Chất Lượng Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền.

+ Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Chỉ đạo việc bảo vệ môi trường, bắt người phạm tội quả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hành chính theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên công an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.

+ Tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở địa bàn theo hướng dẫn của Công an cấp trên...

+ Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã, trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nội dung nhiệm vụ khác do cấp ủy đảng, UBND xã, công an cấp trên giao.

- Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự:


+ Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên.

+ Xây dựng kế hoạch xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị và pháp luật, huấn luyện quân sự, hoạt động chiến đấu, trị an của lực lượng dân quân; xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huy động lực lượng dự bị động viên và các kế hoạch khác liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn.

+ Phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn huấn luyện quân dự bị theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên, gọi thanh niên nhập ngũ.

+ Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.

+ Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn được giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng quân sự và các văn bản pháp luật liên quan tới quốc phòng, quân sự.

+ Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân, tự vệ, quân nhân dự bị theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn.

Các quy định trên đối với cán bộ, công chức cấp xã tương đối cụ thể. Trên cơ sở các quy định chung, các địa phương căn cứ và xây dựng quy chế hoạt động cho hợp lý với tình hình từng địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, ở các địa phương một số vị trí thiếu CBCC trầm trọng đang gây tình trạng tồn đọng công việc, giải quyết công việc thiếu chuyên nghiệp như vị trí để đảm nhiệm công việc văn phòng Đảng ủy. Có thể thấy văn phòng Đảng ủy cấp xã là cơ quan chuyên môn giúp việc cho cấp ủy, Ban thường vụ Đảng ủy xã, thị trấn. Văn phòng Đảng ủy có nhiệm vụ tham mưu, chuẩn bị nội dung các cuộc họp, quản lý tài chính, ngân

sách đảng, hồ sơ đảng viên, văn thư lưu trữ... Nhiệm vụ này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng đảng ủy phải có đủ năng lực, trình độ, sáng tạo trong công việc, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng đảng ủy xã, thị trấn của tỉnh đang rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay 7 đảng ủy xã, thị trấn không có nhân viên làm công tác văn phòng, do đó Bí thư và Phó Bí thư thường trực Đảng phải trực tiếp làm những công việc sự vụ của văn phòng. Ở nhiều xã, cán bộ làm văn phòng đảng ủy thường kiêm nhiệm thêm các chức danh khác, đa số là các chức danh Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch hội phụ nữ, Đài truyền thanh xã…

Hơn nữa, đội ngũ cán bộ làm văn phòng Đảng ủy hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn, nhiều người tuổi cao nên khó khăn trong việc tiếp cận công việc. Trình độ chuyên môn hạn chế khiến khả năng tham mưu yếu, hầu hết các văn phòng đảng ủy không đáp ứng được nhiệm vụ này. Đa số các nhân viên Văn phòng đảng ủy chưa qua đào tạo tin học văn phòng, thậm chí mới làm quen với máy vi tính nên công việc giải quyết chậm, nhiều lúc sai sót, đặc biệt là việc ứng dụng mạng nội bộ, tiến hành gửi, nhận thư qua hệ thống điện tử. Chính vì vậy, công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ đảng viên… ở một số nơi gặp nhiều lúng túng, chưa đi vào nền nếp. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ khác liên quan đến công tác đảng thì cán bộ văn phòng đảng ủy (vốn là cán bộ hợp đồng) lại không đủ thẩm quyền, chức trách để được giao việc.

Ở một số xã (xã Tam Tiến huyện Yên Thế; xã Tân Hoa, Sa Lý huyện Lục Ngạn) sắp xếp, bố trí kiêm nhiệm thiếu hợp lý: như bố trí công chức Tư pháp- Hộ tịch kiêm Phó trưởng công an xã. Việc ghép chức danh cán bộ tư pháp - hộ tịch với chức danh không chuyên trách Phó Trưởng Công an xã là không phù hợp theo nguyên tắc bảo đảm cho cán bộ chuyên trách thực hiện đúng công vụ thường xuyên của mình. Bởi vì, Phó trưởng công an xã tuy là chức danh không chuyên trách, nhưng lại thực hiện 8 nhiệm vụ thường xuyên nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương theo quy định

tại Điều 5 Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ về Công an xã. Mặt khác, cũng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì chức danh Phó Trưởng Công an xã có nhiệm vụ "giúp việc Trưởng Công an xã, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Công an xã và thay mặt Trưởng Công an xã khi được ủy quyền". Với vị trí như vậy, đòi hỏi chức danh Phó trưởng Công an xã phải hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ về an ninh, trật tự. Do đó, nếu ghép hai chức danh có tính chất công việc cùng đòi hỏi phải đảm nhiệm nhiệm vụ thường xuyên sẽ không bảo đảm hiệu quả hoạt động của cả hai lĩnh vực quản lý nhà nước, hơn nữa dẫn đến tình trạng lãng phí cán bộ, trong khi ở các vị trí cần thiết thì thiếu hụt.

2.1.4. Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

Chất lượng cán bộ, công chức không hoàn toàn giống như chất lượng hàng hóa, dịch vụ thông thường khác, bởi nói đến chất lượng CBCC là chúng ta bàn tới chất lượng của con người- một thực thể phức tạp.

Theo đó, chất lượng CBCC được xem xét một cách toàn diện tổng hợp từ nhiều khía cạnh: trình độ, năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức, sức khỏe đảm bảo thực thi công vụ và học tập nâng cao trình độ.

* Về trình độ

- Trình độ học vấn: được chia thành 3 mức: Tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT).

Hiện tại, có 14/4490 người chiếm 0,3 % có trình độ TH, 400/4490 người chiếm 8,9 % có trình độ THCS; 3924/4490 người chiếm 87,3 % có trình độ THPT.

- Trình độ lí luận chính trị, được chia thành 4 mức: chưa qua đào tạo, sơ cấp, trung cấp và cao cấp, cử nhân.

Hiện tại có 676/4490 người chiếm 15,05% có trình độ sơ cấp; 2544/4490 người chiếm 60% có trình độ trung cấp, 54/4490 người chiếm 1,2

% có trình độ cao cấp, cử nhân, còn lại số CBCC chưa qua đào tạo là 1216/4490 chiếm 27%.

- Trình độ chuyên môn:

Trình độ chuyên môn có 4 mức: Chưa qua đào tạo, trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đại học và trình độ sau đại học.

Hiện tại có 195/4490 người có trình độ sơ cấp chiếm 4,3%; 2544/4490 người có trình độ trung cấp chiếm 56,7%; 1120/4490 người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 25%; có 2/4490 người có trình độ sau đại học chiếm 0,04%, số còn lại chưa qua đào tạo là 663/4490 người chiếm 14,1%.

- Trình độ quản lý nhà nước, được chia thành 2 mức: đã được bồi dưỡng và chưa được bồi dưỡng. Có 3181/4490 người đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 70,9%; số còn lại 1309/4490 người chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 29,1%.

Qua các số liệu trên có thể rút ra những nhận xét sau đây về trình độ của CBCC cấp xã của tỉnh:

Thứ nhất, trình độ học vấn của CBCC cấp xã của tỉnh tương đối cao so với mặt bằng chung của xã hội (87,3% có trình độ THPT), đặc biệt trong điều kiện tỉnh Bắc Giang là một tỉnh miền núi, nằm trong danh sách của các tỉnh chậm phát triển, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí thấp. Trình độ học vấn như vậy là tiền đề cho việc nhận thức đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là nền tảng để CBCC có quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức mới, kinh nghiệm quản lý được thuận lợi. Bên cạnh đó còn CBCC chỉ có trình độ trung học cơ sở, thậm chí chỉ mới học tiểu học (chiếm xấp xỉ 10%: 0,3% có trình độ TH; 8,9% có trình độ THCS), trình độ này hiện nay mới được coi là xóa mù chữ, do đó xếp họ trong hàng ngũ lãnh đạo ở cơ sở, thực thi nhiệm vụ quan trọng của địa phương sẽ gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

Thứ hai, về trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã:

Trình độ chuyên môn được hiểu là mức độ đạt về một chuyên môn ngành nghề nào đó, là những kiến thức cần thiết trực tiếp phục vụ cho giải quyết công việc hàng ngày của CBCC. Hiện tại số CBCC cấp xã có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học tương đối cao (trình độ trung cấp chiếm 56,7%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 25%), song xét về yêu cầu của thời kỳ mới vẫn chưa đáp ứng tốt. Chủ trương chuẩn hóa CBCC cấp xã hiện nay đã đặt ra, nhưng mới có hai huyện, thành phố tương đối đạt chuẩn đó là thành phố Bắc Giang (100%) và huyện Lạng Giang (95,3%). Số CBCC cấp xã chưa qua đào tạo tương đối nhiều (663/4490 người chiếm 14,1%), đặc biệt đối với các vị trí cán bộ chủ chốt, trưởng các đoàn thể nếu chưa được đào tạo về trình độ chuyên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực, kỹ năng quản lý và tầm ảnh hưởng đối với nhân dân.

Thứ ba, về trình độ lí luận chính trị: mức độ đạt được chủ yếu là trình độ trung cấp (60 %), số người có trình độ cao cấp, cử nhân rất thấp (1,2 %, chủ yếu là cán bộ chủ chốt), số chưa qua đào tạo còn tương đối lớn (27 %). Chủ trương chung CBCC cấp xã phải có trình độ trung cấp lí luận chính trị, bởi những kiến thức lí luận về hệ thống chính trị, đảng phái, quản lý nhà nước, công tác dân vận, quốc phòng an ninh…trang bị cho CBCC khả năng lập luận, nhìn nhận đánh giá sự việc một cách khoa học có tính hệ thống, thông qua đó củng cố lập trường tư tưởng vững vàng trong lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ. CBCC cấp xã là đối tượng thường xuyên nhất tiếp xúc và trực tiếp giải quyết mối quan hệ phát sinh của nhân dân, công việc không mang tính chuyên sâu mà bao hàm diện rộng, do đó rất cần thiết phải có kiến thức lí luận đảm bảo hành động đúng đắn.

Thứ tư, về trình độ quản lý nhà nước, trình độ ứng dụng tin học trong quản lý:

Kiến thức quản lý nhà nước là rất cần thiết đối với CBCC cấp xã. Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sẽ trang bị cho CBCC tri thức về tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động công vụ, phương pháp, kỹ năng xử lí tình huống khi phát sinh…giúp CBCC hiểu rõ về thẩm quyền, chức trách, những quyền hạn, nghĩa vụ của mình từ đó thực thi công vụ đúng pháp luật, có hiệu quả.

Hiện tại số CBCC đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước so với mặt bằng chung của cả nước là chưa cao (chỉ có 3181/4490, chiếm 70, 9%; số còn lại 1309/4490 người chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 29,1%). Trong số đã được bồi dưỡng, đào tạo thì chủ yếu là hình thức bồi dưỡng thời gian ngắn, số được đào tạo thì chủ yếu ở trình độ trung cấp, do đó CBCC cấp xã chưa thực sự có kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý nhà nước dẫn đến còn lúng túng trong công việc, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc nói chung. Số CBCC có trình độ tin học văn phòng là quá thấp (32%) so với yêu cầu của thời đại công nghệ thông tin và chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước hiện nay, điều này gây không ít khó khăn cho công tác chuyên môn, quản lý, điều hành công việc của hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và ở cơ sở nói riêng, là hạn chế lớn trong việc tự học, nghiên cứu của CBCC cấp xã.

Tóm lại, với thực trạng như trên, vấn đề nâng cao trình độ cho CBCC cấp xã của hiện nay là rất cấp thiết.

Tổng hợp theo bảng dưới đây (đơn vị tính %)


Bảng 2.3. Trình độ của CBCC cấp xã tỉnh Bắc Giang



Tổng

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Văn hóa

Chuyên môn

LLCT

QLNN


Tiểu học


THCS


PTTH


Sơ cấp


Trung cấp

Cao đẳng, Đại

học


Sơ cấp


Trung cấp

Cao cấp, cử nhân

Đã được bồi dưỡng

Chưa được bồi dưỡng

100

0,3

8,9

87,3

4,3

56,7

25

15,05

60

1,2

70,9

29,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 7

Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang.

Từ thực trạng trên, đối chiếu đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh với tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (chủ yếu với tiêu chuẩn trình độ) được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ như sau:

* Đối với nhóm cán bộ chuyên trách

Về trình độ học vấn: Số cán bộ có trình độ TH là 4/2460 người, chiếm 0,16 %; trình độ THCS là 345/2460 người, chiếm 14 %; trình độ THPT là 2111/2460 người, chiếm 85,8%.

Trong đó:

Cán bộ chủ chốt (gồm: Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND) có trình độ TH là 2/1316 người, chiếm 0,15%; trình độ THCS là 84/1316 người, chiếm 6,4%; trình độ THPT là 1230/1316 người, chiếm 93,5%.

Trưởng các đoàn thể (gồm Chủ tịch UBMTTQ, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội CCB, Bí thư Đoàn TNCSHCM) có trình độ TH là 2/1144 người, chiếm 0,17%; trình độ THCS là 261/1144 người, chiếm 23%; trình độ THPT là 881/1144 người, chiếm 77%.

Về trình độ chuyên môn:

Hiện tại, 195/2460 người có trình độ sơ cấp, chiếm 7,9%;1321/2490 người có trình độ trung cấp chiếm 53,7%, 403/2490 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 16,4%; số còn lại chưa qua đào tạo là 541/2460 người, chiếm 21,7%.

Trong đó:

Cán bộ chủ chốt có 76/1316 người có trình độ sơ cấp, chiếm 5,78%; 796/1316 người có trình độ trung cấp, chiếm 60,5%; 260/1316 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 19,8 %; số còn lại chưa qua đào tạo là 184/1316 người, chiếm 14%.

Ngày đăng: 23/12/2022