Phương Pháp Đánh Giá Tình Hình Chăn Nuôi Tại Trại Thiên Thuận Tường,cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH


3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian: Từ 18/05/2019 đến 25/11/2019.

3.3. Nội dung tiến hành

- Điều tra cơ cấu đàn lợn của trại.

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản.

- Chẩn đoán một số bệnh thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ và lợn con theo mẹ.

- Điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dòi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dòi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Thiên Thuận Tường, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong 3 năm (2017 - 11/2019).

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở

- Tiêm phòng vắc xin cho lợn nái và lợn con tại trại

- Các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.4.2. Phương pháp theo dòi

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Thiên Thuận Tường,Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.

- Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại chúng tôi tiến hành điều tra thông tin từ chủ trang trại và tra cứu sổ sách ghi chép trại từ năm 2017 đến tháng 11/ 2019


3.4.2.2 Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kỳ cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày, ta cần lưu ý các điểm sau:

+ Cách cho ăn: ăn đúng 3 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được điều chỉnh liên tục theo ngày.

+ Loại thức ăn theo từng giai đoạn: nái chửa kỳ đầu (tuần 1 - 13) sử dụng thức ăn 3808, chửa kỳ cuối (tuần 14 - 16) sử dụng thức ăn 3808.

+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn….

+ Khi tắm lợn mẹ cần nhốt lợn con vào úm và đợi đến khi sàn khô rồi mới thả lợn con ra, vì khi tắm cho lợn mẹ sẽ làm ướt sàn lợn con dẫn đến bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Ngoài ra, cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi trộn thức ăn phải trộn thuốc vào nước theo đúng tỷ lệ rồi trộn với cám, máng lợn con phải luôn có thức ăn, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại trại.

- Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Thực hiện phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ.


Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Khử trùng: Chuồng trại có chế độ phun thuốc sát trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc sát trùng: bencosid.

Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5 ppm.

Tỷ lệ phun sát trùng chuồng trại tại cơ sở là 1/250 và tỷ lệ pha sát trùng vệ sinh là 1/3200. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Rắc vôi trong chuồng được chúng tôi thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hướng gió lên tránh lợn con bị sặc, người rắc vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Xả vôi xút gầm bằng cách cho vôi vào xô sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó xả xuống gầm. Mỗi tuần tại cơ sở thực hiện xả vôi xút gầm 1 lần.

Lịch khử trùng tại cơ sở được trình bày qua bảng 3.2.

Bảng 3.1. Lịch khử trùng tại cơ sở


Thứ

Trong chuồng

Ngoài Chuồng

Chuồng nái chửa

Chuồng đẻ

Chuồng

thương phẩm

3

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

5

Rắc vôi

Rắc vôi

Rắc vôi

Phun sát trùng

6




Phun sát trùng

7

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Rắc vôi đường đi

Chủ

nhật

Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng khu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 6


- Quy trình tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn gây thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắc xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý bằng Microsoft excel.

* Công thức tính toán:

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:



Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

số lợn mắc bệnh


x 100

số lợn theo dòi

- Tỷ lệ khỏi:


số con khỏi bệnh

Tỷ lệ khỏi (%) =

x 100

số con điều trị

- Tỷ lệ chết:



Tỷ lệ lợn chết (%) =

số lợn chết


x100

số lợn mắc bệnh



Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) =

số lợn sống


x100

số lợn sơ sinh


Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1 Tình hình chăn nuôi và sinh sản của lợn tại trại

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản, lợn đực giống và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc. Qua tìm hiểu từ số liệu sổ sách theo dòi của trại trong 3 năm (2017 - 11/2019) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1.Tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2017 đến tháng 11/2019


STT

Loại lợn

2017

2018

11/2019

1.

Lợn đực khai thác

32

24

18

2.

Lợn nái sinh sản

492

442

416

3.

Lợn hậu bị

31

67

48

4.

Lợn con

13.530

12.155

11.440

5.

Lợn đực hậu bị

31

63

40

6.

Tổng

14.116

12.751

11.962

( Nguồn: Phòng kế toán của công ty )

Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể từ năm 2017 đến tháng 11/2019 lợn nái giảm 15,44% nguyên nhân chủ yếu là do đây là trại giống hạt nhân cơ cấu của trại chủ yếu chuyển sang nuôi lợn giống và hạn chế lợn thịt nên trang trại loại dần các đầu nái không đúng với mục đích sản xuất. Lợn hậu bị có xu hướng tăng lên 35,41% mục đích chính là nhằm thay thế số lượng lợn nái loại thải hằng năm do già yếu, sức sinh sản kém, bệnh tật... Số lượng lợn con cũng có xu hướng giảm 15,44%. Lợn đực khai thác giảm 43,75% do số lợn nái sinh sản giảm khiến nhu cầu khai thác tinh dịch để phối giống giảm bên cạnh đó việc loại thải những con đực giống bệnh tật kém chất lượng cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng lợn đực giảm đi.


* Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại cơ sở

Trong đợt thực tập, em đã chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ trên chuồng đẻ, ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng em cũng đã theo dòi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện trong bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại


Tháng

Số con đẻ

Đẻ bình

thường

Tỷ lệ

(%)

Số con đẻ khó,

phải can thiệp

Tỷ lệ

(%)

6

84

83

98,81

1

1,19

7

83

82

98,80

1

1,20

8

73

71

97,26

2

2,74

9

80

77

96,25

3

3,75

10

76

74

97,37

2

2,63

11

78

74

94,87

4

5,13

Tổng

474

461

97,26

13

2,74


Qua bảng 4.2. cho thấy: Số lượng lợn nái đẻ phải can chiếm một phần nhỏ khoảng 2,74% Nguyên nhân dẫn đến việc đẻ khó thường do: già yếu, nái đẻ lứa đầu, nái bệnh( lòi rom, liệt…), hoặc cũng có thể do ăn quá nhiều, bào thai quá to phải can thiệp. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai dị hình.

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh tại trại

Trong quá trình thực tập em được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng chuồng lợn nái đẻ và nuôi con, kết quả thực hiện công tác này được thể hiện tại bảng 4.3:


Bảng 4.3. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc

(Đvt: con)



Tháng

Nái đẻ, nuôi con


Lợn con sơ sinh


Lợn con sau cai sữa

Tỷ lệ sống đến cai

sữa (%)

6

84

924

879

95,13

7

83

913

870

95,29

8

73

803

767

95,52

9

80

880

841

95,57

10

76

836

801

95,81

11

78

858

817

95,22

Tổng

474

5214

4975

95,42


Qua bảng 4.3: cho thấy số lượng nái đẻ trung bình là 79 con/tháng, số lượng lợn con sơ sinh trung bình là 869 con/tháng. Số lợn con chết vì các nguyên nhân như: dị tật, chết đè, chết bệnh… Trung bình chiếm 4,58%.

Trong suốt quá trình thực tập em đã được tạo điều kiện rất nhiều để được trực tiếp chăm sóc một số lượng lớn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Qua đó bản thân em cũng đã học hỏi và rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế hữu ích cho bản thân mình.

* Kết quả thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh chuồng trại tại cơ sở Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng

bệnh, kết quả được thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh tại cơ sở


Nội dung công việc

Kế hoạch

(số lần)

Kết quả thực hiện

(số lần)

Tỷ lệ

(%)

Phun khử trùng

96

96

100

Rắc vôi đường đi

48

48

100

Xịt gầm, xả gầm dội vôi

74

74

100

Vệ sinh tổng chuồng

68

68

100


Qua bảng 4.4 cho thấy: lịch khử trùng chuồng trại được thực hiện rất nghiêm túc và có kế hoạch để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc khử trùng chuồng trại là một công việc rất quan trọng được tất cả các anh chị kĩ thuật cũng như công nhân trong trại tuân thủ một cách tuyệt đối tránh sự phát triển và bùng phát của dịch bệnh.

4.3. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh cho lợn tại trại

Ngoài công tác vệ sinh, phun sát trùng quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ của trang trại được thực hiện, thường xuyên và bắt buộc. Phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút tăng sức đề kháng cho cơ thể lợn hạn chế tối đa sự bùng phát của các dịch bệnh. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn được thể hiện qua bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh và lợn con theo mẹ nuôi tại trại


Loại lợn

Thời điểm phòng bệnh (ngày tuổi)


Bệnh được phòng


vắc xin sử dụng, thuốc phòng

Số lợn được tiêm (con)


Tỷ lệ an toàn

(%)


Lợn con


1

Tiêu chảy

phân trắng

Spectinomycin 5%

5193

100

Thiếu sắt

Tavet hierro

5193

100

3

Cầu trùng

NOVA-COC 5%

5188

100

7

Dịch tả

coglapest

5120

100

14

Tai xanh

PRRS

5078

100

21

Suyễn

Mycoplasma

hyopneumoniae+glasser

5011

100

28

Circo

Vaccine Circo

4975

100

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022