4.3.1. Quan điểm chung 126
4.3.2. Quá trình tiến hành đánh giá 128
4.3.3. Đánh giá đơn tính các hợp phần tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
4.3.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (đánh giá cảnh quan) phục vụ quy hoạch lãnh thổ
Chương 5. Các hướng ứng dụng chủ yếu của cảnh quan học
131
139
160
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 1
- Các Tổ Hợp Nham Của Nền Địa Chất (Theo Vũ Tự Lập)
- Phân Chia Các Nhóm Đất Việt Nam (Theo Fao-Unesco-Wrb)
- Các Kênh Quan Hệ Chủ Yếu Giữa Các Thành Phần Trong Các Cảnh Quan Sơ Đẳng
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
5.1. Hướng ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp 161
5.2. Hướng ứng dụng cảnh quan - công trình 162
5.3. Hướng ứng dụng cải tạo đất, chống xói mòn, bảo vệ đất 163
5.4. Hướng ứng dụng phục vụ bảo vệ sức khỏe con người 164
5.5. Hướng ứng dụng phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng 165
5.6. Hướng ứng dụng phục vụ quy hoạch tổ chức lãnh thổ 167
5.7. Hướng thiết kế các mô hình cảnh quan sinh thái ứng dụng
169
Tài liệu tham khảo 175
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Các tổ hợp nham của nền địa chất (theo Vũ Tự Lập) 9
Bảng 1.2. Chỉ tiêu nền tảng nhiệt ẩm 11
Bảng 1.3. Chỉ tiêu về cường độ mùa lạnh, mùa nóng 12
Bảng 1.4. Chỉ số mùa mưa và cường độ khô hạn 13
Bảng 1.5. Phân chia các nhóm đất Việt Nam (theo FAO- 15
UNESCO-WRB)
Bảng 3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan của V.A. Nhicolaev 91
(1966)
Bảng 3.2. Hệ thống phân loại cảnh quan địa lý miền Bắc 92
Việt Nam
Bảng 3.3. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam 94
Bảng 3.4. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phòng Địa lý tự nhiên (1992)
Bảng 3.5. Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã
97
100
Bảng 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống 120
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mô hình chuỗi cặp quan hệ giữa các thành phần cấu tạo của một địa tổng thể (Vũ Tự Lập, 1976)
Trang
18
Hình 1.2. Sơ đồ các địa thế chủ yếu (theo K.G. Raman) 19
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc ngang của một cảnh địa lý đồi 21 xen thung lũng bồi tụ - xâm thực (Vũ Tự Lập, 1976)
Hình 1.4. Các kênh quan hệ chủ yếu giữa các thành phần 24 trong các cảnh quan sơ đẳng
Hình 2.1. Sơ đồ nhiệm vụ nghiên cứu của cảnh quan 55 ứng dụng
Hình 2.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa hệ tự nhiên và hệ kinh 56 tế - xã hội
Hình 2.3. Sơ đồ các bước đánh giá cảnh quan phục vụ 63 quy hoạch lãnh thổ
Hình 2.4. Mô hình đánh giá các đơn vị tổng hợp tự nhiên 64 lãnh thổ
Hình 3.1. Mô hình hệ địa sinh thái 84
Hình 4.1. Mô hình quan hệ phản nghịch 117
Hình 4.2. Mô hình quan hệ phức tạp 117
Hình 4.3. Mô hình đa hệ thống (Theo V.X. Preobrajenxki) 118
Hình 4.4. Mô hình chiến lược về phát triển bền vững 123
Hình 4.5. Sơ đồ quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng lãnh thổ
156
Chương 1
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN
Mục tiêu của chương
- Cung cấp cho học viên những hiểu biết cơ bản về cảnh quan học, ý nghĩa thực tiễn của địa hệ thống cấp cảnh quan; khái niệm, thành phần và cấu trúc của cảnh quan địa lý; các luận điểm cơ bản áp dụng trong nghiên cứu cảnh quan; các quan niệm về tên gọi các địa tổng thể; sự biến đổi cảnh quan do tác động của con người; các phương pháp nghiên cứu cảnh quan.
- Rèn luyện các kỹ năng phân tích, so sánh các mối quan hệ, sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần cấu tạo cảnh quan như là một chỉnh thể thống nhất; kỹ năng vận dụng các luận điểm cơ bản và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan.
- Giúp cho học viên có ý thức trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững.
1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CẢNH QUAN HỌC
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học
Cảnh quan học - một bộ phận khoa học phát triển nhanh chóng, trở thành một ngành quan trọng nhất của địa lý tự nhiên hiện đại.
Địa lý tự nhiên nghiên cứu lớp vỏ cảnh quan (lớp vỏ địa lý) của Trái đất: Nghiên cứu thành phần, cấu trúc, các quy luật phát triển và phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ đó.
Lớp vỏ cảnh quan là một hệ thống vật chất toàn vẹn khác hẳn với những hệ thống vật chất khác còn lại của Trái đất. Tính toàn vẹn đó được quyết định bởi sự trao đổi năng lượng và vật chất liên lục xảy ra giữa các bộ phận cấu tạo riêng biệt của lớp vỏ cảnh quan. Cấu tạo
phức tạp nhất là những bộ phận của vỏ cảnh quan mà ở đó quyển đá, quyển nước và quyển khí tiếp xúc nhau và tích cực tác động lẫn nhau. Lớp vỏ cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý tự nhiên; bao gồm 3 bộ phận chính:
1. Bề mặt đất liền (tầng trên cùng của thạch quyển cùng lớp không khí sát mặt đất, nước trên mặt cùng nước ngầm).
2. Lớp trên cùng của đại dương thế giới.
3. Đáy đại dương.
Đặc điểm của ba bộ phận cấu trúc nói trên của vỏ cảnh quan là sự phân hóa không gian phức tạp biểu hiện bằng những phối hợp của các thành phần địa lý rất phong phú. Trong quá trình phát triển của lớp vỏ cảnh quan, những thành phần của nó hình thành nên bề mặt lục địa, đại dương và đáy biển, những kết cấu có tính chất quy luật và giới hạn về lãnh thổ gọi là các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý. Đến lượt, bề mặt lục địa của lớp vỏ cảnh quan phân hóa thành các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên hay là các địa tổng thể (Goecomplex), các địa hệ (Geosystem).
Tất cả những thành phần tự nhiên cấu tạo nên các địa tổng thể phát triển như các bộ phận của hệ thống vật chất thống nhất. Điều đó là thực chất cơ bản của quan niệm địa lý tổng hợp. Do đó, tính toàn vẹn của từng địa tổng thể riêng biệt lớn hoặc nhỏ cũng có cùng bản chất như tính toàn vẹn của lớp vỏ cảnh quan. Bản chất này xuất phát từ sự xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng phát triển của tất cả những bộ phận cấu tạo thành phần. Tính toàn vẹn của lớp vỏ cảnh quan biểu hiện cụ thể ở mỗi thể tổng hợp địa lý.
Tất cả những điều dẫn ra ở trên, cho phép chúng ta có thể tiếp cận việc nghiên cứu lớp vỏ cảnh quan theo 2 mặt:
1. Toàn bộ. Đây là nhiệm vụ của địa lý tự nhiên đại cương.
2. Theo những bộ phận cấu trúc riêng biệt, các thể tổng hợp địa lý tự nhiên (các địa hệ). Đây là nhiệm vụ của cảnh quan học.
Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học là các thể tổng hợp địa lý tự nhiên; nghiên cứu cấu trúc, sự phát triển và sự phân bố của
15
chúng. Cảnh quan học là một bộ phận của địa lý tự nhiên nghiên cứu về sự phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ cảnh quan. Trong hệ thống phân hóa lãnh thổ địa lý tự nhiên, đơn vị cơ sở là cảnh quan địa lý mà từ đó có tên gọi là cảnh quan học.
1.1.2. Nội dung nghiên cứu của cảnh quan học
A.G. Isatsenko khi bàn về cơ sở cảnh quan học đã phân chia môn cảnh quan học bao gồm 3 nội dung chính:
1) Học thuyết về các quy luật phân hóa địa lý tự nhiên theo lãnh thổ (quy luật địa đới và phi địa đới);
2) Học thuyết về cảnh quan; đề cập đến cấu trúc, động lực, hình thái cảnh quan (các đơn vị cảnh quan bậc dưới: Cảnh quan địa lý, dạng địa lý, diện địa lý), phân loại cảnh quan và các vấn đề khác;
3) Phân vùng địa lý tự nhiên (các đơn vị cảnh quan bậc trên: Vòng đai, đới, ô, xứ địa lý…).
Cảnh quan lần lượt có thể phân chia ra thành những thể tổng hợp địa lý tự nhiên đơn giản hơn (địa phương, dạng, diện), chúng được xem như là những bộ phận cấu tạo hình thái của cảnh quan. Nghiên cứu những đơn vị cấu tạo hình thái là nhiệm vụ của hình thái học cảnh quan.
Các tổng thể địa lý được nghiên cứu cả theo cá thể và theo kiểu loại. Nghiên cứu các quy luật cơ bản phân hóa lãnh thổ địa lý tự nhiên là nhiệm vụ của cảnh quan học.
Giữa địa lý tự nhiên đại cương và cảnh quan học bao gồm 2 bộ phận không tách rời nhau, liên quan, kế tục nhau của một khoa học. Những kiến thức cơ sở của địa lý tự nhiên đại cương là những điều kiện tiên quyết để nghiên cứu cảnh quan học. Cảnh quan học là sự tiếp tục của địa lý đại cương, trong đó những quan điểm địa lý chung nhất có thể dùng để giải thích những đặc điểm của địa lý địa phương.
1.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của địa hệ thống cấp cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan học có ý nghĩa phục vụ thực tiễn nhiều mặt, có quan hệ trực tiếp đến vấn đề sử dụng hợp lý, bảo vệ và phục
16
hồi tài nguyên thiên nhiên ở các đới, khu vực và vùng khác nhau; xác định được đặc điểm địa lý tự nhiên của bất kỳ lãnh thổ nào; biến môn địa lý tự nhiên khu vực từ hướng địa lý mô tả, thuyết minh thành một môn lý luận chỉ có thể dựa trên cơ sở học thuyết cảnh quan. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu địa hệ thống cấp cảnh quan thể hiện qua các mặt:
- Cung cấp thông tin về đặc trưng theo từng thành phần (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật,…) và các thể tổng hợp địa lý tự nhiên theo hệ thống phân chia tự nhiên của lãnh thổ;
- Đặc trưng địa lý tự nhiên khu vực phản ánh toàn diện các quy luật thuộc bản chất của các thể tổng hợp địa lý, tìm ra nguồn gốc phát sinh, lịch sử và xu hướng phát triển sau này, những quá trình hiện đại, sự phong phú bên trong, những quan hệ tương hỗ, cả sự tương tác của xã hội loài người với cảnh quan có quan hệ với vấn đề sử dụng tổng hợp, bảo vệ phục hồi tự nhiên ở các đới, vùng, cảnh quan,… khác nhau, biến môn địa lý tự nhiên từ mô tả sang hướng ứng dụng.
1.2. CẢNH QUAN ĐỊA LÝ
Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học là các thể tổng hợp địa lý tự nhiên, nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ cảnh quan. Trong hệ thống phân hóa lãnh thổ địa lý tự nhiên, đơn vị cơ sở là cảnh quan địa lý.
1.2.1. Khái niệm cảnh quan địa lý
Khái niệm cảnh quan lần đầu tiên được sử dụng như là một khái niệm khoa học vào đầu thế kỷ XX, lấy từ tiếng Đức (Die landschaft) có nghĩa là quang cảnh. Hiện nay, tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về cảnh quan.
Một số tác giả như F.N. Mincov, D.L. Armand, Iu. Ephemov cho rằng cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với tổng thể địa lý thuộc các cấp phân vị khác nhau.
Theo L.X. Berg, cảnh quan là một bộ phận tương đối nhỏ của bề mặt Trái Đất, là một đơn vị lãnh thổ địa lý xác định, không phải là
17
một danh từ chung cũng không phải là một địa tổng thể bất kỳ mà là một đơn vị cơ bản nhưng là đơn vị cấp thấp của phân vùng địa lý tự nhiên. Mặc dù những định nghĩa do nhiều tác giả đưa ra có những nét khác nhau về chi tiết, nhưng nói chung chúng giống nhau ở chỗ coi cảnh quan như là một tổng thể địa lý tự nhiên. Quan điểm giải thích cảnh quan theo vùng như L.X. Berg được phần lớn các nhà địa lý Liên Xô cũ ủng hộ và được phát triển trong các tác phẩm của L.G. Ramenski,
X.V. Kalexnik, N.A. Soltxev, V.B. Xotxava, A.A. Grigoriev và nhiều nhà địa lý khác.
X.V. Kalexnik (1959) định nghĩa “Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của bề mặt đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và các đối tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng và có quan hệ mọi mặt với lớp vỏ địa lý”. Định nghĩa này chưa bao hàm các chỉ tiêu cụ thể, nó chỉ tạo nên một khái niệm chung trong địa lý học, giống như khái niệm chung về thổ nhưỡng, khí hậu…
Xuất phát từ những kinh nghiệm nghiên cứu cảnh quan trên thực địa, N.A. Soltxev (1962) đưa ra một định nghĩa rõ ràng và cụ thể hơn: “Cảnh quan là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, một khí hậu đồng nhất và bao gồm một tập hợp các cảnh khu chính và phụ có liên kết với nhau về mặt động lực và lặp đi lặp lại trong không gian một cách có quy luật, tập hợp các cảnh khu này chỉ thuộc về cảnh quan đó mà thôi”. N. A. Soltxev đã xác định được cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan. Định nghĩa này nhấn mạnh: Cảnh quan là một hệ thống những tổng hợp thể tự nhiên đơn giản được cấu tạo một cách có quy luật từ dưới lên. A.G. Isatsenko (1965) đã bổ sung cho định nghĩa trên, ông nhấn mạnh rằng, bất kỳ một cảnh quan nào cũng là kết quả của sự phát triển và phân dị của lớp vỏ địa lý, do đó có đặc điểm đồng nhất về cả mặt địa đới và phi địa đới, có một cấu trúc hình thái cá biệt.
18