Đánh Giá Chung Về Tình Hình Chăn Nuôi Lợn Tại Trang Trại Vũ Ngọc Toàn

Hệ thống SBR có hiệu suất xử lý COD trong nước thải chăn nuôi lợn rất cao, không phụ thuộc vào các chế độ vận hành. Hiệu quả xử lý COD cao, đạt khoảng 90%.

Hiệu quả xử lý N – NH4+ đạt tương đối cao và ổn định (đạt xấp xỉ 99%), Thời gian sục khí khoảng 6 giờ/1 chu trình 12 giờ là tương đối phù hợp và hiệu quả trong xử lý T – N. Tuy nhiên, một chu trình bao gồm hai quá trình hiếu khí – thiếu khí xử lý đạt hiệu quả cao nhất, hiệu suất xửlý T-N là 85%.

Chế độ cấp nước thải 2 lần kết hợp với chế độ sục khí 2 quá trình thiếu– hiếu khí cho kết quả xử lý N-NH4+ và T-N cao. Trong đó, chế độ cấp nước 2 lần với tỷ lệ cấp nước giữa 2 lần là 2:1 cho hiệu quả xử lý cao nhất. Hiệu suất xử lý N-NH4+ và T-N tương ứng đạt 100% và 90%.

Theo Trương Thanh Cảnh, 2010, “Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học kết hợp lọc dòng bùn ngược”. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình tương đối thích hợp cho xử lý nước thải chăn nuôi, hiệu quả xử lý vào khoảng 97%, 80%, 94%, 90% và 85% tương ứng cho COD, BOD5, SS, N và P. Việc kết hợp 3 modul trong một quá trình xử lý tạo ra ưu điểm lớn trong việc nâng cao hiệu quả xử lý, với sự kết hợp này sẽ đơn giản hóa hệ thống xử lý, tiết kiệm vật liệu và năng lượng chi phí cho quá trình xây dựng và vận hành hệ thống.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Chất thải tại trang trại chăn nuôi lợn.

- Công tác thu gom, xử lý chất thải tại trại lợn.

- Quy trình công nghệ xử lý nước thải.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Khu vực trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn xã Hòa Mạc - Văn Bàn – Lào Cai .

- Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn xã Hòa Mạc - Văn Bàn – Lào Cai .

- Thời gian: Từ tháng 7/2018 đến tháng 11/2018.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Giới thiệu chung về trang trại

- Quá trình hình thành và phát triển của trang trại.

- Cơ cấu tổ chức.

- Tình hình sản xuất tại Trang trại heo nái ông Vũ Ngọc Toàn.

3.2.2. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Vũ Ngọc Toàn

- Quy mô chăn nuôi của trang trại.

- Tình hình sử dụng thức ăn, nước uống cho lợn tại trang trại.

- An toàn lao động và các công tác phòng dịch.

- Công tác quản lý chất thải tại trang trại.

- Đánh giá hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải đang được áp dụng tại trang trại.

3.2.3. Đánh giá chất lượng nước thải và tình hình xử lý chất thải, nước thải tại trang trại Vũ Ngọc Toàn

- Đánh giá chất lượng nước thải của trang trại chăn nuôi lợn Vũ Ngọc Toàn.

- Đánh giá chất lượng nước mặt.

- Lượng chất thải rắn được tạo ra của từng loại lợn.

- Hiện trạng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại trang trại trên địa bàn.

- Hiện trạng chất lượng môi trường do ảnh hưởng của chất thải trang trại chăn nuôi.

3.2.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho trang trại

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp kế thừa

Tham khảo các tài liệu có, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn chủ trang trại về quy mô và số lượng đàn lợn, diện tích đất đai, các mô hình chăn nuôi và phương pháp xử lý: 1 phiếu.

- Phỏng vấn các công nhân trong trang trại.

- Phỏng vấn các hộ dân xung quanh.

- Chất thải trong chăn nuôi lợn của trang trại tại trang trại.

- Khảo sát thực tế các quy trình xử lý nước thải tại trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn xã Hòa Mạc –Văn Bàn - Lào Cai.

3.3.3. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác quản lý chất thải chăn nuôi.

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, mạng internet, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố, thư viện của khoa/trường, các tạp chí khoa học, từ thông tin thu thập được từ thầy cô và bạn bè, địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài.

- Quan sát thực địa bằng mắt thường, sử dụng máy ảnh, sổ nhật ký

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel .

- Từ kết quả phân tích mẫu kết hợp với khảo sát thực tế để đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với QCVN để đưa ra những kết luận về chất lượng môi trường nước khu vực xung quanh trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn.

3.3.5. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá

Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu khảo sát được. Xử lý các số liệu và đánh giá vấn đề dựa trên các khía cạnh về môi trường và kinh tế. Từ đó đề xuất những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại trang Trại chăn nuôi lợn tạ xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai.

3.3.6. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu

- Địa điểm vị trí lấy mẫu

- Mẫu 1: Nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý.

Vị trí: Được lấy từ đường dẫn đằng sau chuồng lợn.

- Mẫu 2: Nước thải sau khi đã qua xử lý hầm biogas. Vị trí: Sau bể biogas.

- Mẫu 3: Nước thải sau khi xử lý

Vị trí: Nước được lấy từ ao sinh học tại trang trại

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải chăn nuôi được thực hiện theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải chăn nuôi được quy định tại phụ lục 3.

Các mẫu nước được lấy từ ao nuôi cá và mẫu nước thải tại trang trại để phân tích.

Các mẫu nước mặt được lấy ở độ sâu 20 cm bằng dụng cụ lấy mẫu nước mặt chuyên dụng. Các chỉ tiêu điều tra được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Viện chuyển .

Các giá trị pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO) được đo bằng máy pH/DO/Metter điện cực thủy tinh. Nhu cầu oxy hóa học (COD) được phân

tích theo phương chuẩn độ K2Cr2O7 với muối Mohn. NO3- được phân tích theo phương pháp Cataldo, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 420nm. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) được phân tích theo công thức:

BOD5 (ml) = COD.80%

Chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước được xác định bằng phương pháp trực tiếp: Lọc 100 ml mẫu nước qua giấy lọc cellulose acetate có đường kính của lỗ lọc 0,45m đã biết trước trọng lượng. Sau đó mang giấy lọc sấy khô ở 1050C cho đến khi trọng lượng giấy không đổi, lấy giấy để nguội trong bình hút ẩm, sau đó đem cân.

Tính kết quả: SS (mg/l) = (Ws – Wd) * 1000/V Trong đó:

Wd: Trọng lượng ban đầu của giấy lọc (mg).

Ws: Trọng lượng giấy lọc và mẫu trên giấy lọc sau khi sấy 1050C (mg). V: Thể tích mẫu nước đem lọc (ml).

1000: Hệ số ml đổi ra lít.

- Phương pháp bảo quản mẫu

Bảng 3.1. Phương pháp bảo quản mẫu

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp bảo quản

Dụng cụ đựng mẫu

01

pH

Giữ ở 40C

Chai thủy tinh

02

BOD

Cho H2SO4 để pH = 2

Chai thủy tinh

03

COD

Xác định tại chỗ

Chai thủy tinh

04

DO

X

Chai thủy tinh tránh ánh sáng

05

Coliform

Giữ ở 4oC

Chai polime

06

Tổng N

Cho H2SO4 để pH =< 2

Chai polime

07

Tổng P

Cho H2SO4 để pH < 2

Chai polime

08

Pb

Cho H2SO4 để pH < 2

Chai polime

09

Cd

Cho H2SO4 để pH < 2

Chai polime

10

As

Giữ ở 40C

Chai thủy tinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 52 trang tài liệu này.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về trang trại Vũ Ngọc Toàn

4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trang trại

Trang trại chăn nuôi Vũ Ngọc Toàn nằm trên địa bàn xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Được thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2013 với số vốn đầu tư lên tới 8 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung cấp giống lợn con của cái Landrace - Yorkshire với đực Pietrain - Duroc và cái Landrace - Yorkshire với đực Duroc.

Tình hình chăn nuôi trong 4 năm vừa qua tại trại Vũ Ngọc Toàn , trong năm 2014 số đầu heo nái của trang trại là 624 con, vào năm 2015 số đầu heo nái là 694 con tuy có gặp khó khăn nhưng về cơ bản trang trại vẫn đạt chỉ tiêu xuất trung bình 750 con lợn con/tháng. Năm 2016 trang trại có 685 con lợn nái và số heo con xuất chuồng trung bình 850 heo con/tháng.

Nhìn lại thủa ban đầu khi mới lập trang trại gặp không ít khó khăn, vào năm 2014 dịch bùng phát tại trang trại trong vòng 1 tháng tổn thất 200 con lợn con nhưng nhờ có kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi và được sự hỗ trợ từ công ty cổ phần chăn nuôi C.P nên trang trại đã vượt qua và vẫn đi vào hoạt động sản xuất bình thường.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của trang trại Vũ Ngọc Toàn được sắp xếp như sau: Đứng đầu là chủ trại, quản lý chung tất cả mọi công việc của trại. Dưới chủ trại là kỹ sư chăn nuôi. Kỹ sư vừa là cán bộ kỹ thuật vừa làm quản lý công nhân và bố trí công việc hàng ngày cho các công nhân trong các chuồng. Mỗi công nhân có nhiệm vụ thực hiện đúng các công việc đã được giao.

Hình 4 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại trang trại 4 1 3 Tình hình sản 1

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại trang trại

4.1.3. Tình hình sản xuất tại trang trại Vũ Ngọc Toàn

Trang trại hoạt động dựa trên nguyên tắc 5S. 5S là phương pháp quản lý (sản xuất) theo phương pháp Nhật Bản, làm cơ sở cho các hệ thống và triểt lý quản lý sản xuất như TPS, TQM và LEAN Manufacturing. Theo nghĩa gốc trong tiếng Nhật, 5S có nghĩ là: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng).

Hình 4 2 Mô hình 5S Mục đích chính của 5S là loại bỏ các lãng phí trong sản 2

Hình 4.2. Mô hình 5S

Mục đích chính của 5S là loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng.

- Quản lý chuồng trại

Cơ sở chăn nuôi lợn đã chú ý đến khâu vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ. Các loại hóa chất được sử dụng phổ biến là Han Iodil, Bencocid, BKA, cloramin, allside, gần đây là dung dịch điện hoạt hóa, dưới dạng phun sương hoặc pha loãng theo nồng độ quy định để ở hố sát trùng.

Tất cả các lối ra vào trang trại và các dãy chuồng đề có bố trí hố tiêu độc khử trùng, phun thuốc tẩy trùng các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực chăn nuôi. Trước khi vào khu vực chăn nuôi mội người đều phải qua thời gian lưu cách ly tắm và xông thuốc sát trùng. Nguồn nước cung cấp cho khu vực chăn nuôi chủ yếu là nước giếng khoan đã qua xử lý và cứ 6 tháng hoặc 1 năm đều có kiểm tra các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu môi trường

- Về bảo hộ con giống

Trang trại đã làm tốt tất cả các khâu về quản lý, tiêm phòng, vệ sinh thú y cho các loại lợn trước khi xuất chuồng. Mỗi con lợn từ trang trại xuất chuồng đều đã được chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, Ecoli,… hơn nữa phải đảm bảo 100% lợn khỏe mạnh, có đầy đủ phẩm chất giống, lý lịch rõ ràng.

4.1.4. Phương thức chăn nuôi tại trang trại

- Mô hình chăn nuôi trong trang trại

Hiện nay các cơ sở chăn nuôi lợn tại Việt Nam chủ yếu áp dụng mô hình VAC, VC và C. Các mô hình VAC, VC và C, đều được thiết kế có khu xử lý chất thải, chiếm từ 7% diện tích trở xuống và đều nằm ở một góc hoặc cuối đất, gần với khu vực chuồng trại để tiện xử lý chất thải.

Trang trại Vũ Ngọc Toàn chăn nuôi theo mô hình V - A - C (Mô hình chăn nuôi kết hợp vườn cây, ao cá).

Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai tại trang trại Vũ Ngọc Toàn

Mục Đích Sử Dụng

Diện Tích ( m² )

Nhà Ở

200

Ao

500

Vườn

20000

Chuồng Nuôi

2000

Khu Sử Lí Chất Thải

1000

Tổng Diện Tích

23700

(Nguồn: Theo số liệu điều tra tại trang trại, 2017)

Tỷ lệ cơ cấu đất đai

1.2%

4%

12%

.002%

Nhà ở

chuồng nuôi Ao

Vườn

80%

Khu xử lý chất thải

Hình 4.3. Tỷ lệ phân bố đất đai trong trang trại

4.2. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi tại trang trại Vũ Ngọc Toàn

4.2.1. Quy mô chăn nuôi của trang trại

Trại lợn Vũ Ngọc Toàn tại xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai là trang trại chăn nuôi lợn với số lượng lớn 600 con. Trang trại tổng diện tích khoảng 23.700m2. Quy mô chăn nuôi quyết định đến lượng chất chăn nuôi của trang trại. Qui mô chăn nuôi càng lớn thì lượng chất thải tạo ra càng nhiều. Quy mô chăn nuôi lợn của trang trại nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Bảng phân bố tỷ lệ chuồng nuôi

Tỷ lệ số chuồng cho trại >300 nái

Chuồng heo đực

20

Chuồng heo nái mang thai

375

Chuồng heo nái đẻ

180

Chuồng cách ly

Nhốt được 70 heo hậu bị

Số lượng lợn con sau cai sữa bán

Trung bình 1200 con/tháng

Nguồn: theo số liệu điều tra trang trại, 2018

4.2.2. Sử dụng thức ăn, nước uống cho lợn tại trang trại

Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn: Liên doanh với công ty CP và trại chăn nuôi dùng 100% thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoặc đậm đặc phối trộn cho ăn (Chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp).

Trại tuân theo hướng dẫn các nhà cung cấp thức ăn cho nái mang thai và nái chờ phối. Cho ăn sau khi phối tới khi sắp đẻ, rồi đổi loại khác. Trang trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Luôn luôn cung cấp thức ăn tốt cho nái, bảo quản thức ăn nơi khô mát… thức ăn phải còn hạn sử dụng.

Do trang chăn nuôi với quy mô lớn, với số lượng lên tới vài trăm con nên thường sử dụng loại thức ăn hỗn hợp ăn thẳng.

Nái chửa tuỳ theo trọng lượng nhỏ hay to, mỗi ngày bình thường cho ăn 1,8 - 2,5kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cần giảm dần cho đến lúc nái đẻ. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến

ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.

Bảng 4.3. Bảng giảm cám cho heo nái trước ngày đẻ dự kiến

Thời gian

Thức ăn/nái/ngày (Kg)

Trước ngày dự kiến đẻ 4 ngày

2,5

Trước ngày dự kiến đẻ 3 ngày

2

Trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày

1,5

Trước ngày dự kiến đẻ 1 ngày

1

(Nguồn: theo số liệu điều tra tại trang trại, 2018)

Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Định lượng thức ăn hàng ngày theo khả năng tiết sữa của nái và sức bú của lợn con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa. Lượng thức ăn trung bình cho nái trong thời kỳ nuôi con khoảng 4,5 – 5 kg/con mỗi ngày.

Bảng 4.4. Bảng tăng cám cho heo mẹ sau sinh

Thời gian

Thức ăn/nái/ngày (Kg)

Sau ngày đẻ 1 ngày

2

Sau ngày đẻ 2 ngày

3

Sau ngày đẻ 3 ngày

4

Sau ngày đẻ 4 ngày

5

(Nguồn: theo số liệu điều tra tại trang trại, 2018)

Khối lượng nước để uống và vệ sinh chuồng trại: trung bình khoảng 20- 30lít/ngày

Nước dùng để cung cấp cho lợn uống xử dụng nước giếng khơi. Nước trước khi cho lợn sử dụng được xử lý bằng clorin và có đi qua hệ thống lọc bằng màng nano sau đó bơm lên téc nước để lợn uống.

4.2.3. An toàn lao động và các công tác phòng dịch

Nhìn chung trang trại đã thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn trong công tác thú y và vệ sinh thú y:

- Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại

Thường xuyên thay thuốc sát trùng hố khử trùng ở cổng ra vào ít nhất một lần/ngày.

Tất cả các loại xe khi vào cổng đều phải phun thuốc sát trùng. Đối với xe chở cám, xuất heo, nhập hậu bị về trại phải phun sát trùng 2 lần và thời gian chờ là 30 phút.Đối với xe chở lợn loại phun sát trùng 2 lần và thời gian chờ là 5-7h mới được cho xe vào khu vực xuất lợn.

Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi một tuần một lần.

Phát quang bụi rậm, không để nước đọng lâu ngày trong khu vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 tháng/lần bằng thuốc sát trùng để hạn chế ruồi muỗi.

Nhân viên và khách tham quan phải thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu độc bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng.

- Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại

Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của hố sát trùng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng trước khi thực hiện các công việc khác và buổi chiều sau khi kết thúc công việc để giao ca.

Sát trùng chuồng trại vào các thời điểm: trước khi nuôi 5 ngày; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn.

Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng một lần/tuần (nếu không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh). Trong trường hợp có dịch, phun thuốc sát trùng trên lợn 2 tuần/lần bằng dung dịch thuốc sát trùng Omicide. Đổ vôi gầm 1 lần/tuần.

Rắc vôi sát trùng một lần trong ngày vào mỗi buổi sáng ở lối đi đối với chuồng đẻ(13 kg cho một chuồng). Đối với chuồng bầu rội vôi một lần một tuần vào thứ 6 hàng tuần.

Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo đảm không rò rỉ.

- Vệ sinh sát trùng các dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển

Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

Hạn chế di chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị phục vụ chăn nuôi trong trại. Trong trường hợp bắt buộc, phải khử trùng tiêu độc trước khi di chuyển.

Sát trùng nơi chứa chất thải bằng dung dịch có tính sát trùng mạnh hoặc rắc vôi bột.

Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, định kỳ 2 tuần/lần, máng ăn 1 lần/ngày để tránh thức ăn thừa, nấm mốc.

Phương tiện vận chuyển của khu chuồng nào chỉ nên giành riêng cho khu đó. Trong trường hợp phải dùng chung thì phải phun thuốc sát trùng kỹ lưỡng trước và sau khi sử dụng.

Trước và sau khi vận chuyển lợn đến khu chuồng mới, phương tiện vận chuyển phải được khử trùng.

Không vận chuyển lợn, thức ăn hay vật dụng khác cùng chung một xe.

4.2.4. Công tác quản lý chất thải tại trang trại

Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi.

Bảng 4.5. Số liệu kết quả theo dõi lượng phân lợn

Các nhóm nái

Khẩu phần ăn trên ngày (kg/ngày)

Trung bình lượng phân thu được (nái/ngày/kg)

Nhóm nái chờ phối

3,0

1,29

Nhóm nái chửa kỳ I

1,8

0,774

Nhóm nái chửa kỳ II

2,2

0,946

Nhóm nái nuôi con

5,0

2,15

TB 3 nhóm nái

3

1,29

(Nguồn: theo số liệu điều tra tại trang trại, 2018)

Quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc chết hàng ngày. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy trang trại chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Trang trại có khu tập trung chất thải ở cuối trang trại (có mái che, tường bao). Chất thải rắn được thu gom và đóng vào bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Tuần 1 hoặc tuần 2 lần, các chất thải chăn nuôi dạng rắn này được vận chuyển bằng xe công nông hoặc xe tải đến địa chỉ cần tiêu thụ. Phần lớn các bao tải này được tái sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh tiêu độc nên nguy cơ gây ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh từ cơ sở này sang cơ sở khác là cao.

Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép quy định tại QCVN 62- MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

Bảng 4.6. Lượng CTR của lợn trang trại phân theo lứa tuổi

Loại lợn theo lứa tuổi

Số lượng

(con)

Lượng CTR TB

(kg/con/ngày)

Lợn con

1230

0,2

Lợn nái

610

1,29

Lợn hậu bị

50

1,16

Lợn đực giống

20

1,07

(Nguồn: số liệu điều tra tại trang trại, 2018)

4.2.5. Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại trang trại

Hiện nay trang trại ông Vũ Ngọc Toàn đang áp dụng hệ thống xử lý ao – chuồng. Hệ thống AC: chất thải rắn được xử lý chiếm 82,6%, còn lại 17,4%

được sử dụng làm thức ăn cho cá, lượng chất thải lỏng có xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ (12,7%), không xử lý chiếm 87,3%, được thải ra môi trường qua hệ thống mương dẫn.

Bảng 4.7. Thành phần hóa học của nước tiểu heo từ 70 – 100kg

Đặc tính

Đơn vịtính

Giá trị

Vật chất khô

gram/kg

30,9 - 35,9

NH4 - N

gram/kg

0,13 - 0,40

Nt

gram/kg

4,90 - 6,63

Tro

gram/kg

8,5 - 16,3

Urê

M mol/l

123 - 196

Carbonates

gram/kg

0,11 - 0,19

pH

6,77 - 8,19

Nguồn: Trương Thanh Cảnh và CTV ( 1997- 1998). Trích Nguyễn Hà Mỹ (2002)

Nước tiểu của heo có thành phần chủ yếu là nước (chiếm 90% khối lượng nước tiểu) ngoài ra còn có hàm lượng Nitơ và urê khá cao có thể dùng để bổ sung đạm cho đất và cây trồng. Theo Trương Thanh Cảnh và CTV (1997 – 1998) thành phần hóa học của nước tiểu heo như bảng 4.7.

Trang trại ông Vũ Ngọc Toàn chăn nuôi với quy mô lớn làm phát sinh một khối lượng nước thải lớn bao gồm: Nước rửa chuồng trại, nước tiểu, nước để tắm cho gia súc… Nước thải chăn nuôi lợn tại các trang trại chủ yếu được xử lý bằng hầm phân hủy yếm khí (hầm biogas). Khí gas được tận thu làm nguồn chất đốt. Lượng chất thải qua bể hàng ngày trở thành quá lớn nên chỉ xử lý được một phần nhỏ hàm lượng các chất ô nhiễm trong chất thải chăn nuôi. Qua quan sát và phỏng vấn, lượng nước thải được đưa vào bể lắng sau đó nước thải được đưa vào bể biogas để xử lý rồi xả vào ao nuôi cá, 1 phần thải trực tiếp ra sông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022