khác nhau). Hậu quả là đã gây bức xúc lớn trong nhân dân địa phương, đến nay vẫn chưa ổn định, là cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền để chống phá chính quyền, khiến cho lực lượng công an, quân đội đã phải vào cuộc, hiện tại vẫn là điểm nóng của tỉnh.
Về phẩm chất đạo đức
Vấn đề đạo đức CBCC hiện nay đáng báo động, bởi một bộ phận không nhỏ CBCC có biểu hiện suy đồi đạo đức, thoái hóa, biến chất, gây phiền hà, sách nhiễu, làm giảm niềm tin của nhân dân. Các chuẩn mực đạo đức công vụ trong các cơ quan nhà nước mới dừng lại ở các quy tắc mang tính thủ tục, những thừa nhận của các tập quán tiến bộ trong xã hội, chưa có tính quy phạm. Do đó, chưa có căn cứ pháp lí đảm bảo cho CBCC phải bắt buộc tuân thủ, cũng như hậu quả pháp lí phải gánh chịu khi vi phạm những chuẩn mực này trong khi thi hành công vụ. Mặc dù đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp tới tác phong, lề lối làm việc, "bộ mặt" của chính quyền địa phương. Do đó, để nhân dân và chính quyền xích lại gần nhau, hiểu nhau và phối hợp với nhau, thì vấn đề đạo đức công chức cần được quan tâm đúng mức, cần được hệ thống hóa thành các quy định mang tính bắt buộc để ràng buộc ứng xử của CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng.
Đạo đức công vụ của CBCC được thể hiện rõ nét nhất trong văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử trong quản lý nhà nước của CBCC bao gồm thái độ đối với Tổ quốc, với công việc, với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp, với nhân dân. Đồng thời còn thể hiện ở tinh thần yêu nước, tận tụy với công việc với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Nhìn chung, đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh đều có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, ý thức kỷ luật tốt và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Theo thống kê, đã có 68,2% chính quyền cơ sở đạt danh hiệu vững
mạnh, không có chính quyền địa phương nào trung bình, yếu. Đồng thời các bộ phận một cửa, bộ phận tiếp dân của các xã, phường, thị trấn đều được nhân dân đánh giá phục vụ tương đối tốt. Qua khảo sát của một số huyện, thành phố, số phiếu phản ánh thái độ phục vụ nhân dân của CBCC cấp xã tốt là 70%, trung bình là 22 %, có biểu hiện sách nhiễu, phiền hà 8% (chủ yếu ở một số phường của Thành phố Bắc Giang).
Biểu hiện phiền hà, sách nhiễu rõ nhất của CBCC là thiếu công khai, minh bạch, phân biệt đối xử. Đây là vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay cho nhân dân. Ở một số xã, thị trấn, đặc biệt là phường, hiện tượng thân, quen được "ưu tiên" thủ tục, giải quyết công việc có "cơ chế", thái độ phục vụ chưa đúng mực (không giải thích, hướng dẫn khi công dân có yêu cầu…). Một số CBCC có biểu hiện tiêu cực gây mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền. Năm 2009, ở một số xã đã xảy ra một số vụ việc tiêu cực mà nguyên nhân là do sự suy thoái về đạo đức, vô trách nhiệm, vô kỷ luật của CBCC cấp xã gây ra, như công chức ở bộ phận một cửa của phường Hoàng Văn Thụ, phường Trần Phú có thái độ thiếu nhã nhặn, không giải thích, hướng dẫn khi nhân dân đến giải quyết công việc, làm cho họ phải đi lại nhiều lần để giải quyết, gây bức xúc; hoặc yêu cầu các loại giấy tờ không có trong quy định thủ tục để giải quyết công việc, nhằm gây phiền hà cho nhân dân, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp để trục lợi. Nhiều trường hợp cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái quy định của pháp luật như: Phó Chủ tịch UBND xã Yên Sơn huyện Lục Nam có hành vi cấu kết với cán bộ tư pháp hộ tịch, Trưởng công an xã trong việc ký giấy chứng nhận đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trái pháp luật; Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, huyện Yên Dũng, Chủ tịch UBND xã Cao Thượng, huyện Tân Yên bị khởi tố về tội tham ô tài sản…5 chủ tịch UBND xã (Huyền Sơn, Ðan Hội, Vũ Xá, Yên Sơn và Bảo Sơn) ở huyện Lục Nam bị xử lí kỷ luật đình chỉ công tác vì có sai phạm về cấp phát tiền Tết cho dân nghèo; chính quyền 13 xã phải kiểm điểm trách nhiệm…Hiện tượng một số
cán bộ lãnh đạo ở cấp xã sử dụng bằng giả để đủ điều kiện được bổ nhiệm đã gây ra sự bất bình và thiếu tôn trọng từ phía người dân đối với chính quyền địa phương.
Trong nhiệm kỳ 2006-2010, các tổ chức đảng có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật 1.914 đảng viên, chiếm 2,98% tổng số đảng viên trong Đảng bộ; trong đó, khiển trách 721 trường hợp, chiếm 37,7%; cảnh cáo 888 trường hợp, chiếm 46,4%; cách chức 115 trường hợp, chiếm 6,0%; khai trừ 190 trường hợp, chiếm 9,9%; có 90 trường hợp bị phạt tù. Nội dung vi phạm chủ yếu là: Vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 743 trường hợp (chiếm 39,8%); thiếu tinh thần trách nhiệm 565 trường hợp (chiếm 29,5%); trong chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và đoàn kết nội bộ 128 trường hợp (chiếm 6,7%); trong quản lý và sử dụng đất đai 222 trường hợp (chiếm 11,6%); cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng 188 trường hợp (chiếm 9,8%); vi phạm về phẩm chất, lối sống 200 trường hợp (chiếm 10,4%); vi phạm khác 285 trường hợp (chiếm 14,9%). Đối tượng bị kỷ luật có 263 cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc quản lý; 693 trường hợp giữ chức vụ trong đảng (20 huyện ủy viên, 270 đảng ủy viên, 402 chi ủy viên); có 142 đảng viên là nữ, 91 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Đảng viên bị kỷ luật hoạt động trong lĩnh vực: công tác đảng 188 trường hợp; cơ quan Nhà nước 518 trường hợp; công tác trong các đoàn thể 98 trường hợp; lực lượng vũ trang 73 trường hợp; sản xuất kinh doanh 73 trường hợp; nông nghiệp, nông thôn, khu phố 964 trường hợp. Mặc dù, số lượng đảng viên vi phạm so với nhiệm kỳ trước không tăng, nhưng số cán bộ chủ chốt ở cơ sở vi phạm lại tăng; mặt khác, tính chất, nội dung, phạm vi vi phạm có sự nghiêm trọng hơn.
Về sức khỏe, thâm niên công tác
Sức khỏe của CBCC thường gắn với độ tuổi, độ tuổi gắn với thâm niên công tác. Về độ tuổi, đội ngũ CBCC cấp xã chưa được trẻ hóa, độ tuổi
phổ biến nhất là từ 46 đến trên 50 tuổi. Đặc biệt cán bộ ở độ tuổi tương đối cao (từ 46 tuổi trở lên chiếm 62,4%). Cán bộ ở độ tuổi dưới 35 rất thấp (chiếm 10,7%). Tương đương với độ tuổi, thâm niên công tác của cán bộ khá cao. Thâm niên công tác cao cũng tạo nên một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm dày dặn trong xử lí công việc, đây là yếu tố cần phải tận dụng để cho cán bộ, công chức trẻ học tập. Tuy nhiên, do tuổi cao, đa số cán bộ tỏ thái độ ngại học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lí luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước; mặt khác, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt như trên, mất rất nhiều thời gian và công sức; đồng thời, dành nhiều thời gian đi học, sẽ ảnh hưởng đến công việc lãnh đạo, điều hành ở cơ sở. Đồng thời đây là cơ cấu bất hợp lí cho việc nâng cao chất lượng cán bộ gắn với trẻ hóa đội ngũ này. Trong bộ máy chính quyền, nếu dày dặn kinh nghiệm nhưng thiếu tính nhạy bén, linh hoạt với những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, sẽ rất dễ rơi vào chủ nghĩa bảo thủ, trì trệ,làm cho bộ máy chây ỳ, hoạt động kém hiệu quả.
Về độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã hiện nay tương đối hợp lý, độ tuổi dưới 35 là khá cao (chiếm 40,5 %), độ tuổi trên 46 chỉ chiếm 25%. Với công chức làm công tác chuyên môn, tuổi trẻ có nhiều ưu thế: được đào tạo bài bản, có nhanh nhạy với thay đổi của kinh tế- xã hội, có khả năng lĩnh hội và ứng dụng kiến thức mới mẻ, công nghệ thông tin trong quản lý, có tính chuyên nghiệp…Tuy nhiên, công chức ở độ tuổi trẻ tỷ lệ cao như vậy cũng đồng nghĩa với thâm niên công tác chưa cao, do đó vấn đề kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động thực thi công vụ, lề lối, tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn (không bị chi phối nhiều bởi yếu tố tình cảm, phong tục, tập quán, lề thói địa phương…) không tránh khỏi những hạn chế, sai sót, gây ảnh hưởng tới uy tín của chính quyền. Nhưng với độ tuổi như trên, công chức cấp xã của tỉnh đang có nhiều thuận lợi hơn là bất cập.
Tổng hợp theo bảng dưới đây (đơn vị tính %)
Bảng 2.6. Độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Bắc Giang (tính đến tháng 31/12/2010)
Chức danh | Tổng số | Độ tuổi | Ghi chú | ||||
Dưới 35 | 35 đến 45 | 46 đến 50 | Trên 50 | ||||
I | Cán bộ chủ chốt | ||||||
1 | Bí thư ĐU | 230 | 1 | 49 | 92 | 88 | |
2 | PBT ĐU | 75 | 3 | 29 | 23 | 20 | |
3 | TT ĐU | 155 | 17 | 59 | 45 | 34 | |
4 | Chủ tịch HĐND | 56 | 0 | 2 | 13 | 41 | |
5 | Phó CT HĐND | 209 | 10 | 64 | 78 | 57 | |
6 | Chủ tịch UBND | 219 | 2 | 68 | 95 | 54 | |
7 | Phó CT UBND | 372 | 31 | 130 | 131 | 80 | |
Cộng | 1.316 | 64 | 401 | 477 | 374 | ||
Tỷ lệ % | 100 | 4.86 | 30.5 | 36.2 | 28.4 | ||
II | Trưởng đoàn thể | ||||||
1 | CT UBMTTQ | 229 | 2 | 27 | 66 | 134 | |
2 | CT Hội LHPNVN | 230 | 13 | 93 | 67 | 57 | |
3 | CT Hội NDVN | 227 | 20 | 52 | 40 | 115 | |
4 | Bí thư Đoàn TN | 229 | 165 | 64 | 0 | 0 | |
5 | CT Hội CCB | 229 | 0 | 3 | 44 | 182 | |
Cộng | 1.144 | 200 | 239 | 217 | 488 | ||
Tỷ lệ % | 100 | 17.5 | 20.9 | 19 | 42.7 | ||
III | Công chức | 2030 | 823 | 623 | 305 | 204 | |
Tỷ lệ % | 100 | 40.5 | 30.7 | 15 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 6
- Chất Lượng Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang
- Trình Độ Của Cán Bộ Cấp Xã Tỉnh Bắc Giang
- Chế Độ Chính Sách Bảo Đảm Lợi Ích Vật Chất Đối Với Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang
- Nguyên Nhân Chủ Yếu Của Những Hạn Chế, Bất Cập Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang
- Phương Hướ Ng Nâng Cao Chất Lượng, Kiện Toàn Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã Ở Tỉnh Bắc Giang
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
(Nguồn: Văn phòng tỉnh ủy Bắc Giang)
2.1.5. Chế độ làm việc, kỷ luật của cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đã am hiểu hơn về chức năng, nhiệm vụ; nhiệm vụ lãnh đạo, trách nhiệm của tập thể, cá nhân; tích lũy thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; phong
cách, lề lối làm việc có tiến bộ hơn, khắc phục một bước tình trạng quan liêu, xa dân, mất dân chủ trong tổ chức hoạt động, duy trì hoạt động bài bản, khoa học hơn; làm việc theo quy chế, có chương trình, kế hoạch; phân công nhiệm vụ rõ ràng hơn, gắn trách nhiệm với từng chức danh với việc phụ trách lĩnh vực được giao, về cơ bản đã khắc phục những hạn chế trước đây.
Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát, phong cách làm việc của phần lớn đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, thiếu khoa học; chủ yếu là giải quyết sự vụ, làm việc không theo chương trình, kế hoạch. Một số địa phương, Trưởng các đoàn thể chấp hành giờ làm việc chưa nghiêm túc, đa phần chỉ làm việc buổi sáng, do đó công việc giải quyết còn chưa đảm bảo đúng tiến độ, lãng phí thời gian, cơ sở vật chất và chi phí khác của nhà nước. Tình trạng quan liêu, xa dân còn khá phổ biến; ít lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Một số nơi tình trạng vi phạm Luật đất đai; đơn, thư khiếu nại tố cáo có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Có nơi vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng vai trò lãnh đạo, quản lý, thậm chí tê liệt, mất vai trò lãnh đạo khi có vấn đề nảy sinh, phức tạp xảy ra như ở thôn Mi Điền, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên. Một số cán bộ chủ chốt vi phạm các quy định của quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện dân chủ còn hình thức, chưa thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, còn biểu hiện mất đoàn kết, chưa tạo sự thống nhất và đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ.
Kết quả phiếu thăm dò, điều tra, khảo sát cho thấy: còn 25,7% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn chưa gương mẫu về đạo đức lối sống; 11% có lề lối làm việc tùy tiện; 20,2% còn bị động trông chờ, chưa chủ động trong công việc. Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị đánh giá từ trung bình và yếu trong nhiều mặt như: ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ (16,2%); năng lực lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện công việc (20,2%); thực hiện kỹ năng chủ tọa kỳ họp, hội nghị (19,1%); thực hiện kỹ năng soạn thảo nghị quyết (20,4%)...
Tổng hợp theo bảng dưới đây
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Chức danh | Nội dung khảo sát | Ghi chú | ||||
Tin tưởng | Tin tưởng nhưng còn băn khoăn | Thiếu tin tưởng | Không tin tưởng | |||
1 | Bí thư | 311 | 48 | 6 | 1 | |
2 | Phó Bí thư (hoặc Thường trực ĐU) | 258 | 69 | 5 | 1 | |
3 | Chủ tịch HĐND | 299 | 53 | 8 | 1 | |
4 | Phó Chủ tịch HĐND | 260 | 63 | 14 | 2 | |
5 | Chủ tịch UBND | 290 | 52 | 18 | 4 | |
6 | Phó Chủ tịch UBND | 249 | 78 | 20 | 7 | |
Tổng cộng | 1667 | 363 | 71 | 16 | ||
Tỷ lệ (%) | 71,6 | 15,6 | 3 | 0,7 | ||
Không có ý kiến (%) | 9,1 |
* Ghi chú: - Khảo sát trực tiếp ở 03 huyện với 09 xã, phường, thị trấn.
- Tổng số người dự các hội nghị là 388 người.
- Số liệu trong bảng là số ý kiến đồng ý.
Đối với đội ngũ công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, đòi hỏi hỏi có phương pháp làm việc để đảm bảo hiệu quả như: phương pháp xử lí thông tin; phương pháp quản lý, kiểm tra, lưu trữ thông tin, phương pháp tổng hợp báo cáo; đặc biệt là phương pháp giao tiếp (bởi đây là đối tượng hàng ngày trực tiếp tiếp xúc để giải quyết yêu cầu của nhân dân). Hiện nay đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh đã từng bước được củng cố, chuẩn hóa nên hầu hết họ phát huy tốt khả năng chuyên môn, có phương pháp làm việc khoa học, có kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh và tham mưu cho lãnh đạo ngày càng chất lượng. Công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu của nhân dân với tinh thần trách nhiệm, thái độ đúng mực, nhiệt tình hướng dẫn, giảng giải, đa số được nhân dân tin yêu. Việc chấp hành giờ làm việc, nội quy, quy chế của
cơ quan, kể cả ngày thứ bảy tương đối nghiêm túc. So với các năm trước, đội ngũ công chức được nâng cao trình độ chuyên môn, có trình độ tin học để hỗ trợ công tác chuyên môn, một số lĩnh vực ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý (như quản lý ngân sách, quản lý hộ tịch) hiệu quả từng bước được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn một số công chức lúng túng, làm việc chưa có phương pháp, kỹ năng hành chính do đó kết quả đạt được chưa tốt (chủ yếu là số công chức trẻ mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm). Một số có thái độ hách dịch, gây phiền hà cho người dân khi đến giải quyết công việc ở bộ phận "một cửa", đã gây bức xúc trong nhân dân (như ở phường Trần Phú, phường Hoàng Văn Thụ ở Thành phố Bắc Giang…), chưa có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc theo kiểu quan liêu, hành chính hóa. Cũng có không ít cán bộ, công chức đến cơ quan chỉ để đọc báo, uống trà, vào mạng xem tin tức, làm việc theo kiểu đối phó, tác phong chậm chạp, thái độ thờ ơ, thường xuyên chơi games, làm việc riêng, hay đi muộn, về sớm, ngại tiếp xúc cơ sở thực tế, bảo thủ, chậm đổi mới phương thức làm việc..v.v. gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cán bộ, công chức nói chung, làm suy giảm hiệu lực bộ máy nhà nước, thậm chí ở nhiều nơi cũng vì thế mà các chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước không đến được với cuộc sống của nhân dân.
Công tác vận động quần chúng là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công trong hoạt động quản lý của chính quyền cấp xã, nhưng thực tế phương pháp vận động của CBCC cấp xã còn lúng túng, bị động, thiếu sáng tạo. Tình trạng giao, khoán cho thôn, bản, người làm việc không chuyên trách vẫn là phổ biến, trong khi thôn, bản không phải là cấp chính quyền. Một số cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, năng động nhưng thiếu kỹ năng quản lý, chưa linh hoạt điều hòa, phối hợp với các đoàn thể, khi triển khai công việc chưa có tính thuyết phục. Một số có tác phong làm việc cứng nhắc, bảo thủ, mất dân chủ, do đó không phát huy được ý chí, tính tích cực, sáng tạo của tập thể, cấp dưới…