Sự Phân Bổ Của Gà Con Trong Quây Úm Liên Quan Đến Nhiệt Độ

17 Máng ăn của gà 18 Máng ăn của gà Nguyên liệu làm độn chuồng nguyên liệu 1

17- Máng ăn của gà


18 Máng ăn của gà Nguyên liệu làm độn chuồng nguyên liệu làm lớp độn 2


18 Máng ăn của gà Nguyên liệu làm độn chuồng nguyên liệu làm lớp độn 3

18- Máng ăn của gà

+ Nguyên liệu làm độn chuồng: nguyên liệu làm lớp độn chuồng cho chăn nuôi gia cầm con có nhiều loại. Khi chọn nguyên liệu làm độn chuồng cần chú ý là các vật

liệu không nát vụn, có khả năng giữ ẩm tốt, không tạo thành nhiều bụi, không bị nấm mốc. Thông thường hay dùng phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm rạ, Lớp độn chuồng lúc đầu dày 8-10cm, sau đó bổ sung hoặc thay mới.

+ Thức ăn, nước uống: chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu độ tuổi của gà , đảm bảo chất lượng thức ăn và không ẩm mốc. Nước uống phải từ nguồn nước sạch và cung cấp đủ cho cả giai đoạn nuôi.

Tất cả dụng cụ, vật liệu đều được khử trùng sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chú ý kiểm tra lưới, nền, trần để phòng chuột, thú dữ có thể tấn công đàn gia cầm.

3. Nuôi gà công nghiệp

3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà con

a. Đặc điểm của gia cầm con.

Gia cầm con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi chất mạnh nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ; khả năng tiêu hoá còn thấp nên cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Khối lượng gia cầm con nở ra khoảng 68-70% khối lượng trứng đưa vào ấp. Khối lượng gia cầm tăng gấp 2-3 hoặc 5 lần trước 6 tuần tuổi và tăng trưởng kéo dài đến khoảng 10 tuần tuổi, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm đi rõ rệt. Cùng với sự tăng trọng là sự hoàn thiện của bộ lông. Ở 4-5 tuần tuổi bộ lông tơ của gia cầm con được thay bằng bộ lông vũ có khả năng giữ ấm, còn trước 5 tuần tuổi bộ lông chưa hoàn thiện, khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên gia cầm con dễ bị nhiễm lạnh, đòi hỏi nhiệt độ chuồng nuôi phải cao (350C). Giai đoạn 13-14 tuần tuổi gia cầm thay bằng bộ lông hoàn thiện hơn và giữ cho đến trước khi thành thục về tính. Sau khi thành thục về tính, gia cầm có bộ long của gia cầm trưởng thành.

Các cơ quan của cơ thể gia cầm phát triển với tốc độ khác nhau qua các giai đoạn sinh trưởng phát dục của nó. Các cơ quan của cơ thể có thể phân làm 3 nhóm liên quan đến giai đoạn phát triển. Các cơ quan thành thục sớm là đầu, tim, gan, máu, ống tiêu hoá,; các cơ quan phát triển ở mức trung bình là chân, phổi, cánh, lông, thân. Trong đó các cơ quan: buồng trứng, ống dẫn trứng, lách, bài tiết và mô mỡ của gia cầm thuộc nhóm thành thục muộn.

b. Chọn gà 1 ngày tuổi

Chọn gà 1 ngày tuổi (gà mới nở hay gà bóc trứng) được thực hiện ở trạm ấp của cơ sở cung cấp giống, thông thường đội ngũ kỹ thuật tại cơ sở giống đã lựa chọn và đóng sẵn hộp 100 con + 2 con kèm theo (gà khuyến mại kèm theo để bù hao hụt trong quá trình vận chuyển). Tuy nhiên, trong một số trường hợp người chăn nuôi phải tự mình lựa chọn gà 1 ngày tuổi, cần lưu ý những điểm sau:

Chọn gà khỏe mạnh (gà loại I) có thân hình vững chắc. Lông bông phủ kín toàn thân, khô sạch, có màu lông đặc trưng của giống, dòng. Mỏ cân xứng, không bị lệch vẹo, dị hình. Mắt tròn, sáng, ướt và mở hoàn toàn. Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo. Bụng thon, mềm. Rốn khô và khép kín không bị viêm. Khối lượng cơ thể đạt theo yêu cầu của từng giống, dòng.

c. Vận chuyển gà con

Gia cầm con dược vận chuyển tốt nhất bằng các xe chuyên dụng, cũng có thể vận chuyển bằng tàu hoả, ô tô, máy bay hoặc xe mô tô nhưng cần chú ý tránh xóc lắc mạnh, tránh gió lùa và gà xô vào nhau chết vì ngạt. Gà con nở ra được đựng trong các hộp cỡ 450x450x125mm bằng bìa cotton hoặc hộp nhựa.

19 Hộp đựng gà con 1 ngày tuổi Hộp được chia làm 4 ô nhỏ mỗi ô 20 25 gà con 4

19- Hộp đựng gà con 1 ngày tuổi

Hộp được chia làm 4 ô nhỏ, mỗi ô 20-25 gà con 1 ngày tuổi, xung quanh hộp có những lỗ thông hơi tránh ngạt. Nếu vận chuyển đi xa, khi gà về cần mở hộp cho thông thoáng, cho uống nước có pha vitamin C, B, glucose trước khi thả gà vào quây.

d. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con

+ Các yêu cầu đối với gà con

Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên và cũng là yêu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi gia cầm con. Tuần đầu nhiệt độ trong quây gà là 33- 35 0C, cứ mỗi tuần sau đó giảm đi 2-3 0C và giữ ổn định ở 20-22 0C lúc 8 tuần tuổi. Thực tế tuỳ thuộc vào sức khoẻ đàn gà và nhiệt độ môi trường mà sử dụng nguồn sưởi, mùa hè có thể chỉ sử dụng 3-4 tuần đầu. Thường xuyên theo dõi quan sát đàn gà trong quây để điều chỉnh nhiệt độ. Gà con phân tán xa nguôn sưởi, ép sát vào mép quay là nhiệt độ cao. Gà tập trung thành cụm sát nguồn sưởi, chen lấn nhau là nhiệt độ quá thấp. Gà phân bố đều trong quây, ăn uống tốt hoạt động linh hoạt là nhiệt độ thích hợp.Gà nằm dạt về một phía của quây, chen lấn, kêu nhiều cân chú ý kiểm tra có gió lùa.

20 Sự phân bổ của gà con trong quây úm liên quan đến nhiệt độ Ẩm độ trong 5

20- Sự phân bổ của gà con trong quây úm liên quan đến nhiệt độ

Ẩm độ trong chuồng nuôi gà con thích hợp là 75-80%. Tránh ẩm thấp do nước uống đổ ra nên chuồng.

Mật độ nuôi: Mật độ nuôi là số gà/m2 nền chuồng. Trong những ngày đầu một quây gà dùng cho 500 gà con thương phẩm hoặc 300 gà giống. Sau 4-5 ngày nới rộng dần quây, sau 10 ngày có thể bỏ quây cho gà tự do trên nền chuồng (nếu gà khoẻ, sinh trưởng tốt và thời tiết tốt).

Vẫn giữ quây nếu thời tiết xấu. Sau khi bỏ quây mật độ gà giống 8con/m2, gà thịt thương phẩm 10-12 con/m2, gà trứng thương phẩm 18-22 con/m2. Mật độ có thể thay đổi theo mùa nóng -lạnh.

Ánh sáng, thông thoáng: Tuần đầu gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sử dụng bóng đèn công suất 75-100W, định mức 3-4W/m2 nền chuồng (5-10lux). Thời gian chiếu sáng các tuần tiếp theo giảm 2-4h/tuần, và giữ ở 18h/tuần ở tuần thứ 8. Màu sắc ánh sáng tốt nhất ở gà con là màu đỏ hoặc ánh sáng trắng(đèn neon), ánh sáng yêu cầu toả đều trong chuồng nuôi.

Cần thông thoáng tốt chuồng nuôi để đủ không khí sạch cho gà. Gà con cần không khí sạch: 0,9-1,0 m3 vào mùa đông và 5-8m3 vào mùa hè, có thể cao hơn nữa ở chuồng nuôi gà giống.

+ Thức ăn cho gà con

Hòa nước với đường Glucose nồng độ 5% cho gà uống khoảng 5 - 6 giờ sau khi thả vào quây để cho gà hồi phục sau thời gian vận chuyển. Sau đó hòa vitamin, chất điện giải và kháng sinh cho gà con uống liên tục 3 - 5 ngày. Bố trí đủ, cấu trúc máng

phù hợp với gà con, độ cao máng sao cho gà con uống được nước mà không bị ướt lông cổ. Nước uống phải đảm bảo sạch và tiết kiệm được nước. Nếu dùng núm uống phải tập cho gà con uống nước trong những giờ đầu bằng cách đưa mỏ gà vào núm uống để gà có thể uống nước, chỉ cần tập cho khoảng 30 - 40% số gà là chúng sẽ bắt chước nhau. Trong những giờ đầu cần quan sát và đánh giá gà con tiếp cận được thức ăn và nước uống thuận tiện không.

Tối thiểu sau khi cho gà uống nước 2 - 3 giờ mới bắt đầu cho gà ăn, khi cho gà ăn nên cho mỗi lần một ít thức ăn và cho ăn nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn tươi mới, kích thích gà ăn được nhiều thức ăn. Trong 1 - 2 ngày đầu, cho gà tập ăn trên khay hoặc trên giấy trải ở nền chuồng, sau đó cho ăn bằng máng dài hoặc tròn. Chiều cao thành máng khoảng 5 cm, có gờ để gà con không bới làm rơi vãi hoặc bẩn thức ăn. Tùy theo số lượng gà nuôi, máng ăn phải đảm bảo đạt 5 cm/con.

Hàng ngày phải làm vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ, không để thức ăn dư thừa trong máng lên men mốc. Thường xuyên kiểm tra nước uống, đảm bảo cho gà luôn có đủ nước uống trong, sạch và mát.

+ Phòng trừ dịch bệnh

Thường xuyên vệ sinh lồng úm và môi trường sống của gà sạch sẽ, không để nước tù, nước đọng lại. Thay nước thường xuyên cho gà. Rửa sạch sẽ dụng cụ đựng nước uống, thức ăn mỗi lần cho gà ăn. Ngoài ra, môi trường xung quanh lồng chuồng nuôi cũng cần được sát trùng sạch sẽ, khô ráo. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Tuy nhiên, chỉ tiêm vaccine cho gà con khỏe mạnh, tiêm đúng loại, đúng liều lượng và thời gian quy định. Bên cạnh đó bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cho đàn gà thịt có sức khỏe tốt nhất để chống lại các dịch bệnh.

Không để lớp độn chuồng bị ẩm ướt, nếu lớp độn chuồng bị ẩm ướt gà dễ nhiễm các bệnh như: Cầu trùng, viêm ruột hoặc ký sinh trùng, bàn chân và chân bị viêm, nhiễm trùng và một số bệnh khác. Nếu phát hiện gà ốm phải nhanh chóng cách ly để điều trị tránh lây bệnh cho những con khác.

3.2. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

a. Chọn gà trong giai đoạn hậu bị

Lúc gà mới nở: Chọn gà khỏe mạnh (gà loại I) có thân hình vững chắc. Lông bông phủ kín toàn thân, khô sạch, có màu lông đặc trưng của giống, dòng. Mỏ cân xứng, không bị lệch vẹo, dị hình. Mắt tròn, sáng, ướt và mở hoàn toàn. Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo. Bụng thon, mềm. Rốn khô và khép kín không bị viêm. Khối lượng cơ thể đạt theo yêu cầu của từng giống, dòng.

- Lúc gà 6 tuần tuổi:

+ Đối với gà giống hướng thịt: chọn gà mái có trọng lượng trung bình gần sát với trọng lượng trung bình của giống, chọn gà trống có trọng lượng từ cao trở xuống với

ngoại hình cân đối, ức lớn, rộng, thế đứng hùng dũng, ức dốc ở góc khoảng 450 sẽ là những gà trống cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn so với gà trống có ức nằm ngang.

+ Đối với gà hướng trứng: chọn những gà mái có ngoại hình đạt tiêu chuẩn giống như vóc dáng cân đối, xương ức thẳng, không dị tật ở mỏ, ngón chân. Trong đàn gà giống, số gà trống chọn sẽ bằng 10% số gà mái.

- Lúc gà 19 tuần tuổi: dựa vào các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: mồng tích phát triển, màu đỏ tươi, lông óng mượt, cánh ép sát thân.

21 Gà 19 tuần tuổi b Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị Nhu cầu dinh dưỡng 6

21- Gà 19 tuần tuổi


b. Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị

Nhu cầu dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi tối thiểu từ 2750 Kcal/kg đến 2850 Kcal/kg; Đạm từ 16 – 18%

Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 5 tuần tuổi. Khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn. Thức ăn hàng ngày có thể giảm 20 – 30% tùy vào mức sinh trưởng của gà.

Thay thức ăn dần (trong 1 tuần) từ thức ăn của gà con sang thức ăn gà dò, và từ thức ăn của gà dò sang thức ăn gà đẻ vào các tuần tuổi thích hợp.

Khi nuôi gà hậu bị, tuyệt đối không nuôi kiểu vỗ béo gà. Khi gà quá béo, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể lớn dẫn đến chèn ép bộ phận sinh sản khiến gà khó đẻ, không đẻ được.

c. Mật độ nuôi dưỡng gà hậu bị


Bảng 3.1: Mật độ nuôi gà hậu bị

Tuổi và loại gà

Nuôi trên lồng hoặc sàn

Nuối dưới nền

Gà hướng trứng

Gà giống thịt

Gà hướng trứng

Gà giống thịt

Gà 0 – 2 tuần

0 – 60

50 – 60

30

25 – 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

20 – 30

15

15

8 – 10

Gà 9 – 18 tuần

12 - 15

8 - 10

8 - 10

5 - 6

Gà 3 - 8 tuần

d. Chăm sóc và quản lý gà hậu bị

+ Nhiệt độ chuồng nuôi:

Trong giai đoạn hậu bị, gà đã lớn, có khả năng điều tiết thân nhiệt. Tuy vậy, muốn đạt được kết quả tốt vẫn cần phải có nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp. Đối với gà hậu bị, nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Về mùa hè, nhiệt độ ở nước ta thường tăng cao ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của gà, gà ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, thở gấp, thể trọng giảm. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao sẽ gây tình trạng chết nóng hàng loạt, nhất là đối với các giống gà nặng cân. Để chống nóng cho gà, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Chuồng gà đúng qui cách, cao, khấu độ rộng, mái lợp bằng vật liệu cách nhiệt tốt, có mái nhỏ trên nóc, mái hiên rộng để hạn chế ánh nắng.

Hướng chuồng hợp lý, xung quanh chuồng trồng cây tầng cao có bóng mát nhưng vẫn thoáng

Vệ sinh chuồng tốt, không để phân tích tụ trong chuồng vào mùa nóng. Giảm mật độ gà kết hợp loại thải trước khi bước vào mùa nóng.

Cho gà ăn khẩu phần thích hợp với nhiệt độ cao, chiếu sáng vào ban đêm để gà ăn hết khẩu phần, có đủ nước mát cho gà uống.

Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao, cần làm mưa nhân tạo trên chuồng hoặc phun bụi trực tiếp trong chuồng

+ Ẩm độ chuồng nuôi

Đối với gà hậu bị, ẩm độ thích hợp là 70%, yêu cầu không khí mới 3,5m3/kg/giờ. Khi ẩm độ không khí cao hơn 75% trong thời tiết lạnh, hơi nước sẽ đọng lại trong lớp độn chuồng gây tình trạng ẩm ướt, bẩn và hôi. Việc chăm sóc gà sẽ gặp nhiều khó khăn, bệnh tật cũng từ đó phát sinh, lây lan và gây tác hại. Vì vậy điều tiết ẩm độ trong chuồng là một khâu quan trọng, cần phải giữ cho chuồng thông thoáng, sạch sẽ.

+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Xây dựng chương trình chiếu sáng cho đàn gà hậu bị phải gắn liền với đặc điểm di truyền của giống và kết quả nuôi dưỡng tốt hay xấu để xác định được thời điểm ánh sáng tác động kích thích. Nếu tác động quá sớm, gà sẽ thành thục sớm, đẻ sớm trong khi thể trọng chưa đạt chuẩn sẽ cho trứng nhỏ, tỷ lệ đẻ không cao và thường giảm nhanh thời kỳ đẻ rộ Ngược lại, tác động ánh sáng quá muộn, gà thành thục muộn, đẻ muộn, trứng to hơn nhưng Ngược lại, tác động ánh sáng quá muộn, gà thành thục muộn, đẻ muộn, trứng to hơn nhưng sản lượng trứng sẽ ít hơn bình thường.

Chương trình chiếu sáng cho chuồng kín:

Đối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 11 giờ/ngày, độ chiếu sáng 0,5-1 W/m2 nền chuồng. Sau đó mỗi tuần giảm 1 giờ để đến tuần 16 thời gian chiếu sáng chỉ còn 8 giờ/ ngày, cường độ chiếu sáng 0,5–1 W/m2 nền chuồng. Tuần 17, 18 vẫn giữ

chiếu sáng 8 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng. Tuần 19, 20 thời gian chiếu sáng tăng lên 10 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 1-1,5 W/m2. Sau 20 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ cho đến khi đạt 16 giờ chiếu sáng/ngày trong giai đoạn gà đẻ.

Đối với gà hướng thịt: từ 9-19 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ngàyvới cường độ chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng. Sau đó, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho đến khi đạt 16 giờ/ngày.

Chương trình chiếu sáng cho chuồng hở:

Đối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 16 giờ/ngày. Từ 11-13 tuần, mỗi tuần giảm 20 phút để đến tuần 13,chiếu sáng 15 giờ/ngày. Từ 13-19 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 30 phút để đến tuần 19 chiếu sáng 12 giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng từ 10-19 tuần tuổi là 3 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần tuổi, mỗi tuần tăng thêm 30 phút cho đến khi đạt 16 giờ/ngày

Đối với gà hướng thịt: 10-19 tuần chiếu sáng 13 giờ/ ngày với cường độ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho đến khi đạt 16 giờ/ngày.

3.3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ

a. Chọn gà đẻ

Sau khi kết thúc giai đoạn gà hậu bị chuyển sang giai đoạn gà đẻ cần tiến hành chọn lọc thật nghiêm ngặt. Đối với gà hướng thịt thường được chọn vào cuối tuần tuổi 20 (140 ngày tuổi), đối với gà hướng trứng vào cuối tuần tuổi 19 (133 ngày tuổi). Cũng có những dòng gà phát triển nhanh hoặc chậm hơn, nên thời điểm chọn sớm hơn hoặc muộn hơn chút ít. Chủ yếu dựa vào đặc điểm ngoại hình và sinh trưởng phát dục để chọn.

+ Dựa vào ngoại hình

Đối với những đàn gà nuôi đúng kỹ thuật trong thời gian hậu bị, việc chọn giống lần này không khó, những đàn gà nuôi không đúng, quá béo hoặc quá gầy đều gây khó khăn trong việc chọn lọc.

Chọn những con có đầu rộng và sâu. Mắt to và lồi, có màu đỏ hoặc màu da cam. Mỏ ngắn, chắc và khít. Mào trên, mào dưới cùng hệ mạch máu phát triển. Thân dài, sâu, rộng xoang bụng phát triển, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương lưỡi hái phát triển. Chân màu vàng, móng ngắn. Lông mềm và sáng bóng

+ Dựa vào sinh trưởng phát dục

Đối với gà hướng thịt, tiêu chuẩn thể trọng đặc biệt quan trọng, quyết định năng suất đẻ của đàn gà. Những gà quá béo sẽ đẻ kém, dễ dẫn đến ngừng đẻ, chịu nóng kém. Đối với những giống gà hướng trứng cũng tương tự, không nên chọn gà quá béo. Tuy nhiên, tình trạng quá béo ít xảy ra ở gà hướng trứng và không đến mức như ở gà hướng thịt.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí