Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 6





ĐVT: %

Loại hình tổ chức tín dụng

Tỷ suất sinh lợi trên

tổng tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên vốn

chủ sở hữu

(1)

(2)

(3)

Ngân hàng thương mại Nhà

nước

0.20

3.24

Ngân hàng Chính sách xã hội

0.40

1.93

Ngân hàng thương mại Cổ phần

0.10

1.29

Ngân hàng Liên doanh, nước

ngoài

0.20

1.37

Ghi chú:

- Nguồn số liệu dựa trên Cân đối tài khoản kế toán, Báo cáo tài chính Quý I- 2016.

- Khối ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương;

- Loại bỏ các tổ chức tín dụng có vốn chủ sở hữu âm khi tính tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đánh giá về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng năm 2015, VPBank là ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao vượt trội so với toàn hệ thống, đạt 17.9% năm 2015. Một số ngân hàng khác cũng đạt hiệu quả kinh doanh tốt trong năm 2015 là BIDV (14.9%), Vietcombank (11.8%), TPBank (11.7%), MB

(10.8%) và Vietinbank (10.2%).


Ghi chú Số liệu của năm 2014 được sử dụng đối với các ngân hàng 1

Ghi chú:

- Số liệu của năm 2014 được sử dụng đối với các ngân hàng: DongABank, PVComBank, ABBank, NCB và VietCapitalBank.

- Số liệu của năm 2013 được sử dụng đối với các ngân hàng: VietBank và VietABank.

- Số liệu của năm 2012 được sử dụng đối với ngân hàng BaoVietBank.

Nguồn: http://www.vietdata.vn

Hình 3.8 So sánh tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất tính lợi trên vốn chủ sở hữu


3.2.2. Hiện trạng cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.2.2.1. Ngân hàng thương mại nhà nước


Hình 3 9 Các ngân hàng thương mại nhà nước sở hữu trên 51 tại Việt Nam Sau 2


Hình 3.9 Các ngân hàng thương mại nhà nước sở hữu trên 51% tại Việt Nam

Sau Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa XI), việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được đặt ra và có lộ trình cụ thể. Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà



nước đã đưa ra 4 mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm: (i) Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng; (iii) Cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng; (iv) Hệ thống ngân hàng phải hội nhập và có sức cạnh tranh với quốc tế. Ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 kèm theo Quyết định 254/QÐ-TTg. Qua giai đoạn tái cơ cấu 2011- 2015, các tổ chức tín dụng yếu kém được xác định, khoanh vùng, tiến hành xử lý qua sáp nhập, hợp nhất, tự tái cơ cấu hoặc bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng trở thành Ngân hàng TNHH MTV có 100% thuộc Ngân hàng Nhà nước gồm GP Bank, Oceanbank, VNCB.

Bảng 3.3 Danh sách các ngân hàng thương mại do Nhà Nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (Đến 31/12/2015)


Đơn vị: Tỷ đồng

TT

TÊN NGÂN HÀNG

ĐỊA CHỈ

SỐ GIẤY

PHÉP NGÀY CẤP

VỐN ĐIỀU LỆ

Tỷ lệ sở hữu

1

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

(Agribank)

Số 02 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba

Đình, Hà Nội

280/QĐ-NH5

ngày 15/01/1996

29,003.6

100%

2

Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)

Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà

Nội

1304/QĐ-

NHNN ngày 7/7/2015

3,018

100%

3

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank)

199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương,

tỉnh Hải Dương

663/QĐ-NHNN

ngày 6/5/2015

4,000

100%

4

Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (VNCB)

145-147-149 đường Hùng Vương, phường

2 thị xã Tâm An, tỉnh Long An

250/QĐ-NHNN

ngày 5/3/2015

3,000

100%

5

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BIDV)

Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà

Nội

84/GP-NHNN

ngày 23/4/2012

31,481

95.28%

6

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

(Vietcombank)

198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội

286/QĐ-NH5

ngày 21/9/1996

26,650

77.11%

7

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

(Vietinbank)

108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

142/GP-NHNN

ngày 03/7/2009

37,234

64.46%




Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Dấu ấn của quá trình tái cơ cấu là sự hiện diện của Nhà nước trong các ngân



hàng ngày một tăng lên. Nếu như trước đây Ngân hàng nhà nước chỉ sở hữu cổ phần ở 5 ngân hàng là Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank và MHB, thì đến nay con số ấy đã tăng lên gấp đôi, bao gồm sở hữu thêm 100% vốn của 3 ngân hàng mua lại 0 đồng là VNCB, OceanBank và GP.Bank, cùng việc nhận ủy quyền vô thời hạn không hủy ngang một số cổ phần ở 2 ngân hàng Eximbank và Sacombank.

Tại Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước hiện đang sở hữu 77.11% vốn điều lệ, tương đương với việc cơ quan này có 20,550 tỷ đồng trong tổng số vốn 26,650 tỷ đồng của Vietcombank. Ngân hàng Nhà nước cũng đang sở hữu 64.46% vốn tại Vietinbank, tương đương với 24,000 tỷ đồng trong tổng 37,234 tỷ của ngân hàng. Ở BIDV, Ngân hàng Nhà nước có xấp xỉ 30,000 tỷ vốn điều lệ khi là cổ đông chiếm 95.28% vốn của ngân hàng này (31,481 tỷ). Ở 3 ngân hàng 0 đồng Ngân hàng Nhà nước hiện đang sở hữu 100%, trong đó Oceanbank có vốn điều lệ 4,000 tỷ đồng; GP.Bank có vốn 3,018 tỷ đồng và VNCB (nay là CBBank) vốn 3,000 tỷ đồng, tổng cộng là hơn 10,000 tỷ đồng. Ngoài ra ở Agribank, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 100% vốn, tức 28,722 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng ở các ngân hàng này, Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ hơn 113,268 tỷ đồng, tương đương 1/4 tổng số vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng.

3.2.2.2. Sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam


Tổng vốn nhà đầu tư nước ngoài trong ngành Ngân hàng Việt Nam đến tháng 6/2016 là 25,057 ngàn tỷ đồng. So với room cho phép theo qui định hiện hành (30%), thì còn một khối lượng lớn vốn nhà đầu tư nước ngoài mới có thể lấp đầy room. Điều này nói lên rằng với room 30%, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn cửa chờ rất lớn dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Ngoại trừ những cổ đông là nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết (số lượng nhỏ lẻ không đáng kể) thì: (i) chỉ có 02 ngân hàng là Vietinbank và ABB là sử dụng hết room 30% cho nhà đầu tư nước ngoài; (ii) có 12/34 ngân hàng sử dụng hết room cho một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.



Bảng 3.4: Đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào hệ thống ngân hàng Việt Nam đến tháng 6 năm 2016


ĐVT: ngàn tỷ đồng

Tổ chức tín dụng

Vốn

điều lệ

Nhà đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ

góp vốn

Số tiền

góp vốn

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông

Nam Á

5,466

SocieteGenerale Bank (France)

19.52%

1,067

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

4,798

Maybank

20%

1,064


IFC - International Finance

Corporation

10%

532

Techcombank

8,878

HSBC

9.41%

1,724

EximBank

12,355

Sumitomo Mitsui Bank

15.00%

1,853

ACB

9,377

Standard Chartered Bank

15.00%

1,406



Connaught Investors Limited

7.26%

681

VietinBank

37,234

Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ

19.73%

7,346



IFC

8.02%

2,988

Vietcombank

26,650

Mizuho

15.00%

5,397

VIB

4,845

Commonwealth of Australia

20.00%

969

Toàn hệ thống

469,721


5.33%

25,027



Nguồn: http://cafef.vn/

Trong năm 2016, xu hướng bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài khá sôi nổi, một số trường hợp nổi bật như:

- Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore đã ký thỏa thuận ghi nhớ về việc quỹ này sẽ mua 7,7% cổ phần của ngân hàng Vietcombank. Cụ thể, GIC sẽ mua 305.8 triệu cổ phần phát hành trong đợt phát hành riêng lẻ dự kiến diễn ra vào quý IV năm nay. Giá trị của thương vụ này chưa được công bố, tuy nhiên theo một số nguồn tin thì GIC sẽ đầu tư không quá 400 triệu USD (9,000 tỷ đồng).

- Bên cạnh GIC, cổ đông chiến lược hiện hữu của Vietcombank là ngân hàng Nhật Bản Mizuho cũng dự kiến sẽ mua thêm 54 triệu cổ phiếu để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 15%. Mizuho đầu tư gần 600 triệu USD vào Vietcombank hồi cuối năm 2011 và hiện khoản đầu tư này có giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD.

- Trong tháng 8/2016, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của



Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) đã chính thức trở thành cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank). Gói đầu tư của IFC vào TPBank có giá trị 403,105 tỷ đồng (khoảng 18.3 triệu USD) thông qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi, cho phép IFC sở hữu 4.999% cổ phần tại TPBank. TPBank là ngân hàng thứ ba tại Việt Nam IFC đầu tư rót vốn. Trước đó, IFC là cổ đông chiến lược của ngân hàng ABBank với tỷ lệ sở hữu 10%, VietinBank với tỷ lệ 8.03% cổ phần.

- Bên cạnh đó, hàng loạt ngân hàng cũng đã xin được "nới room" - tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Vietcombank và Vietinbank đang xin cơ quan chức năng cho phép nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên trên 30% - tỷ lệ tối đa theo quy định hiện hành.

- Ngoài ra, lãnh đạo của SCB, ABBank, HDBank, VPBank… cho biết đến nay vẫn nuôi hy vọng bán cổ phần để có thêm nguồn lực tái cơ cấu. Thậm chí một số ngân hàng nhỏ sẵn sàng muốn bán hết 100% vốn cho cổ đông ngoại.

3.2.3. Các quy định pháp luật có liên quan ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.3.1. Quy định về vấn đề tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng thương mại


Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Tại điều 55. Tỷ lệ sở hữu cổ phần:


- Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

- Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây: a) Sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 149 của Luật này để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; b) Sở hữu cổ phần nhà



nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa; c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

- Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

- Tỷ lệ sở hữu quy định tại 3 mục trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.

Bảng 3.5 Tỷ lệ sở hữu cổ phần các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam


Đối tượng

Tỷ lệ tối đa trên tổng vốn điều lệ của Ngân hàng

Một cổ đông là cá nhân

Không được vượt quá 5% vốn điều lệ

của một tổ chức tín dụng

Một cổ đông là tổ chức

Không được vượt quá 15% vốn điều lệ, trừ trường hợp các trường hợp quy định

cụ thể trong luật các Tổ chức tín dụng 2010.

Một cổ đông và người có liên quan đến

cổ đông đó

Không được vượt quá 20% vốn điều lệ

của một tổ chức tín dụng


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


3.2.3.2. Quy định về việc sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngày 3/1/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. theo đó:

- Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Quy định mới cao hơn 5% so với quy định cũ tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP đang áp dụng.



- Nghị định cũng nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và các cá nhân liên quan tại một tổ chức tín dụng từ 15% trước đây lên 20%.

- Một cá nhân nước ngoài có thể sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, một tổ chức nước ngoài được sở hữu tối đa 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ này là 20%.

- Tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%, tỷ lệ này không thay đổi so với trước đây.

Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Theo quy định đang áp dụng thì với các trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Bảng 3.6 Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại cổ phẩn của Việt Nam


Đối tượng

Tỷ lệ tối đa trên tổng vốn điều lệ của

Ngân hàng

Một cá nhân nước ngoài

Không được vượt quá 5% vốn điều lệ

của một tổ chức tín dụng Việt Nam

Một tổ chức nước ngoài

Không được vượt quá 15% vốn điều lệ,

trừ trường hợp là nhà đầu tư chiến lược

Một nhà đầu tư chiến lược

Không được vượt quá 20% vốn điều lệ

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí