Phân Theo Chức Năng Biến Đổi Do Hoạt Động Kinh Tế - Xã Hội

1.6.2.2. Phân theo chức năng biến đổi do hoạt động kinh tế - xã hội

a. Lớp cảnh quan nông nghiệp: Bao gồm các kiểu đồng ruộng, kiểu vườn, kiểu đồng cỏ chăn nuôi…

b. Lớp cảnh quan dân cư: Bao gồm các thành phố, làng mạc, công viên… Lớp này chia ra các kiểu thành phố nhà thấp; kiểu thành phố nhà cao tầng; kiểu thành phố nhà máy; kiểu công viên, trung tâm văn hóa…

c. Lớp cảnh quan công nghiệp: Kiểu các khu nhà máy; kiểu các khu liên hiệp xí nghiệp khai thác mỏ…

d. Lớp cảnh quan thủy nhân sinh: Kiểu các bồn thu nước nhân tạo thủy lợi; kiểu các bồn thu nước nhân tạo thủy điện; kiểu các bồn thu nước cho du lịch - nghỉ dưỡng…

e. Lớp cảnh quan rừng nhân sinh: Được chia thành kiểu rừng thứ sinh do khai thác tái sinh; kiểu rừng trồng…

f. Lớp cảnh quan du lịch: Bao gồm các kiểu cảnh quan nghỉ dưỡng bờ biển; kiểu cảnh quan nghỉ dưỡng núi; kiểu cảnh quan du lịch - văn hóa…

1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN

Hệ phương pháp là tổng hợp những biện pháp kỹ thuật và hình thức tổ chức để tiến hành nghiên cứu khoa học. Vấn đề hệ phương pháp rất rộng đối với địa lý học nói chung (vì bao gồm cả tự nhiên và xã hội). Mỗi ngành địa lý, ngoài các phương pháp nghiên cứu chung, còn có hệ phương pháp nghiên cứu riêng đặc trưng cho từng ngành. Trong quá trình phát triển của địa lý học, từ thời cổ đại đến nay, hệ thống các phương pháp nghiên cứu địa lý đã được xây dựng dần dần theo hướng ngày càng đi đến định lượng.

Đối với cảnh quan học, có thể nêu ra một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.7.1. Phương pháp mô tả - so sánh

Phương pháp mô tả và so sánh các sự vật và hiện tượng địa lý theo không gian và thời gian thường được áp dụng trong nghiên cứu

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 7


51

cảnh quan địa lý khu vực. Phương pháp này thông thường được tiến hành kết hợp với phương pháp khảo sát thực địa, là phương pháp cổ truyền của địa lý học.

1.7.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa thường được tiến hành theo tuyến và theo điểm, lập các lát cắt, sơ đồ cảnh quan; trên cơ sở đó có thể xác lập được một số quan hệ, cắt nghĩa nguồn gốc và ngay cả dự báo các quá trình phát triển của cảnh quan.

1.7.3. Phương pháp bản đồ

Phương pháp bản đồ là phương pháp được sử dụng phổ biến trong địa lý học, cả trong cả địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội và cảnh quan. Các bản đồ chung và bản đồ chuyên đề đều có tác dụng cung cấp thông tin về đối tượng nghiên cứu, trong đó các phương pháp trắc lượng bản đồ thường được chú trọng. Kết quả công trình nghiên cứu trong địa lý học nói chung và cảnh quan nói riêng phải được thể hiện bằng bản đồ.

1.7.4. Phương pháp viễn thám

Sử dụng ảnh máy bay, vệ tinh; thông qua các loại ảnh này có thể đoán đọc, quan trắc được nhiều đặc điểm của tự nhiên hay các hoạt động kinh tế - xã hội mà trên bản đồ thông thường không thể biểu diễn được.

1.7.5. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS

Đây là phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu địa lý và cảnh quan học; cho phép xử lý khối lượng tư liệu thống kê lớn; thành lập các bản đồ thành phần đơn tính, bản đồ cảnh quan, phân vùng cảnh quan, bản đồ đề xuất sử dụng hợp lý cảnh quan một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao…

1.7.6. Phương pháp địa vật lý

Được sử dụng để nghiên cứu các đặc tính chung của vật chất trong khí quyển, thủy quyển, nghiên cứu năng lượng và khối lượng, cấu trúc của lớp vỏ cảnh quan…

1.7.7. Phương pháp địa hóa học

Được sử dụng để nghiên cứu các quy luật phân bố và di chuyển của các nguyên tố hóa học trong lớp vỏ cảnh quan; xác định các nguyên tố hóa học trong đá mẹ, khoáng vật, đất, nước, sinh vật và sự di chuyển của các nguyên tố đó đến các môi trường khác. Phương pháp này cho phép định lượng hóa sự trao đổi vật chất giữa các thành phần cấu tạo của lớp vỏ cảnh quan.

1.7.8. Phương pháp cổ địa lý

Phương pháp cổ địa lý giúp cho việc xác lập lịch sử phát triển của lớp vỏ cảnh quan và từng cảnh quan địa lý qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Các cứ liệu để tái lập lịch sử của vỏ cảnh quan, cảnh quan địa lý là đá mẹ và cấu tạo nham tướng của chúng, đặc tính và sự sắp xếp các vỉa đá, các di tích và dấu vết của sinh vật hóa đá (các hóa thạch), các dạng địa hình tàn dư và các hiện tượng tự nhiên khác.

1.7.9. Phương pháp toán học

Phương pháp toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong địa lý học, phù hợp với giai đoạn hiện nay của khoa học địa lý nói chung và cảnh quan học nói riêng. Nhiệm vụ của việc toán học hóa địa lý là nghiên cứu bằng các phương pháp toán học các hệ thống động lực phức tạp (sự thay đổi trạng thái của chúng theo thời gian) phân bố trong không gian (tức theo lãnh thổ), trong đó tự nhiên, sản xuất, dân cư có quan hệ chặt chẽ với nhau bằng các quan hệ nhân quả và quan hệ thuận nghịch.

1.7.10. Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp phân tích hệ thống ngày càng chiếm ưu thế trong các công trình nghiên cứu cảnh quan địa lý, đặc biệt là ở phương Tây. Phương pháp này dùng để phân tích hoặc là một cặp hay nhiều thành phần có tác động và quan hệ với nhau (như dòng chảy và địa hình; biển và bờ biển), hoặc là khi nghiên cứu những hệ thống tổng hợp…

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


- Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học là các thể tổng hợp địa lý tự nhiên, nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ cảnh quan. Trong hệ thống phân hóa lãnh thổ địa lý tự nhiên, đơn vị cơ sở là cảnh quan địa lý.

- Nội dung nghiên cứu chính của cảnh quan học là học thuyết về cảnh quan; đề cập đến cấu trúc, động lực, hình thái cảnh quan, phân loại cảnh quan và vấn đề sử dụng hợp lý cảnh quan.

- Nghiên cứu cảnh quan học có ý nghĩa thực tiễn lớn, có quan hệ trực tiếp đến vấn đề sử dụng tổng hợp, bảo vệ và phục hồi những nguồn lợi thiên nhiên ở các đới, khu vực và vùng khác nhau; biến môn địa lý tự nhiên khu vực từ hướng địa lý mô tả, thuyết minh thành một môn lý luận chỉ có thể dựa trên cơ sở học thuyết cảnh quan.

- Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp.

- Cảnh quan gồm nhiều thành phần vật chất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Nền địa chất, kiểu địa hình, khí hậu, các dạng tồn tại của nước, tập hợp các quần xã sinh vật, thổ nhưỡng…

- Cấu trúc của cảnh quan bao gồm cấu trúc không gian và cấu trúc chức năng.

- Nhiệm vụ của cảnh quan học là nghiên cứu các địa tổng thể, tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên cảnh quan; vì vậy cần nắm vững các luận điểm cơ bản. Đây là cơ sở triết học vận dụng trong nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, xem tự nhiên là một thể hoàn chỉnh.

- Các địa tổng thể (cảnh quan) được tách biệt nhau bởi những ranh giới tự nhiên, do đó việc vạch ranh giới được tiến hành đồng thời với việc xác định các địa tổng thể trên cơ sở quán triệt đầy đủ các luận điểm cơ bản.

- Trong sự phát triển của cảnh quan, ở mỗi cảnh quan hiện đại bao giờ cũng có những nét thuộc về quá khứ, những nét hiện đại và những nét tiến bộ.

- Xã hội loài người đã làm thay đổi khá mạnh mẽ các cảnh quan tự nhiên của bề mặt Trái đất. Con người tác động lên cảnh quan tự nhiên trực tiếp, hoặc gián tiếp đã làm thay đổi, làm mất đi một số đặc tính ban đầu của các địa tổng thể hình thành nên các cảnh quan nhân sinh.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1. Trình bày đối tượng và nội dung nghiên cứu của cảnh quan học. Tại sao cảnh quan địa lý là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân hóa lãnh thổ?

2. Chứng minh việc nghiên cứu địa hệ thống cấp cảnh quan có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

3. Hiểu như thế nào về cảnh quan địa lý? Phân tích thành phần và cấu trúc của cảnh quan địa lý.

4. Căn cứ vào những mối quan hệ nào để xem các địa tổng thể cấp cảnh quan không chỉ là các hệ vật chất - năng lượng, mà còn là các hệ thông tin?

5. Tại sao cần nắm vững các luận điểm cơ bản trong nghiên cứu cảnh quan?

6. Phân tích ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng các luận điểm cơ bản trong nghiên cứu cảnh quan.

7. Tại sao tính không liên tục cho phép xác định tính nhịp điệu, tính chu kỳ trong tự nhiên, đồng thời tạo nên các địa tổng thể tương đối ổn định và cân bằng?

8. Tại sao trong hệ thống phân vị, cấp càng lớn càng ít đồng nhất, càng chứa đựng nhiều tính phức tạp; trái lại, các cấp càng nhỏ càng ít phức tạp, có mức đồng nhất cao?

9. Chứng minh rằng, trong cấu trúc cảnh quan, chỉ cần thay đổi một thành phần sẽ dẫn đến sự thay đổi các thành phần khác.

10. Giải thích sự cần thiết phải phân loại cảnh quan. Ý nghĩa của công tác phân loại cảnh quan trong thực tiễn sử dụng lãnh thổ vào mục đích kinh tế?

11. Các quan niệm về ranh giới cảnh quan? Tại sao ranh giới cảnh quan thường bị biến đổi? Lấy ví dụ chứng minh.

12. Tại sao cần phải xem cảnh quan là một hệ thống vật chất phức tạp ở trạng thái phát triển không ngừng? Cho ví dụ chứng minh.

13. Giải thích vai trò của con người trong cảnh quan. Phân tích các cảnh quan nhân sinh.

14. Phân tích các lớp cảnh quan được phân chia theo chức năng biến đổi do hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

Chương 2


NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

Mục tiêu của chương

- Cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ, nội dung; các quan điểm, cách tiếp cận và các hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

- Rèn luyện các kỹ năng phân tích, so sánh và vận dụng các quan điểm, cách tiếp cận trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng.

- Giúp cho học viên có ý thức trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững.

2.1. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VỀ CHỨC NĂNG CỦA CẢNH QUAN HỌC ỨNG DỤNG

2.1.1. Sự phát triển chức năng ứng dụng của Địa lý học

Từ khi ra đời đến nay, Địa lý học bao giờ cũng được ứng dụng vào thực tiễn.

Là một trong số ít các khoa học được phát triển từ rất sớm của xã hội loài người, Địa lý học đã mang lại nhiều phát kiến địa lý phục vụ cho sự phát triển của nhân loại trên thế giới. Trải qua quá trình phát triển từ địa lý cổ đại đến địa lý hiện đại; về lý thuyết, Địa lý học là hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng. Hiện nay, có sự phát triển đan xen và thâm nhập lẫn nhau của hai ngành nghiên cứu này, được thể hiện trong tính liên ngành và tính ứng dụng của Khoa học địa lý. Mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu địa lý ngày nay là xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế có hiệu quả, cải tạo và làm tốt môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023