Sự Biến Đổi Cảnh Quan Do Tác Động Của Con Người

Việc so sánh các cảnh quan cho phép xác định các nhóm cảnh quan gần gũi về nguồn gốc phát sinh, cấu trúc hình thái để gộp chúng lại thành những đơn vị kiểu loại, nghĩa là thực hiện công tác phân kiểu hay phân loại cảnh quan; khi đó cần phải bỏ đi các nét cá biệt vốn có đối với cảnh quan để đi sâu nghiên cứu các điển hình. Ví dụ: Suốt từ Móng Cái đến Vĩnh Linh có đến 22 cá thể cảnh quan đồng bằng ven biển, nhưng dù sao giữa chúng vẫn có những nét chung, như đều có sự tham gia của các quá trình biển, luôn có mặt của đất cát và đất mặn, thực và động vật nước mặn, nước lợ. Sự phân loại có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, đó là phương thức quan trọng để xác định các quy luật phát triển và phân bố các cảnh quan.

Trong các mục đích thực tiễn, trên lãnh thổ nước ta có thể có đến hàng trăm cảnh quan, việc nghiên cứu phân loại cảnh quan để tùy theo các đặc tính của chúng nhằm sử dụng vào mục đích kinh tế có hiệu quả nhất.

1.4. RANH GIỚI VÀ TÊN GỌI CẢNH QUAN

1.4.1. Ranh giới cảnh quan

1.4.1.1. Quan niệm về ranh giới

- Các địa tổng thể (cảnh quan) được tách biệt nhau bởi những ranh giới tự nhiên, do đó việc vạch ranh giới được tiến hành đồng thời với việc xác định các địa tổng thể trên cơ sở quán triệt đầy đủ các luận điểm cơ bản. Theo Vũ Tự Lập:

+ Ranh giới không phải là một đường mà là một dải rộng hẹp nào đó.

+ Đã có các cấp phân vị đối với địa tổng thể thì cũng có các cấp phân vị đối với khu vực ranh giới và tính chất ranh giới thay đổi tùy theo cấp phân vị.

+ Không thể có những đường ranh giới tuyệt đối rõ rệt, vì thế đường ranh giới vạch ra ít nhiều mang tính chất quy ước.

43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

+ Ranh giới cũng là một phạm trù lịch sử, có thể biến đổi theo thời gian và do ảnh hưởng của nhiều tác nhân, trong đó có ảnh hưởng hoạt động kinh tế của xã hội loài người.

- Khu vực ranh giới là nơi gặp gỡ các địa tổng thể kề bên nhau nên thành phần và tính chất của các địa tổng thể có sự xâm nhập lẫn nhau. Vì thế, khu vực ranh giới bắt đầu ở chỗ mà sự ưu thế của những đặc điểm của một địa tổng thể nào đó lại bị mất đi và đã xuất hiện những đặc điểm của một địa tổng thể khác. Khu vực ranh giới kết thúc ở nơi mà sự pha trộn hầu như chấm dứt để nhường chỗ cho ưu thế khác. Trong tự nhiên, có những nơi gặp gỡ của hai địa tổng thể nhưng cũng có nơi gặp gỡ đến 3 - 4 địa tổng thể, tất nhiên nơi gặp gỡ nhiều địa tổng thể sẽ phức tạp hơn nhiều.

Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 6

- Dải ranh giới có diện tích thay đổi và thường có diện tích nhỏ hơn các địa tổng thể mà chúng phân cách.

1.4.1.2. Xác định ranh giới

- Vì ranh giới là một dải chuyển tiếp nên khi xác định ranh giới giữa hai địa tổng thể thì việc đầu tiên là phải giới hạn cho được “vùng” ranh giới. Việc thể hiện “vùng” ranh giới theo một đường là cần thiết vì dải chuyển tiếp thường hẹp và thuộc cấp phân vị thấp hơn cấp phân vị hai địa tổng thể kề bên nhau, nếu để riêng dải “vô chủ” đó sẽ gây nhiều khó khăn. Do đó, thể hiện ranh giới bằng một đường trên bản đồ đòi hỏi một sự lựa chọn có phân tích.

- Việc xác định đường ranh giới cần căn cứ vào sự phân tích đặc điểm và động lực chủ yếu của các địa tổng thể. Việc ghép “vùng” ranh giới vào địa tổng thể mà nó có quan hệ nhiều nhất, tốt nhất là làm theo phương pháp từ dưới lên.

- Tính chất của ranh giới thay đổi tùy theo cấp phân vị của địa tổng thể mà nó bao quanh. Cấp phân vị càng cao thì dải ranh giới càng rộng, sự trùng hợp giữa các thành phần càng khó. Do đó, phải dựa vào phương pháp phân tích nhân tố chủ đạo để vạch ranh giới. Vấn đề vạch ranh giới cũng có các quan điểm khác nhau: Có tác giả cho một

44

cấp chọn một nhân tố; lại có tác giả cho một cấp có sự thay đổi nhân tố. Cần thống nhất là chỉ đến cấp miền trở xuống mới có khả năng thay đổi dấu hiệu ranh giới, vì lúc này hai dãy địa đới và phi địa đới mới gặp nhau.

Theo cấu trúc ngang, ranh giới một địa tổng thể cần được dựa vào ranh giới các địa tổng thể cấp thấp hơn nằm ngoại vi. Tuy nhiên, do tính liên tục của lớp vỏ địa lý mà ranh giới nói chung thường ít rõ nét, ngay cả khi chúng được vạch ra theo một dấu hiệu trội.

- Các đường ranh giới thường đi theo một cấp phân vị của địa hình dù khi xác định ranh giới có dựa vào các hợp phần khác như đá, khí hậu, đất, thực vật; vì địa hình có tính bền vững và dễ nhận thấy trên thực địa và phản ảnh sự thay đổi các dấu hiệu khác do chi phối của địa hình.

Theo Hoàng Đức Triêm, vấn đề cần quan tâm là dựa vào cấp phân vị địa hình chứ không dựa vào cấp phân vị địa hình tương đương với cấp địa tổng thể đang xét. Ví dụ, một vùng địa lý có một kiểu địa hình nhưng một kiểu địa hình nếu không đồng nhất về khí hậu thì sẽ trở thành hai vùng địa lý. Tuy nhiên, do ranh giới khí hậu mơ hồ và không thể vạch ranh giới tùy tiện nên phải dựa vào cấp phân vị địa hình thấp hơn cấp kiểu địa hình.

1.4.1.3. Biến đổi ranh giới cảnh quan

- Ranh giới cảnh quan cũng biến đổi theo thời gian. Ví dụ, ở nước ta ranh giới cảnh quan biến đổi theo mùa. Ở miền Bắc, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc, ranh giới á nhiệt đới xuống thấp và lan về phía Nam; nhưng vào mùa hạ, ranh giới này lên cao > 600m và rút lên phía Bắc vĩ tuyến 250B.

- Ranh giới có thể có biến đổi thuận nghịch. Ví dụ, ở các vùng đồi trọc và cỏ tranh cây bụi (savan thứ sinh) hiện nay lan tràn rất rộng ở vùng đồi núi nước ta nhưng có thể phục hồi chúng lại thành rừng. Ngược lại, các khu rừng do khai thác không hợp lý nhiều lần có thể chuyển thành savan, cây bụi.

45

1.4.2. Tên gọi cảnh quan

Các tổng thể tự nhiên là những cá thể có ranh giới khép kín; tùy quy mô từng cấp phân vị mà có tên gọi có khác nhau. Các nhà nghiên cứu cảnh quan thường quan niệm:

- Các cấp phân vị lớn trên cấp miền nên gọi theo địa danh, vì đặc tính của chúng còn phức tạp nhiều nên chưa thể dùng các chỉ số để nêu bật được. Ví dụ, tên gọi các cấp trong công trình phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam:

+ Cấp xứ: Xứ Hoa Nam - Bắc Việt Nam; xứ Đông Dương.

+ Cấp miền: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

+ Cấp khu: Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc, khu Tây Bắc…

- Cấp vùng (hay cảnh) nên gọi tổng hợp tất cả các hợp phần. Ví dụ, vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột phát triển đất feralit đỏ nâu, rừng dầu khô thưa.

- Nên quan tâm hình thái địa hình trong tên gọi cảnh quan. Ví dụ, cảnh quan đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

- Cần đảm bảo tên gọi ngắn gọn nhưng khái quát được sự khác biệt giữa các cá thể. Ví dụ, cảnh quan đồng bằng chân núi - ven biển Lăng Cô.

1.5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNH QUAN

L.X. Berg, G.Ph. Morozov, B.B. Polưnov xem cảnh quan là một hệ thống vật chất phức tạp ở trạng thái phát triển không ngừng. Theo L.X. Berg, “Hiểu một cảnh quan đã cho, chỉ có thể khi ta biết nó đã sinh ra như thế nào và biến đổi theo thời gian thành cái gì”.

Những quy luật phát triển của cảnh quan cũng là những quy luật phát triển của toàn bộ lớp vỏ địa lý. Cảnh quan phát triển như là một hệ thống vật chất thống nhất, nhưng tốc độ phát triển của các thành phần cấu tạo cũng như các đơn vị hình thái cảnh quan không như nhau. Trong số các thành phần cấu tạo thì yếu tố thực động vật dễ biến

46

động nhất. Trong các đơn vị của hình thái cảnh quan thì diện địa lý có thể biến đổi nhanh chóng, dạng địa lý biến đổi chậm hơn, còn cảnh quan khó biến đổi hơn nhiều.

Trong sự phát triển của cảnh quan, ở mỗi cảnh quan hiện đại bao giờ cũng có những nét thuộc về quá khứ, những nét hiện đại và những nét tiến bộ.

- Các yếu tố hiện đại là các yếu tố quyết định trạng thái hiện tại của cảnh quan.

- Các yếu tố di lưu hay sót là những yếu tố còn được giữ lại của thời kỳ trước, nó được dùng để cắt nghĩa sự có mặt của các đặc điểm trong cảnh quan hiện đại và giúp hiểu được những gì đã xảy ra trong sự phát triển cảnh quan. Ví dụ, các dạng địa hình đá vôi sót trong lòng đồng bằng, hay cây tràm hiện còn sót lại trên đất cát biển nội đồng ở một số tỉnh duyên hải miền Trung chứng tỏ trước kia đây là cảnh quan vùng ven bờ biển.

- Các yếu tố tiến bộ, đó là cái mới, cái đang được sinh ra trong cảnh quan hiện nay, nó định hướng cho sự phát triển của cảnh quan, quyết định sự phát triển của nó trong tương lai. Các yếu tố tiến bộ tuy phát triển trên nền của các yếu tố di lưu và hiện đại nhưng nó sẽ loại dần các yếu tố hiện đại cùng với thời gian sẽ làm cho cảnh quan có chất lượng mới, biến đổi thành một cảnh quan mới.

Ví dụ, cảnh quan bồn trũng là cảnh quan hiện đại, bản thân bồn trũng là yếu tố di lưu do quá trình hình thành châu thổ để lại, các bụi lau sậy và thực vật thủy sinh khác hiện mọc trong bồn trũng là những yếu tố tiến bộ sẽ biến nó thành đồng bằng. Tất nhiên, các sự biến đổi này xảy ra trong một thời gian lâu dài theo đúng như các quy luật của duy vật biện chứng về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và sự biến đổi lượng thành chất.

Quá trình phát triển của cảnh quan là quá trình phát triển tiến lên, ngày càng có thêm những dấu hiệu mới, thành phần và cấu trúc của nó ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan, nhà địa lý cần phải chú ý phát hiện ra các yếu tố tiến bộ để dự

47

báo hướng phát triển của nó trong tương lai. Điều đó có ý nghĩa to lớn về cả mặt lý thuyết và thực tiễn, giúp cho việc sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế của lãnh thổ.

1.6. SỰ BIẾN ĐỔI CẢNH QUAN DO TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

1.6.1. Vai trò con người trong cảnh quan

Xã hội loài người đã làm thay đổi khá mạnh mẽ các cảnh quan tự nhiên của bề mặt Trái đất. Con người tác động lên cảnh quan tự nhiên hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đã làm thay đổi, làm mất đi một số đặc tính ban đầu của các địa tổng thể. Tuy nhiên, cảnh quan về cơ bản vẫn tuân theo các quy luật địa lý tự nhiên chi phối. Theo A.G. Ixatsenko, con người không thể xóa bỏ được các quy luật tự nhiên mà chỉ biết sử dụng hợp lý quy luật ấy theo mục đích của mình, làm thay đổi ít nhiều (vô ý thức hay có ý thức) hướng và tốc độ của các quá trình tự nhiên.

- Tác động của sản xuất xã hội đến cảnh quan tự nhiên mang tính tích cực. Nhờ vào việc sử dụng ngày càng nhiều các tài nguyên và lực lượng tự nhiên phục vụ cho lợi ích con người mà trên bề mặt Trái đất đã xuất hiện nhiều cảnh quan văn hóa có tính thẩm mỹ cao. Ngày càng có nhiều thành phố, làng mạc, đồng ruộng, nhà máy, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, đường giao thông xuất hiện… Dưới tác động của con người, thiên nhiên ngày càng được biến đổi theo hướng phù hợp hơn với sự sống của con người; kể cả với các nhu cầu vui chơi, giải trí và lao động. Đó là những mặt tích cực cần phải được đánh giá đúng mức trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên.

- Con người đã làm biến đổi cảnh quan tự nhiên theo hướng tiêu cực. Sự biến đổi tự nhiên bởi con người là một tất yếu, bởi vì trong khi khai thác, sử dụng các tài nguyên tự nhiên, con người đã tham gia vào sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và chính điều đó con người đã làm cho cảnh quan tự nhiên biến đổi. A.G. Isatsenko chỉ ra rằng ngay từ khi thu lượm, săn bắn, người nguyên thủy đã làm biến đổi cảnh quan tự nhiên ở một chừng mực nhất định. Đến khi con người tìm ra lửa, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, phát hiện ra quặng,

tiến hành luyện kim, xây dựng các hệ thống thủy lợi, phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp nguyên tử thì áp lực của con người lên tự nhiên ngày càng nặng nề theo từng giai đoạn của sự phát triển sản xuất xã hội. Tác động của con người làm biến đổi cảnh quan tự nhiên theo hướng tiêu cực ở các phương diện: Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường; biến đổi hình thái, cấu trúc, chức năng,… của cảnh quan tự nhiên.

Khi con người tác động lên cảnh quan tự nhiên làm biến đổi cảnh quan, tạo ra những cảnh quan mất đi vẻ ban đầu gọi là cảnh quan văn hóa (còn được gọi là cảnh quan nhân sinh).

Theo F.N. Mincov, cảnh quan nhân sinh là các cảnh quan tự nhiên bị thay đổi do tác động của con người, trong đó con người đã và có thể làm thay đổi tận gốc đối với bất cứ thành phần nào. Có thể chia sự phát triển cảnh quan nhân sinh thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn sớm còn gọi là giai đoạn không bền vững. Trong giai đoạn này xảy ra sự xây dựng lại tương đối nhanh mọi thành phần của địa tổng thể đến một trạng thái mới dưới tác động của con người.

- Giai đoạn sau là giai đoạn trưởng thành bền vững, có sự phát triển tiến hóa nhưng xảy ra chậm hơn.

Mức độ và tính chất tác động của con người phụ thuộc vào lịch sử xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. F. Enghen đã chỉ rõ: “Tất cả những phương thức sản xuất còn tồn tại cho đến nay chỉ có thể hình dung là thành tựu các hiệu quả lao động có ích trực tiếp nhất. Tác động của một cách tự phát bừa bãi tới thiên nhiên đã dẫn tới thiên nhiên sẽ trả thù con người bằng những hậu quả bất ngờ”.

1.6.2. Các cảnh quan bị biến đổi do tác động của con người (cảnh quan nhân sinh)

Do đặc điểm cảnh quan là một thành tạo ổn định, được cấu tạo do sự phối hợp của các lực địa đới và phi địa đới của tự nhiên nên khó bị biến đổi. Tác động của con người có thể biến đổi nhiều nhất là diện

địa lý và nhóm diện địa lý, đây là các đơn vị hình thái cấp thấp của cảnh quan. A.G. Isatsenko cho rằng khó nói đến một cảnh quan nhân sinh theo đúng nghĩa do con người tạo ra mà chỉ có thể nói đến những cảnh quan bị biến đổi.

1.6.2.1. Phân theo mức độ và tính chất biến đổi do tác động của con người

A.G. Isatsenko phân biệt 4 nhóm:

a. Nhóm các cảnh quan nguyên sinh

Các cảnh quan không thay đổi, không bị tác động trực tiếp bởi các hoạt động kinh tế của con người, nhưng có chịu tác động gián tiếp (ô nhiễm nước và không khí mà nguyên nhân do hoạt động kinh tế của con người). Ví dụ, cảnh quan Nam Cực, cảnh quan rừng rậm xích đạo trong lưu vực sông Amazon, cảnh quan núi cao.

b. Các cảnh quan hơi bị biến đổi (hay biến đổi yếu)

Các cảnh quan ít thay đổi, trong đó con người đã xâm phạm đến những thành phần cấu tạo riêng biệt (ví dụ: Săn bắt động vật, câu cá, chặt chọn gỗ). Những hoạt động này đã đụng chạm đến từng hợp phần, nhưng các mối liên hệ tự nhiên cơ bản vẫn còn chưa bị phá vỡ. Các thành phần bị đụng chạm có thể phục hồi được (ví dụ: Cảnh quan hoang mạc, đài nguyên,… là những nơi chưa sử dụng vào mục đích khai thác kinh tế một cách tích cực).

c. Các cảnh quan bị biến đổi mạnh (hay hủy hoại)

Các thành phần trong cảnh quan bị khai thác mạnh đến mức khó phục hồi được dẫn đến cấu trúc cảnh quan bị thay đổi dần theo hướng có hại cho con người (phá hủy lớp phủ thực vật rừng, xâm thực, thổi mòn, rửa trôi đất, không khí ô nhiễm…).

d. Các cảnh quan văn hóa

Các cảnh quan được con người biến đổi một cách hợp lý dựa trên cơ sở khoa học nhằm đáp ứng các lợi ích của xã hội (thành phố, làng mạc, đồng ruộng, nhà máy, khu công nghiệp…). Ở đây, mối liên hệ thiên nhiên được thay đổi một cách đúng hướng trên cơ sở nghiên cứu tất cả những kinh nghiệm trước kia của xã hội loài người và những tư liệu khoa học.

50

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí