Theo Vũ Tự Lập (1976), trên lãnh thổ Việt Nam có thể phân ra 5 cấp:
≤ 10, 10 - 20, 20 - 30, 30 - 50 và >50 lít/s/km2
- Nhịp điệu mùa của lũ (Lo). Đây là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với chế độ mưa, là yếu tố ảnh hưởng đến nhịp điệu sản xuất.
- Hệ số chuẩn dòng chảy năm phản ánh tương quan giữa lượng dòng chảy ổn định đặc trưng với lượng bốc hơi và lượng mưa ổn định của khu vực.
- Tỷ số giữa lượng dòng chảy ngầm (Wo) và tổng lượng dòng chảy, thể hiện khả năng cung cấp nước ngầm của địa phương cho dòng chảy sông suối. Độ lớn của tỷ số này thể hiện khả năng điều tiết dòng chảy của mặt đệm.
Tùy theo số liệu và quan hệ thực tế mà phân cấp các chỉ tiêu, sau đó xây dựng bảng để phát hiện các kiểu thùy văn.
e. Đại tổ hợp thổ nhưỡng
Giữa cảnh quan và thổ nhưỡng có mối quan hệ hữu cơ. Các loại thổ nhưỡng khác nhau thường thay thế nhau trong một khoảng nhỏ theo các diện địa lý. Vì thế, bất cứ một cảnh quan nào cũng bao gồm tập hợp có quy luật các kiểu đất theo lãnh thổ, kiểu phụ, các loại đất và các biến dạng thổ nhưỡng, mà tập hợp theo lãnh thổ này tương ứng với một vùng thổ nhưỡng.
Theo hệ thống phân loại, các loại đất được phân chia trong cảnh địa lý khó mà chỉ có một loại đất; vì thổ nhưỡng thay đổi rất nhanh trong một lãnh thổ nhỏ phụ thuộc vào sự thay đổi của đá trên các dạng trung địa hình và chế độ ẩm… Trong một cảnh địa lý thường gặp một tập hợp nhiều loại đất gọi là tổ hợp đất.
Đại tổ hợp thổ nhưỡng là sự liên kết các loại đất trong một khu phân bố có liên quan mật thiết với kiểu địa hình và nhóm đá tạo thành đất. Đó là một đại tổ hợp thể hiện một khu phân bố cùng nhóm loại đất trên một nhóm đá.
- Nhóm loại đất thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của các nhân tố thành tạo đất; trong đó vai trò chủ đạo là khí hậu và địa hình; phản ánh
rõ sự tác động của các quy luật hình thành đất, biểu hiện những đặc điểm đặc trưng về hình thái phẫu diện và các quá trình thành tạo đất chủ yếu.
- Cùng nhóm đá thể hiện vai trò quan trọng của nham thạch trong sự hình thành đất; đất được hình thành trên nhóm đá khác nhau sẽ phản ánh những đặc điểm đặc trưng về tính chất hóa, lý học chủ yếu; như tổng số các chất khoáng vô cơ, khả năng dự trữ các chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất và tiềm năng về độ phì của đất mà cây trồng có thể hấp thu được, cũng như khả năng phân bố cây trồng.
Ví dụ, bảng phân loại đất dùng cho bản đồ đất Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000 (1976), đất Việt Nam thuộc lớp đất nhiệt đới, với 5 lớp phụ, 13 nhóm, 30 loại đất khác nhau. Những năm gần đây, sử dụng bảng phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB; theo bảng phân loại này, đất Việt Nam gồm 21 nhóm, 61 loại đất chính.
Bảng 1.5. Phân chia các nhóm đất Việt Nam (theo FAO-UNESCO-WRB)
Tên nhóm đất | Ký hiệu | Số loại đất trong nhóm | |
1 | Nhóm đất cát | AR (Arenosols) | 7 |
2 | Nhóm đất mặn | SC (Solochaks) | 3 |
3 | Nhóm đất phèn | FLt (Thionic Fluvisols) | 2 |
4 | Nhóm đất phù sa | FL (Fluvisols) | 5 |
5 | Nhóm đất glây | GL (Gleysols) | 3 |
6 | Nhóm đất than bùn | HS (Histosols) | 2 |
7 | Nhóm đất mặn kiềm | SN (Solonets) | 2 |
8 | Nhóm đất mới biến đổi | CM (Cambisols) | 2 |
9 | Nhóm đất đá bọt | AN (Andosols) | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 1
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 2
- Các Tổ Hợp Nham Của Nền Địa Chất (Theo Vũ Tự Lập)
- Các Kênh Quan Hệ Chủ Yếu Giữa Các Thành Phần Trong Các Cảnh Quan Sơ Đẳng
- Sự Biến Đổi Cảnh Quan Do Tác Động Của Con Người
- Phân Theo Chức Năng Biến Đổi Do Hoạt Động Kinh Tế - Xã Hội
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nhóm đất đen | LV (Luvisols) | 5 | |
11 | Nhóm đất nứt nẻ | VR (Vertisols) | 2 |
12 | Nhóm đất nâu | LX (Lixisols) | 3 |
13 | Nhóm đất tích vôi | CL (Calcisols) | 2 |
14 | Nhóm đất có tầng sét loang lổ | PT (Plinthosols) | 3 |
15 | Nhóm đất podzolic | PD (Podzoluvisols) | 2 |
16 | Nhóm đất xám | AC (Acrisols) | 5 |
17 | Nhóm đất nâu tím | NT (Nitisols) | 2 |
18 | Nhóm đất đỏ | FR (Ferrasols) | 4 |
19 | Nhóm đất mùn alit núi cao | AL (Alisols) | 3 |
20 | Nhóm đất xói mạnh trơ sỏi đá | LP (Leptosols) | 1 |
21 | Nhóm đất nhân tác | AT (Anthrosols) | 1 |
10
f. Đại tổ hợp thực vật
Thảm thực vật trong cảnh quan là một tổng hợp thể tương đối phức tạp của các quần xã. Khác với cảnh diện, cảnh quan không thể đặc trưng bằng một quần xã, một quần hợp hay quần hệ thực vật. Trong mỗi cảnh quan có thể gặp những quần xã của nhiều kiểu thực vật khác nhau. Do đó, mỗi cảnh quan được đặc trưng bởi một sự phối hợp có quy luật các quần xã thực vật khác nhau, có liên quan đến sự thay đổi sinh cảnh ở các dạng địa lý và diện địa lý khác nhau.
Theo Hoàng Đức Triêm (2002), để phù hợp với cảnh địa lý nên chọn cấp phân chia nhóm quần hợp thực vật. Dựa vào luận cứ xem quần hợp thực vật là đơn vị cơ bản của thảm nền cấp phân vị như cấp cảnh phải chứa trong nó một số đơn vị cơ bản của kiểu thảm thực vật là nhóm các quần hợp thực vật có cùng nhu cầu về mặt sinh thái tương tự nhau và có cùng những điều kiện tự nhiên trong đơn vị lãnh thổ này
thỏa mãn; các quần hợp này có các điều kiện sinh thái - phát sinh cơ bản gần giống nhau và cùng nằm trong một loại sinh thái và loại diễn thế của cảnh địa lý. Với quan niệm trên, cách phát hiện các quần hợp thực vật và nhóm quần hợp thực vật phải thực hiện bằng cách tổng hợp theo nguyên tắc sinh thái phát sinh dựa vào 4 tiêu chuẩn:
- Nền nhiệt ẩm là điều kiện tiên quyết cho hình thành kiểu thảm;
- Đất cùng độ phì của nó thể hiện mức độ tăng trưởng;
- Cấu trúc thảm thể hiện loạt sinh thái phát sinh;
- Mức độ tăng trưởng nói lên tính đặc trưng cá thể về mặt không gian.
1.2.3.2. Cấu trúc cảnh quan
Các hợp phần tự nhiên cấu tạo cảnh quan tồn tại trong mối liên hệ tương hỗ với nhau trong một hệ thống thông qua các luồng trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Chính mối liên hệ tương hỗ giữa các hợp phần cấu tạo cảnh quan quyết định cấu trúc của nó, nghĩa là quyết định sự tổ chức bên trong các vật thể và hiện tượng trong hệ thống vật chất phức tạp này.
Theo A.G. Isatsenko, cấu trúc cảnh quan gồm không chỉ là các thành phần cấu tạo, mà còn là những đơn vị hình thái của nó như diện địa lý, dạng địa lý. Ngoài ra, X.V. Kalexnik còn xếp những nét quan trọng nhất của nhịp điệu theo mùa biểu hiện trong sự thay đổi cảnh trí vào đặc điểm cấu trúc của cảnh quan.
Có hai kiểu cấu trúc của cảnh quan: Cấu trúc không gian và cấu trúc chức năng.
a. Cấu trúc không gian
Gồm có cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan.
* Cấu trúc thẳng đứng
Sự phân bố các hợp phần tự nhiên trong cảnh quan theo tầng tạo nên cấu trúc thẳng đứng của nó. Dưới cùng là nền địa chất, trên đó là kiểu địa hình và lớp phủ thổ nhưỡng tương ứng, các dạng tập trung nước, lớp thảm thực vật và trên cùng là phần dưới của tầng đối lưu của khí quyển. Giữa chúng có mối tác động qua lại trong một thể
30
thống nhất và quyết định đặc tính của từng cảnh quan. Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan được thể hiện qua lát cắt tổng hợp địa lý tự nhiên.
T
T8
T5
T6
T3
T4
T1
T2
Hình 1.1. Mô hình chuỗi cặp quan hệ giữa các thành phần cấu tạo của một địa tổng thể (Vũ Tự Lập, 1976)
* Cấu trúc ngang (còn gọi là cấu trúc hình thái của cảnh quan) Các hợp phần của cảnh quan còn được tổ chức theo chiều ngang.
Cảnh quan được cấu tạo bởi một số địa hệ cấp thấp hơn (đơn vị hình
thái cảnh quan) phân bố theo chiều ngang. Các đơn vị hình thái cảnh quan bao gồm: Diện địa lý, nhóm diện địa lý, á dạng, dạng địa lý, á cảnh hoặc á đai cao (dùng cho cảnh miền núi).
- Diện địa lý (cảnh diện, cảnh tướng)
Danh từ diện địa lý được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Cảnh diện, cảnh tướng (A.G. Isatsenko, N.A. Soltxev), diện địa lý (N.I. Mikhailov,
V.I. Prokaev, Vũ Tự Lập).
Theo A.G. Isatsenko, diện địa lý là một đơn vị địa lý tự nhiên nhỏ nhất (cấp sơ đẳng) được đặc trưng bằng những điều kiện địa thế và sinh cảnh đồng nhất và có cùng một địa sinh vật quần. Diện địa lý được hình thành trong phạm vị một bộ phận của trung địa hình hay với một dạng vi địa hình riêng biệt, có đá mẹ và một chế độ thủy văn đồng nhất, một vi khí hậu và một thổ nhưỡng. Như vậy, diện địa lý có những điều kiện sống đồng nhất như trong một cảnh sinh thái.
Diện địa lý là hạt nhân địa hóa học và năng lượng đầu tiên trong cảnh quan, tựa như tế bào trong vật thể sống. Nghiên cứu sự tuần hoàn và biến đổi năng lượng và vật chất trong cảnh quan cần bắt đầu từ diện địa lý. Tuy nhiên, diện địa lý không phải là những hệ thống độc lập, chúng chỉ là những bộ phận cấu thành của cảnh quan nên chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau. Thường diện địa lý thay thế nhau một cách có quy luật theo lát cắt địa hình tạo nên những loạt diện địa lý. Một loạt diện địa lý chiếm những dạng địa hình lồi và lõm nối 2 hay 3, 4 dạng địa lý gần nhau.
B.B. Polưnov đã xác định 3 kiểu diện địa lý cơ bản: Kiểu tàn tích, kiểu diện địa lý trên cạn và kiểu dưới nước.
Có thể phân biệt một số diện địa lý cơ bản: Diện địa lý gồm một phần của một dạng vi địa hình; ví dụ một bộ phận của trung tâm bồn trũng; diện địa lý gồm toàn bộ vi địa hình, ví dụ di tích lòng sông cũ trên bãi bồi, gò tự nhiên trên bãi sông; diện địa lý gồm một bộ phận của dạng trung địa hình, ví dụ đỉnh đồi, sườn đồi. Quanh một dãy đồi từ trên xuống dưới có thể phân biệt ra một số diện địa lý: Diện địa lý đá gốc trên đỉnh, diện địa lý các sườn dốc, diện địa lý sườn thoải, diện địa lý sườn tích, diện địa lý lòng trũng giữa các đồi…
K.G. Raman đã xây dựng một sơ đồ các địa thế và diện địa lý chủ yếu áp dụng ở nước Cộng hòa Latvia (Hình 1.2).
Hình 1.2. Sơ đồ các địa thế chủ yếu (theo K.G. Raman)
Các diện địa lý tự nhiên có thể bị biến đổi mạnh mẽ do tác động của con người. Hoạt động kinh tế làm thay đổi mạnh thực bì và động vật cũng như thổ nhưỡng, chế độ nước, vi khí hậu của diện địa lý, hình thành nên những diện địa lý thứ sinh. Những sự biến thể của các cảnh diện gốc như vậy thường có tính chất tạm thời, nó có thể dần dần trở lại trạng thái gần như lúc ban đầu trong trường hợp nó không còn được sử dụng vào mục đích kinh tế nữa. Cũng có trường hợp diện địa lý bị phá hủy toàn bộ như việc sử dụng vào xây dựng công trình đường sá, đập nước.
- Nhóm diện địa lý
Các diện địa lý không phát triển độc lập với nhau, trái lại chúng phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ và tạo nên các địa tổng thể lớn hơn. Các diện địa lý có liên hệ mật thiết, nhất là những diện phát sinh trên cùng một yếu tố của dạng trung địa hình, khi đó nó tạo nên một nhóm diện có quan hệ rất chặt chẽ với nhau về mặt địa hóa. Ví dụ, nhóm diện đỉnh dãy đồi, nhóm diện sườn, nhóm diện đáy…
- Dạng địa lý (cảnh khu địa lý)
Danh từ dạng địa lý còn có tên gọi là cảnh khu địa lý (N.I. Mikhailov).
Dạng địa lý là một tập hợp các diện địa lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là đơn vị trên cấp diện địa lý và dưới cấp cảnh quan. Theo A.G. Isatsenko “Dạng địa lý là một bộ phận của cảnh quan, bản thân nó là một hệ thống liên kết các cảnh diện (diện địa lý) liên quan với từng dạng địa hình lồi hay lõm hay với những bộ phận đất bằng phẳng giữa các sông, trên một vật thể (đá mẹ) đồng nhất và được nối liền bởi một hướng vận động chung của nước, của sự vận chuyển vật chất rắn và di chuyển các nguyên tố hóa học thống nhất”.
Biểu hiện đặc biệt rõ rệt các dạng địa lý ở dạng địa hình lồi (dương) và lõm (âm) xen kẽ như những đồi, thung lũng, bãi bồi… Đặc điểm của các dạng địa lý không chỉ lệ thuộc vào loại dạng địa hình bên ngoài mà còn vào sự phát sinh của chúng và thành phần nham thạch của đá mẹ, vì sự khác biệt về đá mẹ sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm
chế độ nhiệt, nước cũng như tới việc hình thành thổ nhưỡng và sinh quần. Ví dụ: Một cảnh quan cồn cát duyên hải có thể bao gồm các dạng địa lý: Bãi biển, cồn cát, lạch trũng… Dạng địa lý bãi biển có thể được phân biệt ra các diện địa lý: Hạ triều, trung triều, cao triều. Mỗi cồn cát là một dạng địa lý vì ứng với một dạng trung địa hình, nhưng nếu cồn cát đó kéo dài hàng chục km, có sự phân hóa về đá mẹ, điều kiện thoát nước, thổ nhưỡng và sinh vật thì có thể phân hóa thành 2, 3,… dạng địa lý.
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc ngang của một cảnh địa lý đồi xen thung lũng bồi tụ - xâm thực (Vũ Tự Lập, 1976)
Bất kỳ một dạng địa lý nào cũng là một hệ thống có quy luật các diện địa lý hoặc nhóm diện địa lý, tính chất kết hợp của các diện địa lý trong phạm vi một dạng địa lý có thể rất khác nhau.
Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu tạo bên trong, phân biệt ra các dạng địa lý đơn giản và phức tạp. N.A. Soltxev cho rằng ở dạng địa lý đơn giản, mỗi bộ phận trung địa hình chỉ có một cảnh diện; còn ở dạng địa lý cơ bản (thống trị) và dạng địa lý thứ cấp (phụ thuộc) tùy thuộc vào vai trò của chúng trong cấu trúc hình thái của cảnh quan. Các dạng địa lý cơ bản làm cơ sở (làm nền) cho cảnh quan, thường chiếm ưu thế về diện tích; còn dạng địa lý phụ thuộc nằm rải rác trên nền và đóng vai trò thứ yếu. A.G. Isatsenko cho rằng sự phân biệt như vậy còn quá đơn giản. Theo ông, khi phân loại các dạng địa lý cần
34