Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 2

Một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập sâu đến vấn đề về này phải kể đến đó là:

Bài viết “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Vân, tạp chí Nhà nước và pháp luật.- 8/2005.- Số 208.- Tr.55-61. Bài viết đề cập đến diện mạo của căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam, giai đoạn được tính từ khi ra đời Bộ luật Hồng Đức đến trước thời kỳ pháp thuộc, khi pháp luật Việt Nam nói chung và căn cứ ly hôn nói riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết Nho giáo và tư tưởng pháp lý Trung Hoa.

Khóa luận tốt nghiệp “Căn cứ ly hôn: Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, tác giả Dương Thị Hồng Cẩm; Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Mận - Tp. Hồ Chí Minh, 2013. 51tr.

Khoá luận tốt nghiệp “Căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật hôn nhângia đình Việt Nam hiện hành” của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh; Người hướng dẫn: ThS.Lê Vĩnh Châu . Tp.Hồ Chí Minh, 2015. - 58tr.

Luận văn thạc sỹ: “Căn cứ ly hôn – một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Lạng Sơn”, của tác giả Nông Thị Nhung, năm 2014.

Như vậy, vấn đề căn cứ ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã được nghiên cứu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học. Đa phần các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000, hiện chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tới căn cứ ly hôn theo pháp luật HN&GĐ 2014.

Như vậy, đề tài “Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 ” vẫn là một nội dung nghiên cứu khá mới mẻ. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài này và lấy thực tiễn thành phố Hà Nội để làm luận văn tốt nghiệp của mình.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan tới vấn đề ly hôn. Với việc đi sâu nghiên cứu các quy định về ly hôn của các nước như Pháp, Thái Lan; ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và các quy định hiện hành về ly hôn, thực tế giải quyết các vụ án về ly hôn để cho thấy sự thừa kế, phát triển cũng như những bất cập của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đồng thời so sánh Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, để từ đó có những nhận xét, những kiến nghị phù hợp, nhằm đóng góp ý kiến về những mặt ưu điểm và hạn chế của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn để về căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam – một đề tài không bao gồm giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài và không nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014; làm rõ thực trạng ly hôn khi áp dụng căn cứ ly hôn; đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp về căn cứ ly hôn để hoàn thiện hơn pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.


Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 2

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đó là phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh.

5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở cac squy định của Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn, có sự kết hợp với các thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn để phân tích, đánh giá, từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn như: khái niệm ly hôn, căn cứ ly hôn, tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.

- Nghiên cứu những vấn đề về căn cứ ly hôn, đồng thời so sánh căn cứ ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Từ đó rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn, những ưu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

- Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly hôn của các quy định của pháp luật thông qua một số vụ án điển hình, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.


6. Điểm mới của Luận văn

Luận văn phân tích được những căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoài ra, Luận văn đưa ra được những vấn đề thực tiễn, khó khăn và tồn tại của căn cứ ly hôn, cũng như những ưu điểm, hạn chế của các quy định về căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đặc biệt, bài viết đi sâu vào phân tích các căn cứ ly hôn, nhận xét đưa ra những ưu điểm, hạn chế của các quy định về căn cứ ly hôn. Trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm, giải pháp về căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.


7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về căn cứ ly hôn.

Chương 2: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn và một số kiến nghị.

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN

1.1. Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn

1.1.1. Khái niệm ly hôn

Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra những xung đột, mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa. Ly hôn là giải pháp cho cả vợ và chồng cùng các thành viên khác khi mà tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối.

Pháp luật về ly hôn của mỗi nước trên thế giới là khác nhau. Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Pháp luật của nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản quy định có thể cấm ly hôn, không quy định căn cứ ly hôn mà chỉ công nhận quyền vợ chồng được sống tách biệt nhau bằng chế định ly thân; bằng hạn chế quyền ly hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân; theo độ tuổi của vợ chồng; và thường quy định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai vợ chồng. Một số nước Châu Âu mới từ bỏ quan niệm cấm ly hôn cách đây không lâu: ở Ý từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm 1982,... hay ở các nước theo đạo Thiên Chúa, với quan niệm sự gắn bó giữa vợ chồng để trở nên một là do Thiên Chúa thiết lập. Bởi đó, “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”, vì phá đổ sự kết hợp này chính là phá đổ công trình của

Thiên Chúa, là bôi bác hình ảnh của Thiên Chúa đã có đó trong cuộc sống hôn nhân.

Theo từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, ly hôn được hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng[31, Tr. 460]. Cách giải thích này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, giải thích cho các đương sự liên quan trong thực tiễn giải quyết vụ việc ly hôn. Theo khái niệm này, ly hôn được phản ánh rõ nét, đó là việc “chấm dứt quan hệ vợ chồng”, nghĩa là giữa hai bên vợ chồng không còn tồn tại quan hệ hôn nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được pháp luật giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Theo Lê-nin: “thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh[32, Tr. 355], Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định những điều kiện nào xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác lập trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân.

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hôn nhân và gia đình nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quan điểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi

điểu chỉnh của các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn và các vấn đề phát sinh khác.

Điều 8 Khoản 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: “8. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng;”.

Điều 3 Khoản 14 Luât Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Nhìn chung, khái niệm ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có sự thay đổi cơ bản so với khái niệm ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên trong quan hệ hôn nhân được giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân đổ vỡ. Khái niệm ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn khi đề cập tới nội dung: “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Thông qua đó để phản ánh tính quyền lực của nhà nước, cũng như phản ánh bản chất của ly hôn nói riêng là mang tính chất giai cấp.

Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc đóng góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật. phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hình thức: bản án, quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết với nhau được tất cả các nội dung sau khi ly hôn thì Tòa án công nhận ly hôn và ra quyết định dưới hình thức quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Nếu vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án.

Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc ly hôn, thì ly

hôn có nhiều điểm tiêu cực: gây chia rẽ quan hệ gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và tương lai của các thành viên, đặc biệt là các con, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới xã hội.

Như vậy, ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình.


1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn

Hôn nhân là hiện tượng mang tính xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân phù hợp với lợi ích của giai cấp mình nhà nước xác định rõ những trường hợp được phép kết hôn và những trường hợp được phép ly hôn.

Nhà nước quy định những căn cứ để được kết hôn và những điều kiện để được ly hôn, ý chí của các bên đương sự không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc ly hôn phải căn cứ vào điều kiện được quy đinh trong Luật hôn nhân và gia đình, nó phản ánh hôn nhân không thể tồn tại được nữa nghĩa là hôn nhân đã chết.

Việc quy định những căn cứ ly hôn phải phù hợp với bản chất của sự việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân, phải xác định trong điều kiện nào thì cuộc hôn nhân đã không còn tồn tại. Việc tòa án xét xử cho ly hôn chỉ là công việc công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không tồn tại nữa. Chính vì vậy mà căn cứ ly hôn là rất khó, nó đòi hỏi phải hết sức khoa học, phù hợp với bản chất, đạo đức Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí