Đánh Giá Của Cán Bộ, Công Chức (Học Viên) Về Quản Lý Công Tác Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ, công chức (học viên) về quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng


STT


Nội dung lập kế hoạch

Mức độ đạt được (tính theo %)

Rất

phù hợp

Tốt

Bình thường

Không tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mục tiêu hoạt động bồi

dưỡng nói chung

25

41,7

25

41,7

10

16,7

0

0

2

Thời gian và phân bổ thời

gian cho các khóa học

30

50

20

33,3

10

16,7

0

0


3

Xác định đối tượng bồi dưỡng, nội dung, các phương án, biện pháp cần

bồi dưỡng


13


21,7


37


61,7


5


8,3


5


8,3


4

Những yêu cầu đặt ra và đạt được trong hoạt động

bồi dưỡng


25


41,7


35


58,3


0


0


0


0


5

Thời gian thực hiện tối

thiểu trong mỗi hoạt động bồi dưỡng


20


33,3


40


66,7


0


0


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn - 9

Nhìn vào Bảng 2.4 cho thấy, những học viên theo học khi được hỏi đều đánh giá cao công tác quản lý lập kế hoạch bồi dưỡng cho học viên trước mỗi khóa học. Mức độ phù hợp và rất phù hợp trong các nội dung được hỏi đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan chức năng và của các giảng viên trong thời gian qua, để có thể đảm bảo duy trì và phát triển các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi để học viên tham gia học tập với số lượng đông nhất.

Có 50% (30/60) ý kiến được hỏi đều khẳng định đã làm rất tốt về xây dựng thời gian và phân bổ thời gian cho các khóa bồi dưỡng. Vì thế, những người trong diện được cử đi học đều chủ động sắp xếp về thời gian, công việc, thuận lợi cho việc đi học một cách đầy đủ và hiệu quả. 61,7% (37/60) ý kiến được hỏi cho rằng việc xác định đối tượng bồi dưỡng, nội dung, các phương

án, biện pháp cần bồi dưỡng là tốt, hiệu quả phù hợp với học viên. Qua trao đổi, nhiều học viên đánh giá những năm gần đây, công tác quản lý các lớp bồi dưỡng đã tốt lên rất nhiều, đặc biệt là kế hoạch đầu năm được lập chi tiết gửi tới các cơ quan, tổ chức cấp cơ sở để lãnh đạo cơ quan chủ động bố trí, sắp xếp cử cán bộ theo học các lớp bồi dưỡng.

Thực tế, nhiều năm qua tỉnh đã tập trung lãnh đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới công tác chiêu sinh. Đặc biệt, đã chú trọng việc bồi dưỡng theo chức danh gắn học tập kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng với kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tổng thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2015- 2020 được Tỉnh uỷ ban hành và nhu cầu mở lớp của các đơn vị, các cơ quan tham mưu cho tỉnh về công tác này đã chủ động phối hợp và bàn thảo với các cơ sở đào tạo ở Trung ương; các sở, ngành để xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm. Do đó kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng khá chi tiết, theo từng lớp học, cho cả khoá, cả năm, mỗi quý và hàng tháng. Quá trình xây dựng kế hoạch mở các lớp đảm bảo được tính hợp lý, sự hài hoà giữa các lớp mở tại các đơn vị với các lớp do Tỉnh mở. Trong quá trình tổ chức thực hiện thường xuyên rà soát kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và đề xuất của các đơn vị có nhu cầu mở lớp. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch được duy trì đúng tiến độ, phát huy tối đa, sử dụng có hiệu quả về cơ sở vật chất hiện có, đảm bảo số lượng các lớp theo kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, cũng vẫn có ý kiến cho rằng, mặc dù đã xác định được đối tượng bồi dưỡng nhưng việc phân bổ chỉ tiêu cho các đối tượng trong kế hoạch bồi dưỡng chưa phù hợp (chiếm tỷ lệ 8,3% ý kiến được hỏi). Qua tìm hiểu, những cán bộ này có ý kiến hằng năm, sự biến động tình hình thế giới, trong nước, địa phương ngày càng nhanh chóng, vì vậy nhu cầu cần được bồi dưỡng, cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng theo ngạch công

chức… ngày càng cần thiết, Song, chỉ tiêu phân bổ cho các đối tượng được tham gia bồi dưỡng còn ít, không đồng đều, nhất là kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương. Nhiều cán bộ hiện nay, mặc dù đã được xếp chuyển ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng chưa có chứng chỉ học lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính. Một mặt, do chưa có văn bản nào quy định xét chuyển ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính bắt buộc phải có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, mặt khác do chỉ tiêu phân bổ quá ít cho các đơn vị, nhất là đơn vị có đông cán bộ, công chức. Vì vậy, về mặt hồ sơ cán bộ là chưa đầy đủ tài liệu, từ đó gây khó khăn trong việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Ý kiến trao đổi của lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh cho rằng, hằng năm, việc phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức của Tỉnh ủy, UBND tỉnh muộn (tháng 4 mỗi năm) dẫn đến việc cấp nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch của Trường Chính bị chậm lại; hay việc phê duyệt danh sách học viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo học các khóa bồi dưỡng do Trường đưa lên trình Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ được phê duyệt muộn, vì vậy Trường gặp khó khăn trong việc điều phối, sắp xếp thời gian mở lớp cũng như việc mời báo cáo viên, giảng viên của Tỉnh, Trung ương lên lớp.

Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng trong công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng cán bộ, công chức là:

- Quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng cho giảng viên, những người sẽ trực tiếp triển khai nội dung bồi dưỡng (chủ yếu là đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh).

- Quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng của giảng viên đối với các nội dung bồi dưỡng theo chuyên đề.

Theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh và quy chế hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chung của tỉnh, việc lập kế hoạch của giảng viên phải thực hiện được các nội dung cụ thể sau đây:

+ Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng nói chung.

+ Thời gian và phân bổ thời gian cho các lớp.

+ Xác định đối tượng bồi dưỡng, nội dung, các phương án, biện pháp cần bồi dưỡng.

+ Những yêu cầu đặt ra và đạt được trong hoạt động bồi dưỡng.

+ Thời gian thực hiện tối thiểu trong mỗi hoạt động bồi dưỡng.

Tuy nhiên, một số giảng viên vẫn chưa chủ động để lập kế hoạch chi tiết hoạt động bồi dưỡng đối với các nội dung được giao.

Để tìm hiểu công tác quản lý đối việc lập kế hoạch chi tiết hoạt động bồi dưỡng đối với các nội dung được giao nhằm thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng là các đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp cho thấy sự đánh giá từ phía nhà quản lý khẳng định: Ngay từ đầu năm, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể các nội dung hoạt động bồi dưỡng bắt buộc trong năm và những kế hoạch dự kiến nội dung do các cơ quan Đảng, đoàn thể có nhu cầu bồi dưỡng để chuyển tới các giảng viên (thông báo cụ thể về nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng và tài liệu kèm theo). Trên cơ sở đó từng giảng viên phải xây dựng kế hoạch của cá nhân phục vụ cho bài giảng.

Bảng 2.5. Đánh giá của lãnh đạo tỉnh về quản lý hoạt động lập kế hoạch bồi dưỡng của giảng viên, báo cáo viên


STT


Nội dung lập kế hoạch

Mức độ đạt được (tính theo %)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Không tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng

nói chung

4

40

3

30

3

30

0

0

2

Thời gian và phân bổ thời gian

cho các khóa học

0

0

7

70

3

30

0

0


3

Xác định đối tượng bồi dưỡng, nội dung, các phương án, biện

pháp cần bồi dưỡng.


4


40


4


40


2


20


0


0

4

Những yêu cầu đặt ra và đạt được

trong hoạt động bồi dưỡng

0

0

9

90

1

10

0

0

5

Thời gian thực hiện tối thiểu

trong mỗi hoạt động bồi dưỡng

0

0

9

90%

1

10%

0

0

Qua kết quả khảo sát đối với các đồng chí lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị (Trường Chính trị tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ).

Kết quả của Bảng 2.5 đã thể hiện sự đánh giá, nhìn nhận của cán bộ lãnh đạo cao nhất các cơ quan tỉnh đối với công tác lập kế hoạch cụ thể của mỗi giảng viên trong việc chuẩn bị cho hoạt động bồi dưỡng. Ở mức độ đánh giá rất tốt được các lãnh đạo thừa nhận ở hai nội dung là: Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng nói chung và xác định đối tượng bồi dưỡng, nội dung, các phương án, biện pháp cần bồi dưỡng (chiếm tỷ lệ 40%). Mức độ đánh giá tốt được tập trung nhiều ở nội dung 2, 4 và 5. Đây là những đánh giá nghiêm túc của các lãnh đạo tỉnh với việc lập kế hoạch của mỗi giảng viên khi bắt đầu cho một năm mới. Nếu giảng viên nào cũng lập tốt, cụ thể, rành mạch các nội dung cần bồi dưỡng trong năm, sẽ chủ động được quỹ thời gian và thực hiện được các mục tiêu bồi dưỡng, đem lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng.

Như vậy, việc quản lý bồi dưỡng của tỉnh được thể hiện cụ thể ở việc lập kế hoạch bồi dưỡng của các cơ quan chức năng và của giảng viên. Bên cạnh những yêu cầu đạt được thì công tác quản lý đối với nội dung này vẫn còn những bất cập mà cụ thể nhất là về phân bổ thời gian bồi dưỡng cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng bồi dưỡng.

2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng

Kế hoạch bồi dưỡng được phê duyệt cho biết các khóa bồi dưỡng trong năm mà các cơ quan chức năng cần thực hiện. Với mỗi khóa bồi dưỡng, tỉnh tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các bước: xác định mục tiêu, đối tượng cho từng khóa học; xây dựng nội dung, phân bổ thời gian cho từng nội dung bồi dưỡng; lựa chọn giảng viên; xác định thời gian, địa điểm bồi dưỡng; tổ chức quản lý lớp và đánh giá kết quả bồi dưỡng của từng lớp.

Để quản lý được tốt việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, một trong những nội dung quan trọng là phải quản lý tốt việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng, các yêu cầu về kiến thức bồi dưỡng phải tuân thủ đúng quy định, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo quy định, các nội dung chương trình bồi dưỡng được phân chia cụ thể theo đối tượng và theo các chuyên đề bồi dưỡng. Trên cơ sở đó, tỉnh mời giảng viên tại Học viện Chính trị- Hành chính, Trường Quân sự tỉnh, một số lãnh đạo sở, ngành của tỉnh và kết hợp với Trường Chính trị tỉnh để tiến hành tổ chức phân công cán bộ, giảng viên chịu trách nhiệm nghiên cứu từng nội dung chuyên đề và soạn giảng chi tiết thành giáo án lên lớp phù hợp với các đối tượng bồi dưỡng. Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình đề ra, tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề gắn với thời gian học cụ thể, các yêu cầu đặt ra và phải đạt được đối với các lớp bồi dưỡng.

Qua khảo sát, khi tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh công chức và cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương thì Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung phù hợp với đối tượng cần bồi dưỡng. Mời giảng viên Học viện Chính trị- Hành chính, các lãnh đạo sở, ngành để báo cáo các chuyên đề liên quan tới tình, nhiệm vụ của địa phương; tình hình chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, Chính phủ...

Khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn chức danh công chức; cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế; kiến thức tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc; công tác xây dựng Đảng… thì Trường Chính trị tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung sau, đồng thời phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy mời lãnh đạo các sở, ngành, Học viện Chính trị- Hành chính để chuẩn bị nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.

Khi tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng- an ninh theo các chương trình quy định cho CBCC (đối tượng 3,4), thì tùy đối tượng mà Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo phối hợp Hội đồng giáo dục quốc phòng tỉnh, Trường Quân sự

tỉnh để chuẩn bị nội dung, mở lớp bồi dưỡng. Các nội dung bồi dưỡng của các lớp bồi dưỡng này đều được lãnh đạo Tỉnh, Trường Quân sự tỉnh xét duyệt, yêu cầu các giáo viên lên lớp đều phải thông qua giáo án, tài liệu sẽ cung cấp cho học viên.

Từ năm 2013 đến năm 2017, tỉnh đã tiến hành tổ chức thành công số lượng các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể của cả tỉnh, cụ thể như sau:

Kết quả trên đây cho thấy, Tỉnh đã có sự quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, công chức theo đúng mục tiêu đề ra. Các lớp đều có cán bộ tham gia với số lượng đông, duy trì đầy đủ số tiết quy định và học đầy đủ các chuyên đề đã phê duyệt; đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban Cán sự lớp để theo dõi, đôn đốc nhắc nhở trách nhiệm của giảng viên và động viên cán bộ tích cực tham gia học tập.

Thực tế, những năm gần đây, nội dung chương trình từng bước được đổi mới theo hướng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sát với thực tế và yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh. Một nội dung chương trình bồi dưỡng mới được xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện trong năm 2017 đó là đã mở 01 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, công chức, viên chức đang quy hoạch các chức danh trưởng, phó các cơ quan thuộc khối đảng, đoàn thể tỉnh; giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành và các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị đã góp phần giúp cho công chức, đảng viên củng cố được tình cảm, niềm tin vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; có ý thức rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống theo gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn và sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường; góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đảng viên, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Nội dung chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng được xây dựng trên cơ sở thực trạng trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở và yêu cầu cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ này. Đặc biệt, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ được điều chỉnh theo hướng tập trung vào các kỹ năng hành chính, nghiệp vụ cụ thể (công đoàn, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ, mặt trận, dân vận...), cũng được quan tâm, đổi mới cho phù họp với yêu cầu của thực tiễn và công tác xây dựng đội ngũ công chức, giúp cho các công chức trẻ sau bồi dưỡng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Không ít người đã phát triển được đề bạt giữ các chức vụ chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị...

Sau mỗi khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới và lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn, Tỉnh xây dựng chương trình thực tế để tổ chức đưa học viên đến thăm quan học tập các đơn vị, địa phương có sáng kiến kinh nghiệm, đi đầu trong các lĩnh vực mà học viên đang đảm nhiệm công tác. Đồng thời viết bài thu hoạch, làm bài kiểm tra, sát hạch để đánh giá chất lượng nhân sự cán bộ đương chức và cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo diện Ban Thường vụ cấp ủy các cấp quản lý về các góc độ như: bản lĩnh chính trị, khả năng nắm bắt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; sự am hiểu về địa phương, ngành lĩnh vực cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, lĩnh vực... để làm căn cứ cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định nhân sự quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Qua trao đổi với học viên các lớp bồi dưỡng, nhìn chung học viên rất ủng hộ các nội dung, chương trình hoạt động do tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức. Theo họ việc được đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn, giúp họ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm cho công việc của bản thân. Kết quả thu được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022