Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 3


Gấp gấp vó ngựa lên đường Người về lũng xa chống hạn Người lên biên giới mua lương.

(Huyện ủy miền núi).

Ông nhiệt tình ca ngợi sức sống mới đang đâm chồi nảy lộc trong phong trào nông thôn hợp tác hóa:

Anh trỏ: Đây ruộng mình hợp tác Lúa tươi vàng như dáng như mây Tôi nói lúa làm chung phải khác Hạt mẩy bông dài cây sát cây Mặt trời chiếu má đỏ hây hây Gió thổi hương đồng sực nức

Đi thăm lúa như cờ bay trước ngực Xắn tay lên ta gặt mùa đầu.

(Thăm lúa)


“Khi viết về con người mới, cuộc sống mới, nhà thơ tỏ ra có nhiều suy nghĩ. Cái mới mà tác giả ca ngợi, khẳng định đã có sức thuyết phục. Bao hợp tác xã có được những dòng suối thóc lấp lánh” là vì đã trải qua bao đêm “Chong đèn giải quyết việc vào ra” và bao ngày “cày vỡ vai trâu tát thủng gầu” (Gửi Thái Thụy). Bao đồng chí chủ nhiệm đã kiên trì vật lộn với nhiều khó khăn để cùng xã viên “Xốc cả phong trào vững tiến lên” (Anh chủ nhiệm). Tác giả đã giải thích (bằng thơ) rằng cái mới ngày nay vốn có quan hệ với truyền thống đấu tranh sản xuất [38,tr.69]. Nhưng con người trong phong trào hợp tác hóa ấy chính là những con người nông dân tập thể. Con người


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

nông dân ngày nay chính là hiện thân của Tài Ngào, một nhân vật thần thoại tiêu biểu cho truyền thống lao động vì nhân dân:

Có sức nào bằng sức người hợp tác Có thác gì bằng ngọn thác cần lao? Cảm ơn ông hỡi ông Tài Ngào!

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 3

Ông có một trái tim nóng hổi Ông đem sức đào khe đục núi Mà không vì lợi lộc riêng tây.

(Nói chuyện với ông Tài Ngào).

Viết về đời sống nông thôn, về lao động nông nghiệp, Hoàng Trung Thông không chỉ ca ngợi cuộc sống đang lên với những niềm vui phơi phới, ca ngợi những con người lao động mới, con người nông dân tập thể mà ông còn chú ý đến những nỗi gian khổ, nhọc nhằn. Lớn lên trong thực tế chiến đấu và xây dựng của dân tộc, lại sẵn có niềm vui trong lòng, Hoàng Trung Thông có cách nhìn, cách cảm đúng đắn trước cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ, mà cũng thấy được sức ta, thế ta, lòng ta lạc quan phấn chấn:

Ôi cái đất này vất vả sao

Đồng chua nước mặn thấp liền cao Vùng kế bên hạn muôn tay chống Cày vỡ vai trâu tát thủng gầu.

Hay:

Có đêm nằm nghĩ cảnh gieo neo Vợ yếu con đông chưa hết nghèo. Nhưng rồi thấy rõ đường đi tới Nước nổi lo chi bèo chẳng nổi.


Lại lao vào việc lòng say sưa

Hết sớm thôi chiều, nắng lại mưa.

(Anh chủ nhiệm)

Không phải chỉ Hoàng Trung Thông mới có cảm hứng về đời sống nông nghiệp. Nhiều nhà thơ khác cũng có cảm hứng này. Trần Hữu Thung cũng có những câu thơ gắn với đồng ruộng, với chuyện được mất của mùa màng:

Gió mưa chi rứa Trời hỡi là trời

Lúa ba tháng xểnh mất rồi Miếng ăn toan đổ vô nồi trật đi.

Trần Hữu Thung cũng là cây bút “nhập cuộc” ( có cách nói trực tiếp của người trong cuộc) nên đã nói được những lời gan ruột của bà con trong một lối phô diễn tự nhiên. Phải chăng Hoàng Trung Thông và Trần Hữu Thung đã gặp nhau ở điểm này. Tuy vậy, giữa hai tác giả này vẫn mỗi người, mỗi vẻ. Trần Hữu Thung có những câu thơ gắn bó với đồng ruộng nhưng nặng về tuyên truyền cách mạng. Còn “Hoàng Trung Thông viết về đất đai đồng ruộng với bao tình nghĩa chan hoà với đất, gửi vào đất những yêu thương hy vọng” [61,tr.292]. Có lẽ vì thế mà viết về đời sống nông nghiệp đã trở thành một nguồn cảm hứng trong thơ ông. có lẽ cũng vì thế mà Hoàng Trung Thông viết những câu thơ về đất thường sâu sắc hơn những câu thơ viết về trời.

Trong cảm hứng viết về đời sống nông nghiệp còn “một mảng thơ đáng chú ý khác ở Hoàng Trung Thông là thơ viết về những đổi thay và nhịp sống lao động xây dựng ở miền núi” [61,tr.296]. Nhà thơ thường sáng tác ngay


trong mỗi chuyến đi và “Mỗi đoạn đường rung một tứ thơ”. Trong mảng thơ này nét tươi tắn nhất là khi miêu tả thiên nhiên. “Yêu đời và nhạy cảm, anh dễ dàng nhập vào được với không khí và con người nơi anh đến, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng tránh được hời hợt, chông chênh. Ở đây nhiều bài già dặn cổ kính mang âm hưởng của đường thi. Tả nhưng rất gợi. Nhà thơ toả tâm hồn mình vào cảnh vật. Chi tiết không nhiều nhưng đắt và say. Gửi Việt Bắc, Trên hồ Ba Bể, Huyện uỷ miền núi, Thác Bản Dốc, Tiếng đàn, Đêm văn chải, Xoè, Lũng cú, Chợ Pakha… ” [61,tr.297].

Chợ là nơi trao đổi, buôn bán hàng hoá, là bộ mặt kinh tế của một vùng, miền. Viết về những đổi thay và nhịp sống lao động dựng xây ở miền núi không gì hơn bằng viết về những đổi thay ở chợ. Đây là cảnh chợ huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng:

Chợ Cô - sầu Chẳng có ai sầu

Khăn thêu thổ cẩm, vải khoe mầu. Người đi trẩy hội hay đi chợ

Anh đợi em hoài em ở đâu?

Bài thơ kết cấu trùng trùng điệp điệp gồm 4 đoạn. Đoạn hai, đoạn ba là cảnh vui tươi náo nức của cuộc sống miền núi đã có sự thay đổi da thịt:

Chợ Cô - sầu Chẳng có ai sầu

Gà vịt nhiều hơn khoai với nâu. Nón tre, túi vải người như nước Anh đợi lâu rồi em đứng đâu?.


Chợ Cô - sầu Lất phất mưa bay

Vai em vàng thắm gánh cam đầy Đèo cao lũng thấp đường xa nhỉ Xa mặc đường xa cứ tới đây.

Đoạn cuối kết thúc bài thơ, “ Đoạn bốn buâng khuâng tình tứ: Chợ Cô - sầu

Lất phất mưa bay


Đừng sợ đường trơn anh dắt tay Áo chàm ai nhuộm mà xanh thế

Không rượu nhưng lòng vẫn cứ say.


Cảnh gợi tình và tình thấm vào cảnh. Lời dừng mà ý còn ngân vang”. [61,tr.297]. Còn đây lại là một buổi họp chợ khác, chợ Pa Kha. Chợ họp sơ tán giấu trong một rừng cây. Cảnh họp chợ diễn ra ồn ã đầy tiếng nói tiếng cười, hàng hóa với những sắc màu rộn rã tươi vui. Tiếng kèn hoà quyện quyến luyến, lời mời uống rượu… vui tươi lôi cuốn:

Trăm loại hàng bày ra Trăm sắc màu giữa chợ,

Cô gái Mèo xúng xính váy hoa Người Dao đến, áo quần rực rỡ Chim cũng theo người đi

Chó cũng cùng người đến


Tiếng ngựa hí vang trời Điệu khèn sao quyến luyến!

Chen chúc nhau bên vò rượu nhỏ Bát rượu ngô kẻ uống người mời Quây quần lại bên hàng “thắng cố” Tiếng lửa reo tiếng nói tiếng cười.

Đó là cảnh chợ Pa Kha (Bắc Hà) ở Lào Cai vào những năm 70 cả nước đang đánh Mỹ. Người, ngựa, hàng hóa màu sắc, âm thanh như đan vào nhau, chen lấn phô bày những đổi thay sung túc của người dân miền núi. “Nhưng cái hay của bài thơ lại nằm ở mấy câu “chếch choáng” Cuối cùng:

Buổi chợ này có mấy người say Tôi cũng hơi chuếnh choáng

Trên đường về không có ai cầm ô theo sau Che cho đầu tôi khỏi nắng.

(Chợ Pa Kha)


Trong một số bài thơ khác khi ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con người miền núi Hoàng Trung Thông vẫn giữ được sự rung động của tâm hồn, điều này chứng tỏ nhà thơ thực sự có một tấm lòng yêu mến cuộc sống ấy. Ở bài Xoè chẳng hạn. Nhịp điệu tưng bừng của cuộc sống mới được thể hiện một cách nhuần nhị:

Hội xòe mở giữa sân hợp tác


Vòng xòe uốn lượn như dòng sông Nậm Na Con trai áo chàm, con gái áo hoa cài khuy bạc


Tiếng đàn nhịp nhàng theo tiếng ca.


(Xòe)


Ngay ở nơi địa đầu của Tổ quốc, Lũng Cú, điểm cực bắc của nước ta ở huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, nhà thơ đã tận mắt chứng kiến sự đổi thay của nhịp sống lao động, dựng xây nơi đây:

Đã trải qua những năm quét phỉ Giờ tấn công vào sự đói nghèo Nơi cực bắc xa xôi - Lũng Cú Đã lớn lên hợp tác xã người Mèo

(Lũng Cú)


Cần nói thêm rằng, không phải Hoàng Trung Thông chỉ viết về đời sống nông nghiệp. Ông cũng có viết về công cuộc lao động xây dựng của người công nhân nhưng những bài thơ như thế vừa ít về số lượng vừa không mấy giá trị, mặc dầu nhà thơ vẫn diễn tả được nhịp sống hối hả của lao động xây dựng:

Bên kia mỏ thiếc bắc ngang mây Goòng nối đuôi nhau chạy suốt ngày Ta đào lòng đất đào sâu mãi

Đãi đá tìm vàng là ở đây.


Chính vì thế mà nó chưa thể trở thành một cảm hứng lớn như khi Hoàng Trung Thông viết về đời sống lao động nông nghiệp.

Hoàng Trung Thông là một nhà thơ gắn bó sâu sắc với nông thôn. Mỗi chặng đường thơ ông đều có cảm hứng lớn về đời sống nông nghiệp. Vì thế mà ông có được những câu thơ sâu sắc khi viết về đất. Viết về đời sống nông


nghiệp Hoàng Trung Thông đã thể hiện được nhiều sắc độ, phương diện khác nhau. Ở đó có cả những khó khăn vất vả, có cả những niềm vui phơi phới của cuộc sống đang lên, có không khí hăng hái lao động và có cả tư thế làm chủ của người nông dân tập thể. Đó là những đóng góp còn nhỏ bé nhưng đáng trân trọng.

1.2 Đời sống chiến đấu:


Hoàng Trung Thông thuộc lớp nhà thơ sinh ra, lớn lên, trưởng thành cùng cách mạng. Không khí cách mạng, hiện thực kháng chiến vĩ đại của đất nước, dân tộc hàng ngày thấm đẫm, ăn sâu vào trong máu thịt của những người cầm bút. Có lẽ vì thế có thể nói không có nhà thơ nhà văn nào lại không viết về công cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc. Hòa vào xu hướng chung đó Hoàng Trung Thông đã thể hiện rõ nét trong những tập thơ của mình cái hiện thực kháng chiến của đất nước, của đồng bằng chiến đấu. Người đọc dễ ràng nhìn thấy đây cũng chính là một trong những cảm hứng lớn trong thơ Hoàng Trung Thông. Cảm hứng này đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chặng đường thơ ông.

Ngay từ tập thơ đầu tay Quê hương chiến đấu Hoàng Trung Thông đã góp được một tiếng nói mới trong nền thơ kháng chiến trước kia. Lúc bấy giờ viết về kháng chiến là một vấn đề hoàn toàn mới đối với các nhà thơ. Có nhà thơ phải im lặng một thời gian để soát lại mình, có nhà thơ phải vừa đi vừa “Nhận đường”. Nhưng là một người sống nhiều ở nông thôn và sớm tham gia hoạt động cách mạng, Hoàng Trung Thông đã đi đúng đường thơ ngay từ những bước đầu tiên. Nhà thơ bắt đầu viết Bài ca vỡ đất, Cây lúa sức người… ở vùng tự do. Sau đó trong những ngày lăn lộn ở vùng địch hậu ông đã viết khá nhiều về con người và cuộc sống ở đây: Chị lái đò sông Gianh, Chị giao thông trên đường Quốc lộ, Bao giờ trở lại, Bất khuất, Đồng bằng, quê hương

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí