà bị dị tật chứ không phải do các yếu tố ngoại cảnh.
2.2. Trứng vỏ mềm
Gà bị thiếu Canxi: Khẩu phần ăn không cung cấp đủ canxi để gà có thể tạo vỏ trứng là nguyên nhân phổ biến khiến gà đẻ trứng vỏ mỏng. Canxi thường có nhiều
trong bột sò, bột xương, bột cá, đậu tương… Nếu gà không được cho ăn hoặc ăn ít nguồn dinh dưỡng này thì gà sẽ đẻ trứng non.
Gà bị thiếu phốt pho: Vỏ trứng được cấu tạo với 90% thành phần gồm canxi và phốt pho chứ không phải chỉ có canxi. Do đó, thiếu phốt pho cũng là nguyên nhân khiến trứng có thể bị mỏng vỏ.
Lượng canxi và phốt pho không cân đối: khi lượng canxi và phốt pho kết hợp theo một tỉ lệ nhất định sẽ tạo thành lớp vỏ trứng phù hợp. Nếu lượng canxi và phốt pho bị mất cân đối tỉ lệ thì cũng có thể khiến trứng bị mỏng vỏ.
Gà bị thiếu vitamin D: Ánh sáng làyếu tố không thể thiếu đối với gà sinh sản, cần cung cấp ánh sáng ít nhất 12 tiếng mỗi ngày, ánh sáng sẽ cung cấp cho gà vitamin D để tăng khả năng chuyển hóa canxi trong thức ăn vào trong máu.Nếu gà bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến gà bị thiếu canxi do hấp thu kém và đương nhiên quả trứng bị mỏng vỏ.
Gà bị rối loạn hooc môn (rối loạn tuyến giáp): tuyến giáp rất quan trọng giúp gà chuyển hóa canxi trong thức ăn. Nếu gà bị rối loạn tuyến giáp sẽ khiến gà đẻ trứng bị mỏng vỏ và thậm chí là đẻ trứng không có vỏ, chỉ thấy có màng vỏ.
Gà bị stress: Gà bị stress (xua đuổi, ánh sáng mạnh, chuồng nuôi ẩm ướt…), cũng có thể khiến gà đẻ trứng ra bị mỏng vỏ. Gà bị stress sẽ khiến cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng dẫn tới cơ thể thiếu chất và gà thường đẻ trứng vỏ mỏng hoặc gà bị mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, gà mái ăn kém, suy nhược, stress ảnh hưởng đến việc hình thành vỏ trứng không đạt chất lượng
Khi gà đã quá tuổi khai thác trứng thì hiệu suất đẻ giảm vì cơ quan sinh sản của gà đã bị lão hóa. Lúc này, không chỉ sản lượng mà chất lượng của trứng cũng sẽ giảm đi. Đây cũng có thể do nguyên nhân này gây ra trứng gà bị mỏng vỏ
29- Trứng gia cầm bị mềm vỏ
3. Cấu tạo và thành phần hoá học của trứng
3.1. Thành phần cấu tạo của trứng
Trứng các loài gia cầm đều có cấu tạo chung, bao gồm: vỏ, màng dưới vỏ, lòng trắng và lòng đỏ.
30- Cấu tạo trứng gia cầm
+ Vỏ trứng
Vỏ cứng được tạo thành bởi 93,5% muối canxi (Cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước; 0,55% ôxit Mg; 0,25% photpho; 12% bioxit Si; 0,03% Na; 0,08% K và các Fe, Al.
Chức năng của vỏ là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp chất can xi cho phôi để tạo xương. Để hình thành xương, phôi nhận 75% can xi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng.
Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí kích thước rất nhỏ, người ta đã đếm được 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng, độ dày vỏ khoảng 0,2 - 0,4 mm.
Dưới vỏ cứng là hai lớp màng dưới vỏ, chúng được tạo thành từ những sợi protein bện lại với nhau. Hai lớp này gắn chặt với nhau và chỉ tách ra ở phía đầu lớn của trứng tạo thành buồng khí, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí để phôi phát triển. Những trứng bẩn sẽ cản trở đến độ dẫn truyền khí, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và đôi khi dẫn đến chết phôi. Thông thường vỏ trứng chiếm khoảng 12% khối lượng trứng.
+ Lòng trắng
Lòng trắng gồm 4 lớp có độ quánh khác nhau, tỷ lệ các lớp như sau: Lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm 23,2%; lớp lòng trắng đặc giữa 57,3%; lớp lòng trắng loãng giữa 11,8% và lớp lòng trắng đặc trong chiếm 2,7%. Tỷ lệ các lớp này dao động và phụ thuộc vào khối lượng trứng, độ tươi của trứng, giống, loài, cá thể, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc và bảo quản trứng, vv ...
Lòng trắng có tác dụng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho phôi phát triển Trong lòng trắng còn có dây chằng lòng đỏ, cấu tạo bằng protein, hình xoắn, có tác dụng giữ cho lòng đỏ luôn ở vị trí trung tâm của trứng và ít bị chấn động.
+ Lòng đỏ
Lòng đỏ là tế bào trứng gia cầm, nằm ở trung tâm của quả trứng, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 35 - 40 mm. Lòng đỏ bao gồm các phần sau: màng, nguyên sinh chất và nhân.
Trên bề mặt lòng đỏ có một đĩa tròn, đường kính khoảng 1 - 2 mm, màu nhạt hơn màu lòng đỏ, đó là nhân tế bào trứng hay còn gọi là đĩa phôi. Nếu trứng được thụ tinh thì đĩa phôi chiếm gần hết diện tích nhân của tế bào trứng. Trong nhân có chứa AND, ARN, protein và 40 đôi nhiễm sắc thể.
Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào hàm lượng caroten trong thức ăn và sắc tố trong cơ thể gia cầm. Lòng đỏ chiếm khoảng 32% so với khối lượng trứng. Tỷ lệ lòng đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, di truyền, cá thể, tuổi, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, mùa vụ...
3.2. Thành phần hoá học của trứng
Ở các loài gia cầm khác nhau, trứng có thành phần hoá học khác nhau
+ Thành phần hoá học của vỏ
Bao gồm chủ yếu các tinh thể cacbonat canxi (89,97%), ngoài ra còn chứa 2% MgCO3; 0.5 - 5% Ca3(PO4)2; Mg2(PO4)2. Protein của vỏ chủ yếu là colagen làm hoà tan các muối khoáng trong quá trình hình thành vỏ cứng. Hàm lượng canxi và photpho trong vỏ phụ thuộc vào các chất này trong khẩu phần và mức độ đáp ứng vitamin D cho gia cầm. Nếu khẩu phần thiếu canxi hoặc vitamin D, gia cầm thường đẻ trứng vỏ mềm hoặc không vỏ
Màng dưới vỏ: chủ yếu là keratin, một loại protein keo dính, chứa nhiều lưu huỳnh. Ngoài ra còn có các ion Ca2+ và một số ion khác.
+ Thành phần hoá học của lòng trắng
Chủ yếu là albumin - một loại protein hoà tan trong nước và trong muối trung tính, khi đun nóng dễ bị đông vón. Lòng trắng còn có mucoprotein và muxin, ngoài ra còn có các ion Fe, có tác dụng liên kết chặt chẽ với các thể protein do đó hạn chế sự lợi dụng của vi sinh vật.
+ Thành phần hoá học lòng đỏ
Lòng đỏ là phần giàu chất dinh dưỡng nhất của trứng, protein chiếm 17%, trong đó nhiều nhất là ovovitelin; lipit chiếm 33%, lipit của lòng đỏ chứa nhiều axit béo như axit palmitic, stearic... Lòng đỏ có màu vàng vì chứa nhiều sắc tố ... Ngoài ra còn chứa nhiều chất palmitic, stearic... Lòng đỏ có màu vàng vì chứa nhiều sắc tố ... Ngoài ra còn chứa nhiều chất
Ngoài các chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit và các chất khoáng, trong trứng còn có nhiều loại vitamin như: A, D, E, K và các vitamin nhóm B. Như vậy trứng là loại sản phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.
4. Chọn lọc, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp
4.1. Chọn trứng ấp
+ Chọn trứng theo ngoại hình bên ngoài
Nên chọn trứng có kích thước vừa phải đồng đều vì kích thước trứng khác nhau sẽ có, thời gian và nhiệt độ chênh lệch nhau dẫn đến gà nở không đồng đều, tỉ lệ nở kém. Vậy cần phải loại bỏ những quả trứng quá to, quá nhỏ, vỏ mỏng, méo mó, vỏ sần, rạn dập.
Không chọn trứng quá dài, tròn quá vì tỉ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.
+ Chọn trứng để ấp theo khối lượng
Khối lượng trứng giống tùy theo giống, dòng, mục đích sử dụng, tuổi của đàn gà.
+ Sử dụng đèn soi để chọn trứng
Mục đích để loại bỏ các quả trứng bị rạn dập, trứng có lòng đỏ không nằm ở vị trí giữa, cục máy bên trong, vị trí buồng khí…
Đối với trứng bị rạn dập, khi ấp chỗ rạn nứt sẽ là nơi để vi khuẩn xâm nhập làm hỏng trứng và chết phôi
Không chọn trứng có lòng đỏ nằm lệch vị trí giữa, có dị vật, cục máu bên trong Buồng khí không nằm ở đầu to hoặc di động, rung động đều, kích thước buồng
khí quá lớn
4.2. Bảo quản trứng ấp
Khi ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà ấp tự nhiên thì việc bảo quản trứng là rất cần thiết. Việc bảo quản trứng đúng cách sẽ cho ấp tỉ lệ nở cao.
Bảo quản trứng gà để ấp phải bảo quản nơi thoáng mát, tối, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Xếp trứng vào khay, đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống, không xếp chồng trứng lên nhau dễ gây dập, dạn nứt trứng.
Nhiệt độ bảo quản trứng gà ấp dưới khoảng 15 - 18 độ C là tốt nhất. Nên đảo trứng mỗi ngày 1 lần tránh cho phôi bị sát vỏ.
Không để trứng ở ngoài quá lâu trước khi cho ấp. Mùa đông không quá 7 ngày, mùa hè không quá 4 ngày.
4.3. Vận chuyển trứng ấp
Nguyên tắc vận chuyển trứng là không để trứng xây sát, vỏ bị vỡ dập, dây chằng lòng đỏ bị đứt và dẫn đến sự xáo trộn lòng trắng với lòng đỏ. Phải có xe chuyên dùng để vận chuyển. Xe vận chuyển phải có mui bạt phủ kín. Nếu vận chuyển trứng đi xa thì các khay trứng phải đặt vào các thùng cát tông và xe phải có điều hoà nhiệt độ. Các dụng cụ thu trứng phải được sát trùng. Về mùa hè, nên vận chuyển trứng vào buổi sáng hoặc chiều mát; vào mùa đông, nên vào buổi trưa.
4.4. Kỹ thuật sát trùng trứng ấp
Trước khi đưa vào kho bảo quản, trứng cần được khử trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc. Có nhiều phương pháp khử trùng khác nhau được nêu ra dưới đây.
+ Khử trùng bằng hơi formandehyd
Trứng được đưa vào phòng nhỏ hoặc máy ấp riêng. Dung dịch formalin được rót vào bát hoặc cốc sứ với khối lượng xác định rồi được đặt vào phòng hoặc máy gần quạt gió.
Liều dùng: 1m3 phòng hoặc máy cần 35ml dung dịch formalin, và 17,5g thuốc tím (KMnO4). Đổ thuốc tím vào dung dịch formalin và đóng cửa lại, phản ứng sẽ giải phóng (KMnO4). Đổ thuốc tím vào dung dịch formalin và đóng cửa lại, phản ứng sẽ giải phóng formaldehyd.
Nếu khử trùng trong máy ấp, yêu cầu phải giữ nhiệt độ trong máy là 37 -380C, thời gian khử trùng kéo dài 20 - 30 phút. Nếu khử trùng trong phòng riêng, không có nguồn nhiệt thì nhiệt độ trong phòng nên giữ ở 12 - 220 C trong suốt 3 giờ.
+ Chiếu trứng bằng tia tử ngoại
Khay trứng ấp được đặt vào giá bàn, đèn để cách khay trứng 40 cm chiếu cả hai phía cả trên và dưới, thời gian chiếu kéo dài 20 -30 phút. Chiếu trứng bằng tia tử ngoại có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát triển phôi, có thể làm tăng tỷ lệ nở 5 - 6%
+ Sát trùng trứng bằng nước ôxy già (H2O2)
Phun lần đầu tại chuồng gà bằng dung dịch H2O2 20 ml/galon nước (1 galon
=3,785lít). Khi trứng về tới trạm ấp được phun lần thứ hai bằng dung dịch H2O2 10%. Sau đó nhập trứng vào kho và cho ấp, không phải sát trùng nữa. Dụng cụ dùng để phun trứng có thể là bơm tay hoặc bình phun đeo vai. Trứng được phun ướt đẫm như được nhúng rửa.
5. Các phương pháp ấp trứng gia cầm
5.1. Ấp trứng tự nhiên
Ấp tự nhiên là sử dụng gia cầm mái để ấp, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia đình. Có thể căn cứ vào ngoại hình con mái hoặc kết quả ấp thực tế để chọn mái ấp. Mái được chọn ấp thường là những con cánh rộng, chân thấp, nhiều lông tơ. Không dùng con mái có lông ở bàn chân và ngón chân.
Phải chuẩn bị nguyên liệu lót ổ; nguyên liệu lót ổ phải khô, sạch, mềm và không có mầm bệnh. ổ ấp phải được đặt ở nơi cao ráo, không bị hắt mưa, không có gió lùa.
5.2. Ấp trứng nhân tạo
a. Chuẩn bị máy ấp, máy nở và xếp trứng vào máy.
Máy ấp và máy nở phải được vệ sinh trước (dùng Benkocid lau các khung máy và lau khô), sau đó xông khử trùng (dùng thuốc tím và formol giống như phần phương pháp xông trứng, sau đó mở cửa cho khí formol bay hết).
Đối với máy ấp:
Bật máy trước 2 - 4 h để máy đạt nhiệt độ yêu cầu sau đó mới xếp trứng vào ấp. Có thể đưa trứng vào máy trước khi xông khử trùng (phương pháp này vừa xong trứng vừa khử trùng máy ấp nhưng chỉ áp dụng cho máy ấp đơn kỳ). Sau đó bật máy ấp, nhưng thời gian ấp phải được tính từ khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu.
Đối với máy nở: Bật máy trước khi chuyển trứng từ 4 - 5h (đủ nhiệt độ).
Sau khi gà nở, lấy gà ra khỏi máy thì tiến hành vệ sinh, xông khử trùng như trên chuẩn bị cho đợt ấp tiếp theo.
Khay trứng đưa vào ấp phải được ghi ngày thu trứng.
b. Các yêu cầu kỹ thuật
+ Nhiệt độ ấp:
Đối với máy ấp đơn kỳ:
Nhiệt độ máy | |
1 - 7 ngày | 37,8 oC |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phân Bổ Của Gà Con Trong Quây Úm Liên Quan Đến Nhiệt Độ
- Quy Trình Vệ Sinh Thú Y Trong Trại Gà Công Nghiệp
- Những Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Cần Thiết Để Nuôi Vịt
- Sự Phát Triển Của Phôi Gia Cầm Trong Quá Trình Ấp
- Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 10
- Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
37,6 oC | |
19 - 21 ngày | 37,2 oC |