Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 28


Phụ lục 2.8: Công văn thông báo kế hoạch kiểm toán tuân thủ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam


TẬP ĐOÀN

BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG VIỆT NAM

Số /QĐ/KTNB v/v: Kiểm toán năm 2006


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------


Hà nội, ngày…. Tháng.. năm 200..


Kính gửi: Viễn thông tỉnh Vĩnh Long


Thực hiện Quyết định số /QĐ-KTNB ngày .../../... về việc kiểm toán chấp hành quản lý công nợ và chấp hành chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Ban Kiểm toán nội bộ xin thông báo danh sách cán bộ và thời gian tiến hành kiểm toán đối với đơn vị như sau:

I. Danh sách đoàn kiểm toán:

1. Ông ….- Phó Ban Kiểm toán nội bộ - Trưởng đoàn

2. Bà …. – Uỷ viên

3. Bà …. - Ủy viên

4. Ông …..- Ủy viên

II. Phạm vi và nội dung kiểm toán

Kiểm tra số liệu, tài liệu tài chính kế toán phát sinh trong năm 2008 đến ngày kiểm toán.

III. Thời gian kiểm toán

Thời gian kiểm toán bắt đầu từ ngày 1/9/2008 đến ngày 10/9/2008

Trong quá trình t/hiện, nếu do y/cầu công việc cần phải điều chỉnh thời gian làm việc và nhân sự của đoàn kiểm toán, đoàn sẽ trao đổi trực tiếp và thống nhất với đơn vị.

IV. Đề nghị đơn vị

- Tập hợp các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý tài chính kế toán do Giám đốc đơn vị ban hành để cung cấp số liệu cho đoàn kỉem toán trước khi đoàn đến làm việc.

- Chuẩn bị số liệu, tài liệu, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan khác.

- Chuẩn bị địa điểm làm việc, phương tiện đi lại đến đơn vị trực thuộc và thông báo cho các đơn vị trực thuộc

- Bố trí cán bộ phối hợp làm việc với đoàn kiểm toán trong thời gian đoàn đến làm việc tại đơn vị.


Nơi nhận:

- Như trên

- TGĐ, các Phó TGĐ

- Ban KTTKTC để phối hợp

- Lưu VP, KTNB

TL TỔNG GIÁM ĐỐC

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Trưởng Ban kiểm toán nội bộ


Phụ lục 2.9: Công văn thông báo kế hoạch kiểm toán của Ban KTNB đối với Công ty Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng (trích)



- Thời gian kiểm toán: Từ ngày 14/8/2006 đến ngày 20/8/2006

- Thành phần đoàn kiểm toán:

1. Ông Vũ Việt H - phó phòng TBK- Tổ trưởng

2. Ông Nguyễn Đăng T – chuyên viên phòng TBK - Tổ viên

3. Bà Nguyễn Thị T – chuyên viên phòng TBK – Tổ viên

4. Ông Đặng Xuân T – chuyên viên phòng đầu tu và phát triển – Tổ viên


- Nội dung kiểm toán: Công trình đầu tư xây dựng cơ bản Trụ sở Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng:


Kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình

Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán


- Đề nghị đơn vị chuẩn bị chứng từ tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm toán.


Phụ lục 2.10: Chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính - Ban KTNB Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam


TẬP ĐOÀN

BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG VIỆT NAM

Tham chiếu

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Chương trình kiểm toán: Báo cáo tài chính

Tên đơn vị: Người lập:

Kỳ kế toán: Người soát xét:




Thủ tục kiểm toán

Tham chiếu

Người

thực hiện

Ngày

thực hiện

1. Kiểm tra tính toán số học trên các báo cáo

2. Kiểm tra sự hợp lý giữa các báo cáo:

- Đối chiếu chỉ tiêu khoản mục Tiền trên BCĐKT với số dư trên báo cáo LCTT

- Đối chiếu số dư khoản mục thuế trên BCĐKT và báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách

- Đối chiếu chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm giữa phần I và phần II của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Đối chiếu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính với thuyết minh báo cáo tài chính

3. Kiểm tra số liệu đầu năm trên báo cáo tài chính

- Thu thập báo cáo tài chính năm liền kề trước năm được kiểm toán, báo cáo tài chính năm trước đã được duyệt, duyệt quyết toán của các cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng (thanh tra, thuế,....)

- Đối chiếu số dư đầu năm trên báo cáo tài chính năm được kiểm toán với số dư cuối kỳ trên báo cáo tài chính năm trước đã thu thập được. Nếu có chênh lệch thì giải thích nguyên nhân

- Kiểm tra các điều chỉnh trên tài liệu kế toán theo số liệu của kiểm toán, cơ quan cấp trên, cơ quan chứ năng (nếu có)

4. So sánh số dư đầu năm và số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán (số tuyệt đối và số tương đối). Phân tích và giải thích các biến động lớn

5. Kiểm tra báo cáo tài chính có được trình bày (về biểu mẫu) theo các quy định hiện hành không?

6. Phỏng vấn đơn vị về giả định khi lập báo cáo tài chính đã tính đến các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán hay chưa?

7. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên các kết quả công việc đã thực hiện.




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 28


Phụ lục 2.11: Một số chuyên đề kiểm toán trong kiểm toán tuân thủ do KTNB Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện



TT

Chuyên đề

Nội dung

1

Kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền

Các khoản tiền phải có thật. Tiền tồn thực tế khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán, sổ quỹ.

Chứng từ kế toán và sổ kế toán, sổ quỹ mở đúng qui định, đúng mẫu.

Tài liệu kế toán được ghi chép đầy đủ và có xác nhận của những người có liên quan

2

Kiểm toán hoạt động mua hàng và thanh toán tiền

Kiểm toán phương thức mua sắm

Kiểm tra viẹc quản lý và theo dõi công nợ với nhà cung cấp.

Kiểm tra việc quản lý và hạch toán hàng tồn kho.

3

Kiểm toán tập hợp chi phí

Xem xét và đánh giá việc chấp hành chế độ quản lý và hạch toán chi phí.

Đánh giá và xác nhận chi phí được tính đúng, tính đủ phù hợp với quy định.

Đảm bảo chi phí tính đúng tính đủ.

Đánh giá việc trình bày, phân loại chi phí đúng tính chất, khoản mục, mã thống kê.

4

Kiểm toán hoạt động quản lý vốn đầu tư

Đánh giá hình thức lựa chọn nhà thầu XDCB có đảm bảo theo đúng thủ tục quy định của Nhà nước không? (Đấu thầu, chỉ định thầu, tự đầu tư).

Đánh giá các thủ tục đầu tư: sự phù hợp giữa quy mô đầu tư và thẩm quyền quyết định đầu tư, trình tự đầu tư, các thủ tục trình lãnh đạo phê duyệt, thiết kế dự toán, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu, bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ quyết toán.

Đánh giá tiến độ thực hiện của các công trình XDCB có đảm bảo đúng quy định không?

Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của kế toán: giá gốc, nhất quán, đầy đủ, đúng kỳ kế toán, dồn tích…

Đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong từng giai đoạn đầu tư.

Đánh giá các bên có liên quan: các nhà thầu chủ yếu, tư cách pháp nhân của nhà thầu…

Đánh giá tính độc lập và sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong quá trình đầu tư XDCB

5

Kiểm toán hoạt động quản lý TSCĐ

Xác định TSCĐ vô hình và hữu hình hiện có tại doanh nghiệp.

Giá trị của TSCĐ đúng đắn, không bao gồm các yếu tố ghi vào chi phí.

Hồ sơ TSCĐ đầy đủ, rõ ràng và đúng quy định,

Phân loại TSCĐ theo đúng nhóm, đúng nguồn hình thành (từ Tập đoàn, từ vốn tự bổ sung, từ vốn vay…)

Xác định khấu hao, hao mon TSCĐ đúng phương pháp, đúng thời điểm, đúng chế độ quy định


Phụ lục 2.12: Chương trình kiểm toán khỏan mục xây dựng cơ bản - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam


Tham chiếu

Chương trình kiểm toán: Xây dựng cơ bản dở dang Tên đơn vị: Người lập:

Kỳ kế toán: Người soát xét:


Mục tiêu:

- Hoạt động xây dựng cơ bản dở dang là có thật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp và được thanh toán chính xác

- Tất cả các yếu tố tương ứng với xây dựng cơ bản dở dang và chưa được đưa vào sử dụng



Thủ tục kiểm toán

Tham chiếu

Người

thực hiện

Ngày

thực hiện

I. Thủ tục kiểm toán tổng hợp

1. Thủ tục phân tích

2. Thu thập số liệu tổng hợp

3. Kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ bản

4. Kiểm tra chia cắt niên độ

5. Kiểm tra thuế nhà thầu


II. Thủ tục kiểm toán chi tiết

Hướng dẫn chi tiết các bước tổng hợp

1. Thủ tục phân tích

- So sánh và tìm hiểu sự biến động số dư cuối kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch đầu tư, trao đổi với đơn vị về biến động bất thường

- So sánh giá trị các khoản đầu tư với dự toán hoặc kế hoạch đầu tư để phát hiện các khoản tăng đột biến và tìm hiểu nguyên nhân

- Xem xét tiến độ thực hiện đầu tư và dự kiến ban đầu. Trao đổi với đơn vị nguyên nhân của việc kéo dài thời gian đầu tư

2. Thu thập số liệu tổng hợp

2.1. Lập bảng chi tiết các công trình xây dựng cơ bản dở dang thể hiện: số dư đầu kỳ, phát sinh tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ, đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ kế toán chi tiết, sở kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư cuối kỳ trước.

2.2. Lập bảng kê các hợp đồng xây dựng cơ bản (mua sắm, sửa chữa lớn) đã ký và thực hiện có liên quan đến kỳ kế toán, các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Kiểm tra tiến độ thực hiện quyết toán đối với các công trình đầu tư và sửa chữa đã hoàn thành; kiểm tra việc phân cấp ra quyết định đầu tư và duyệt quyết toán;

2.3. Lập bảng tổng hợp số phát sinh theo đối ứng tài khoản để phát hiện ra các nghiệp vụ kinh tế bất thường. Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế bất thường.





3. Kiểm tra chi tiết chi phí xây dựng cơ bản

- Chọn mẫu các công trình xây dựng cơ bản, khoản mua sắm, sửa chữa lớn có phát sinh lớn, bất thường, kiểm tra nội dung chứng từ và hạch toán

- Đảm bảo rằng chi phí xây dựng cơ bản dở dang được tập hợp trong kỳ và vốn đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

* Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Phải có dự toán, quyết định phê duyệt dự toán, quyết định phê duyệt quyết toán, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, phiếu xuất vật tư hoặc các chứng từ gốc khác chứng minh chi phí đã thực tế phát sinh phục vụ cho công trình.

* Đối với mua sắm tài sản cố định: Phải có dự toán, quyết định phê duyệt dự toán (tài sản giá trị lớn), hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận tài sản,...

* Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định: Phải có quyết định của Ban giám đốc quyết định sửa chữa tài sản, các chứng từ gốc chứng minh chi phí sửa chữa thực tế đã phát sinh

* Các thủ tục của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trong kỳ quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng: Quyết định của các cấp có thẩm quyền, Quyết toán công trình (Dự toán công trình, thiết kế, biên bản bàn giao công trình)

* Các thut tục để kết chuyển chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí trong kỳ: Biên bản nghiệm thu, quyết toán sửa chữa,... các biên bản phê duyệt quyết toán sửa chữa lớn của các cấp có thẩm quyền.

* Các thủ tục đấu thầu, chào hàng cạnh tranh có đúng quy định của nhà nước không?

* Biểu mẫu quyết toán các công trình đầu tư có phù hợp với các quy định của nhà nước chưa?

* Xem xét các khoản lãi vay phải trả trong kỳ đối với các khoản vay cho công trình nhưng chưa hoàn thành có được vốn hóa không?

4. Kiểm tra chi cắt niên độ:

Tìm kiếm các khoản chi phí đầu tư xây dựng đã đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định hay chi phí mà chưa được ghi nhận trong kỳ:

* Quan sát tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản để xem các công trình này đã hoàn thành chưa và đã được ghi nhận là tài sản hay chi phí chưa?

* Đối với chi phí cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đã hoàn thành thì đã ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hay chưa?

5. Thu thập và kiểm tra thuế nhà thầu phải nộp dựa trên các thông tin của hợp đồng giao thầu và các quy định có liên quan

Lưu ý: Trường hợp quyết toán được duyệt nhỏ hơn chi phí





đã tập hợp được nếu số dư vẫn còn trên TK 241 thì phải tìm rõ nguyên nhân tại sao và có biện pháp xử lý.


III. Kết luận:

1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý

2. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện

3. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán





Phụ lục 2.13: Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán hợp đồng cung cấp sản phẩm của nhà thầu



TẬP ĐOÀN

DẦU KHI QUỐC GIA VIỆT NAM

BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN


Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán

Kiểm tra hợp đồng cung cấp sản phẩm của nhà thầu


Thủ tục: Gửi thư báo giá đến nhà cung cấp Số:

Lưu file:


Đơn vị: Triệu đồng


TT

Tên sản phẩm

Giá trị theo hồ sơ trúng thầu

Giá trị theo kiểm toán thực

tế

Chênh lệch



1

Ống chống

42000

39500

- 2500



2

Bơm thủy lực

9000

7900

- 1100



3

Bơm áp suất

11000

10500

- 500



4

Cần khoan

29000

29000

-



Tổng



- 4100


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023