Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TS. LÊ NĂM


GIÁO TRÌNH

CẢNH QUAN ĐỊA LÝ ỨNG DỤNG


1

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2020



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam


Cảnh quan địa lý ứng dụng Phần 1 - 1

Lê Năm

Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng / Lê Năm. - Huế : Đại học Huế, 2020. - 183tr. : hình vẽ ; 24cm

ĐTTS ghi: Đại học Huế. Trường Đại học Sư phạm


1. Cảnh quan 2. Địa lý 3. Ứng dụng 4. Giáo trình 910.711 - dc23

DUK0156p-CIP


Mã số sách: GT/170-2020

LỜI NÓI ĐẦU

Địa lý học ứng dụng với mục đích là sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hợp phần địa lý. Muốn sử dụng tối ưu môi trường tự nhiên cần phải hiểu toàn diện và cơ bản các hệ địa lý mà cảnh quan học là học thuyết về các hệ địa lý. Vì vậy, quan điểm mới của địa lý ứng dụng đã lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ.

Hiện nay, chức năng và cũng là hướng ứng dụng của cảnh quan học tập trung vào phục vụ thực tiễn, nghiên cứu và dự báo. Theo

I.P. Gherasimov, đó là cảnh quan kiến thiết.

Mục tiêu cuối cùng của cảnh quan ứng dụng là xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, cải tạo và làm tốt môi trường. Chính vì lẽ đó, giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụng được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm hoàn thiện kiến thức cơ bản phần địa lý tự nhiên đại cương, làm cơ sở cho việc nâng cao kiến thức các phần địa lý tự nhiên khu vực và địa lý kinh tế - xã hội theo hướng ứng dụng.

Giáo trình Cảnh quan địa lý ứng dụngcung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu cảnh quan ứng dụng và những hướng nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp ứng dụng. Trang bị cho học viên phương pháp luận và phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế và quy hoạch lãnh thổ theo hướng bền vững; vận dụng các phương pháp cụ thể trong các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng và giảng dạy địa lý.

Quan điểm xây dựng cấu trúc và nội dung giáo trình thể hiện cách tiếp cận tổng hợp và hệ thống - động lực. Cấu trúc giáo trình lần lượt trình bày các vấn đề về cơ sở cảnh quan học, các khái niệm cơ bản về cảnh quan địa lý; nhiệm vụ, nội dung và các hướng nghiên cứu trong cảnh quan học ứng dụng; lý thuyết về cảnh quan sinh thái (một hướng

mới trong nghiên cứu cảnh quan); phương pháp luận và phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch tổ chức lãnh thổ và sau cùng nhấn mạnh các hướng ứng dụng chủ yếu của cảnh quan học nhằm tối ưu hóa môi trường.

Ngoài phần kiến thức lý thuyết, sau mỗi chương đều có phần tóm tắt nội dung và hệ thống câu hỏi hướng dẫn ôn tập nhằm giúp học viên củng cố kiến thức bài học cũng như vận dụng kiến thức vào giải thích các vấn đề thực tiễn ở địa phương.

Nội dung giáo trình vừa có tính kế thừa kiến thức truyền thống; đồng thời được bổ sung thêm các kiến thức mới nhằm đảm bảo tính cập nhật.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn, song chắc rằng không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Tác giả


MỤC LỤC


Trang

Chương 1. Cơ sở nghiên cứu cảnh quan1

1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của cảnh quan học 1

1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học 1

1.1.2. Nội dung nghiên cứu của cảnh quan học 3

1.1.3. Ý nghĩa thực tiễn của địa hệ thống cấp cảnh quan 3

1.2. Cảnh quan địa lý 4

1.2.1. Khái niệm cảnh quan địa lý 4

1.2.2. Các dấu hiệu của cảnh quan 7

1.2.3. Thành phần và cấu trúc cảnh quan 8

1.3. Những luận điểm cơ bản áp dụng trong nghiên cứu 25 cảnh quan

1.3.1. Tính liên tục và không liên tục 25

1.3.2. Tính đồng nhất và không đồng nhất 27

1.3.3. Tính độc lập và phụ thuộc 27

1.3.4. Tính bình đẳng và tính trội 28

1.3.5. Tính cá thể và kiểu loại 29

1.4. Ranh giới và tên gọi cảnh quan 30

1.4.1. Ranh giới cảnh quan 30

1.4.2. Tên gọi cảnh quan 33

1.5. Sự phát triển của cảnh quan 33

1.6. Sự biến đổi cảnh quan do tác động của con người 35

1.6.1. Vai trò con người trong cảnh quan 35

1.6.2. Các cảnh quan bị biến đổi do tác động của con người 36 (cảnh quan nhân sinh)

1.7. Các phương pháp nghiên cứu cảnh quan 38

1.7.1. Phương pháp mô tả - so sánh 38

1.7.2. Phương pháp khảo sát thực địa 39

1.7.3. Phương pháp bản đồ 39

1.7.4. Phương pháp viễn thám 39

1.7.5. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS 39

1.7.6. Phương pháp địa vật lý 39

1.7.7. Phương pháp địa hóa học 40

1.7.8. Phương pháp cổ địa lý 40

1.7.9. Phương pháp toán học 40

1.7.10. Phương pháp phân tích hệ thống 40

Chương 2. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu của cảnh 45

quan ứng dụng

2.1. Sự phát triển nhận thức về chức năng của cảnh quan 45 học ứng dụng

2.1.1. Sự phát triển chức năng ứng dụng của Địa lý học 45

2.1.2. Chức năng của cảnh quan học ứng dụng trong Địa lý 49 học ứng dụng

2.1.3. Quan hệ giữa cảnh quan cơ bản và cảnh quan ứng dụng 50

2.1.4. Các quan điểm về cảnh quan địa lý ứng dụng 52

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng 55

2.2.1. Nhiệm vụ chung 55

2.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của cảnh quan ứng dụng 56

2.3. Nội dung nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng 57

2.3.1. Đánh giá cảnh quan 57

2.3.2. Quy hoạch tổ chức lãnh thổ 60

2.3.3. Mối quan hệ giữa đánh giá và quy hoạch tổ chức 61 lãnh thổ

2.4. Các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng trên 63 thế giới và ở Việt Nam

2.4.1. Các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng trên 63 thế giới

2.4.2. Các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng ở 68 Việt Nam

Chương 3. Cảnh quan sinh thái 78

3.1. Tiếp nhận quan điểm sinh thái trong nghiên cứu 78 cảnh quan

3.1.1. Nhận biết về quần thể, quần xã và hệ sinh thái 78

3.1.2. Phân biệt hệ sinh thái và địa tổng thể 80

3.2. Nhận thức về sinh thái hóa cảnh quan 81

3.3. Cảnh quan sinh thái 84

3.3.1. Khái niệm 84

3.3.2. Thành phần và cấu trúc cảnh quan sinh thái 85

3.3.3. Các nhân tố chủ yếu của cảnh quan sinh thái 85

3.4. Phân loại cảnh quan 89

3.4.1. Nguyên tắc phân loại cảnh quan 89

3.4.2. Hệ thống phân loại cảnh quan 90

3.5. Thành lập bản đồ cảnh quan 101

3.5.1. Bản đồ cảnh quan 102

3.5.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ cảnh quan 102

3.5.3. Phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan 102

3.5.4. Xác lập đơn vị cơ bản trong bản đồ cấu trúc cảnh quan 103

Chương 4. Phương pháp luận và phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ

4.1. Quan điểm hệ thống và phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng

110

111

4.1.1. Khái niệm hệ thống 111

4.1.2. Phương pháp luận hệ thống 114

4.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống 114

4.1.4. Vận dụng quan điểm hệ thống và cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng

4.1.5. Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cấu trúc cảnh quan

4.1.6. Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quy hoạch lãnh thổ

115


116


121

4.2. Quan điểm phát triển bền vững 121

4.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển bền vững 121

4.2.2. Các tiêu chí phát triển bền vững 124

4.2.3. Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng

4.3. Phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch lãnh thổ

125

126

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023