Các Kênh Quan Hệ Chủ Yếu Giữa Các Thành Phần Trong Các Cảnh Quan Sơ Đẳng

xuất phát từ sự giống nhau và khác nhau có tính chất phát sinh tồn tại giữa chúng và cả từ sự kết hợp các diện địa lý đối với mỗi kiểu hay loại dạng địa lý.

Có thể phân biệt ra 2 loại dạng địa lý:

+ Các dạng địa lý có liên quan đến các dạng lồi của trung địa hình với các khu vực phân thủy khác được nâng lên.

+ Các dạng địa lý có liên quan đến dạng lõm của trung địa hình cũng như các thềm thấp.

Mỗi loại có những điều kiện khác nhau về mặt thoát nước, vị trí của mực nước ngầm, điều kiện khí hậu tại chỗ và kết hợp của một loại diện địa lý thống trị.

Trong cấu trúc ngang của cảnh quan, ngoài 2 đơn vị cấu tạo chủ yếu là diện địa lý và dạng địa lý, còn có thể phân biệt thêm một số đơn vị trung gian. Nhiều cảnh quan phức tạp về mặt hình thái bắt buộc phải phân ra 5 - 6 bậc, như giữa cảnh diện và cảnh khu có bậc trung gian là phụ cảnh khu; giữa cảnh khu và cảnh quan có bậc cảnh khu phức tạp. Những đơn vị trung gian này thường bổ trợ cho một số cảnh quan và thường có ý nghĩa địa phương hẹp.

Qua hoạt động sản xuất, tác động của con người làm biến đổi tự nhiên mạnh và nhiều nhất ở diện địa lý, đối với dạng địa lý ít bị biến đổi hơn; còn biến đổi được cảnh quan thì khó hơn nhiều vì cảnh quan là một thành tạo ổn định được cấu tạo do sự phối hợp các lực địa đới và phi địa đới của tự nhiên.

- Nhóm dạng địa lý

Nhóm dạng địa lý là những tập hợp của nhiều dạng địa lý, nhưng điểm khác nhau ở chỗ nhóm dạng bao gồm những dạng không tách rời nhau mà như là khắc vào nhau. Nhóm dạng chỉ là một dạng trung địa hình âm hoặc dương cỡ lớn, có thêm một số dạng trung địa hình dương hoặc âm cỡ nhỏ phát triển kề bên. Ví dụ, nhóm dạng đồi - khe rãnh, các khe rãnh là dạng trung địa hình âm cỡ nhỏ khắc vào sườn một dạng trung địa hình đồi dương lớn và chưa chia cắt hẳn quả đồi đó rời ra thành các quả đồi nhỏ.

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Á đai địa lý

Đây là một cấp bổ trợ dùng cho miền núi khi cảnh miền núi còn có sự thay đổi thứ cấp trong các điều kiện nhiệt-ẩm của đai cao, thể hiện trong sự biến dạng của lớp phủ thổ nhưỡng - thực vật. Ví dụ, nếu đai cao là đai rừng á nhiệt đới ẩm thì căn cứ vào thành phần loài cây có thể gặp các á đai rừng Dẻ, á đai rừng Sồi, á đai rừng Vân sam, á đai rừng lá rộng, á đai rừng lá kim…

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 5

b. Cấu trúc chức năng của cảnh quan

Cấu trúc không gian là một mặt quan trọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng riêng nó vẫn chưa lột tả được toàn bộ bản chất cấu trúc của cảnh quan. Các hợp phần cấu tạo cảnh quan luôn luôn tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, bản chất của sự tác động này là sự trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra giữa chúng và đi kèm với sự biến đổi của năng lượng và vật chất. Tổng hợp các quá trình trao đổi và biến đổi của vật chất và năng lượng trong một cảnh quan gọi là hoạt động chức năng của cảnh quan hay cấu trúc chức năng của cảnh quan.

Sự hoạt động chức năng của cảnh quan tuân theo những quy luật của cơ học, vật lý, hóa học và sinh học; bao gồm các quá trình sơ đẳng như sự chuyển động cơ học của vật liệu vụn, sự bốc hơi nước từ bề mặt đất, sự thẩm thấu của nước, sự di chuyển của các nguyên tố hóa học, sự quang hợp, sự khoáng hóa các hợp chất hữu cơ… Tuy nhiên, hoạt động chức năng của cảnh quan là một hoạt động tổng hợp, cao hơn nhiều so với tất cả các quá trình sơ đẳng hợp lại. Xác định được điều đó là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn.

Theo A.G. Isatsenko, có thể vạch ra các kênh quan hệ chủ yếu giữa các thành phần trong cấu trúc cảnh quan:

* Sự chuyển động cơ học (do trọng lực) của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thể khí) đi kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng.

Đặc điểm của kênh này là tính có hướng một chiều, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các mối liên hệ theo chiều thẳng đứng và cũng như theo chiều ngang. Đặc biệt là sự tập hợp của các diện địa lý

36

vào dạng địa lý và các dạng địa lý vào cảnh quan được thực hiện trong một chừng mực theo kênh này.

* Các quá trình vật lý (phân tử) bảo đảm các khâu quan trọng trong sự trao đổi chủ yếu theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần; ví dụ sự bốc hơi, sự dâng lên của nước theo mao mạch trong đất, các dòng đối lưu của không khí. Tất cả các quá trình này được thực hiện nhờ năng lượng bức xạ Mặt Trời và đi kèm với sự biến đổi của nó.




Hình 1.4. Các kênh quan hệ chủ yếu giữa các thành phần trong các cảnh quan sơ đẳng

* Sự chuyển hóa sinh vật là thành phần cực kỳ quan trọng trong hệ thống các mối quan hệ giữa các hợp phần, nhờ đó vật chất của tất cả các hợp phần trong cảnh quan được lôi cuốn vào sự trao đổi, cũng như năng lượng Mặt trời ở đây được chuyển sang dạng khác. Sự chuyển hóa sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và ổn định cảnh quan, nếu như sự mang vật chất ra khỏi cảnh quan diễn ra theo kênh trọng lực thì sự chuyển hóa sinh vật lại giành lấy và giữ nó lại trong vòng tuần hoàn sinh vật.

Các mối quan hệ giữa các hợp phần của cảnh quan rất đa dạng, trong đó có mối quan hệ thuận và nghịch. Các quan hệ này lại có thể là tích cực (dương) hoặc tiêu cực (âm). Đáng chú ý là mối quan hệ nghịch dương thể hiện ở chỗ quá trình xuất hiện do sự tác động của

37

một nhân tố nào đó lại tăng cường chính bản thân nó, còn trong quan hệ nghịch âm thì chính quá trình đó bị suy yếu đi.

Như vậy, cảnh quan cũng như các địa hệ thống khác có khả năng tự điều chỉnh. Sự tồn tại của các mối quan hệ nghịch dương và nghịch âm trong quá trình tự điều chỉnh của các dạng tín hiệu quan hệ giữa các hợp phần đã cung cấp cơ sở cho một số nhà địa lý học (V.B. Xotxava, V.X. Preobrazenski, A.D. Armand) coi các địa tổng thể nói chung và cảnh quan nói riêng không chỉ là các hệ vật chất - năng lượng, mà còn là các hệ thông tin.

1.3. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN

CỨU CẢNH QUAN

Địa lý quyển bao gồm nhiều thành phần xâm nhập lẫn nhau (quyển đá, quyển khí, quyển nước, quyển sinh vật, quyển đất) vừa cấu tạo từ rất nhiều các địa tổng thể phân hóa ra chính trong lịch sử phát triển lâu dài của nó. Khái niệm các địa tổng thể đã được phân chia để chỉ các bộ phận khác nhau của địa lý quyển về hình dạng bên ngoài và tính chất bên trong của nó.

Nhiệm vụ của địa lý tự nhiên tổng hợp (cảnh quan) là nghiên cứu các địa tổng thể, tìm hiểu các mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên mọi địa tổng thể và cả những mối quan hệ biện chứng giữa các địa tổng thể với nhau; chính vì vậy cần nắm vững các luận điểm cơ bản. Đây là cơ sở triết học vận dụng vào nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, xem tự nhiên là một thể hoàn chỉnh.

1.3.1. Tính liên tục và không liên tục

1.3.1.1. Tính liên tục

Theo Vũ Tự Lập, tính liên tục của địa tổng thể bắt nguồn từ nguồn gốc vật chất thống nhất của địa lý quyển:

- Vật chất cấu tạo nên địa tổng thể luôn luôn di động dưới tác động chủ yếu của năng lượng Mặt trời. Chính sự di động này tạo nên sự thay đổi không ngừng và xâm nhập lẫn nhau giữa các địa tổng thể.

38

- Tính liên tục thể hiện mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo trong địa tổng thể.

- Tính liên tục có thể có những thành tạo trung gian mà khi phân chia khó xếp vào đâu. Ví dụ, như giữa vỏ phong hóa đá và đất, giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ trong đất...

- Tính liên tục thể hiện ngay trong một bậc phân loại của mỗi thành phần làm cho các thang độ phân loại của một thành phần chỉ mang tính quy ước. Ví dụ, hai loại đất nằm ở hai cánh sát ranh giới giống nhau hơn cùng một loại ở hai cánh xa nhau.

Ngoài ra, tính liên lục của địa lý quyển còn bắt nguồn từ lịch sử phát triển của bản thân nó khiến cho trong một địa tổng thể luôn luôn tìm thấy những di tích của quá khứ. Ví dụ, trong đai thực vật á nhiệt đới trên núi vẫn phát hiện thấy cây dương xỉ thân gỗ nhiệt đới ẩm.

1.3.1.2. Tính không liên tục

- Tính không liên tục bắt nguồn từ tính chất riêng biệt của từng dạng vật chất, của từng dạng vận động của vật chất, sự đối lập của các mặt mâu thuẫn và thống nhất. Một dạng vật chất cũng như mỗi một dạng vận động của vật chất đều có quy luật riêng.

- Trên bề mặt Trái đất, tự nhiên thay đổi và phân hóa đa dạng. Trên một lãnh thổ, địa hình phân hóa thành nhiều kiểu và dạng khác nhau. Các khoanh đất khó mà giữ được tính đồng nhất trong phạm vi một vùng đồi…

Nhờ tính không liên tục mà các thành phần đan cắt nhau khiến cho dễ nhận thấy một sự đứt đoạn nào đó để chọn làm ranh giới các địa tổng thể.

- Tính không liên tục cho phép xác định tính nhịp diệu, tính chu kỳ trong tự nhiên; đồng thời tạo nên các địa tổng thể tương đối ổn định và cân bằng; cho phép khảo sát, nghiên cứu phục vụ mục tiêu đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm bền vững.


39

1.3.2. Tính đồng nhất và không đồng nhất

1.3.2.1. Tính đồng nhất

Theo Hoàng Đức Triêm, tính đồng nhất còn gọi là tính thống nhất nội tại của một địa tổng thể dựa vào sự thống nhất về mặt hình thái và cả giống nhau về mặt quy luật hoặc biểu thị bằng trị số trung bình của một thành phần (thường là thành phần chủ đạo). Ví dụ, tương quan nhiệt ẩm đối với cấp đới.

1.3.2.2. Tính không đồng nhất

Một địa tổng thể lại chứa đựng tính không đồng nhất vì nó bao gồm nhiều thành phần và chính ngay trong mỗi thành phần cũng có nhiều yếu tố. Ví dụ, trên một quả đồi nhỏ vẫn có sự khác nhau giữa các hướng sườn, giữa các cấp độ dốc.

Từ tính đồng nhất và bất đồng nhất có thể đưa ra khái niệm đồng nhất tương đối về mức độ đồng nhất trong cấu trúc của địa tổng thể. Trong hệ thống phân vị, ở các cấp lớn, mức độ đồng nhất thấp do chứa đựng nhiều tính phức tạp. Trái lại, ở các cấp thấp, ít phức tạp, mức đồng nhất cao hơn.

Theo Hoàng Đức Triêm, muốn nghiên cứu mức độ đồng nhất cần phải nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của địa tổng thể.

- Cấu trúc đứng: Nghiên cứu mặt cắt đứng, chọn các cấp phân vị thành phần tương đương cho từng cấp phân vị địa tổng thể.

- Cấu trúc ngang: Tìm hiểu số lượng các cấp đang xét, số lượng cá thể trong mỗi cấp, đặc trưng từng cá thể. Tìm hiểu mối quan hệ giữa từng cá thể và đánh giá vai trò của chúng trong sự hình thành nên địa tổng thể đang xét. Muốn vậy, cần xét nhiều mối tương quan về số lượng, tương quan về diện tích, tương quan về giá trị đối với sự di chuyển vật chất.

1.3.3. Tính độc lập và phụ thuộc

1.3.3.1. Tính độc lập

Mỗi một thành phần của địa tổng thể như đá, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật đều là những thành tạo được hình

40

thành và phát triển theo những quy luật riêng; phân bố một cách khác nhau trong không gian và phát triển theo những tốc độ khác nhau theo thời gian. Do đó, các đơn vị phân vùng của từng thành phần mang tính độc lập, khó mà trùng khớp nhau về ranh giới không gian.

1.3.3.2. Tính phụ thuộc

Mặt khác, các thành phần lại có quan hệ mật thiết với nhau nên tuy có sự so le về không gian và thời gian vẫn phát hiện ra được các khu vực mà ở đó có các thành phần trùng khớp với nhau. Đó là những bộ phận mà có tác giả gọi là “nhân” của địa tổng thể. Sự so le chỉ xảy ra ngoài phạm vi (vùng ranh giới). Do đó, cần nghiên cứu “nhân” để phát hiện ranh giới.

Hoàng Đức Triêm cho rằng, cần xóa bỏ quan niệm từ trước đến nay xem ranh giới là một đường mà phải xem ranh giới là một dải rộng hẹp tùy lúc, tùy nơi vừa phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của địa tổng thể (địa tổng thể càng thuần thục, càng ổn định thì ranh giới càng rõ) vừa phụ thuộc vào cấp phân vị của các địa tổng thể (địa tổng thể có cấp phân vị càng cao thì ranh giới càng phức tạp, mơ hồ...).

1.3.4. Tính bình đẳng và tính trội

1.3.4.1. Tính bình đẳng

Đặc trưng của một địa tổng thể là do nhiều thành phần tạo nên, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, thay đổi một thành phần dẫn đến sự thay đổi các thành phần khác. Do đó, trong nghiên cứu các địa tổng thể không được xem nhẹ một yếu tố nào.

1.3.4.2. Tính trội

Mặc dù một địa tổng thể được cấu tạo từ nhiều thành phần nhưng không phải mọi lúc, mọi nơi các thành phần đều có giá trị ngang nhau mà luôn luôn xảy ra có thành phần trội, có tác động quyết định ranh giới các địa tổng thể. Ở những khoảng so le không phải dựa vào ranh giới trung bình của các thành phần mà phải căn cứ vào ranh giới của thành phần trội, là thành phần quyết định đặc trưng của địa tổng thể.

41

Cách chọn nhân tố trội phải được phát hiện một cách khách quan trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa các thành phần. Khi phân tích mối tác động tương hỗ giữa các thành phần phải biết sắp xếp thành từng cặp quan hệ với hai yếu tố (quan hệ nhân quả).

Khi tìm hiểu cấu trúc ngang cũng phải tìm ra cấp chủ yếu, địa tổng thể chủ yếu là địa tổng thể giữ vai trò quan trọng trong bộ mặt của các cấp đang xét trong việc trao đổi vật chất trong nội bộ cấp đang xét. Đó là địa tổng thể chiếm khối lượng lớn nhất hoặc địa tổng thể đứng ở vị trí đầu của dây chuyền di chuyển vật chất, vị trí cao hay vị trí đầu nguồn, vị trí nút trong lịch sử phát triển.

1.3.5. Tính cá thể và kiểu loại

1.3.5.1. Tính cá thể

Theo L.X. Berg, mỗi cảnh quan là một cá thể, nó không lặp lại trong không gian và thời gian, không thể tìm thấy hai cảnh quan như nhau vì vị trí địa lý của lãnh thổ không được lặp lại. Ví dụ, không có hai cảnh quan lòng chảo Than Uyên, hai cảnh quan đồng bằng ven biển Lệ Thủy. Tính chất cá thể như vậy thể hiện sự tác động của các nhân tố hành tinh và địa phương trong lịch sử phát triển của địa tổng thể. Sự phân chia lãnh thổ thành các cảnh quan cá thể đó thuộc về công tác phân vùng.

Do tính cá thể, mỗi địa tổng thể có một ranh giới khép kín, được gọi bằng một tên riêng (tên địa phương) và được đánh số thứ tự không lập lại. Tính cá thể thường được áp dụng trong phân vùng cho các đơn vị địa tổng thể cấp lớn như vòng, ô, xứ, đới.

1.3.5.2. Tính kiểu loại

Do trong một địa tổng thể vừa có tính đồng nhất và không đồng nhất; giữa các cá thể ở cùng cấp phân vị vẫn có những nét giống nhau nhất định cho phép gộp chúng lại với nhau thành những đơn vị kiểu loại. Đây là kết quả của công tác khái quát hóa khoa học, loại bỏ các đặc tính riêng, chỉ rút ra những tính chất chung.

42

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí