Ý Kiến Đánh Giá Của Cán Bộ, Công Chức (Học Viên)

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức (học viên)

về công tác quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng



STT


Nội dung

Mức độ (tính theo %)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Quản lý thực hiện kế hoạch, tiến độ thời gian của hoạt

động bồi dưỡng


0


0


48


80


12


20


0


0


2

Quản lý nội dung, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, học

tập trên lớp


0


0


45


75


15


25


0


0


3

Quản lý hoạt động thực hành,

thực tế nghiệp vụ bồi dưỡng


0


0


28


46,7


20


33,3


12


20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn tỉnh Bắc Kạn - 10

Nhìn vào Bảng 2.6 mức độ đánh giá của cán bộ, công chức (học viên) về công tác quản lý về việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể là khá tốt. Ở nội dung quản lý thứ 1 và 2, có từ 75% đến 80% ý kiến được hỏi khẳng định việc quản lý về thời gian của hoạt động bồi dưỡng, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng, học tập trên lớp của các giảng viên là tốt. Qua trao đổi trực tiếp với một số cán bộ học viên, nhiều ý kiến đánh giá tốt về sự nghiêm túc của giảng viên trên lớp, có kế hoạch cụ thể cho từng nội dung chuyên đề được phân công và chuyển tới học viên ngay đầu khóa học; chấp hành giờ giấc ra, vào lớp, tuân thủ nội quy, quy chế; nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết trong giảng dạy; thường xuyên cập nhật thông tin, kịp thời bổ sung kiến thức mới vào nội dung, chương trình giảng dạy; chất lượng công tác quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định, chương trình hành động, kế hoạch... của Trung ương và của tỉnh của đa số giảng viên là tốt. Các bài giảng trên lớp đều bám sát với tình hình thực tiễn của đất nước, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có nhiều nội dung được lồng ghép với thực tiễn địa phương. Có tài liệu cung cấp cho học viên, thời gian học tập đảm bảo.

Trong công tác giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên, Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo việc lãnh đạo đổi mới phương pháp dạy và học, áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng tăng cường rèn luyện năng lực tư duy cho học viên, tăng cường các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, thảo luận và nghiên cứu thực tế. Phần lớn giảng viên, báo cáo viên đã sử dụng có hiệu quả các phương tiện hiện đại, vì vậy đã phát huy được tính chủ động sáng tạo và khả năng tư duy của học viên.

Tuy nhiên, ở nội dung quản lý thứ 3, vẫn có 20% (12/60 ý kiến được hỏi) cho rằng việc quản lý hoạt động thực tế của một số lớp bồi dưỡng chưa tốt, nhất là các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác đoàn thể. Trao đổi trực tiếp với cán bộ, họ nhận thấy mỗi khóa học việc tổ chức để học viên tham gia thực hành chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác của mình còn rất hạn chế. Một số lớp còn được đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn, ở các địa phương ngoài tỉnh, song con số đó còn rất ít... giúp học viên có thêm kiến thức thực tiễn bổ ích, học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay của tỉnh bạn để vận dụng phù hợp với lĩnh vực họ đang đảm nhiệm. Một số nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở còn thiếu cân đối giữa trang bị kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị với kỹ năng tác nghiệp và nghiệp vụ.

Trao đổi với lãnh đạo của tỉnh (Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và các cơ quan đăng cai tổ chức) về những hạn chế trong công tác quản lý về nội dung, chương trình bồi dưỡng mà học viên nêu ra, chúng tôi nhận được kết quả trả lời là do kinh phí của Nhà nước cấp để chi trả cho nội dung bồi dưỡng các lớp dành cho đối tượng công chức còn hạn hẹp nên không đủ kinh phí để tổ chức hoạt động thực tế ngoại tỉnh. Đây là một trong những vấn đề hết sức khó khăn đối với công tác quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng của tỉnh.

Một trong những đóng góp để làm cho hoạt động bồi dưỡng của tỉnh đạt chất lượng tốt, thu hút được nhiều cán bộ theo học và được các khối, ban ngành, đoàn thể- xã hội tin tưởng cử cán bộ của mình đến học tập đó chính là phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như các hình thức tổ chức hoạt

động bồi dưỡng. Do đó, công tác quản lý về phương pháp và hình thức của hoạt động bồi dưỡng cần được chú trọng.

Tìm hiểu thực trạng quản lý ở nội dung này, tôi đã tiến hành khảo sát đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của giảng viên, báo cáo viên về mức độ phù hợp và hiệu quả của công tác quản lý phương pháp và hình thức

bồi dưỡng ở tỉnh



STT


Nội dung

Mức độ (tính theo %)

Rất phù hợp

Phù hợp

Không phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Về công tác quản lý phương pháp

hoạt động bồi dưỡng

0

0

8

80

2

20

2

Về công tác quản lý hình thức

hoạt động bồi dưỡng

0

0

8

80

2

20

3

Về công tác quản lý hoạt động kiểm

tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

9

90

1

10

0

0

Ở Bảng 2.7 mức độ đánh giá của giảng viên, báo cáo viên về tính phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý phương pháp hoạt động bồi dưỡng chiếm tỷ lệ cao (80% ý kiến được hỏi cho là phù hợp). Có 20% ý kiến được hỏi cho rằng công tác quản lý của tỉnh về phương pháp hoạt động bồi dưỡng không phù hợp. Lý do mà họ đưa ra cho sự không phù hợp là do hiện nay việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng tăng các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, thảo luận đã được thực hiện, song vẫn còn nhiều học viên trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nên chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu. Thảo luận là một phương pháp nhằm phát huy trí tuệ của tập thể, giúp phát triển năng lực phân tích, tổng hợp và tư duy của người học. Tuy nhiên nhiều học viên còn e ngại nên thường ỷ lại cho 1 vài người có khả năng trình bày quan điểm trước đám đông, vì thế không phát huy được mặt mạnh của phương pháp này.

Bên cạnh đó, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiện nay cũng vẫn còn nhiều bất cập. Có 20% ý kiến được hỏi cho rằng công tác quản lý hình thức

hoạt động bồi dưỡng không phù hợp. Lý do mà các giảng viên, báo cáo viên đưa ra đều cho rằng chương trình bồi dưỡng hiện nay quá nhiều về tính lý luận, tính thực tiễn chưa cao.

Nội dung này còn được chúng tôi khảo sát từ phía học viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của học viên về mức độ phù hợp và hiệu quả của công tác quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng‌


STT


Nội dung

Mức độ (%)

Rất phù hợp

Phù hợp

Không phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%

1

Về công tác quản lý phương pháp

hoạt động bồi dưỡng

0

0

55

91,7

5

8,3

2

Về công tác quản lý hình thức hoạt

động bồi dưỡng

28

46,7

24

40

8

13,3

3

Về công tác quản lý hoạt động kiểm

tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

13

21,7

47

78,3

0

0

Trao đổi với học viên các lớp có tới 91,7% (55/60) ý kiến được hỏi cho rằng, hình thức tổ chức bồi dưỡng là phù hợp bởi hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đều được đào tạo cơ bản, có trình độ tri thức nên việc tự học, tự nghiên cứu là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc vừa phải đi học vừa phải đi làm nên nhiều đồng chí không sắp xếp được thời gian thoả đáng cho việc tự nghiên cứu, thảo luận nhóm.

Có 13,3% ý kiến được hỏi cho rằng công tác quản lý hình thức hoạt động bồi dưỡng không phù hợp. Số ít đó cho rằng chương trình bồi dưỡng hiện nay quá nhiều về tính lý luận, tính thực tiễn chưa cao; trong quá trình giảng dạy, có những giảng viên, báo cáo viên nắm bắt tri thức chưa rộng nên chưa vận dụng sát thực tế với bài giảng, chưa truyền tải nội dung bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành vào bài giảng; một số báo cáo viên không có phương pháp sư phạm, khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chưa cao, chủ yếu là các đồng chí báo cáo viên cao tuổi. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn tới công tác quản lý phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội và thực tiễn của địa phương.

Ngoài ra, để làm rõ thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng giờ giảng của giảng viên năm 2017. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát chất lượng giờ giảng của giảng viên, báo cáo viên



STT


Nội dung chương trình

Số giờ khảo

sát

Kết quả phân loại

Giỏi

Khá

Đạt

yêu cầu

Không

đạt


1

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho

các đồng chí cán bộ quy hoạch Trưởng, phó sở ngành và tương đương.


1


0


1


0


0

2

BD LLCT và nghiệp vụ công tác tổ

chức xây dựng Đảng.

1

1

0

0

0

3

BD LLCT và nghiệp vụ công tác kiểm

tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

1

1

0

0

0

4

Bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ công tác

Dân vận

1

0

1

0

0

5

Tổng kết quả phân loại:

16

08=50

08=50



Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy giảng viên, báo cáo viên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài giảng, có phương pháp sư phạm, gắn liên hệ thực tế như lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát: Báo cáo viên đưa ra rất nhiều ví dụ cụ thể đã và đang giải quyết, chỉ ra những tình huống xử lý, giải quyết phù hợp với phương châm “cầm tay, chỉ việc”. Vì vậy, tạo hứng thú cho người học, khuyến khích việc tự học cho học viên các lớp bồi dưỡng. Tuy nhiên, còn có giờ giảng chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận và phương pháp tư duy chưa gắn với thực tiễn đổi mới của đất nước nói chung, thực tiễn ở cơ sở nói riêng... ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc nâng cao trình độ nhận thức và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Kết quả khảo sát chất lượng giờ giảng các lớp bồi dưỡng năm 2017 với tổng số 16 giờ giảng tại 4 lớp bồi dưỡng: Có 50% giờ giảng được đánh giá tốt, 50% giờ khá.

Thực tế kết quả khảo sát trên cho thấy, nhà quản lý cần quan tâm đầu tư thêm cho hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ am hiểu kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng của tỉnh trong giai đoạn tới.

2.4.3. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng

Bên cạnh việc quản lý về nội dung chương trình bồi dưỡng, phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng, công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng là khâu cuối cùng, song lại là khâu then chốt để có thể khẳng định chất lượng hoạt động, tính hiệu quả trong công tác bồi dưỡng của tỉnh. Do vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh rất coi trọng công tác này. Công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nói chung, hoạt động bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể của tỉnh nói riêng được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và có nhiều hình thức kiểm tra khác nhau.

Đánh giá kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tỉnh Bắc Kạn đã được chỉ ra trong báo cáo như sau: Chất lượng đội ngũ cán bộ của tỉnh hiện nay còn bất cập, tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ chưa cao, ngại việc khó, thích nhận việc dễ, có lợi ích. Một số cán bộ thích làm công tác ở các ngành chuyên môn, chính quyền Nhà nước, không thích làm công tác Đảng, công tác đoàn thể. Bởi vậy, từ năm 2012 trở lại đây, nhằm tạo bước đột phá các khâu trong công tác cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức toàn tỉnh nói chung, đội ngũ cán bộ khối Đảng, đoàn thể nói riêng, mọi công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh đều hướng đến thực hiện chặt chẽ, quyết liệt từ việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đến công tác quy hoạch đều phải thông qua thi tuyển và tổ chức kiểm tra sát hạch sau mỗi kỳ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh.

Một vấn đề tồn tại nữa của đội ngũ cán bộ tỉnh đó là: Trước năm 2015, khi chưa triển khai thực hiện việc kiểm tra sát hạch trình độ nhận thức của đội ngũ

cán bộ; tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức thi tuyển các chức danh vào vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đối với 42 đồng chí thì chỉ có 11 đồng chí đạt điểm khá để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Qua đây cho thấy khả năng nắm bắt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; sự am hiểu về địa phương, ngành lĩnh vực cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, lĩnh vực... của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; ngại học tập lý luận chính trị, khả năng vận dụng, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh vào lĩnh vực chuyên môn phụ trách chưa cao. Chính vì vậy, hiện nay việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng được tỉnh thắt chặt thông qua việc quản lý lớp học, thăm lớp đã được quan tâm nhiều hơn. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, các cơ quan chức năng đã làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời nắm bắt thông tin từ phía các đơn vị mở lớp để có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng.

Vì vậy, qua khảo sát, có trên 90% ý kiến của lãnh đạo tỉnh cho rằng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng là rất phù hợp. Những năm gần đây, tỉnh luôn tập trung đẩy mạnh các hoạt động quản lý, đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức sau bồi dưỡng và chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chuyên môn: Trường Chính trị tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ quan tâm lãnh đạo hoạt động này đối với các giảng viên, giảng viên kiêm chức thông qua dự giờ, thao giảng, thông qua bài giảng mới; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về chuyên môn và phương pháp giảng dạy; nhiều đồng chí đi bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ. Ngoài ra, giảng viên còn được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng ngạch, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy lí luận chính trị, tập huấn giáo trình mới do Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh tổ chức (đối với giảng viên Trường Chính trị tỉnh).

Đối với các lớp bồi dưỡng, Tỉnh uỷ, các cơ quan chuyên môn tổ chức đánh giá chất lượng học tập của học viên qua kiểm tra định kỳ dưới dạng viết thu hoạch, tiểu luận, sáng kiến kinh nghiệm. Đối với các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ nguồn, cán bộ đương chức quy hoạch thì tổ

chức kiểm tra, sát hạch để đánh giá chất lượng cán bộ, kết quả bài kiểm tra do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chấm và xếp loại. Từ năm 2013 đến năm 2017, theo báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ về công tác đánh giá kết quả học tập của học viên các lớp bồi dưỡng như sau:

Bảng 2.10. Kết quả học tập của học viên các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức từ năm 2013 đến năm 2017

STT

Nội dung bồi dưỡng

Số học viên

dự học

Số tham gia

kiểm tra

Khá, giỏi

(%)

Đạt yêu

cầu (%)

Cấp giấy

chứng nhận

1

Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn

53

53

48

05

53


2

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho các đồng chí cán bộ đương chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy

quản lý


45


45


45



45


3

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc diện BTV các huyện ủy, thành ủy,

đảng ủy trực thuộc quản lý


240


240


159


81


240


4

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho các đồng chí cán bộ quy hoạch Trưởng, phó sở

ngành và tương đương.


57


57


44


13


57

Nhìn vào kết quả trên đây cho thấy công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng của tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chặt chẽ. Thông qua các hình thức đánh giá này buộc các học viên có ý thức hơn trong quá trình theo học tại các lớp bồi dưỡng. Mặt khác, chính việc đánh giá cũng giúp học viên nhìn nhận chính mình về năng lực, trình độ của bản thân thông qua khả năng nắm bắt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; sự am hiểu về địa phương, ngành lĩnh vực cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành, lĩnh vực... từ đó để làm căn cứ cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định nhân sự quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Ngày đăng: 19/05/2022