+ Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C và chết ở 52 oC trong 10 phút. Nguồn bệnh tồn tại rất lâu trong đất, cỏ dại, tàn dư cây trồng và lan truyền qua hạt giống, dụng cụ lao động.
- Biện pháp phòng trừ
+ Luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước.
+ Xử lý hạt giống trong nước nóng 52 oC trong 15 phút.
+ Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh.
+ Cày, phơi đất, bón vôi cho đất trước khi trồng.
+ Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh.
+ Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm tổn thương cho cây.
+ Khi trên ruộng xuất hiện cây bị bệnh phải tiến hành phun sớm, luân phiên những loại thuốc sau: Diệt khuẩn 8SL/Evanton(pha 8ml/bình 16 lít), Olicide 9SL (pha 50ml/10 lít nước), Bio.Bacteria 0.5SL/Elcarin(pha 16ml/bình 16 lít). Phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
Có thể bạn quan tâm!
- Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 1
- Cây rau Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 2
- Bệnh Cháy Lá Vi Khuẩn Xanthomonas Campestris Biện Pháp Phòng Trừ:
- Thối Nhũn Erwinia Carotovora Nguyên Nhân, Điều Kiện Phát Sinh, Phát Triển Bệnh:
- Bảng Bón Phân Cho Cải Xanh, Cải Ngọt
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
* Bệnh lở cổ rễ
Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Triệu chứng
– Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi trồng.
– Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ chỗ gần mặt đất tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm, đôi khi thấy hạch nấm màu nâu đen.
Phát sinh gây hại
– Nấm phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp 23 – 26oC.
– Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như rau, đậu, cà, ớt, bầu bí, khoai
tây…
– Nấm bệnh lưu tồn trong tàn dư cây bị bệnh và trong đất dưới dạng hạch
nấm và sợi nấm; hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm gây bệnh cây trồng. Bệnh lan truyền qua nước, đất trồng, cây giống.
Biện pháp phòng trừ
– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
– Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh.
ươm.
– Chọn nơi đất tốt, cao ráo, sử dụng phân chuồng hoai mục để làm vườn
– Cày ải phơi đất, khử trùng đất bằng vôi bột (100kg/1.000 m2), bón phân
hữu cơ hoai mục trước khi trồng.
– Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt. Trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển.
– Khi bệnh chớm xuất hiện, phun thuốc hoặc tưới gốc bằng một trong những loại thuốc sau: Olicide 9SL (pha 30ml/10 lít nước), Amitagold 400SC/Asmiltatop Super(pha 20ml/bình 16 lít nước), Alvin.Bio 5SC/Mekongvil (pha 40ml/bình 16 lít nước), Kasugacin 3SL (pha 30-40ml/bình 16 lít). Phun hoặc tưới 7 – 10 ngày/lần.
* Bệnh héo vàng
Tác nhân: Do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Triệu chứng
– Bệnh thường gây hại từ khi cây bắt đầu có hoa trở đi.
– Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ những lá dưới gốc đi dần lên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết.
– Gốc và rễ cây bệnh có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây hóa nâu. Phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ.
– Khi cây chết lá vàng và khô vẫn còn dính trên cây. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.
Phát sinh gây hại
– Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong mùa mưa trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, khoai tây, đậu, bầu bí, gừng…
– Nấm phát triển mạnh ở thời tiết nóng ấm nhiệt độ khoảng 25-30oC, ẩm độ cao.
– Bào tử nấm lưu tồn trong đất, lây lan qua nước, đất do động vật hoặc con người trong quá trình canh tác. Bệnh thường hại nặng ở những ruộng đã bị nhiễm bệnh vụ trước.
Biện pháp phòng trừ
– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
– Trồng giống sạch bệnh.
– Thường xuyên kiểm tra, nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý đất bằng vôi, hạn chế tưới nước để tránh lây lan.
– Luân canh với cây trồng khác họ.
– Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa.
– Bón phân cân đối và hợp lý. Tăng cường bón phân hữu cơ.
– Tránh gây tổn thương rễ trong quá trình chăm sóc.
– Phun thuốc lên cây và tưới kỹ vào phần gốc để ngừa khi bệnh mới xuất hiện: Prota 750 WG (pha 15g/16 lít nước), Kempo 790SC (pha 32ml/16 lít nước), Diệt khuẩn 40SL/Evanton (pha 16ml/16 lít nước). Phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày/lần.
* Bệnh thán thư
Tác nhân: Do nấm Colletotrichum Phomoides gây ra. Triệu chứng
– Trên lá: Vết bệnh là những đốm hình tròn, màu nâu đậm, xung quanh có viền nâu nhạt và những vòng tròn đồng tâm màu nâu đen.
– Trên thân: Vết cháy màu nâu.
– Trên quả: Bệnh thường gây hại giai đoạn trái già đến chín. Vết bệnh tròn, nhỏ, hơi ướt và lõm, điều kiện ẩm ướt vết bệnh lan rộng nhanh làm thối cả quả. Phát sinh gây hại
– Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng cà chua, khoai tây, ớt, bầu bí…
– Các quả nằm khuất trong tán cây thường bị bệnh nặng hơn.
– Bệnh phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, hoặc ruộng tưới nhiều nước.
– Bào tử nấm lưu tồn trên tàn dư cây bị bệnh, hạt giống, lây lan qua nước, gió, côn trùng, dụng cụ cắt tỉa…
– Bào tử nấm có sức sống cao, có khả năng chịu đựng khô hạn.
Biện pháp phòng trừ
– Thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh.
– Chọn giống ít nhiễm bệnh hoặc điều khiển cây tránh cho trái vào thời điểm mưa nhiều.
– Trồng thưa và làm giàn chống đỡ tạo sự thông thoáng cho vườn cây.
– Khi bệnh chớm xuất hiện phải ngắt bỏ những trái bị bệnh và sử dụng luân phiên những loại thuốc sau để phòng trị sớm: Kempo 790SC (pha 35ml/bình 16 lít nước), Ky.Bul 72WP/Niko (pha 36 – 48g/bình 16 lít nước), Diệt khuẩn 8SL/Evanton(pha 8ml/bình 16 lít).
* Bệnh xoăn lá
Tác nhân: Bệnh do virus gây ra. Triệu chứng
- Cây sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt. Lá, hoa có khuynh hướng nhỏ lại về kích thước, số lượng hoa và chùm hoa giảm, trái nhỏ và chất lượng kém.
Phát sinh gây hại
– Trên cây cà chua có nhiều loại virus gây hại như CMV, TMV, CTV,…Các virus này đều gây ra các triệu chứng bệnh tương đối giống nhau như lá vàng loang lổ, xoăn lại, cây nhỏ….
– Virus xoăn lá lây nhiễm vào cây khoẻ qua môi giới là côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm…Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.
Biện pháp phòng trừ
– Sử dụng giống kháng bệnh
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các cây có triệu chứng bị bệnh, nhổ bỏ và đem ra khỏi ruộng để tiêu hủy. Có thể sử dụng Diệt khuẩn 8SL/Evanton(pha 8ml/bình 16 lít).
– Định kỳ phun phòng trừ nhóm côn trùng chích hút Phenodan 20WP (pha 6g/16 lít nước), Lotoshine 400WP (pha 4g/16 lít nước), Diafen 50WP/Kyodo(pha 20g/16 lít nước), Smash 45EC (pha 32 ml/16 lít nước). Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối.
* Bệnh sương mai
Tác nhân: Do nấm Phytopthora infestans gây ra. Triệu chứng
– Trên lá: Vết bệnh đầu tiên ở mép lá, có màu xanh tái như úng nước, sau đó lan dần vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần còn lại của phiến lá. Ở mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp mốc trắng như sương, bệnh nặng làm lá thối nhũn, thời tiết khô vết bệnh khô dòn dễ vỡ.
– Trên thân: Vết bệnh màu nâu thẫm, hơi lõm, lan rộng bao quanh thân. Phía trên chỗ bị bệnh, lá héo dần; cành, thân bị bệnh dễ bị gãy gục làm tán cây xơ xác.
– Trên quả: Bệnh thường xuất hiện ở phía đuôi quả, đốm bệnh màu xanh xám đến nâu sẫm, hơi lõm, cứng và nhăn nheo, bên trong quả bị thối nhũn. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng, bệnh nặng quả không phát triển được, sau đó bị rụng. Phát sinh gây hại
– Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ, trời âm u có sương mù, ở các vùng đất trũng thấp, ít thoát nước, bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm.
– Bệnh gây hại nặng trong vụ Đông Xuân trên cây cà chua, khoai tây và nhiều cây trồng khác.
Biện pháp phòng trừ
– Trồng giống kháng bệnh.
– Luân canh với cây trồng khác, không luân canh với khoai tây.
– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
– Vườn ươm phải chọn nơi đất cao ráo, sạch sẽ. Ruộng trồng phải lên luống cao, đánh rãnh rộng để dễ thoát nước.
– Bón vôi, phân hữu cơ trước khi gieo trồng. Bón thúc cân đối lượng phân
NPK.
– Không trồng cà chua gần ruộng khoai tây.
– Khi bệnh chớm xuất hiện hoặc thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển
(lạnh kèm theo mưa phùn hoặc sương giá) nên phun thuốc phòng bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Olicide 9SL (pha 30ml/10 lít nước), Kempo 790SC (pha 35ml/bình 16 lít nước).
3. Đặc điểm chung và một số kết quả nghiên cứu ghép cây họ cà
3.1 Đặc điểm chung
Họ Cà hay còn được gọi là họ Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanaceae) là một họ thực vật có hoa, nhiều loài trong số này ăn được, trong khi nhiều loài khác là các cây có chứa chất độc (một số loài lại có cả các phần ăn được lẫn các phần chứa độc). Hoa của chúng có dạng hình nón hay phễu với 5 cánh hoa, thông thường là hòa lẫn. Lá mọc so le, thường có lông hoặc bề mặt hơi dính. Các loài trong họ này sinh ra quả hoặc là quả mọng (cà chua) hay quả nang dễ nứt như trong trường hợp của chi Datura. Hạt thường là tròn và bẹt, đường kính 2–4 mm. Các nhị hoa là bội số của 4 (thường là 4 hoặc 8). Các bầu nhụy ở phía dưới.
3.2 Một số kết quả nghiên cứu ghép cây họ cà
Đối với rau Solanaceae, cây giống ghép được sử dụng để ngăn ngừa bệnh héo vi khuẩn và bệnh héo Fusarium spp. (Lee et al., 2010). Lê Trường Sinh (2006) đã nghiên cứu về một số loại gốc ghép lên sự sinh trưởng và phát triển của cà chua tại Vĩnh Long. Theo Matsuzoe et al. (1993), Rivero etal. (2003) và AVRDC, (2003) thì cây cà chua được ghép trên gốc cà tím có cường độ quang hợp tăng cao hơn. Hiệu quả canh tác cà chua ghép trái vụ tại Hậu Giang (Trần Thị Ba và Phạm Thanh Long, 2010). Khảo sát sơ khởi 10 loại gốc ghép ớt đến năng suất ớt hiểm lai 207 (Võ Thị Bích Thủy và ctv).
Kiểm tra
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua, ớt như thế nào?
Câu 2: Yêu cầu ngoại cảnh của những cây họ cà đã học?
CHƯƠNG 6
HỌ THẬP TỰ (CÂY CẢI BẮP, CÂY CẢI CỦ, CẢI XANH, CẢI NGỌT)
Giới thiệu:
Kỹ thuật trồng, nguồn gốc, các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cải bắp, cải củ, cải xanh, cải ngọt. Đặc điểm thực vật lá, thân, rễ,…
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm và nguồn gốc của cây họ thập tự
- Kỹ năng: Có kỹ năng trồng một số cây họ thập tự phổ biến
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Vận dụng kỹ thuật trồng vào thực tế
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ
* Nội dung Bài:
1. Cải bắp
1.1 Nguồn gốc
Cải bắp tiến hóa từ loài cây hoang dại không cuộn bắp ở dọc bờ biển phía Đông nước Anh và phía Tây Châu Âu. Vào thế kỷ thứ 16, cải bắp trở thành rau canh tác ở Châu Âu và dần dần phổ biến khắp trên thế giới.
1.2 Đặc điểm thực vật
a. Rễ:bộ rễ phát triển ở tầng đất mặt sâu đến 30cm. Rễ phát triển theo hướng ngang, bán kính có thể đạt 60-70 cm, do đó cải bắp yêu cầu ẩm độ cao và khả năng chịu hạn kém.
b. Thân: gồm thân ngoài và thân trong. Thân ngoài mang những lá xòe không cuộn thành bắp. Trên thân lá sắp xếp theo hình xoắn ốc. Giống sớm có thân ngoài ngắn hơn giống muộn. Kích thước thân ngoài liên quan đến khả năng đổ ngã và thu hoạch bằng cơ giới. Thân trong mang các lá cuộn thành bắp. Chiều dài của thân trong có liên quan đến độ chặt bắp, thân trong càng ngắn lá cuộn càng dầy, bắp càng chặt.
c. Lá: lá ngoài là lá xanh chủ yếu làm nhiệm vụ quang hợp, lá trong do không tiếp nhận ánh sáng nên có màu trắng ngà, có nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng và là phần sử dụng để ăn.
d. Hoa, trái, hạt: phát hoa phát triển từ thân trong hay nách lá. Hoa nhỏ màu vàng, có 4 cạnh xếp thành hình chữ thập. Hoa nở vào buổi sáng, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Trái thuộc loại tự khai do đó nên thu hoạch giống lúc trái hơi vàng. Hạt cải nhỏ, màu nâu, không có nội phôi nhũ.
Cây con cải bắp phát triển chậm, hệ thống rễ hoạt động yếu và hút chất dinh dưỡng kém. Đến khi cải bắp trải lá, sự tăng trưởng chậm của cây được chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh của tán lá và rễ cây, lúc này cây tăng nhanh về số lá và kích thước tán, tạo cơ sở vật chất để cuốn bắp. Tán cây đạt kích thước tối đa sau khi cải vào cuốn được 1-2 tuần.
Sự hình thành bắp được kiểm soát bởi chồi ngọn, mức cân bằng của các chất kích thích sinh trưởng và tỉ lệ C/N. Sự cuốn bắp bắt đầu từ sự mọc lá bên trong, sau đó các lá tạo bắp tăng kích thước và tích lũy vật chất, vì vậy trọng lượng bắp tùy thuộc vào số lá trong và độ xếp chặt của các lá. Điều kiện nhiệt độ hơi lạnh và khô giúp cải bắp vào cuốn nhanh và cuốn chặt. Trong thời gian cuộn bắp cây đòi hỏi nhiều nước và chất dinh dưỡng.
* Yêu cầu ngoại cảnh
Cải bắp tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 15-18oC. Tuy nhiên, các giống cải bắp trồng trong vùng nóng có thể tăng trưởng và cuộn bắp trong điều kiện nhiệt độ 25-30oC. Các giống khác nhau có mức chịu nóng khác nhau. Giống chịu nóng bị mất nước vào buổi trưa nóng nhưng có khả năng tái lập lại bình thường vào buổi chiều, nhờ đó giống chịu nóng có khả năng quang hợp ban ngày nhiều hơn giống không chịu nóng. Ngoài ra giống chịu nóng có tế khổng luôn mở rộng.
Cải bắp là cây ngày dài nên ngày dài thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển và tích lũy năng suất, vì vậy giống ôn đới trồng trong điều kiện ngày ngắn cho bắp nhỏ. Cải bắp chịu nóng có thể cuốn bắp trong điều kiện ngày ngắn, nhưng trổ hoa kết trái trong điều kiện ngày dài.
Cải bắp yêu cầu ẩm độ cao. Nếu đất không đủ nước, cây kéo dài thời gian tăng trưởng, cuộn bắp chậm, bắp nhỏ, nhiều xơ, ăn có vị đắng.
1.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc Thời vụ: có 2 vụ chính:
Vụ Đông xuân:
- Gieo sớm: vào tháng 10, trồng tháng 11, thu hoạch tháng 1 dl. Cải trồng chủ yếu trên đất có cơ cấu nhẹ, thoát nước tốt và không ngập úng khi nước sông dâng cao. Vụ này ít tốn công tưới nước, ít sâu, giá bán cao nhưng năng suất thấp.
- Gieo chính vụ tháng 11, trồng tháng 12, thu hoạch tháng 2 dl. Đầu vụ trời còn mưa phải làm giàn che cây con và đánh luống thoát nước để tránh ngập úng. Trồng cây ra ruộng trời khô ráo dễ sửa soạn đất, cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh.
- Gieo muộn vào tháng 12-1, trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 3-4 dl. Phần lớn cải được trồng sau vụ lúa trên đất ruộng. Trời không mưa, nhiệt độ cao nên lượng nước cung cấp cho cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.
Vụ Hè thu:
Gieo tháng 4, trồng tháng 5, thu hoạch tháng 7 dl. Cải trồng chủ yếu trên đất ruộng cao không trồng lúa hè thu được. Vụ này có mưa nên giảm nhẹ công tưới, nhưng sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn.
b. Sản xuất cây con:
Lượng hạt giống cần để cung cấp đủ cây con cho 1ha đất trồng là 0,5kg.
Gieo hạt trong bầu đất có khả năng tiết kiệm ½ lượng hạt giống.
c. Cách trồng:
Trên đất nhiều sét cần lên líp cao 20-40 cm, nếu trồng hàng đơn líp rộng 60-80cm; nếu trồng hàng đôi líp rộng 1-1,2 m, khoảng cách cây/hàng 50-60 cm. Tùy giống, mùa vụ và độ phì nhiêu của đất mà bố trí mật độ trồng từ 17.000-
25.000 cây/ha cho thích hợp.
d. Chăm sóc
Bón phân:
Cải bắp hấp thu nhiều N, tuy nhiên bón N đơn độc trong suốt thời gian sinh trưởng chỉ tăng năng suất 31%. Chất P giúp tăng khả năng hút N của cây làm bắp cuộn sớm, tăng phẩm chất và trọng lượng bắp, do đó chất P cần nhiều nhất trong thời kỳ tạo bắp, nhưng bón P đơn độc trong suốt thời gian tăng trưởng, năng suất chỉ tăng 22%. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp vận dụng ánh sáng có lợi hơn. Thiếu K phẩm chất bắp kém, nhưng thừa K sẽ gây nứt bắp. Nhu vậy, phân bón không chỉ làm tăng năng suất mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất, thời gian giữ bắp sau khi thu hoạch và khả năng chống chịu của cây.
Công thức và lượng phân bón cho cải bắp ở vùng đồng bằng: Phân chuồng: 10-20 tấn/ha hoặc phân tôm 1-2 tấn/ha
Phân N: 150-250 kg N hoặc 326-540 kg Urê/ha
Phân lân: 80-120 kg P2O5 hoặc 500-800 kg super lân/ha Phân kali: 60-100 kg K2O hoặc 100-160 kg KCl/ha.
Làm cỏ, xới gốc: suốt thời gian sinh trưởng làm cỏ 2 lần, kết hợp với bón phân thúc, xới gốc, phá váng và đánh bỏ lá già để chân cải được thoáng, sâu bệnh không ẩn nấp.
Tưới nước: vụ ĐX và XH nếu tưới thùng có thể tưới 2-3 lần trong ngày, tưới phun máy mỗi ngày 1 lần. Nếu tưới thấm, nước được dẫn từ sông vào rãnh giữa các líp cải giúp tưới thấm một phần; khi cải còn nhỏ rễ ăn nông, tát nước lên líp để tưới.
Phòng trừ sâu bệnh: một số loại sâu quan trọng như sâu tơ, sâu nhiếu đọt, sâu ăn tạp, sâu xanh da láng; bệnh thối nhũn, tiêm cùi, bệnh cháy lá vi khuẩn (bệnh bã trầu), bệnh da lợn hay thối khô, cháy lá…