Sự Phát Triển Của Phôi Gia Cầm Trong Quá Trình Ấp

8 - 18 ngày

Đối với máy ấp đa kỳ: Trong máy có nhiều lô trứng được đưa vào với thời gian khác nhau. Vì vậy phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều có thể chấp nhận được và cần phải có máy nở riêng. Nhiệt độ được điều chỉnh như sau:


Lô trứng đầu tiên: từ 1-15 ngày

37,8 oC

Sau đó cố định nhiệt độ máy ấp

37,6 oC

Lô trứng nào ấp được 18 ngày thì chuyển

sang máy nở (từ 19-21 ngày)

37,2oC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Gà bắt đầu nở: giảm nhiệt độ xuống ở 35oC.

+ Độ ẩm:

Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ ẩm phải cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.

Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của lò ấp phải giảm, đồng thời ẩm độ của lò phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa hạ nhiệt trứng vừa tránh gà nở bị sát vỏ và chết ngạt.

Ngày ấp

Ẩm độ

1 - 5 ngày

60 - 61%

6 - 11 ngày

55 - 57%

12 - 18 ngày

50 - 53%

19 ngày

60%

20 - 21 ngày

70 - 75%

Ẩm độ thích hợp cho ấp trứng cụ thể như sau: Đối với máy ấp đơn kỳ:


Đối với máy ấp đa kỳ:

Máy ấp

Lô trứng đầu tiên: từ 1-7 ngày

58-60%

Sau đó ổn định ẩm độ máy

55-57%

Máy nở

19 ngày

60%

21 ngày

70 - 75%

Ghi chú:

Trong những ngày nóng cần hạ nhiệt độ phòng ấp bằng cách mở cửa, phun nước ấm (35-36oC) làm mát phòng ấp.

Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu lông gà sẽ dính vỏ trứng và không thể đạp ra khỏi cơ thể dẫn đến chết trong vỏ, nếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp, có khi có tật ở chân, mỏ và cổ. Ẩm độ thích hợp gà nở có khối lượng đạt 60-61% so với khối lượng trứng.

c. Các thao tác kỹ thuật

+ Đảo trứng

Mục đích của việc đảo trứng:

Tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.Đảo trứng cũng là cách để điều hòa nhiệt độ, ẩm độ và không khí tại mọi vị trí của trứng.

Nếu 6 ngày đầu không đảo phôi dính vào vỏ không phát triển và chết.

Sau 13 ngày không đảo túi niệu không khép kín, lượng abumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, gà mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu.

* Phương pháp đảo trứng:

Trứng được đảo một góc 900 và đảo 2 giờ/lần. Ngưng đảo trứng từ ngày thứ 18 sau khi ấp trứng.

+ Soi trứng

* Mục đích soi trứng:

Kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ ấp hoặc chất lượng trứng giống tránh thiệt hại không cần thiết.

* Dụng cụ soi trứng:

Bóng đèn 60W, đặt trong một hộp gỗ, hộp carton kín (có lót gấy bạc), riêng mặt trước khoét một lỗ hình tròn đủ để ánh sánh phát ra trùm kín trứng.

* Phương pháp chọn và loại trứng khi soi:

Trong quá trình ấp cần soi trứng 3 lần vào các thời điểm ấp như sau:

Lần 1: lúc 6 ngày để biết được trứng có phôi (có các mạch máu bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen gọi là phôi, phôi di chuyển bên trong trứng), loại bỏ trứng không phôi và chết phôi qua các đặc điểm sau:

+ Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn.

+ Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi.

+ Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt

+ Đôi khi buồng khí khá lớn

+ Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang.

Lần 2: lúc 11 ngày, phôi sống giống như lúc 6 ngày tuổi tuy nhiên phôi lớn hơn nhiều và di chuyển bên trong trứng với động tác mạnh mẻ hơn, loại tiếp những trứng chết phôi qua các đặc điểm sau:

+ Phôi không chuyển động.

+ Trứng có màu nâu sẫm, do mạch máu bị vỡ, máu đen.

+ Sờ vỏ trứng lạnh.

-Lần 3: lúc 18 ngày loại bỏ những trứng chết phôi và trứng thối qua các đặc điểm sau:

+ Khi soi trứng có màu sáng hơn (trứng không phôi, trứng chết phôi sớm)

+ Các trứng vỏ rạn nứt, vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen (trứng thối)

Những điểm cần lưu ý:

+ Lấy khay trứng ra khỏi máy đưa vào phòng kiểm tra (phòng phải tối và kín gió)

+ Đặt khay trứng vào phía bên phải đèn soi, bên trái đặt khay không

+ Loại bỏ trứng chết phôi, trứng dập vào khay không. Soi hết khay trứng, kiểm tra đếm số trứng chết phôi và xếp lại khay trứng có phôi đưa vào máy ấp.

+ Soi trứng phải nhanh, hạn chế trứng bị mất nhiệt, phòng soi trứng phải ấm.

+ Khi soi trứng lúc 6 ngày, khi soi phải xoay quả trứng mới thấy phôi.

+ Khi soi trứng lúc 11 ngày phải soi đầu nhọn của trứng, cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa.

+ Khi soi trứng cần tham khảo quá trình phát triển của phôi (phụ lục 2)

+ Chuyển trứng sang máy nở

Đối với máy ấp đơn kỳ: Sau khi ấp khoảng 21 ngày trứng bắt đầu khẩy mỏ, khi có khoảng 10% trứng đã khẩy mỏ thì chuyển trứng sang máy nở.

Đối với máy ấp đa kỳ: Khi trứng đã ấp được 18 ngày, thì chuyển trứng sang máy

nở.

+ Lấy gà ra khỏi máy

Trước khi lấy gà ra khỏi máy cần tắt công tắc cho bộ phận tạo độ ẩm ngừng hoạt động.

Lần lượt rút khay gà ra khỏi máy, đặt lên bàn rồi tiến hành chọn gà.

-Nhặt trứng không nở ra khay.

Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu gọn vệ sinh, cọ rửa và xông khử trùng.

* Ghi chú: Gà con nở ra để lâu trong máy không cho ăn uống được sẽ khô chân khó nuôi. Do đó ta phải đưa gà con ra khỏi máy ấp sang ô úm trước 6 giờ.

31 Sự phát triển của phôi gia cầm trong quá trình ấp 6 Những yếu tố ảnh 131 Sự phát triển của phôi gia cầm trong quá trình ấp 6 Những yếu tố ảnh 2

31- Sự phát triển của phôi gia cầm trong quá trình ấp

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả ấp. Sự chệnh lệch về nhiệt độ có ảnh hưởng đến kết quả và thời hạn cũng như sức sống của gia cầm con.

Ảnh hưởng của nhiệt độ cao:

Nhiệt độ trung bình của máy ấp vượt quá 400C sẽ làm cho phôi chết hàng loạt vào bất cứ lúc nào.

Nhiệt độ cao hơn quy định vào những ngày ấp đầu sẽ làm tăng cường quá trình trao đổi chất của phôi. Sự phát triển của phôi và các màng phôi nhanh quá sẽ là biến dạng một số cơ quan, gây hiện tượng quái thai chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh và giác quan. Phôi dễ bị dính vào màng vỏ.

Nhiệt độ cao vào giữa quá trình ấp không gây các dị hình đặc biệt nhưng ở thành túi ối và màng niệu có nhiều bọt trong suốt to gần bằng hạt đỗ đen.

Nhiệt độ tăng cao đột ngột vào giữa quá trình ấp gây chết rất nhiều phôi, các mạch máu của màng niệu đạo chứa đầy máu, xuất hiện những chấm máu nhỏ trên da, đôi khi có cả ở não và tim của phôi. Não, gan, thận bị xung huyết.

Nhiệt độ tăng cao vào cuối thời kỳ ấp sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất, khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của phôi kém nên phôi chậm lớn và còi cọc.

Nhiệt độ cao hơn quy định sẽ làm gà con nở sớm hơn nhưng khối lượng nhỏ hơn bình thường. Lông gà xơ xác, thưa, ngắn và bẩn. Rất nhiều gà con bị hở rốn. Túi lòng đỏ chưa thu hết vào xoang bụng, túi lòng đỏ lớn và có màu đỏ do bị xung huyết. Lòng trắng không sử dụng hết, ruột và tim đều bị xung huyết, tim nhỏ hơn bình thường.

Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp:

Khi nhiệt độ thấp hơn quy định phôi phát triển chậm, gà nở chậm và thười gian nở kéo dài. Phôi thường bị thiếu máu, phát triển yếu và chậm lớn. Các cơ quan và màng phôi hình thành chậm. Khi soi trứng ở ngày ấp thứ 6 thấy các phôi đều nhỏ, nằm gần vỏ và di chuyển yếu. Mạng lưới mạch máu của lòng đỏ phát triển yếu, mạch máu thưa và nhỏ. Màng niệu phát triển chậm làm trao đổi chất của phôi gặp nhiều khó khăn.

b. Ảnh hưởng của độ ẩm

Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi với hai tác động quan trọng là điều hòa sự bay hơi nuowcs từ trứng và điều chỉnh độ tỏa nhiệt của trứng.

Ảnh hưởng của độ ẩm cao:

Độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và các vi sinh vật ở vỏ phát triển, xâm nhập vào trong trứng. Nhất là các trứng bẩn và không được khử trùng tốt.

Trong 5-6 ngày ấp đầu, độ ẩm cao hơn chút ít không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi. Tuy nhiên nếu tăng cao quá sẽ làm phôi phát triển yếu.

Nếu độ ẩm cao hơn quy định chút ít và kéo dài sẽ làm gà con nở chậm hơn một vài ngày và nở không đều. Gà con nở ra yếu ớt, không đứng lên được, lông dính đầy dịch nhừn, bụng to do túi lòng đỏ còn khá lớn.

Ảnh hưởng của độ ẩm thấp:

Độ ẩm thấp trong những ngày đầu của quá trình ấp sẽ làm trứng bị mất nước, gây tỷ lệ chết phôi cao. Độ ẩm thấp giúp màng niệu phát triển nhanh và khép kín sớm.

Độ ẩm thấp hơn chút ít, kéo dài sẽ làm gà con nở sớm hơn quy định.

Độ ẩm thấp làm màng vỏ khô và dai, gà con khó mổ vỏ để chui ra ngoài, những con chui ra được thì hay bị dính lông... gà con nở ra nhỏ hơn bình thường, hiếu động, lông bông.

c. Ảnh hưởng của sự thông thoáng

Cơ chế hô hấp của phôi và nguồn cung cấp oxy thay đổi theo thời gian ấp. Trong ngày ấp đầu tiên, phôi sử dụng oxy từ lòng đỏ bằng phương pháp khuếch tán và thẩm thấu.

Đến cuối ngày ấp thứ 2, túi lòng đỏ và hệ tuần hoàn của nó đã trải khắp bề mặt lòng đỏ vừa thực hiện chức năng tiêu hóa và hô hấp của phôi.

Từ ngày thứ 8 đến ngày ấp thứ 19 của quá trình ấp niệu nang là cơ quan hộ hấp chính

Từ ngày ấp thứ 19, 20 phương thức hô hấp lại thay đổi, mchuyeenr từ hô hấp niệu nang sang hô hấp phổi.

Khi hàm lượng CO2 trong máy tăng lên quá cao hay hàm lượng O2 giảm xuống quá trấp đều có thể làm phôi chết hàng loạt. Các phôi chết thươgf nằm sai ngôi, chúng thường mổ vỏ về phía đàu nhỏ của quả trứng.

Khi thiếu oxy, phôi chết vào giữa thười kỳ ấp thường thấy các mạch máu của màng niệu bị nghẽn lại, phổi xung huyết và xuất huyết dưới da làm nước ối có màu đỏ.

d. Ảnh hưởng của sự đảo trứng

trong ngày ấp đầu tiên nếu không đảo trứng, phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, phôi sẽ dính vào màng vỏ làm ngừng phát triển và chết.

Khi màng niệu phát triển, nếu không đảo trứng, niệu nang sẽ không khép lại ở đầu nhỏ và tiếp giáp với màng vỏ bình thường vì nó không lách được vào giữa lòng tráng và màng vỏ trứng để phát triển và bao bọc toàn bộ lòng trắng. Khi đó mép niệu nang sẽ khép với nhau ở phía dưới lòng đỏ và sẽ bỏ một phần lòng trắng ở bên ngoài. Trong quá trình ấp, nếu không tiến hành đảo trứng thì khoảng 10- 12 ngày ấp mạng niệu sẽ dính vào túi lòng đỏ, do đó sau này gà con sẽ không thu được túi lòng đỏ vào xoang bụng hoặc làm rách túi lòng đỏ và phôi bị chết.

e. Ảnh hưởng của chế độ làm mát trứng

Vào giữa thời kỳ ấp, phôi có khả năng tự sinh nhiệt nên có nhu cầu thải nhiệt. Làm mát trứng trong thời kỳ này sẽ kích thích cho phôi phát triển tốt hơn. Đối với trứng gà, vẫn đề làm mát không quá quan trọng vì không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả ấp nở. Song với trứng thủy cầm thì đây là quy trình bắt buộc, nếu không làm mát thì tỷ lệ nở sẽ thấp.

Ngoài ra việc làm mát còn làm giảm lượng cacbonic trong máy ấp, thay đổi lượng không khí mới trong quá trình ấp tạo điều kiện cho quá trình hô hấp của phôi, giúp phôi phát triển tốt.

7. Kiểm tra sinh học trứng ấp

Đây là một công việc không thể thiếu trong khi thực hiện quy trình ấp trứng nhân tạo. Mục đích là:

+ Đánh giá chất lượng sinh học của trứng

+ Lập ra chế độ ấp phù hợp với sự phát triển của phôi cho từng trường hợp cụ thể

+ Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao kết quả ấp nở và chất lượng gà con

+ Xác định nguyên nhân của kết quả ấp nở xấu Các bước bước tiến hành:

7.1. Phương pháp soi trứng

Trong thời gian ấp tiến hành soi trứng nhằm đánh giá sự phát triển và sức sống của phôi, đồng thời xác định số trứng có phôi, số trứng chết phôi, thời gian chết phôi và nguyên nhân gây chết phôi. Dựa vào kích thước, vị trí và đặc điểm phát triển của phôi sau từng thời kỳ mà người ta quyết định ngày soi trứng.

Trứng gà thường được soi vào các ngày ấp thứ 6, 11 và 19; trứng vịt, gà Tây vào các ngày 7, 13 và 25; trứng ngỗng vào các ngày 8, 15 và 28

Giải phẫu và kiểm tra bên trong trứng, xác định nguyên nhân chết phôi.

32 Soi trứng ấp 7 2 Phương pháp cân trứng Cân trứng để theo dõi sự hao hụt 3


32- Soi trứng ấp

7.2. Phương pháp cân trứng

Cân trứng để theo dõi sự hao hụt trứng có phù hợp với từng giai đoạn hay không vì ở mỗi giai đoạn ấp sự bốc hơi nước khác nhau. ở trứng gà, trong 6 ngày ấp đầu tiên khối lượng trứng giảm không quá 0,5 - 0,6%/ngày. Sau ngày thứ 11 tỷ lệ này khoảng 0,6 - 0,8%/ngày. Thông qua việc kiểm tra trứng ấp có thể đánh giá được chế độ ấp để điều chỉnh kịp thời.

7.3. Kiểm tra vết mổ mỏ

33 Kiểm tra vết mổ trên vỏ trứng Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu 4

33- Kiểm tra vết mổ trên vỏ trứng

Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, muộn, gà nở chậm. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày Bộ máy sinh dục cái gia cầm và quá trình hình thành trứng?

2. Trình bày Cấu tạo và thành phần hóa học của trứng gia cầm?

3. Cách Chọn lọc, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp?

4. Khi ấp trứng gia cầm cần chú ý đến những thông số kỹ thật nào? Nêu các thông số kỹ thuật đó?

5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ấp nở của trứng gia cầm?

Phần thực hành

Bài 12. Quan sát cấu tạo, thành phần của trứng gia cầm. Bài 13. Chọn trứng đủ tiêu chuẩn ấp

Bài 14. Sát trùng trứng và chuyển trứng vào máy ấp

Bài 15. Kiểm tra chất lượng sinh học trứng ấp (soi và cân trứng)

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các nội dung chính của bài học (chọn lọc, bảo quản, sát trùng trứng ấp), cách kiểm tra sự phát triển của phôi thông qua việc soi trứng ở ngày ấp thứ 6,11 và 19.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp.

Điều chỉnh các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ đảo và làm mát trứng trong quá trình ấp.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí