Trình Độ Của Cán Bộ Cấp Xã Tỉnh Bắc Giang

Trưởng các đoàn thể có 119/1144 người có trình độ sơ cấp, chiếm 10,4%; 525/1144 người có trình độ trung cấp, chiếm 45,9%; 143/1144 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 12,5 %, số còn lại chưa qua đào tạo là 357/1144 người chiếm 31,2 %.

Về trình độ lí luận chính trị:

Hiện tại có 298/2460 người, chiếm 12,1 % có trình độ sơ cấp; 1949/2460 người, chiếm 79,2% có trình độ trung cấp; 48/4490 người, chiếm 1,9 % có trình độ cao cấp, cử nhân, còn lại số chưa qua đào tạo là 165/2460 chiếm 6,7 %.

Trong đó:

Cán bộ chủ chốt có 56/1316 người, chiếm 4,3 % có trình độ sơ cấp; 1173/1316 người, chiếm 89,1% có trình độ trung cấp; 46/1316 người, chiếm 3,5 % có trình độ cao cấp, cử nhân, còn lại số CBCC chưa qua đào tạo là 41/1316 người, chiếm 3,1 %.

Trưởng các đoàn thể có 242/1144 người có trình độ sơ cấp, chiếm 21%; 776/1144 người có trình độ trung cấp, chiếm 67,8%; 2/1144 người có trình độ cao cấp, cử nhân, chiếm 0,17 %, số còn lại chưa qua đào tạo là 124/1144 người chiếm 10,8 %.

Về trình độ quản lý nhà nước:

Có 1986/2460 người đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 80,7 %; số còn lại 474/2460 người chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 19,3%. Trong đó:

Cán bộ chủ chốt có 1053/1316 người đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 80 %; số còn lại 263/1316 người chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 20 %.

Trưởng các đoàn thể có 933/1144 người đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 81,56 %; số còn lại 211/1144 người chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chiếm 18,44 %.

Tổng hợp theo bảng dưới đây (đơn vị tính %)

Bảng 2.4. Trình độ của cán bộ cấp xã tỉnh Bắc Giang



Tổng (100)

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Văn hóa

Chuyên môn

LLCT

QLNN


Tiểu học


THCS


PTTH


Sơ cấp


Trung cấp

Cao đẳng, Đại học


Sơ cấp


Trung cấp

Cao cấp, cử nhân

Đã được bồi dưỡng

Chưa được bồi dưỡng

CB chủ chốt

0,15

6,4

93,5

5,78

60,5

19,8

4,3

89,1

3,5

80

20

Trưởng các ĐT

0,17

23

77

10,4

45,9

12,5

21

67,8

0,17

81,56

18,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 8

Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang.


Như vậy, so với tiêu chuẩn đặt ra tại mục 4 của các Điều 5, Điều 7, Điều 8 của Quy định Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thì nhóm cán bộ chủ chốt cấp xã của tỉnh đạt được như sau:

+ Trình độ học vấn: 93,4 %

+ Trình độ chuyên môn: 86,1 %

+ Trình độ lí luận chính trị: 96,9%

+ Trình độ kiến thức quản lý nhà nước: 80 %.

Số liệu trên cho thấy nhìn chung trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, kiến thức quản lý nhà nước của cán bộ chủ chốt cấp xã của tỉnh tương đối cao, cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn do nhà nước quy định. Trình độ học vấn cao là nền tảng thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức, truyền đạt, triển khai chủ trương của Đảng và khả năng tư duy, sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý. Trình độ lí luận chính trị ở mức phổ biến (96,9%), thuận lợi cho công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, tuyên truyền, giáo dục và tập hợp quần chúng- cơ sở để xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh. Phần lớn cán bộ

chủ chốt có trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn quy định (86,1%), số còn lại đang được đào tạo để đạt chuẩn (13,9%). So với các năm trước đây, trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt đã tăng đáng kể, đảm bảo chuẩn hóa cán bộ.

Qua 4 năm thực hiện Đề án số 02 -ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo" trình độ của cán bộ chủ chốt ở cấp xã được nâng lên:

- Trình độ văn hóa: 1.234 người có trình độ THPT, chiếm tỷ lệ 93,5 % (tăng 11,2% so với năm 2006);

- Trình độ chuyên môn: 796 người có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 60,5% (tăng 28,7% so với năm 2006); Đại học, cao đẳng có 260 người, chiếm tỷ lệ 19,7% (tăng 10,8% so với năm 2006);

- Trình độ lí luận chính trị: 56 người có trình độ sơ cấp, chiếm tỷ lệ 4,2% (giảm 5,4% so với năm 2006); trung cấp là 1.173 người, chiếm tỷ lệ 89,1% (tăng 5,7% so với năm 2006); cử nhân, cao cấp 46 người, chiếm tỷ lệ 3,5% (tăng 3,2% so với năm 2006).

Đến nay 79,7% tổng số cán bộ chủ chốt đạt chuẩn theo chức danh (tăng 39,5% so với năm 2006); có 192/230 (bằng 83,5%) xã, phường, thị trấn có 100% cán bộ chủ chốt đạt chuẩn theo chức danh. Một số đơn vị có số xã, phường, thị trấn 100% cán bộ chủ chốt đạt chuẩn theo chức danh cao như thành phố Bắc Giang 100%; huyện Lạng Giang 95,8%; Sơn Động 95,7%; Yên Thế 95,2%.

Tuy nhiên, một số cán bộ vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu, có 20,3% cán bộ chủ chốt cơ sở chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (số cán bộ chủ chốt chưa đạt chuẩn chủ yếu là số cán bộ giữ các chức danh được kéo dài hết nhiệm kỳ HĐND cấp xã).

Đại đa số cán bộ chủ chốt có trình độ quản lý nhà nước (80%). Tuy nhiên, hầu hết cán bộ mới được bồi dưỡng trong thời gian ngắn (từ 7 ngày- 3 tháng), số lượng cán bộ qua đào tạo trình độ quản lý nhà nước là rất ít (12%). Do đó kiến thức quản lý nhà nước của họ chưa mang tính hệ thống, tính bao quát, chủ yếu tập trung vào các kỹ năng giải quyết công việc cụ thể, nên vẫn còn tồn tại các sai phạm do cán bộ giải quyết công việc dựa trên cảm tính, kinh nghiệm, thậm chí tùy tiện như trường hợp của Chủ tịch UBND xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, Chủ tịch UBND xã Yên Sơn huyện Lục Nam... Do đó yêu cầu đào tạo trình độ quản lý nhà nước đối với cán bộ chủ chốt là yêu cầu mang tính cấp bách.

Đối với nhóm Trưởng các đoàn thể, so với tiêu chuẩn đặt ra tại khoản 3 điều 6 của Quy định Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ta thấy mức độ đạt chuẩn như sau:

+ Trình độ học vấn: 100 %

+ Trình độ chuyên môn: 68,8 %

+ Trình độ lí luận chính trị: 89,2 %

Về trình độ học vấn, nhóm cán bộ là trưởng đoàn thể đạt tuyệt đối (100%) theo tiêu chuẩn. Sở dĩ tỷ lệ đạt cao như vậy là do tiêu chuẩn đặt ra quá thấp đối với các chức danh này (trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi). Trong khi hiện nay trình độ trung học cơ sở chỉ được coi là xóa mù. Mặc dù mặt bằng trình độ của nước ta hiện nay vẫn tương đối thấp, đặc biệt là những tỉnh miền núi như Bắc Giang thì trình độ học vấn càng thấp. Tuy nhiên việc quy định tiêu chuẩn thấp như vậy là chưa phù hợp với vị trí công tác của họ- người lãnh đạo đoàn thể ở địa phương có vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn.

Về trình độ chính trị, tỷ lệ cán bộ có trình độ đạt chuẩn chiếm 89,2 là tương đối cao. Tuy nhiên, số cán bộ chưa được đào tạo lí luận chính trị chiếm 10% (chủ yếu là cán bộ mới được bầu).

Tiêu chuẩn đặt ra với trưởng các đoàn thể không yêu cầu phải có trình độ quản lý nhà nước, tuy nhiên, đến nay tỷ lệ các chức danh này được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là rất cao, chiếm 81,56%. Điều đó cho thấy việc xác định đúng đối tượng để bồi dưỡng cần được xem xét, tránh bất hợp lí và lãng phí.

* Đối với nhóm công chức

- Về trình độ học vấn: Số công chức có trình độ TH là 10/2030 người, chiếm 0,49 %; trình độ THCS là 55/2030 người, chiếm 2,7 %; trình độ THPT là 1813/2030 người, chiếm 89,3%.

- Về trình độ chuyên môn:

Công chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên 1223/2030, chiếm 60,2%; 717/2030 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 35,5 %; 2/2030 người có trình độ sau đại học, chiếm 0,1%; số còn lại chưa qua đào tạo là 88/2030 người chiếm 4,3 %.

- Về trình độ lí luận chính trị:

Hiện tại có 378/2030 người, chiếm 19 % có trình độ sơ cấp; 746/2030 người, chiếm 36,7% có trình độ trung cấp; 6/2030 người, chiếm 0,3 % có trình độ cao cấp, cử nhân; còn lại số CBCC chưa qua đào tạo là 900/2030, chiếm 44,3%.

- Về trình độ quản lý nhà nước:

Có 1195/2030 người đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 58,9 %; số còn lại 835/2030 người chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chiếm 41,1%.

Tổng hợp theo bảng dưới đây (đơn vị tính %)

Bảng 2.5. Trình độ của công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang



Tổng 100

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Văn hóa

Chuyên môn

LLCT

QLNN


Tiểu học


THCS


PTTH


Sơ cấp


Trung cấp

Cao đẳng, Đại học


Sơ cấp


Trung cấp

Cao cấp, cử nhân

Đã được bồi dưỡng

Chưa được bồi dưỡng

Tỷ lệ %

0,49

2,7

89,3

0

60,2

35,3

19

36,7

0,3

58,9

41,1

Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang.


Như vậy, so với tiêu chuẩn đặt ra tại mục 2, cụ thể là khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Quy định Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thì nhóm công chức cấp xã của tỉnh đạt được như sau:

+ Trình độ học vấn: 89,3 %

+ Trình độ chuyên môn: 95,7 %

+ Trình độ lí luận chính trị: 55,7 %

+ Trình độ kiến thức quản lý nhà nước: 58,9 %.

+ Trình độ tin học: 60,1%.

Thông qua các số liệu tổng hợp như trên, ta thấy:

Trình độ học vấn của nhóm công chức cấp xã của tỉnh là khá cao (chủ yếu là trình độ THPT), thuận lợi cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn, linh hoạt vận dụng các quy định, chủ trương chính sách mới trong quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp vụ. Với trình độ như vậy sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Về trình độ lí luận chính trị: Mặc dù, tiêu chuẩn đối với công chức sau khi được tuyển dụng, yêu cầu phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lí luận chính trị, nhằm trang bị cho họ kiến thức lí luận cơ bản về lập trường, tư

tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, chủ trương của nhà nước để hỗ trợ kiến thức chuyên môn, tuy nhiên nhóm này đạt tỷ lệ chưa cao, số chưa có trình độ lí luận chính trị hầu hết là đối tượng mới được tuyển dụng, đang được đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn đề ra, hơn nữa trình độ mới dừng lại chủ yếu là sơ cấp, trung cấp; trình độ cao cấp, cử nhân thấp (0,3%).

Về trình độ quản lý nhà nước, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp. Trong khi, trình độ quản lý nhà nước là yêu cầu cần thiết đối với công chức làm chuyên môn, đòi hỏi sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng, đào tạo. Bởi việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ này cung cấp tri thức cho công chức những vấn đề cơ bản nhất về, hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, những điều CBCC không được làm, những phẩm chất cần thiết của CBCC…Trình độ quản lý nhà nước trong thực tế hỗ trợ rất nhiều cho thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của họ. Do vậy, tỷ lệ công chức được bồi dưỡng, đào tạo trình độ quản lý nhà nước thấp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc, uy tín của chính quyền địa phương.

Về trình độ chuyên môn: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với công chức chuyên môn. Hiện tại, tỷ lệ công chức đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn là rất cao, đây là thuận lợi lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn chỉ chủ yếu là trung cấp (60,2%), trình độ cao đẳng (25,3%); tỷ lệ công chức có trình độ đại học và sau đại học là rất thấp (11%).

Về trình độ tin học: Hiện tại chỉ có 60,1% công chức có trình độ tin học để phục vụ công tác chuyên môn; 39,9 % công chức chưa có trình độ tin học. Đây là một lỗ hổng kiến thức lớn ảnh hưởng đến khả năng thu thập thông tin, kỹ năng giải quyết công việc và tính chuyên nghiệp của cấp xã nói chung.

Về năng lực làm việc, hiệu quả thực thi công vụ:

Năng lực làm việc của CBCC cấp xã được biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh như: uy tín, tầm ảnh hưởng đối với nhân dân, kỹ năng giải quyết

các công việc (điều hành cuộc họp, tiếp dân, tập hợp quần chúng…), phương pháp làm việc, ban hành các quyết định quản lý…

Nhìn chung, đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh hầu hết đều có uy tín và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, hàng năm đều được lấy phiếu tín nhiệm đánh giá kết quả hoạt động, những cán bộ không có uy tín sẽ miễn nhiệm (năm 2008, miễn nhiệm 05 cán bộ có số phiếu tín nhiệm dưới 50%). Các địa phương có cán bộ chủ chốt được tín nhiệm cao là xã Tân Thịnh, Quang Thịnh huyện Lạng Giang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (100%). Về cơ bản, cán bộ chủ chốt hiểu rõ chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Năm 2010, Sở Nội vụ cùng với UBND các huyện, thành phố kiểm tra nhận thức về chức trách, nhiệm vụ đối với 208 Chủ tịch UBND cấp xã; 100% đạt yêu cầu, trong đó có 5,3% đạt xuất sắc. Trưởng các đoàn thể nhìn chung phát huy tốt vai trò của tổ chức chính trị xã hội trong việc tham gia xây dựng chính quyền, tập hợp quần chúng, giữ gìn đoàn kết, thống nhất ở địa phương. Đội ngũ công chức hầu hết có kiến thức chuyên môn, chất lượng công việc ngày càng được nâng lên rõ rệt, những đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt ở những lĩnh vực nhạy cảm giảm đáng kể.

Nhìn chung các quyết định quản lý nhà nước do chính quyền cấp xã ban hành đều đảm bảo tính hợp pháp, dựa trên phạm vi thẩm quyền, phù hợp với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Tuy nhiên, ở một số xã ban hành một số quyết định liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm như giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động vốn góp của dân chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, dẫn đến một số công trình đang thi công phải dừng lại do thiếu kinh phí, chưa hoàn thiện thủ tục, bồi thường chưa thỏa đáng…gây lãng phí lớn. Như trường hợp ban hành quyết định bồi thường do thu hồi đất cho nhân dân tại khu trường bắn TB1 không đảm bảo tính hợp lý (cùng là đối tượng phải di dời sang khu tái định cư, nhưng quyết định lại chia làm nhiều lần bồi thường với các mức giá khác nhau đối với các hộ gia đình

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí