Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam - 9

Cục SHTT là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp về sở hữu trí tuệ. Cục SHTT có nhiệm vụ thực hiện theo thẩm quyền các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thi hành các biện pháp nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ được thi hành nghiêm chỉnh.

Cục Sở hữu trí tuệ là nơi tiếp nhận các đơn đăng kí nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuẩt, kinh doanh tại Việt Nam. Một nhãn hiệu có được đăng kí bảo hộ hay không phải trải qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu một nhãn hiệu không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ, có các dấu hiệu trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc các nhãn hiệu có ngày nộp đơn hay ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, sẽ bị Cục SHTT từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí. Hơn nữa, trong khoảng thời gian từ lúc công bố các nhãn hiệu thoả mãn các điều kiện về hình thức lên Công báo cho đến trước ngày ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với Cục SHTT về việc cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đăng kí đối với đơn đó, nếu thấy nhãn hiệu đăng kí có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình. Như vậy, ngay từ trong quá trình tiếp nhận và xét nghiệm đơn đăng kí thì Cục SHTT đã có thể xử lý được các đơn đăng kí nhãn hiệu có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Công việc này thuộc về trách nhiệm của phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại và 2 phòng nhãn hiệu hàng hóa thuộc Cục SHTT. Trong vài năm trở lại đây, công tác xử lý và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các phòng ban này đã đạt được những kết quả khả quan. Số lượng các vụ khiếu nại của các bên thứ ba được giải quyết ngày một tăng. Việc ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngay từ khâu đăng kí đã góp phần quan

trọng trong việc giảm thiểu số lượng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh phát sinh sau này.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì khoảng thời gian từ ngày Cục SHTT tiếp nhận đơn đăng kí đến lúc cấp Giấy chứng nhận đăng kí cho người nộp đơn kéo dài khoảng 18 tháng (trong đó thẩm định hình thức: 01 tháng; công bố đơn: 02 tháng; thẩm định nội dung: 06 tháng). Trong khoảng thời gian này, tuy nhãn hiệu chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhưng các chủ thể vẫn có thể kinh doanh hàng hóa mang nhãn hiệu đó mà không bị pháp luật ngăn cấm. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này vẫn phát sinh các vụ tranh chấp liên quan tới việc sử dụng nhãn hiệu của các doanh nghiệp. Các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh này cũng bị áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Do thủ tục xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh tại Cục Sở hữu trí tuệ thường rất nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng 7-10 ngày và người khiếu nại cũng không phải nộp một khoản phí ứng trước nào, nên số lượng đơn khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sử dụng nhãn hiệu được gửi đến Cục SHTT ngày một tăng. Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực nên Cục SHTT vẫn rơi vào tình trạng quá tải. Do vậy, Luật Sở hữu trí tụê 2005 và Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật này, đã chuyển công tác giám định sở hữu công nghiệp về cho các cơ quan thi hành cấp cơ sở, góp phần làm giảm gánh nặng của Cục, do đó, các vụ cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu được chuyển sang Cục QLCT và một số cơ quan thực thi khác để tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

c. Cục Quản lý thị trường (QLTT)

Cục QLTT là một trong những chủ thể được giao nhiệm vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Lực lượng quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường và có thẩm quyền xử phạt vi

phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cũng như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.

Cục QLTT đã thành lập Phòng nghiệp vụ chuyên về chống hàng giả và hơn 500 Đội QLTT đóng trên nhiều địa bàn, vừa có trách nhiệm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vừa chống hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Hơn nữa, Cục còn có các Đội chuyên chống hàng giả tại một số Chi cục như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Cục QLTT đã xây dựng một hệ thống tổ chức khá mạnh, rộng lớn trong công tác đấu tranh chống hàng giả nói chung và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.

Trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, lực lượng quản lý thị trường đã và đang tập trung vào các hoạt động sau:

Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế kiểm soát hàng giả;

Tổ chức phối hợp với các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác;

Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam - 9

Kết hợp với doanh nghiệp, người tiêu dùng và Hiệp hội (Hiệp hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam…);

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, trình độ cho đội ngũ kiểm soát viên thị trường;

Chú trọng hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thông qua các hoạt động như: điều phối viên của chương trình hợp tác Viêt-Pháp về chỉ dẫn địa lý và đấu tranh chống hàng giả từ năm 1998 đến nay, dự án APEC về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tù năm 2004…

Trong thời gian qua, lực lượng QLTT luôn coi công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa có dấu hiệu cạnh tranh

không lành mạnh là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, và đã đạt được những kết quả khả quan sau:

Năm 2008, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái diễn biến rất phức tạp. Tuy nhiên, Cục QLTT đã khẳng định được vai trò của mình trong việc bình ổn thị trường và bảo vệ người tiêu dùng. Trong năm này, Cục QLTT đã kiểm tra và xử lý

18.539 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền SHTT và an toàn VSTP. Tính đến hết năm 2008, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra được 6.934 vụ, đạt 118% số vụ theo chỉ tiêu nghiệp vụ được giao, xử lý hành chính 5.658 vụ, đạt 102% so với chỉ tiêu nghiệp vụ, trong đó hàng vi phạm sở hữu công nghiệp có 247 vụ, 1.027 vụ vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa, và 1.840 vụ vi phạm khác. Tổng giá trị thu nộp ngân sách năm 2008 là gần 29 tỷ đồng, đạt 129%, trong đó xử phạt hành chính trên 8 tỷ đồng, trị giá hàng hoá tịch thu khoảng 9,7 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu huỷ khoảng 4,7 tỷ đồng, hàng tịch thu đã bán trên 6,5 tỷ đồng[41]. Nhìn chung, theo số liệu thống kê, hàng năm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý hàng nghìn vụ vi phạm về hàng giả, trong đó, khoảng 60% số vụ vi phạm liên quan đên sở hữu trí tuệ.

Như vậy, từ số liệu thống kê trên cho thấy lực lượng quản lý thị trường tại Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ nói chung và liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong công tác thực thi đấu tranh chống hàng giả nói chung và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, vẫn tồn tại nhiều hạn chế sau:

Thứ nhất, hoạt động của cơ quan QLTT còn mang tính bị động. Khi có các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, cơ quan QLTT cần phải xin ý kiến tham vấn Cục SHTT và

quyết định xử phạt cũng dựa trên tham vấn của Cục SHTT, vì cơ quan này đóng vai trò quan trọng và chủ động trong việc xác định hành vi vi phạm. Do đó, việc xử lý vi phạm thường kéo dài và Cục QLTT thường lâm vào tình trạng bị động chờ đợi kết quả giám định từ Cục SHTT.

Thứ hai, số lượng cán bộ còn thiếu, đặc biệt kiến thức, trình độ chuyên môn về SHTT nói chung còn thấp, rất ít người được đào tạo về lĩnh vực này.

Thứ ba, chưa tạo dựng được mối quan hệ lâu dài và hợp tác giữa cơ quan QLTT và các doanh nghiệp để cùng đấu tranh chống hàng giả nói chung và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng.

d. Cơ quan Hải quan

Cơ quan Hải quan gồm có: Tổng cục Hải quan trung ương, thuộc Bộ Tài chính; Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát và các đơn vị tương đương. Tổng cục Hải quan hướng dẫn chỉ đạo hải quan địa phương trong các vấn đề nghiệp vụ, trong đó có việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua Cục Giám sát quản lý và Cục Điều tra chống buôn lậu.

Trong thời gian qua, công tác xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu của các cơ quan hải quan đã đạt được những kết quả nhất định. Theo thống kê, từ đầu năm 2008 đến tháng 02/2009, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý 26 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đơn gia hạn thời gian kiểm tra, giám sát có liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa của các nhãn hiệu như: NOKIA, CHANNEL, NIKE, SEIKO, HP, EPSON, GUCCI, CASIO, ENSURE, ORAL-B,

GILETTE, PROCTER & GLAMBLE… Cơ quan Hải quan đã thông báo tạm thời dừng 10 trường hợp, tạm dừng làm thủ tục hải quan 05 trường hợp, xử lý 03 trường hợp xác định là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ với tổng trị giá hàng

hóa vi phạm ước tính khoảng 200 triệu đồng, số tiền phạt khoảng 400 triệu đồng[47].

Tuy nhiên, các hoạt động ngăn chặn, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại biên giới do cơ quan Hải quan thực hiện còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu tư cơ sở ban đầu nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát của Hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho công tác xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng tại biên giới. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát tại biên giới do Hải quan thực hiện nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.Cụ thể:

Thứ nhất, hải quan gặp khó khăn trong việc xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu là do chưa có văn bản pháp quy nào quy định những thủ tục hành chính, cơ chế hành chính của Hải quan trong việc phát hiện và xử lý vi phạm.

Thứ hai, hải quan Việt Nam chưa có lực lượng chuyên trách nghiệp vụ xử lý các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới ở cả cơ quan trung ương cũng như địa phương. Do đó, vấn đề chỉ đạo và thực hiện cũng chưa thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Thứ ba, hải quan Việt Nam chưa thiết lập được quan hệ hợp tác có hiệu quả với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

Thứ tư, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và các khía cạnh liên quan để chỉ đạo thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chuyên ngành chưa được chặt chẽ. Dù Hải quan có áp dụng các biện pháp chặt chẽ tại biên giới

nhưng một khi hàng vi phạm vẫn được lưu thông công khai hoặc lén lút trong nội địa thì cũng sẽ làm vô hiệu hóa các biện pháp tại biên giới của Hải quan.

e. Tòa án

Pháp luật tố tụng Việt Nam hiện đã có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ nói chung và xử lý các vụ cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nói riêng.

Theo thông lệ, ở các nước trên thế giới thì Toà án đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ nói chung và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, nhưng ngược lại ở Việt Nam thì vai trò của Toà án rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính khác. Theo số liệu thống kê từ năm 2000 – 2005, mỗi năm trung bình có khoảng trên 10 vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bởi hệ thống Toà án Việt Nam, tức là con số này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số các vụ tranh chấp được giải quyết tại Toà án. Hơn nữa, hiện nay, trước khi xử phạt hành chính các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu thường có hoạt dộng hoà giải giữa các bên, nếu xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì đề nghị ra cơ quan trọng tài. Do đó, vai trò của Toà án còn bị coi nhẹ. Vì vậy, trong tương lai các vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến nhãn hiệu cần phải có sự can thiệp của Toà án, có như thế mới đủ sức răn đe, ngăn chặn triệt để các hành vi này.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến:

Thủ tục xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói chung thông qua Tòa án hiện nay tốn rất nhiều thời gian và công sức của bên khởi kiện. Thời gian giải quyết một vụ việc tại Tòa án tính từ khi thụ lý đến khi có bản án, quyết định sơ thẩm và thời gian giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với vụ án có kháng cáo, kháng nghị trung bình tại một cấp xét xử là từ 6 tháng đến 1 năm, có vụ phải xét xử nhiều lần nên thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn 1 năm.

Mức đền bù bồi thường thiệt hại do Tòa án đưa ra đôi khi thấp hơn nhiều so với thiệt hại thực tế. Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại không rõ ràng. Nhãn hiệu là loại tài sản vô hình, tuy nhiên hiện nay, để xác định mức bồi thường thiệt hại Tòa án vẫn áp dụng cách tính chung như bồi thường thiệt hại với tài sản hữu hình.

Phán quyết của Tòa án nhiều khi không thấu tình, đạt lý, không làm hài lòng các bên có liên quan. Cũng bởi việc giải quyết vi phạm của Tòa án đôi khi không tuân thủ theo các quy định của các văn bản pháp luật liên quan nên dẫn tới hiện tượng hai hay nhiều vụ việc có tính chất tương tự nhưng lại có những phán quyết và khung hình phạt khác nhau, gây ra nhiều tranh cãi sau này.

Khi thụ lý, giải quyết các tranh chấp về nhãn hiệu, Toà án nhân dân thường không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm bên bị kiện tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đang có tranh chấp, hay cấm chuyển dịch quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu… Chính vì vây, trong thời gian giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vẫn gắn nhãn hiệu hàng hóa đó lên các sản phẩm của mình và tiếp tục đưa những hàng hóa đó vào các kênh thương mại để lưu thông, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa tiếp tục bị xâm phạm.

Số lượng thẩm phán hiểu biết chuyên sâu về sở hữu trí tuệ nói chung còn rất hạn chế. Các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu thường mang tính chuyên môn rất cao, đòi hỏi những người xét xử phải thực sự có trình độ tốt trong lĩnh vực này. Hiện nay, để đưa ra phán quyết, Toà án còn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của cơ quan chuyên môn.

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có các toà án SHTT chuyên trách với các thủ tục xử lý tương ứng. Có như vậy, thì việc xử lý các hành vi xâm

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí