Sơ Đồ Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Của Cảnh Quan Ứng Dụng

nghiên cứu tổng hợp và xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên ứng dụng là các đơn vị (Unit), đồng nghĩa với quan niệm về hệ địa lý, một tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ hay ở các cấp khác nhau. Trường phái này chú trọng vào mục đích ứng dụng cụ thể mà xác định các đơn vị địa hệ cơ sở, từ tác động của các thành phần nghiên cứu nào được quan tâm nhất mà chọn đơn vị đánh giá và quy hoạch. Chính vì vậy, trong trường phái này thường thấy xu hướng hoặc chú trọng các yếu tố hình thái địa hình (phát sinh địa mạo), hoặc chú trọng các yếu tố đất (các quá trình phát sinh thổ nhưỡng)...

Ví dụ, ở Úc là các đơn vị đất đai của hệ thống đất trên cơ sở tương tác của bốn yếu tố địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng và thực vật. Ở Mỹ, yếu tố quan tâm chính là đất và nguy cơ bị xói mòn, thoái hóa đất. Ở Pháp là xu hướng sử dụng các đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng làm các đơn vị đánh giá và quy hoạch.

2.1.4.3. Cảnh quan địa lý ứng dụng ở Việt Nam

Ở nước ta, nhằm phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xu hướng địa lý ứng dụng đang được phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở các Viện nghiên cứu chuyên ngành địa lý và ở các Viện chuyên ngành khác cũng có những hướng ứng dụng khác nhau.

Các nghiên cứu ở Viện Địa lý Việt Nam đi theo quan điểm cảnh quan. Trong mọi công trình đánh giá và quy hoạch lãnh thổ đều lập bản đồ cảnh quan và sau đó đánh giá và quy hoạch cho các đơn vị cảnh quan đó.

Ngược lại, ở các Viện chuyên ngành khác (Ví dụ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Nông hóa thổ nhưỡng,…) với các chương trình tài trợ quốc tế, thường không theo quan điểm cảnh quan mà theo mục đích đánh giá và quy hoạch cụ thể để chọn các đơn vị là Maping Unit.

Các quan điểm trên thực chất là không đối lập nhau; nếu cho rằng quan điểm cảnh quan là tổng hợp và đầy đủ hơn khi nghiên cứu các hợp phần, thì quan điểm ứng dụng nhấn mạnh những đặc điểm chính

của một đối tượng nghiên cứu. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, khi đánh giá tổng hợp nên áp dụng quan điểm cảnh quan, khi đánh giá chuyên ngành nên áp dụng quan điểm của phương Tây.

2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

2.2.1. Nhiệm vụ chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nhiệm vụ nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng là giải quyết mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên (hệ địa sinh thái - cảnh quan) và hệ thống kinh tế - xã hội trong một hệ thống chung (hệ địa kinh tế - kỹ thuật), là sự điều khiển mối quan hệ đó sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, huy động được nhiều tiềm năng tự nhiên nhưng vẫn bảo vệ được hệ sinh thái và môi trường nhằm đạt được sự tối ưu hóa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.


Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 9


Hệ Địa sinh thái


Hệ Kinh tế - Xã hội

Tối ưu hóa



Hệ Địa Kinh tế- Kỹ thuật


Hình 2.1. Sơ đồ nhiệm vụ nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng

Tối ưu hóa là sự huy động, sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên cho sự phát triển bền vững về 3 mặt:

- Hiệu quả kinh tế;

- Bền vững môi trường sinh thái;

- Ổn định, công bằng xã hội. Để đạt được sự tối ưu hóa cần:

- Hiểu sâu sắc các hệ địa sinh thái.

- Đánh giá đúng đắn nhất các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đề xuất sử dụng hợp lý cả về kinh tế, xã hội, môi trường.

- Đề xuất quy hoạch, dự báo sự biến đổi môi trường (đánh giá tác động môi trường - EIA) nhằm điều chỉnh tác động.

2.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của cảnh quan ứng dụng

Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên ở môi trường - sinh thái của lãnh thổ cụ thể (ví dụ, cảnh quan miền núi khác với đồng bằng). Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của cảnh quan ứng dụng là đánh giá môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quy hoạch lãnh thổ theo một mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.

Hệ tự nhiên

Hệ kinh tế - xã hội

Vật chất, năng lượng, thông tin


Vật chất, năng lượng, thông tin

Vật chất, năng lượng, thông tin


Vật chất, năng lượng, thông tin


Hình 2.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và hệ kinh tế - xã hội

(Theo Terry Rambo)

Có thể khái quát một số nhiệm vụ cơ bản thường gặp trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng:

- Đánh giá cảnh quan, xác định không gian thuận lợi nhất cho một mục tiêu đã định. Tìm một hệ địa sinh thái thuận lợi nhất cho một công trình kinh tế - kỹ thuật đã xác định. Ví dụ, chọn địa điểm phân bố tối ưu như xây dựng một nhà máy, một địa điểm du lịch. Ở lĩnh vực này, các nhà địa sinh thái đóng vai trò chủ đạo.

- Tìm một hệ địa kinh tế - kỹ thuật phù hợp với một hệ địa sinh thái (cảnh quan) đã được hiểu rõ. Nhiệm vụ cụ thể là chọn ngành kinh tế nào, biện pháp bảo vệ môi sinh như thế nào. Vai trò chủ đạo là các nhà kinh tế - kỹ thuật.

- Nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ. Nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu cơ bản, định hướng mục đích sử dụng cả hai hệ địa sinh thái tự nhiên và hệ địa kinh tế - kỹ thuật, vì cả hai đều chưa được xác định.

- Có hệ thống tự nhiên - kinh tế - kỹ thuật đã được xác định, tìm phương án cho hệ thống hoạt động tốt nhất.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN ỨNG DỤNG

Nội dung nghiên cứu cơ bản của cảnh quan ứng dụng là đánh giá

- quy hoạch tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ cho việc phân bố lực lượng sản xuất, tổ chức lãnh thổ của một huyện, tỉnh, vùng lãnh thổ và chung cho cả đất nước.

Xuất phát từ những nhiệm vụ trên, có thể thấy trong cảnh quan ứng dụng có hai nội dung nghiên cứu chính: Đánh giá cảnh quan (đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên) và quy hoạch tổ chức lãnh thổ.

2.3.1. Đánh giá cảnh quan

Đánh giá cảnh quan là nội dung trọng tâm của một công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng. Công việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở kiểm kê tài nguyên và kết quả đánh giá nhằm đề xuất quy hoạch lãnh thổ. Một trong những phương pháp quan trọng là phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích thực tiễn. Đánh giá là giai đoạn đầu làm cơ sở cho việc quy hoạch và bố trí sử dụng hợp lý lãnh thổ.

2.3.1.1. Khái niệm đánh giá cảnh quan

Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.

Theo Lê Đức An, đánh giá cảnh quan hay đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là “Xác định mức độ thuận lợi của các tổng thể lãnh thổ tự nhiên (về tất cả hoặc một số các hợp phần) cho các mục đích hoạt động đời sống và kinh tế, phục vụ công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất lãnh thổ”.

Theo Nguyễn Cao Huần, “Thực chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thủy sản, du lịch, tái định cư….

Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tùy mục đích cụ thể mà lựa chọn kiểu đánh giá phù hợp. Mỗi kiểu đánh giá biểu thị một giai đoạn đánh giá theo yêu cầu từ thấp đến cao.

Giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tài nguyên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau; đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các ngành sản xuất và đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả của các ngành sản xuất đó.

Kiểu đánh giá phổ cập nhất trong những thập kỷ gần đây là đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các dạng khai thác khác nhau. Đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất của bước đánh giá kinh tế - kỹ thuật và là cơ sở làm tiền đề quy hoạch cho từng lãnh thổ riêng biệt.

2.3.1.2. Bản chất, đối tượng và nội dung của hoạt động đánh giá cảnh quan

a. Bản chất của hoạt động đánh giá

Bản chất của hoạt động đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó, xem xét mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Theo L.I Mukhina, “Bản chất của việc đánh giá cảnh quan là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố

hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người”.

b. Đối tượng của hoạt động đánh giá

Đối tượng của hoạt động đánh giá tổng hợp không phải là bản thân các tổng thể tự nhiên (do các nhà tự nhiên nghiên cứu), cũng không phải là bản thân các tổng thể sản xuất - xã hội (do các nhà kinh tế - xã hội nghiên cứu), mà chính là “cơ chế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế - xã hội”. Nếu coi kinh tế - xã hội là chủ thể (mục đích phục vụ) và coi các điều kiện và tài nguyên tự nhiên là khách thể (là cơ sở vật chất của sản xuất) thì đối tượng của hoạt động đánh giá là quan hệ tương hỗ giữa khách thể và chủ thể ấy.

Theo Nguyễn Trần Cầu (1998), “Đánh giá cảnh quan (đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên) là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu kinh tế - xã hội như các công trình kỹ thuật, các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con người và xã hội; khách thể là môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên”.

Muốn đánh giá kinh tế - xã hội các điều kiện và tài nguyên tự nhiên cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà tự nhiên và các nhà kinh tế - xã hội; đồng thời phải hiểu đánh giá là một hoạt động kéo dài suốt thời gian hệ thống kinh tế - xã hội hoạt động, phải luôn có sự điều chỉnh, phải có trách nhiệm đánh giá cho thật sát trên cơ sở dự báo mối quan hệ tương hỗ tự nhiên - kinh tế, sao cho sự điều chỉnh chỉ nhằm sửa chữa các chi tiết chứ không phải làm thay đổi một cách căn bản.

Như vậy, hiểu đánh giá là sự so sánh khả năng đáp ứng của khách thể đối với yêu cầu của chủ thể.

Việc xác định giá trị kinh tế của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của hệ địa sinh thái là nội dung của đánh giá. Khi

đánh giá để quy hoạch phải định ra được những tiêu chuẩn sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên sao cho sản xuất đạt hiệu quả nhất định. Khi đã có các tiêu chuẩn, việc đánh giá chỉ là việc so sánh các tiêu chuẩn đó với các tính chất hiện tại và khả năng biến đổi của các tính chất đó trong tương lai của cảnh quan khi có tác động của công trình kinh tế - kỹ thuật.

c. Nội dung của hoạt động đánh giá

Nội dung đánh giá cảnh quan là xác định được tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi thể chế xã hội, trình độ, mức độ nhận thức khoa học - kỹ thuật của xã hội đó thông qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ.

Giữa nhiệm vụ và mục đích đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ, được xây dựng dựa trên cơ sở thực tế phát triển sản xuất kinh tế lãnh thổ, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cấp bách chứ không phải hoàn toàn mang tính chủ quan, áp đặt của nhà nghiên cứu. Vì vậy, một đặc điểm đặc trưng mang tính nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể mà thường được xác định là các ngành sản xuất, kinh tế cụ thể dự định bố trí, phát triển trên lãnh thổ và tương ứng với chúng là đặc tính, thành phần của khách thể: Đặc điểm của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên luôn thay đổi theo không gian và thời gian, để xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên cho từng ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt.

Chính việc phân tích, đánh giá tổng hợp này cho phép tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng tối ưu từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.

2.3.2. Quy hoạch tổ chức lãnh thổ

- Quy hoạch là việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống những dự kiến, định hướng hành động nhằm đạt được mục đích và mục tiêu cụ thể.

Quy hoạch gắn liền với các biện pháp quản lý cả không gian phân bố và chiến lược phát triển cho các hoạt động sản xuất cũng như tổ chức xã hội.

Khái niệm quy hoạch có thể được nghiên cứu dưới góc độ:

+ Quy hoạch sử dụng đất;

+ Quy hoạch vùng;

+ Quy hoạch môi trường.

- Tổ chức lãnh thổ “là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực và đa lãnh thổ trong một vùng cụ thể nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật để đem lại hiệu quả cao và nâng cao mức sống dân cư của vùng đó”.

Tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu cần đảm bảo các nguyên tắc: Thỏa mãn nhu cầu về khả năng tự nhiên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ; kiến thiết các khu hạt nhân để tạo nên sức hút kinh tế.

Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ về thực chất là một phương pháp tiếp cận tổng hợp: Xem xét, nghiên cứu để bố trí lại các ngành sản xuất, kinh tế; xây dựng những định hướng phát triển một cách toàn diện cho từng vùng, từng miền lãnh thổ sao cho phù hợp với tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội chung. Để có được những định hướng, những phương thức quy hoạch và tổ chức lãnh thổ phù hợp, thì việc đánh giá đúng tiềm năng và các quy luật phân hóa và phát triển của tự nhiên, mối liên quan giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau có một tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn hết sức to lớn.

2.3.3. Mối quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch tổ chức lãnh thổ

- Đánh giá là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổ chức lãnh thổ.

- Khi đánh giá phải xét tất cả các phương án sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên khác nhau, nhưng khi quy hoạch thì chỉ lựa chọn phương án tối ưu.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí