Quy Định Rõ Về Việc Bầu Và Bầu Lại Đối Với Cán Bộ, Đặc Biệt Là Các Chức Danh Lãnh Đạo Chủ Chốt Ở Cơ Sở Đảm Bảo Cho Việc Yên Tâm Công Tác

đội ngũ CBCC nói riêng, đặc biệt là đối với CBCC cấp xã, đối tượng hiện tại còn có nhiều bất cập về quyền lợi vật chất. Xây dựng hợp lý chế độ lương, phụ cấp, các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với CBCC cấp xã, đảm bảo đời sống tương đối ổn định, là nguồn động viên, động lực lớn khuyến khích, phát huy tính tích cực, nỗ lực, hăng hái của cán bộ; nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo của họ. Ngược lại, chính sách bất hợp lí sẽ tạo ra không khí làm việc cầm chừng, tâm lý chán nản, kìm hãm tính năng động, tích cực, sáng tạo của cán bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác và dễ đẩy cán bộ sa vào những tiêu cực trong công tác và trong cuộc sống.

Quy định mới nhất về chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã hiện nay là Nghị định 92/2010/NĐ-CP. Mặc dù đã khắc phục được một số bất cập so với trước đây, tuy nhiên, hiện tại đời sống của CBCC cấp xã hiện nay còn rất khó khăn so với mặt bằng xã hội nói chung và CBCC cấp huyện, cấp tỉnh, trung ương nói riêng. Hơn nữa, việc quy định chế độ đối với cán bộ và công chức còn có sự phân biệt không cần thiết.

Vì vậy, để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh có chất lượng, đảm bảo cho họ yên tâm công tác cần xây dựng chế độ chính sách hợp lý, xin đơn cử một số biện pháp:

- Không xếp lương phân biệt cán bộ với công chức khi họ có cùng trình độ;

- Quy định phụ cấp theo loại xã đối với cả cán bộ và công chức cấp xã;

- Tăng mức phụ cấp lãnh đạo cho trưởng các đoàn thể xứng đáng với trách nhiệm công việc;

- Tăng mức phụ cấp và công tác phí đối với CBCC cấp xã làm việc tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

- Quy định phụ cấp trách nhiệm cho công chức cấp xã;

- Quy định thâm niên công tác cho cán bộ cấp xã đảm bảo cho họ yên tâm công tác;

- Bãi bỏ quy định làm việc ngày thứ bảy của bộ phận "một cửa". Nhìn chung, lượng khách đến giao dịch vào ngày thứ bảy tại bộ phận "một cửa" thấp hơn so với ngày thường, các giao dịch chủ yếu là các công việc đơn thuần, không đột xuất, bức xúc và có thể giải quyết thường xuyên trong các ngày làm việc khác. Trong khi vẫn phải duy trì đầy đủ cán bộ, kể cả ở phòng chuyên môn, các thiết bị máy móc để giải quyết công việc. Do vậy đã phần nào gây lãng phí về nhân lực, lao động và vật chất khác như: điện, nước, chế độ ngoài giờ, ngày nghỉ… lớn mà không tương xứng hiệu quả làm việc ngày thứ 7. Trên thực tế việc bố trí nghỉ bù các ngày sau đó đối với cán bộ là không khả thi;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Có chính sách thu hút, động viên CBCC cấp xã học tập nâng cao trình độ như: được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo lương (nếu có) khi đi học; được đài thọ kinh phí đóng học phí cho nhà trường, được hỗ trợ kinh phí đi tham quan, nghiên cứu thực tế…

- Thực hiện chế độ bảo lưu lương, phụ cấp chức vụ đối với các CBCC cấp huyện, cấp tỉnh được điều động, luân chuyển và vận dụng các mức hỗ trợ thu hút (một lần, hoặc hàng tháng) đối với CBCC luân chuyển xuống cấp xã, nhất là về những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 13

- Triển khai thống nhất cấp kinh phí cho CBCC làm việc trực tiếp tại bộ phận "một cửa" của các xã theo quy định của nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Giang.

3.3.3. Quy định rõ về việc bầu và bầu lại đối với cán bộ, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở đảm bảo cho việc yên tâm công tác và cống hiến

Bầu cử đại biểu HĐND là một trong những con đường quan trọng để hình thành đội ngũ cán bộ mà phần lớn là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Do đó chất lượng bầu đại biểu HĐND ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Để có những đại

biểu xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, cần tập trung vào các nội dung sau:

- Nâng cao chất lượng nguồn cán bộ và hiệp thương vào danh sách bầu đại biểu HĐND cấp xã;

- Làm tốt công tác bầu cử từ khâu hiệp thương, tiếp xúc cử tri… cho đến khâu bỏ phiếu cuối cùng;

- Tăng cường vai trò của tổ chức đảng trong việc chỉ đạo lựa chọn những người ưu tú nhất để nắm giữ vị trí chủ chốt của chính quyền (Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND);

- Trong tuyển chọn đề cao nguyên tắc cạnh tranh công khai, thí điểm áp dụng hình thức thi tuyển các chức danh cán bộ chủ chốt (như ngành giáo dục đang triển khai).

Hoàn thiện cơ chế lựa chọn, giới thiệu người ứng cử để đảm bảo vừa đúng cơ cấu, vừa có thể chọn được những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ.

Tổ chức tuyển dụng các chức danh chuyên môn phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn đối với từng chức danh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã; tuyển dụng công chức cấp xã phải theo đúng quy định của Chính phủ.

Bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC cấp xã hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm, tạo điều kiện thực tế cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức. Để lựa chọn, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBCC cấp xã cần chú ý những đặc điểm sau:

+ Công chức chuyên môn nghiệp vụ là những công chức làm việc không theo nhiệm kỳ, cần phải được sử dụng ổn định, lâu dài; họ cần phải được đào tạo cơ bản về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và giải quyết chế độ, chính sách như công chức nhà nước.

Việc sử dụng CBCC cấp xã cần phải thực hiện lồng ghép các chức danh để lựa chọn bố trí các chức danh kiêm nhiệm, nhất là ở những cơ sở có quy mô nhỏ, dân số ít. Tất nhiên việc bố trí kiêm nhiệm phải phù hợp với khối lượng tính chất công việc của từng chức danh.

+ Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh CBCC cấp xã, đặc biệt là Bí thư đảng ủy và Chủ tịch UBND cấp xã.

+ Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với đội ngũ CBCC cấp xã; thông qua các kỳ họp của HĐND để lấy ý kiến về sự tín nhiệm của nhân dân đối với những cán bộ chủ chốt ở cấp xã. Có chế tài xử lí nghiêm minh và kịp thời đối với những trường hợp vi phạm luật, có hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.

3.3.4. Xây dựng bộ tiêu chuẩn (trên cơ sở tiêu chuẩn chung của nhà nước) các chức danh cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của tỉnh

Xác định tiêu chuẩn cán bộ là khâu đầu tiên của quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ, có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở để đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn và chính xác. Tiêu chuẩn cán bộ còn là căn cứ để xây dựng quy hoạch; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân. Tiêu chuẩn cán bộ không phải do ý muốn chủ quan mà do yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị quy định. Tiêu chuẩn cán bộ không có sẵn trong con người cụ thể mà phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng lâu dài, công phu ở nhà trường và trong thực tiễn hoạt động của cán bộ, của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 này, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã là hết sức cần thiết. Quá trình xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh CBCC cấp xã, tỉnh Bắc Giang cần căn cứ vào tiêu chuẩn chung của đội ngũ cán bộ và tiêu chuẩn riêng của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà

nước, đoàn thể nhân dân do Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra; căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành các tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, trên cơ sở thực trạng CBCC cấp xã của tỉnh, tác giả đề xuất các tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã như sau:

* Về nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn:

+ Phụ thuộc đặc điểm, tính chất của từng loại nhiệm vụ công tác: công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền, chuyên môn; lãnh đạo, quản lý, điều hành hoặc thực thi nghiệp vụ;

+ Phụ thuộc loại CBCC cấp xã: do bầu cử theo nhiệm kỳ hay các chức danh chuyên môn;

+ Phụ thuộc đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của từng địa phương. Cần phải có những tiêu chí cụ thể về lượng và chất, không chỉ về trình độ, bằng cấp mà còn có cả tiêu chí về kinh nghiệm công tác, về năng lực thực tiễn thực thi các nhiệm vụ…

+ Phụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và các chức danh theo quy định của pháp luật.

* Về tiêu chuẩn chung: theo quy định của Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ.

* Một số tiêu chuẩn khác: Đối với cán bộ chủ chốt:

- Cán bộ chủ chốt cấp xã bố trí lần đầu phải công tác được ít nhất hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Bố trí lại phải được ít nhất một nhiệm kỳ (tính đến tuổi nghỉ hưu theo Luật Lao động);

- Có trình độ đại học chuyên ngành (hệ chính quy, nếu được bầu lần đầu); đối với các xã miền núi, có trình độ từ trung cấp chuyên môn trở lên. Có trình độ trung cấp lí luận chính trị trở lên; đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác xây dựng Đảng, quản lý kinh tế và quản lý nhà nước.

- Về tuổi đời

+ Đối với Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Đối với Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND: Không quá 40 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

Với các tiêu chuẩn cán bộ được xác định như trên, áp dụng vào điều kiện thực trạng đội ngũ CBCC tỉnh Bắc Giang hiện nay, thì tiêu chuẩn cán bộ trên đặt ra mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân. Do điều kiện lịch sử để lại, cần có một thời gian dài để xây dựng được một đội ngũ CBCC cấp xã có đủ các tiêu chuẩn trên, nhất là có trình độ chuyên môn đại học; do vậy, cần đặt ra tiêu chuẩn ngay từ bây giờ và hướng phấn đấu đến năm 2015, CBCC cấp xã phải đạt được các tiêu chuẩn trên.

* Đối với Trưởng các đoàn thể: Ngoài tiêu chuẩn chung theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Tuổi đời:

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 50 tuổi đối với nam, không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 50 tuổi đối với nam, không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 60 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.

- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực vùng sâu, vùng xa...

+ Lí luận chính trị: Có trình độ trung cấp và tương đương trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ trung cấp trở lên.

* Đối với công chức cấp xã: Ngoài tiêu chuẩn chung theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Độ tuổi: Không quá 30 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

- Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với khu vực miền núi, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên).

- Lí luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lí luận chính trị với trình độ tương đương trung cấp trở lên.

- Tin học: trình độ B trở lên (tin học văn phòng).

- Chuyên môn nghiệp vụ:

+ Trình độ trung cấp trở lên đối với xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa;

+ Trình độ Cao đẳng trở lên đối với các thị trấn, xã không thuộc diện vùng sâu, vùng xa;

+ Trình độ Đại học trở lên đối với các phường.

- Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, cụ thể như sau:

+ Đối với chức danh Văn phòng - thống kê, các chuyên ngành đào tạo bao gồm: các chuyên ngành luật, thống kê, hành chính, văn thư - lưu trữ;

+ Đối với chức danh Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (ở phường, thị trấn), các chuyên ngành đào tạo bao gồm: địa chính, xây dựng, kiến trúc, giao thông, môi trường; đối với chức danh địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (ở xã), các chuyên ngành đào tạo bao gồm: địa chính, xây dựng, kiến trúc, giao thông, môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

+ Đối với chức danh Tài chính - kế toán, các chuyên ngành đào tạo bao gồm: kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, ngân hàng, đầu tư, kế hoạch.

+ Đối với chức danh Tư pháp - hộ tịch, các chuyên ngành đào tạo bao gồm: các chuyên ngành luật, hành chính;

+ Đối với chức danh Văn hóa - xã hội, các chuyên ngành đào tạo bao gồm: văn hóa nghệ thuật, quản lí văn hóa - thông tin, lao động - xã hội.

- Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi tuyển dụng.

3.3.5. Thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức về làm việc tại cấp xã

Luân chuyển là khâu quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Có nhiều hình thức luân chuyển cán bộ với nhiều mục đích khác nhau: Đưa cán bộ từ địa phương này đến địa phương khác nhằm mục đích cân đối giữa nơi thừa và nơi thiếu cán bộ có năng lực hoặc để tránh thiên vị, cục bộ địa phương; đưa cán bộ từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm tăng cường và củng cố sự vững mạnh cho chính quyền cấp dưới; đưa cán bộ cấp dưới lên cấp trên nhằm phát huy tính tích cực, năng động, năng lực công tác, kinh nghiệm sâu sát cơ sở hoặc ổn định tổ chức, giải quyết vấn đề cục bộ ở cơ sở. Để củng cố, đảm bảo trật tự kỷ cương trong hoạt động thực thi công vụ của chính quyền cấp xã, việc thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ, công chức về làm việc tại cấp xã có thời hạn là rất cần thiết, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài (Tính cấp bách thể hiện: việc luân chuyển CBCC đảm bảo sự thiếu hụt cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, uy tín hiện nay. Tính lâu dài: Việc luân chuyển CBCC đảm bảo trật tự kỷ cương quản lý nhà nước được giữ vững, phá vỡ nếp quản lý cũ mang nặng yếu tố tình cảm, nể nang, ngại va chạm mất lòng hàng xóm, họ hàng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí