Số Lượng Các Vụ Việc Cạnh Trạnh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Có Dấu Hiệu Tăng Dần

Việt Nam, đó là vụ việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt My và Công ty trách nhiệm hữu hạn Quang Minh sản xuất hai loại trà xanh mang nhãn hiệu O2 và trà xanh Ω có các dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Công ty Tân Hiệp Phát.

Trà xanh 0 độ của Công ty Tân Hiệp Phát đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng, mẫu mã bao bì. Nhãn hiệu trà xanh 0 độ với bao gồm: logo Number One và chữ 0 độ thật to trên nhãn hàng. Hiện dòng sản phẩm này có sức tiêu thụ rất mạnh trên thị trường nước giải khát, chiếm trên 40% thị phần nước giải khát của doanh nghiệp. Lợi dụng uy tín sẵn có trên thị trường của sản phẩm trà xanh 0 độ , Công ty Việt My đã sản xuất loại trà xanh mang nhãn hiệu O2 có các dấu hiệu màu sắc, bao bì, cách trình bày nhãn hiệu hàng hóa trên bao bì sản phẩm giống hệt với nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Công ty Tân Hiệp Phát. Tiếp đó, trên thị trường tiếp tục xuất hiện sản phẩm trà xanh mang nhãn hiệu Ω của Công ty Quang Minh với các dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Tân Hiệp Phát.

Trước vụ việc như trên, Công ty Tân Hiệp Phát đã có ý định khởi kiện hai Công ty Việt My và Công ty Quang Minh ra toà án vì tội nhái nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, trước hành động xin lỗi công khai của hai đơn vị vi phạm, Công ty Tân Hiệp Phát đã huỷ bỏ quyết định khởi kiện hai Công ty trên, đổi lại hai Công ty này buộc phải cam kết thu hồi các sản phẩm nhái mang nhãn hiệu O2 và Ω đang lưu thông trên thị trường cho đến ngày 04/08/2007. Tổng cộng có hơn 30.000 chai trà xanh O2 đã bị thu hồi và tiêu huỷ. Các sản phẩm trà xanh Ω chưa được tung ra thị trường, tuy nhiên Công ty Quang Minh cũng cam kết tiêu hủy toàn bộ vỏ chai và nhãn mác dự tính đưa ra thị trường.

Thị trường may mặc

Một trong những thị trường thường xuyên xảy ra các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu với những thủ đoạn tinh vi đó là thị trường may mặc. Các sản phẩm càng có uy tín thì lại càng có nhiều loại hàng giả, hàng nhái với các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn xuất hiện. Công ty May Việt Tiến tại thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Tổng Công ty May Việt Nam với các sản phẩm mang nhãn hiệu “VIETTIEN” là một ví dụ điển hình cho hiện tượng trên. Kể từ năm 2000, nhãn hiệu “VIETTIEN” mặc dù đã được đăng kí bảo hộ nhưng vẫn bị “vay mượn” một cách trắng trợn. Đến nay, có khoảng 90 cửa hàng kinh doanh hàng nhái mang nhãn hiệu “VIETTIEN”, 12 cửa hàng vi phạm bảng hiệu. Gần đây, Công ty May Việt Tiến đã đề nghị truy tố một cơ sở trên địa bàn Hà Nội và đã thu giữ trên 22.000 sản phẩm giả nhãn hiệu “VIETTIEN” và cùng các cơ quan chức năng thu giữ 21 máy móc làm hàng giả cùng một số lượng lớn phụ liệu có liên quan[39]. Mặc dù hiện nay, Công ty May Việt Tiến đã chú trọng hơn đến việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên, nhưng cho đến nay, Công ty cũng chỉ mới cùng các cơ quan chức năng xử lý được 70%- 80% các vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

Thị trường nguyên vật liệu xây dựng

Thị trường nguyên vật liệu xây dựng cũng xuất hiện rất nhiều các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa.

Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh gần đây liên quan đến nhãn hiệu thép “Việt Nhật” của chủ sở hữu là Công ty cổ phần thép Hải Phòng (HPS), địa chỉ Km số 6, Quốc lộ 5, P. Quán Toan, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Nhãn hiệu thép “Việt Nhật” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa số 43649 cho sản phẩm thép thuộc nhóm 06.

Giấy chứng nhận đăng kí đăng kí nhãn hiệu như sau:


Hình 2 5 Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa 33 Tuy nhiên một thời 1


Hình 2.5. Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa[33]

Tuy nhiên, một thời gian sau, Công ty cổ phần thép Việt Nhật, Quận Lê Chân, Tp Hải Phòng đã cho sản xuất và lưu thông sản phẩm thép mang nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu “Việt Nhật” đã cấp Văn bằng bảo hộ của Công ty Cổ phần thép Hải Phòng (HPS). Hơn nữa, Công ty còn sử dụng tên thương mại trùng với tên thương mại của công ty HPS. Vụ việc này đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giải quyết và xác định đây là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, Công ty Cổ phần thép Hải phòng (HPS) hoàn toàn có thể đến các cơ quan chức năng yêu cầu thi hành các biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh này.

Như vậy, qua việc tìm hiểu một số vụ cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu điển hình trong thời gian qua tại Việt Nam, có thể nhận thấy rằng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu xảy ra, len lỏi

vào tất cả các ngành kinh tế, những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh càng thu được nhiều lợi nhuận, các nhãn hiệu càng có uy tín trên thương trường thì lại càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bất chính xâm phạm.

2. Số lượng các vụ việc cạnh trạnh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu có dấu hiệu tăng dần

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói riêng không chỉ ngày càng mở rộng về phạm vi mà số lượng các vụ vi phạm cũng đang có dấu hiệu tăng lên rõ rệt.

Bảng 2.1. Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới lĩnh vực SHCN giai đoạn 2004-2006


Năm Đối tượng

2004

2005

2006

Nhãn hiệu

22

21

26

Kiểu dáng công nghiệp

0

0

5

Sáng chế

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng thực thi và giải quyết khiếu nại - Cục SHTT Việt Nam Như vậy, trước đây, khi công tác giám định sở hữu công nghiệp thuộc

về trách nhiệm của Cục Sở hữu trí tuệ, phòng thực thi và giải quyết khiếu nại của Cục đã tiếp nhận và thẩm định khá nhiều vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trong số đó, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2004, số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 22, đến năm 2006, số lượng này đã tăng 18% với 26 vụ vi phạm.

Đến cuối năm 2006, để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các đòi hỏi của tổ chức thương mại thế giới WTO, Cục Sở hữu trí tuệ không còn nhận trách nhiệm công tác giám định sở hữu công nghiệp nữa, mà công tác này được chuyển sang cho các cơ quan thi hành cấp cơ sở. Tuy nhiên, với chức năng xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua việc cấp Văn bằng bảo hộ, phòng thực thi và giải quyết khiếu nại của Cục SHTT đã tiếp nhận rất nhiều đơn khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Hơn nữa, số lượng các đơn yêu cầu đăng kí nhãn hiệu bị từ chối do sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu hàng hóa liên quan hoặc với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: tên thương mại đang được sử dụng; chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp… đã được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đăng kí sớm hơn cũng có dấu hiệu tăng lên rõ rệt.

Bảng 2.2. Số lượng đơn khiếu nại của bên thứ ba về việc cấp Văn

bằng bảo hộ


Năm

Đối tượng

2006

2007

2008

Nhãn hiệu

547

631

673

Kiểu dáng công nghiệp

3

4

8

Sáng chế

0

1

0

Nguồn: Phòng thực thi và giải quyết khiếu nại - Cục SHTT Việt Nam Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy, nhãn

hiệu luôn là đối tượng sở hữu công nghiệp có đơn khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ nhiều nhất. Hơn nữa, qua các năm, số lượng đơn khiếu nại của bên thứ ba về việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu cũng tăng dần.

Điều này cho thấy các nhãn hiệu yêu cầu đăng kí có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh có chiều hướng tăng lên.

3. Thủ đoạn của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ngày càng tinh vi

Không chỉ số lượng các vụ việc làm giả hay nhái nhãn hiệu ngày càng tăng mà thủ đoạn của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên còn trở nên ngày càng tinh vi hơn, sử dụng mọi cách thức nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Các hành vi làm giả, nhái nhãn hiệu hàng hóa tinh vi đến mức mà chính doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa bị xâm phạm cũng không thể phát hiện được. Đến khi phát hiện ra, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, nhiều doanh nghiệp đành sống chung với hàng giả.

Nhiều nhãn hiệu được làm giả rất tinh vi, giống với nhãn hiệu hàng hóa chính hãng đến từng chi tiết, chỉ khi kiểm tra mã vạch trên nhãn hàng hóa mới có thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

Các doanh nghiệp vi phạm thường sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa không rõ nguồn gốc để sản xuất ra sản phẩm, sau đó gắn nhãn hiệu được làm giả lên hàng hóa đó nhằm đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc thực sự của hàng hóa.

Hơn thế nữa, các thủ đoạn, mánh khóe nhằm đưa hàng hóa có nhãn hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng ngày càng tinh vi hơn. Chẳng hạn như các đối tượng vi phạm thường lợi dụng hành lý xách tay để nhập các mặt hàng có kích thước nhỏ, nhập qua nhiều cửa khẩu khác nhau khiến cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không nắm được để kịp thời đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục.

Đáng ngại hơn, nhiều đối tượng có hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa lại là cán bộ của các doanh nghiệp Nhà nước có chức năng sản xuất kinh doanh hay các đại lý phân phối hàng, thậm chí cả các nhà sản xuất có thương hiệu.

4. Nguyên nhân

Tại Việt Nam, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu luôn đem lại cho các chủ thể mức lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với việc phải đầu tư vào xây dựng một nhãn hiệu mới cho các sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường của doanh nghiệp. Chính vì thế, hiện nay, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được thực hiện bởi nhiều đối tượng, kể cả những người lao động thuần tuý, trên nhiều địa bàn và lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, thu nhập bình quân của người tiêu dùng còn thấp, trong khi đó giá cả các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt khá cao. Chính sự mất cân đối này đã khiến người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những hàng hóa có mẫu mã giống các sản phẩm có uy tín nhưng giá bán lại rất thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẵn sàng làm giả hàng hóa, sử dụng nhãn hiệu tương tự dễ gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiếng vì mục đích gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tình trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ngày càng gia tăng.

Thứ ba, các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chưa ý thức đầy đủ về việc bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Hơn thế nữa, trình độ nhận thức về tác hại của cạnh tranh không lành mạnh đến lợi ích cộng đồng còn hạn chế. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, coi sở hữu trí tuệ là một bộ phận trong chiến lược phát triển của mình.

Thứ tư, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, cũng như các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm này chưa được quy định tập trung, thống nhất trong một văn bản pháp luật duy nhất mà vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau, làm phát sinh nhiều kẽ hở trong thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi trong công tác xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng đôi khi còn chồng chéo về nhiệm vụ và chức năng. Đội ngũ cán bộ thực thi còn thiếu và năng lực còn yếu.

II. Thực trạng hoạt động xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam

1. Thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam

1.1. Pháp luật quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế cơ bản có quy định về việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng sau:

Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước vào ngày 08/03/1949.

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định TRIPS vào ngày 07/11/2006.

Công ước Stockholm 1967 về việc thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước vào ngày 02/07/1976.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí