Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 10

Bài 6: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM

Mã Bài : B07


Giới thiệu:

Việc quản lý đàn gia cầm trong chăn nuôi là vấn đề cần chú ý cho tất cả các trang trại chăn nuôi. Quản lý như thế nào để chăn nuôi gia cầm có năng suất tốt, sử dụng tài nguyên địa phương tốt, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững. Không những thế việc quản lý đàn gia cầm còn có quan hệ tới việc xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ trống /mái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của nước ta..

Mục tiêu:

+ Biết cách lập kế hoạch sản xuất gia cầm theo từng điều kiện cụ thể

+ Nắm được kỹ thuật quản lý chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Lựa chọn được kế hoạch nuôi phù hợp với từng mục đich.

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.


Nội dung

1. Lập kế hoạch sản xuất

1.1. Kế hoạch chuồng trại

1.2. Kế hoạch đầu tư gia cầm

1.3. Kế hoạch thức ăn

1.4. Kế hoạch sản phẩm

1.5. Xây dựng kế hoạch cho một trại gà thịt và gà thịt

1.6. Xây dựng kế hoạch cho một trại gà giống

2. Quản lý chăn nuôi gia cầm

2.1. Thiết kế biểu mẫu và thu thập số liệu

2.2. Tính toán kết quả sản xuất

2.3. Đề ra các biện pháp cải thiện


1. Lập kế hoạch sản xuất

1.1. Kế hoạch chuồng trại

a. Lựa chọn địa điểm

Không xây dựng trại ở gần đường giao thông và nơi có đông người sinh hoạt như trường học, khu dân cư, công sở và nơi có nhiều mầm bệnh khó kiểm soát như chợ, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, nơi giết mổ gia súc gia cầm

Có đủ diện tích đất để xây dựng khu chuồng nuôi và khu vực phụ trợ gồm nhà ở, kho chứa, nơi vệ sinh trước khi vào chăn nuôi. Hai khu vực này cách xa tối thiểu 15m.

Trong khu

chuồng nuôi nếu làm nhiều chuồng thì cự ly mỗi chuồng cách nhau tối thiểu 15m, nơi chứa phân và xử lý xác chết đặt ở trong khu chăn nuôi và cách chuồng nuôi tối thiểu 20 – 30m

Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào kín ngăn cách với bên ngoài đảm bảo các gia súc khác và người lạ không vào được trong trại

b. Thiết kế chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ và các dụng cụ cần thiết

Chuồng nuôi làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên với kích thước: chiều rộng 6 – 9 m, chiều cao tính từ đầu kèo tới mặt nền chuồng 3 – 3,5m, chiều dài tùy ý nhưng ngăn thành ô, đảm bảo mỗi ô có thể nuôi từ 500 – 1000 gà có độ tuổi 4-5 tháng. Mái chuồng lợp các vật liệu(ngói, tôn, lá tùy ý). Nền chuồng đầm kỹ, láng xi măng cát có độ dốc thoải dễ thoát nước khi rửa nền sau khi bán gà. Xung quanh chuồng xây tường bao cao 40cm, phần còn lại căng lưới B40 hoặc đan phên tre để có độ thoáng, bên ngoài căng bạt che gió và chắn mưa hắt. Có hiên rộng 1-1,2m, trước hiên làm rãnh nước. Phía trước mỗi cửa ra vào xây hố sát trùng. Diện tích chuồng đảm bảo nuôi nhốt được khi không thể thả gà ra ngoài với mật độ nuôi từ 6-7 con/m2(nuôi 1000 gà thì phải có diện tích chuồng rộng từ 150 – 170m2)

Nếu nuôi gối 1,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng, nuôi gối 2,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng

Vườn thả có thể là vườn phẳng hoặc sử dụng vườn đồi. Xung quanh vườn phải rào chắn đảm bảo gà khi thả không bay hoặc chui ra ngoài. Diện tích thả tối thiểu 1m2/con, nhưng không thả quá 2m2/con. Vườn thả phải san lấp phẳng không tạo thành vũng nước sau mưa, trong vườn không có nhiều cây bụi. Cần trồng cây ăn quả tạo bóng mát ở vườn, dành diện tích tạo các hố tắm cát trong vườn cho gà, mỗi hố dài 15m, rộng 4m, sâu 0,3m có thể đủ cho 1000 gà tắm cát (có thể làm 1 hố hoặc chia thành 2 hố tủy theo không gian vườn). Nếu có diện tích vườn thả được 5m2/con, cần chia thành 03 ô, mỗi ô rào lưới ngăn cách để thả được 1,5m2/con và áp dụng theo phương pháp chăn thả luân phiên theo từng ô (mỗi tháng thả vào 1 ô vườn, ô còn lại vệ sinh sát trùng)

Dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quây úm, chụp sưởi...) và các dụng cụ khác (xẻng, xô, thúng, bình phun sát trùng...) đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi và phù hợp với lứa tuổi gà, không dùng chung lẫn lộn với các mục đích khác, các dụng cụ đảm bảo dễ vệ sinh và tẩy rửa sát trùng sau mỗi lần sử dụng

Khu phụ trợ bao gồm nhà ở, kho chứa nguyên vật liệu, nơi vệ sinh trước khi vào chăn nuôi phải đặt riêng bên ngoài khu chuồng nuôi và cần có hàng rào ngăn cách 2 khu với nhau. Kho chứa thức ăn phải có nền cao ráo, thông thoáng, không dột hoặc mưa hắt vào và có các kệ kê để bảo quản. Phải bố trí phòng hoặc một chỗ riêng đảm bảo khô, sạch, thoáng để thuốc thú y (thuốc thú y để trên giá sạch sắp sếp dễ đọc, dễ

lấy) và đặt tủ lạnh bảo quản vacxin và một số kháng sinh cần bảo quản lạnh. Phải có phòng vệ sinh tắm rửa thay bảo hộ lao động (quần áo, ủng, khẩu trang, găng tay...) trước khi vào khu vực chuồng nuôi


1.2. Kế hoạch đầu tư gia cầm

Gà giống lựa chọn nuôi các giống như gà Mía, hoặc các gà lai như gà Mía × Lương phượng, gà Lạc thủy × Lương phượng, gà Ri × Lương phượng.....

Gà giống 01 ngày tuổi khi nhập nuôi phải có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ từ nơi bán (hóa đơn, giấy kiểm dịch thú y). Con giống phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn giống (đặc điểm màu lông, màu da chân, trạng thái sức khỏe và không có dị tật)

Con giống nhập về nếu trong khu chăn nuôi có gà đang nuôi thì phải nuôi cách ly tại chuồng tân đáo ít nhất 2 tuần theo dõi, đảm bảo an toàn mới đưa vào chuồng nuôi chính.

1.3. Kế hoạch thức ăn

Thức ăn và nguyên liệu thức ăn (ngô, cám gạo, thóc, khô dầu, bột cá, bột vitamin, bột xương, khoáng) khi sử dụng phải đảm bảo không mốc, không vón cục, không lẫn tạp chất

Thức ăn hỗn hợp viên phải có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Nên sử dụng thức ăn của các hãng sản xuất có tín nhiệm trên thị trường

Khi bảo quản trong kho, thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu thức ăn phải xếp riêng từng loại và có kệ kê cao cách mặt nền 20cm và cách tường 20cm. Không để thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật và xăng, dầu trong kho chứa thức ăn chăn nuôi

1.4. Kế hoạch sản phẩm

Bước 1: Hiểu rõ sản phẩm mới

Thấu hiểu sản phẩm là điều kiện tiên quyết trong mọi kế hoạch của sản phẩm. Doanh nghiệp không thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng; trong tình thế không biết gì về sản phẩm đấy. Việc làm này vi phạm đạo đức kinh doanh.

Quảng cáo là cầu nối giữa sản phẩm với khách hàng. Mục đích chính là: làm cho khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn. Thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm.

Kế hoạch cho sản phẩm cũng phải dựa trên yếu tố thực tế. Đó là: công dụng, tính năng, thành phần, lợi ích,… của sản phẩm. Không biết rõ những đặc tính này thì không thể quảng cáo sản phẩm.

Kế hoạch cho sản phẩm phải dựa trên kiến thức sản phẩm. Càng hiểu rõ sản phẩm; tỷ lệ thành công càng cao. Sẽ là trống rỗng; nếu người làm marketing không am hiểu sản phẩm. Khách hàng không bao giờ mua một sản phẩm – mà đến người bán còn không biết về nó.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng

Phải xác định thị trường mục tiêu (hay đối tượng khách hàng là ai). Bất kỳ sản phẩm nào cũng có định hướng khách hàng. Nó được sản xuất cho ai, phục vụ những đối tượng nào?.

Khi lập kế hoạch cho sản phẩm mới; Cần phải khoanh vùng đối tượng. Vạch ra những ý chính về thị trường mục tiêu (đối tượng hướng đến). Họ có đặc điểm gì (tuổi tác, nghề nghiệp, mức thu nhập); tâm lý ra sao; thói quen sinh hoạt....

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong trường hợp; các doanh nghiệp khác cũng bán sản phẩm này. Chúng ta nên phân tích chiến lược kế hoạch sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hãy xem cách họ làm, ưu điểm và hạn chế. Qua đó, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Tuyệt đối không thể bắt chước những gì đã có. Bởi lẽ Marketing là sáng tạo; là cái riêng của mỗi doanh nghiệp. Cần tìm ra hướng đi riêng cho mình. Chiến lược Marketing chỉ thành công; khi nó có tính mới. Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Có như vậy khách hàng mới chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp và có sự cân nhắc khi mua sản phẩm.

1.5. Xây dựng kế hoạch cho một trại gà thịt và gà đẻ

Bảng chu chuyển đàn gà:

Để cụ thể, chúng ta lấy một ví dụ lập kế hoạch sản xuất cho một trại gà thương phẩm là 10.000 con ban đầu. Giống chúng ta dự định nuôi sẽ là Hubbard Comet với các chỉ tiêu cho từng tháng tuổi như sau:

- Gà con từ 0 đến 1 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 96%.

- Gà từ 1 đến 2 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97% và được phép loại là 5% những gà dị tật không đủ tiêu chuẩn để đẻ trứng cho năng suất cao.

Bảng diễn giãi (từ 0 đến 2 tháng tuổi)


- Gà 2- 3 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97% loại 3%

- Gà 3 – 4 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97% loại 0%.


- Gà 4 – 5 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97%, loại 7%

- Gà 5 – 6 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97%, loại 2 %.


Chúng ta loại gà ở 4 – 5 tháng tuổi tới 7%, như vậy đàn gà sẽ có tỷ lệ đẻ cao hơn.

Tính lượng thức ăn đối với gà đẻ thương phẩm:

a. Giai đoạn chuẩn bị đẻ: (0 đến 6 tháng tuổi)

Tùy thuộc vào giống gà mà ta có lượng thức ăn trong giai đoạn này khác nhau. Ở bài này, chúng ta lấy vi dụ là giống gà Hubbard Comet, lượng thức ăn được tính trong giai đoạn này như sau:

- 0 - 1 tháng tuổi: 18,75 gram thức ăn hổn hợp x 30 ngày x 10.000 con

- 1- 2 tháng tuổi: 44 gram x 30 x 9600 con

- 2- 3 tháng tuổi: 60,25 gram x 30 x 8846 con

- 3 - 4 tháng tuổi: 76, 25 gram x 30 x 8324 con

- 4- 5 tháng tuổi: 85,75 gram x 30 x 8074 con

- 5- 6 tháng tuổi 101, 75 gram x 30 x 7284 con

b. Giai đoạn gà đẻ:

Trong giai đoạn này việc tính toán lượng thức ăn cần chính xác để bảo đảm năng suất trứng. Người cán bộ kỹ thuật cần phải làm một số việc như phải xác định được trọng lượng bình quan toàn đàn và tỷ lệ đẻ. Qua đó mới có thể cung cấp một lượng thức ăn tương đối hợp lý cho đàn gà của trại. Dĩ nhiên, còn phụ thuộc nhiều yếu tố như thời tiết khí hậu..

Bảng 7. 1. Định mức ăn của gà đẻ theo trọng lượng và tỷ lệ đẻ


Chú ý: nếu lượng thức ăn thay đổi, nhiệt độ môi trường thay đổi thì định mức trên cũng thay đổi theo.

Ví dụ: tỷ lệ đẻ 40 % và thể trọng bình quân 1,75kg 6.924 x 100 gram x 30 = 20.754 kg thức ăn.

3. Phương pháp tính giá thành cho mỗi gà con từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Tổng chi phí Giá thành 1 gà bước vào đẻ = ----------------

Số gà hiện có

1.6. Xây dựng kế hoạch cho một trại gà giống

2. Quản lý chăn nuôi gia cầm

2.1. Thiết kế biểu mẫu và thu thập số liệu

Trong trại chăn nuôi phải sử dụng một hệ thống phiếu để ghi chép và theo dõi đàn gia cầm. Mỗi đàn gia cầm sẽcó một loại phiếu khác nhau.

2.2. Tính toán kết quả sản xuất

(Tính toán kết quả sản xuất cho 1 trại gà đẻ 10.000 con) a.Con giống

Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm (gà đỏ) hiện nay giá thị trường cho mỗi con gà hậu bị (gà 18 tuần) vào khoảng 120.000 đ/con.

Như vậy để nuôi 10.000 con gà công nghiệp đẻ thương phẩm thì chi phí con giống là: 120.000 x 10.000 = 1.200.000.000 đ (1,2 tỷ đồng) (1).

b. Thức ăn

Giá thức ăn chăn nuôi cho gà đẻ thương phầm hiện nay trên thị trường khoảng 10.000đ/kg.

Nhu cầu một con gà đẻ giai đoạn này trung bình mỗi ngày ăn khoảng 115g/con/ngày.

Gà đẻ thương phẩm chúng ta thường khai thác 1 năm (365 ngày). Vậy một con gà trong quá trình nuôi sẽ sử dụng hết: 115 x 365 = 41.975 g (gần 42kg).

Như vậy: chi phí thức ăn cho một con gà đẻ trong suốt quá trình nuôi là: 10.000 x 42 = 420.000 đ. Để nuôi 10.000 con chi phí cho cả quá trình là 420.000 x 10.000 = 4.200.000.000đ (4,2 tỷ đồng) (2).

c. Thuốc thú y

Đây là chi phí rất khó tính toán do vậy tôi chỉ đưa ra con số tham khảo vì còn phụ thuộc quy trình mỗi trại, loại thuốc sử dụng và môi trường tại khu vực nuôi.

- Vaccine:

Khi bắt gà 18 tuần tuổi đã được tiêm chủng hết các loại vaccine cần thiết tuy nhiên theo một số khuyến cáo cũng như trong thực tế chăn nuôi, các trang trại còn sử dụng thêm 1 mũi vaccine Newcastle lúc 20 tuần tuổi (chi phí cho mũi tiêm này khoảng 700đ/con) và cho uống định kỳ vaccine newcastle 4 tuần 1 lần, cả quá trình nuôi một năm cần cho uống 13 lần (chi phí mỗi lần cho uống là 150đ/con). Tổng chi phí cho sử dụng vaccne trong giai đoạn này cho mỗi con gà là 700 + (150 x 13) = 2.650đ/con.

- Thuốc thú y:

+ Sử dụng kháng sinh phòng trong quá trình nuôi, theo một số trang trại sử dụng kháng sinh 1 tháng 1 lần (mỗi lần 3 ngày) chi phí cho mỗi lần sử dụng là 180đ (trong quá trinh nuôi cần dùng 12 lần do đó chi phi cho thuốc kháng sinh là 180 x 12 = 2.160đ/con).

+ Sử dụng thuốc bổ trong quá trình nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm stress và tạo sự ổn định cho đàn gà. Chi phí cho sử dụng thuốc bổ là 600đ/con/năm (sử dụng tháng 1 lần mỗi lần 3- 5 ngày).

Vậy tổng chi phí thuốc thú y cho mỗi con gà là: 2.650 + 2.160 + 600 = 4.870 đ. Với trang trại nuôi 10.000 con chi phí thuốc thú y sẽ là: 10.000 x 4.870 = 48.700.000 đ (48,7 triệu đồng) (3).

d. Nhân công

Công nhân tại trại chăn nuôi được trả 3.500.000đ/người/tháng (3,5 triệu đồng/người/tháng). Với trại có quy mô 10.000 con cần 4 nhân công. Chi phí cho nhân công là: 4 x3.500.00 = 14.000.000đ/tháng, trong một năm chi phí cho nhân công là 14.000.000 x 12 = 168.000.000đ (168 triệu đồng).

- BSTY cho trang trại 10.000 con cần 1 bác sỹ thú y. Mức luong trung bình hiện nay với người có thể đứng trại là khoảng 8.000.000đ. Trong 1 năm chi phí cho BSTY là 12 x 8.000.000 = 96.000.000đ (96 triệu đồng).

Như vậy tiền chi cho nhân công trong một năm sẽ là 168.000.000 +96.000.000 = 264.000.000đ (264 triệu đồng) (4).

Tiền điện nước và các chi phí phát sinh khác cho trại 10.000 gà trung bình khoảng 6.000.000đ/tháng. Chi phí cho một năm chăn nuôi về tiền điện nước là khoảng 12 x 6.000.000 = 72.000.000đ (72 triệu đồng) (5).

Tổng chi phí chăn nuôi của trại gà đẻ công nghiệp (chưa tính hao phí chuồng trại) bằng: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 5.784.700.000 đ ( 5,78 tỷ đồng).

Các khoản thu nhập trong quá trình chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm gồm có thu nhập từ tiền bán trứng và bán gà loại thải (chúng tôi không tính tới tiền bán phân gà).

+ Tiền bán trứng.

Mỗi năm một còn gà đẻ trứng thương phẩm theo tiêu chuẩn sẽ đẻ được 340 quả trứng.

Tỷ lệ chết trong quá trình nuôi là 5%.

Vậy trại có quy mô 10.000 con mỗi năm sẽ thu được 10.000 x 95% x 340 =

3.230.000 quả trứng.

Với giá trứng trung bình hiện nay vào khoảng 1.750 đ/quả → thu nhập từ trứng sẽ là: 1. 750 x 3.230.000 = 5.652.500.000 đ (5,65 tỷ đồng) (I).

+ Tiền bán gà loại

Giá gà loại trên thị trường trung bình là khoảng 60.000đ/kg.

Giai đoạn loại thải gà đạt khối lượng 1,9kg. Tổng số gà con lại là 10.000 x 95%

= 9.500 con.

Tổng số tiền thu từ bán gà loại là: 9.500 x 1,9 x 60.000 = 1.083.000.000đ (1,08 tỷ đồng). (II)

Vậy tổng thu nhập sẽ là: I + II = 6.735.500.000 đ (6,73 tỷ đồng)

Bảng 7.2. Bảng hạch toán chi phí chăn nuôi 10.000 gà đẻ thương phẩm

Chi phí

Con giống

1,2 tỷ đồng

Thức ăn

4,2 tỷ đồng

Thuốc thú y

48,7 triệu đồng

Nhân công + BSTY

264 triệu đồng

Điện, nước và các chi phí khác

72 triệu đồng

Tổng chi phí

5,78 tỷ đồng

Doanh thu

Thu từ trứng

5,65 tỷ đồng

Thu từ gà loại

1,08 tỷ đồng

Tổng doanh thu

6,73 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 10

Như vậy với chi phí bỏ ra gần 6 tỷ đồng, trong vòng một năm chúng ta sẽ có thu về gần 1 tỷ đồng (với quy mô trang trại 10.000 con gà đẻ thương phẩm).

Trên đây là hạch toán chi phí chăn nuôi chưa tính chi phí xây dựng chuồng trại và hao phí chuồng nuôi trong quá nuôi. Bản hạch toán cũng chưa tính những rủi ro khi chăn nuôi gặp dịch bệnh.

Tất cả các chi phí và doanh thu được tính trên cơ sở giá cả thị trường tham khảo. Tùy thuộc vào mô hình chăn nuôi cũng như khu vực chăn nuôi mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với trang trại của mình.

2.3. Đề ra các biện pháp cải thiện

Thực hiện chế độ nuôi khép kín đối với từng trại. Trong trường hợp khó khăn, áp dụng chế độ nuôi này cho từng dãy chuồng.

Chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại Sử dụng con giống an toàn dịch bệnh

Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại Phòng bệnh bằng vắc xin

Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi

Xử lý chất thải

Xử lý, tiêu huỷ gia cầm ốm và chết Kiểm soát các sự di chuyển ra vào trại Chống sự xâm nhập của động vật


Câu hỏi và bài tập

Trình bày các nội dung trong lập kế hoạch sản xuất cho một trại chăn nuôi gia

cầm


2. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần có các biện pháp cụ thể như thế nào?

Phần thực hành

Bài 16. Thực hiện lập kế hoạch sản xuất và hạch toán chi phí chăn nuôi cho

100.000 con gà thịt và 10.000 gà đẻ (áp dụng theo giá thị trường hiện nay).

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các nội dung chính của bài học (chọn lọc, bảo quản, sát trùng trứng ấp), cách kiểm tra sự phát triển của phôi thông qua việc soi trứng ở ngày ấp thứ 6,11 và 19.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp.

Điều chỉnh các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ đảo và làm mát trứng trong quá trình ấp.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí