Phương Pháp Đánh Giá Tình Hình Chăn Nuôi Tại Trại


nhập vào màng não, khớp xương và các mô khác (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thi Mỹ Lệ, 2012) [13].

Lợn con bị viêm khớp có triệu chứng: Đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [30].

Trương Quang Khải và cs. (2012) [14] xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của 25 chủng vi khuẩn S.suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang cho kết quả các chủng vi khuẩn mẫn cảm cao với ceftiofur (90,2%), florfenicol (88,0%), amoxillin (88,0%) …

2.3. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài

2.3.1. Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs., (2002) [15] thì: Bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [3], cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs., (2002) [10], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng


các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGFhoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, (2003) [6], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [22], kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8.

Theo Trần Ngọc Bích và cs., (2016) [2], khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13 %.

Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [11], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxin 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.

Khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột và lợn vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được có độc lực cao đối với chuột bạch và lợn, đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở lợn. Tác giả đã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chế auto vắc xin phòng bệnh


đường hô hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác, còn cho biết vi khuẩn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh rifampicin, ceftazidin, ciprofloxacin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc bệnh đường hô hấp.

Khi giám định một số đặc tính sinh vật học của Actinobacillus pleuropneumoniae cũng khẳng định vi khuẩn bắt màu gram âm, gây dung huyết mạnh, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, không sinh Indol, phản ứng catalase, oxidase cho kết quả thất thường, phản ứng Urease dương tính, lên men các loại đường maltose, mannitol, mannose, xylose, lên men thất thường các loại đường galactose, lactose, không lên men các loại đường: Glucose, arabinose, sorbitol.

Để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột như: Trimazon, berberin có hiệu quả điều trị 75 - 80%. Chúng ta cần luôn phối hợp các chế phẩm sinh học Biosubtyl sẽ tăng hiệu quả điều trị và bổ sung điện giải, tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 80 - 95% con vật mau hồi phục, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng con giống.

Theo Trần Ngọc Bích và cs, (2016) [2] khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 con lợn nái sau khi sinh đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục chiếm tỉ lệ 74,43 %.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Bên cạnh đó vấn đề chăm sóc, nuôi nhốt cũng là yếu tố cần quan tâm.

Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Cần tránh nuôi lợn hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu của Paul Hughes và James Tilton (1996)


[27] cho thấy, việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị. Nếu lợn hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn lợn hậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống.


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH


3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian: Từ ngày 17/05/2019 đến ngày 14/11/2019.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại trong 2 năm 2018, tháng 11/2019.

- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dòi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dòi

- Thống kê số lượng lợn trong năm 2018 và tới tháng 11/2019.

- Thống kê số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Kết quả thực hiện các thao tác kỹ thuật.

- Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại.

- Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại.

3.4.2. Phương pháp theo dòi

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dòi của bản thân.

3.4.2.2. Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại

Lợn nái được nuôi dưỡng chăm sóc dựa theo các quy định của trại.


Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái có chửa



Loại lợn

Loại thức ăn

Tiêu chuẩn thức ăn Kg/con/ngày

Từ 1-4

tuần

Từ 5-

12 tuần

Từ 13

tuần

Từ

15 tuần

Nái hậu bị mang thai

07

2,2

1,6

2,2

2,2 - 3,85

Nái mang thai

07

2,2

1,6

2,5

2,5 - 3,85

Nái cai sữa

07

3,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - 5

(Nguồn: Theo chế độ ăn của trại)

Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh khối lượng và loại thức ăn tùy theo thể trạng lợn.

Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố nấm mốc và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng phải ổn định liên tục.

Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.

Bảng 3.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ



Trước/sau ngày đẻ

Đối với nái đẻ

Đối với nái hậu bị

Khẩu phần (Kg)

Khẩu phần (Kg)

Sáng

Chiều

Tổng

Sáng

Chiều

Tổng

Trước đẻ 4 ngày

1,5

1,5

3,0

1,2

1,0

2,2

Trước đẻ 3 ngày

1,5

1,0

2,5

1,0

1,0

2,0

Trước đẻ 2 ngày

1,0

1,0

2,0

1,0

0,7

1,7

Trước đẻ 1 ngày

1,0

0,5

1,5

1,0

0,5

1,5

Ngày đẻ

0,5

0,5

1,0

0,5

0,5

1,0

Sau đẻ 1 ngày

0,5

0,5

1,0

0,5

0,5

1,0

Sau đẻ 2 ngày

1

1

2,0

1

1

2,0

Sau đẻ 3 ngày

1,5

1,5

3,0

1,5

1,5

3,0

Sau đẻ 4 ngày

2

2

4,0

2

2

4,0

Sau đẻ 5 ngày

2,5

2,5

5,0

2,5

2,5

5,0

(Nguồn: Theo chế độ ăn của trại)


Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái, lợn con. Chúng em tiến hành theo dòi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...), tình trạng sức khỏe lợn con, khả năng vận động,..

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và công thức tính toán.

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.


Số con mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Số con theo dòi

x 100



- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

Số con được điều trị khỏi bệnh (con) Số lợn được điều trị (con)


x 100


Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Qua thời gian thực tập 6 tháng để đánh giá được tình hình chăn nuôi lợn của trại em đã thống kê thông qua sổ sách kết quả chăn nuôi năm 2018 và đầu năm 2019 kết hợp với số liệu lợn em trực tiếp chăm sóc từ tháng 5 đến tháng 11/2019 kết quả được thực hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2018 tới tháng 11/2019


STT

Loại lợn

Số lượng (con)

2018

T5/2019

T11/2019

1

Lợn đực giống

24

26

28

2

Lợn nái hậu bị

100

100

100

3

Lợn nái sinh sản

1150

1140

1250

4

Lợn con

30.870

23.420

30.840


Bảng 4.1 cho thấy, giai đoạn 2018 - T5/2019 số lượng lợn nái sinh sản giảm do kế hoạch của trại.

Giai đoạn T5 - T11/2019 số lượng lợn nái sinh sản và lợn đực giống tăng do trại có kế hoạch tăng đàn trở lại.

Tại trại, từng con lợn nái được theo dòi tỉ mỉ, các số liệu liên quan như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

Do giá lợn đã được bình ổn nên trại bắt đầu tăng đàn trở lại. Tăng số đầu lợn nái để phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt khác, với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại do đó mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại hầu như không xảy ra.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022