Chế Độ Chính Sách Bảo Đảm Lợi Ích Vật Chất Đối Với Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang

Những vấn đề trên đã làm giảm lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh.

2.1.6. Chế độ chính sách bảo đảm lợi ích vật chất đối với cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

Nhìn chung, việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí theo Nghị định số 09 sang chế độ tiền lương theo Nghị định số 121 của Chính phủ làm cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn phấn khởi, yên tâm công tác và thể hiện ý thức trách nhiệm hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Theo đó, chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã ngày càng được nhà nước quan tâm và cải thiện. Ngày 22 tháng 10 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thay thế cho các văn bản trước đây, đã quan tâm, hợp lý hơn về quy định chế độ, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất của đội ngũ này.

Tuy nhiên, hiện tại ở cấp xã đang nổi lên một số bất cập về chế độ chính sách:

- Một số quy định của Nghị định 92 có sự phân biệt không cần thiết giữa cán bộ cấp xã và công chức cấp xã như việc xếp lương: đối với cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chỉ có 2 bậc lương; đối với công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Như vậy, với cùng trình độ đào tạo, nhưng cán bộ chỉ có hai bậc lương, còn công chức chuyên môn được nâng lương thường xuyên theo niên hạn, nên sau một số năm, công chức chuyên môn sẽ

có mức lương cao hơn mức lương của cán bộ chủ chốt có cùng trình độ. Hoặc quy định khi đã là cán bộ chuyên trách, nhưng được bầu vào ban thường vụ cấp ủy thì không được hưởng chế độ chuyên trách, làm cho số cán bộ công chức chuyên môn này giảm sút ý chí phấn đấu, không muốn phấn đấu để được bầu giữ các chức vụ chủ chốt…

- Khối lượng công việc của công chức phải đảm nhiệm tương đối lớn đặc biệt đối với các chức danh: Kế toán tài chính, Tư pháp- Hộ tịch, Địa chính

- Xây dựng (ở các phường), Văn hóa- Xã hội, tuy nhiên họ không được hưởng bất kỳ khoản phụ cấp nào; so với công chức cấp xã thì cán bộ cấp xã công việc ít hơn, không thường xuyên liên tục (ở các xã chủ yếu cán bộ là trưởng các đoàn thể làm việc một buổi) thì lại được hưởng phụ cấp. Ngay cả việc quy định phụ cấp phân loại xã cũng chỉ áp dụng đối với cán bộ cấp xã, đối tượng là công chức không được hưởng.

- Mức phụ cấp lãnh đạo của cán bộ quy định còn quá thấp (đặc biệt là mức phụ cấp đối với trưởng các đoàn thể):

+ Bí thư đảng ủy: 0,30;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20;

Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 10

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.

- Một số cán bộ kiêm chức danh Chủ tịch HĐND, công việc tương đối phức tạp nhưng chưa được hưởng phụ cấp theo quy định.

- Số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách (cả cấp xã và thôn) do HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nên một số nơi quy định thêm nhiều chức danh ngoài quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ, gây khó

khăn cho ngân sách và tạo sự chênh lệch quá lớn, không thống nhất trong đội ngũ cán bộ ở cơ sở giữa các địa phương. Có địa phương không cân đối được ngân sách nhưng quyết định mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cao hơn cán bộ cùng cấp ở những địa phương cân đối được ngân sách. Điều này đã gây áp lực đến việc hỗ trợ của ngân sách Trung ương.

- Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội của CBCC cấp xã là 20 năm; đồng thời, nữ phải 55 tuổi, nam phải 60 tuổi mới đủ điều kiện nghỉ hưu, là chưa thật phù hợp với CBCC cấp xã, nhất là đối với những vùng khó khăn.

- Việc quy định một số chức danh có tuổi tham gia lần đầu quá cao (55 - 65 tuổi) không phù hợp với Bộ luật Lao động. Quy định độ tuổi khi tuyển dụng lần đầu đối với công chức cấp xã không quá 35 tuổi là quá cao và không phù hợp với Luật Cán bộ, công chức.

2.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay‌

2.2.1. Những ưu điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

* Độ tuổi của công chức cấp xã tương đối trẻ, giảm số lượng công chức tuổi cao, không có trình độ chuyên môn (năm 2008- 2010: giải quyết chế độ cho 68 cán bộ chủ chốt, 60 cán bộ không đạt tiêu chuẩn).

* Trình độ của đội ngũ CBCC cấp xã đã được nâng lên một bước:

- 79,7% tổng số cán bộ chủ chốt đạt chuẩn theo chức danh (tăng 39,5% so với năm 2006); có 192/230 (bằng 83,5%) xã, phường, thị trấn có 100% cán bộ chủ chốt đạt chuẩn theo chức danh. Một số đơn vị có số xã, phường, thị trấn có cán bộ chủ chốt đạt chuẩn theo chức danh cao như: Thành phố Bắc Giang (100%), huyện Lạng Giang (95,8%), huyện Sơn Động (95,7%), huyện Yên Thế (95,2%).

- Số lượng cán bộ là trưởng các đoàn thể đạt chuẩn tương đối cao.

- Số lượng công chức đạt chuẩn cao (89,3%), trong đó Thành phố Bắc Giang và huyện Lạng giang là các địa phương có 100% công chức đạt chuẩn.

* Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã được nâng lên, tiến tới chuẩn hóa:

- Cán bộ thường trực cấp ủy các xã, phường, thị trấn đã am hiểu hơn nhiệm vụ lãnh đạo, trách nhiệm của tập thể, cá nhân; tích lũy thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; phong cách, lề lối làm việc có tiến bộ hơn, khắc phục một bước tình trạng quan liêu, xa dân, mất dân chủ trong tổ chức hoạt động. Duy trì hoạt động của cấp ủy bài bản, khoa học hơn; làm việc theo quy chế, chương trình, kế hoạch. Cơ bản bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy với hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Thường trực cấp ủy đã nhận thức và chỉ đạo xây dựng quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của cấp ủy; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằng năm, hằng tháng; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí cấp ủy viên. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt đảng, trong hoạt động, xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết; nhiều vấn đề được dân chủ thảo luận, khai thác trí tuệ của tập thể, hạn chế những sai lầm, khuyết điểm. Lãnh đạo, chỉ đạo đảng bộ và nhân dân địa phương thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết đại hội đảng bộ; bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng; xây dựng đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Qua khảo sát có 81,4% tổng số ý kiến đánh giá năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công việc của đội ngũ thường trực cấp ủy ở mức độ khá- tốt. Năm 2010, có 111/230 đảng bộ xã, phường, thị trấn xếp loại trong sạch, vững mạnh (bằng 48,3%); hoàn thành tốt nhiệm vụ 91/230 (bằng 39,6%).

- Số cán bộ HĐND có khả năng tuyên truyền, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội, nắm vững và vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước để tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng ở địa phương. Kỹ năng diễn thuyết, chủ tọa điều hành các cuộc họp, hội nghị có nhiều tiến bộ. Kết quả khảo sát cho thấy: 85,4% ý kiến đánh giá CBCC HĐND cơ sở có kỹ năng trình bày, diễn thuyết trước quần chúng khá - tốt.

+ Kỹ năng tổ chức các kỳ họp của thường trực HĐND cơ sở có chuyển biến, cải tiến cả về công tác chuẩn bị, cách thức điều hành, trình tự và thủ tục tiến hành nên chất lượng được nâng lên. Việc chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp được chặt chẽ và đầy đủ hơn, nội dung họp tập trung bàn sâu, quyết định những vấn đề lớn của địa phương, những vấn đề được cử tri quan tâm; tăng cường chất vấn trong các kỳ họp theo trọng tâm, trọng điểm và các ý kiến cử tri yêu cầu. Nghị quyết của HĐND trước khi ban hành đều được thảo luận, đóng góp ý kiến, tạo được dư luận tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở.

+ Đa số cán bộ HĐND đã quan tâm chỉ đạo công tác giám sát của HĐND, làm có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện các thiếu sót, bất cập, vướng mắc và đưa ra kiến nghị đề xuất với các cấp, các ngành tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện. Do thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, tình hình kinh tế - xã hội nhiều địa phương có những chuyển biến tích cực.

- Cán bộ UBND cấp xã đã trưởng thành hơn trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị ở địa phương.

+ Một số cán bộ chính quyền cấp xã đã thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc; nắm chắc hơn các quy định pháp luật và kỹ năng giải quyết công việc hành chính, xử lí tình huống; cùng với các cơ quan, ban, ngành, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhiều dự án phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản về địa phương như: nuôi trồng thủy sản, cây, con đặc sản có giá trị kinh tế cao; xây dựng cơ bản… Chỉ đạo các ngành, đoàn thể ở cơ sở vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế gia đình.

+ Tích cực triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương góp phần đưa bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, khang trang hơn. Chỉ đạo thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, tích cực triển khai các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng cao; giải quyết đơn thư, tố cáo của công dân; kiềm chế, giảm bớt trường hợp khiếu kiện vượt cấp.

+ Chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" hoạt động có nền nếp, đem lại nhiều kết quả đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Theo kết quả khảo sát, có 80,4% ý kiến đánh giá năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt của UBND cấp xã đạt khá, tốt.

- Đội ngũ công chức dần được chuẩn hóa, đảm bảo chuyên nghiệp hơn (đặc biệt ở bộ phận "một cửa"), giải quyết công việc có tính thuyết phục hơn.

* Về đạo đức CBCC cấp xã:

- Đội ngũ CBCC cấp xã đã nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đoàn kết, thống nhất và có bước cải thiện uy tín đối với nhân dân. Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình đội ngũ CBCC cấp xã đã có bước đề cao tinh thần, trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc; có trách nhiệm trước nhân dân; nâng cao ý thức phòng chống tham nhũng, lãng phí. Từng bước xây dựng phương pháp làm việc khoa học, khắc phục các biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng; thực hiện dân chủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, sâu sát cơ sở, giải quyết kịp thời các vướng mắc của nhân dân.

- Tình hình tư tưởng của đội ngũ CBCC cấp xã ổn định, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tương đối tốt; gương mẫu chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết. Sự suy

thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ từng bước được đẩy lùi. Kết quả khảo sát có 71,6% số người có ý kiến tin tưởng vào đội ngũ CBCC cấp xã.

2.2.2. Những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang

So với các năm trước đây, đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh đã có những mặt tích cực, chất lượng dần được nâng lên đáp ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ mới, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục.

* Về số lượng cán bộ, công chức:

Với số lượng CBCC cấp xã như hiện nay để đảm nhiệm nhiệm vụ (đặc biệt khi thẩm quyền cấp xã được tăng) còn nhiều bất cập. Tình trạng CBCC làm không hết việc, chất lượng không cao, lúng túng do thiếu kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực kiêm nhiệm, công việc giải quyết thiếu tính khoa học và hiệu quả đang phổ biến. Đặc biệt ở một số vị trí như: Tư pháp- Hộ tịch, Tài chính- Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng Đảng ủy.

* Về cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc:

- Đội ngũ CBCC cấp xã chưa đảm bảo theo yêu cầu, tỷ lệ tuổi trẻ thấp. Do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, có sự kế thừa và phát triển, có cơ cấu hợp lý giữa 3 độ tuổi; tăng cường cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Điều đó cho thấy sự bất hợp lí về cơ cấu, không phát huy được điểm mạnh của 3 độ tuổi: sự kinh nghiệm, chắc chắn của độ tuổi cao; sự hài hòa, thận trọng của độ tuổi trung niên và sự năng động, sáng tạo của độ tuổi trẻ; đồng thời, sẽ có giai đoạn bị hẫng hụt về cán bộ do không hợp lý về cơ cấu độ tuổi; đa số cán bộ tuổi cao giữ các vị trí chủ chốt đến khi nghỉ hưu, sẽ thiếu cán bộ thay thế, do cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm vì chưa được giao nhiệm vụ tương xứng để đào tạo, bồi dưỡng kế cận.

- CBCC cấp xã là nữ chiếm tỷ lệ quá thấp, chưa đảm bảo bình đẳng về giới, đồng thời lãng phí trí tuệ của phụ nữ trong việc tham gia quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt có những công việc sử dụng CBCC là phụ nữ hiệu quả cao hơn.

- Bắc Giang là tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, do đó tỷ lệ CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số hiện nay rất thấp, trong khi hoạt động quản lý nhà nước ở những xã vùng sâu, vùng xa rất cần thiết cán bộ chủ chốt là người bản xứ, nắm vững địa hình, đặc điểm dân cư, phong tục tập quán của dân địa phương.

* Về chất lượng CBCC cấp xã:

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã tuy đã được nâng lên, nhưng một số cán bộ vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu, có 29,1% CBCC cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn, 20,3% cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Hiện tại, quy định của nhà nước về đạt chuẩn của CBCC cấp xã còn quá thấp, không phù hợp với nhiệm vụ tình hình mới.

- Trình độ của CBCC cấp xã còn mang tính hình thức. Đa phần CBCC cấp xã sau khi được bầu cử, tuyển dụng mới đi học chuyên môn lấy bằng để "trả nợ" cho đạt chuẩn. Phần lớn CBCC cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn, số còn lại có trình độ đại học thì chủ yếu được đào tạo dưới hình thức tại chức, từ xa, chất lượng chưa cao.

- CBCC cấp xã cơ bản thiếu kiến thức tin học, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

- Đội ngũ CBCC cấp xã còn rất thiếu và yếu kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

- Một bộ phận cán bộ chủ chốt ở cơ sở năng lực lãnh đạo, điều hành còn hạn chế; năng lực cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện ở địa phương còn yếu, nhất là trong

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí