Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 15

truyền tới học viên kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, cách xử lí tình huống mà còn truyền cho họ lửa nhiệt tình, tâm huyết, tình cảm gắn bó với quê hương, tinh thần sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp chung. Do đó yêu cầu giảng dạy có phương pháp, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học; tránh lối giảng dạy áp đặt "tầm chương trích cú". Để làm được điều này cần:

+ Nâng cao trình độ của giảng viên Trường Chính trị tỉnh cả trình độ lí luận và thực tiễn;

+ Tập huấn phương pháp dạy học, đặc biệt đối với giảng viên kiêm chức đảm bảo dạy học có hiệu quả nhất.

- Nâng cao chất lượng đào tạo từ việc tuyển sinh, quản lý chặt chẽ giờ học, thi cử, bằng cấp, chứng chỉ để tránh tình trạng "đánh trống ghi tên", học để lấy bằng, học trả nợ bằng… xem nhẹ việc học tập. Muốn thực hiện tốt công tác này cần thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện quy chế của Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm đào tạo.

- Có chế độ đãi ngộ, ưu tiên với người đi học như hỗ trợ tiền học phí, tiền ăn, tiền ở…xóa bỏ tâm lý lo sợ tốn kém, yên tâm học tập và công tác của người đi học.

- Giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, trau dồi đạo đức công chức cho cán bộ (cả chuyên trách và không chuyên trách); xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôn trọng dân, phục vụ dân, tinh thần học tập, tự rèn luyện, học để mở mang kiến thức, học để làm việc. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Có cơ chế đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Thành lập các trường chuyên nghiệp chuyên đào tạo CBCC Cấp xã, đổi mới các cơ sở đào tạo, cần thiết kế chương trình đào tạo cán bộ cấp cơ sở đa chức năng hơn cho phù hợp (đối tượng cần thiết kiến thức rộng, không cần chuyên sâu).

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; lập dự toán kinh phí đào tạo; theo dõi kiểm tra thực hiện kế hoạch và nội dung, chương trình đào tạo.

KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta; bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Chính quyền cấp xã không thể đảm nhận được vai trò, nếu thiếu nhân tố có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ CBCC cấp xã.

Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay - 15

Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã, Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) đã họp và ra Nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Nghị quyết xác định xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã là một trong ba vấn đề cơ bản, bức xúc nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.

Quá trình đổi mới đất nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, năng lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cấp cơ sở. Một trong những vấn đề cốt lõi được đặt lên hàng đầu là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực công tác để họ thực sự trở thành "công bộc" của dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước.

Để xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có chất lượng tốt, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ CBCC cấp xã còn nhiều bất cập, trình độ, năng lực chưa tương xứng với vị trí vai trò và nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay. Điều này đã được chứng minh qua

thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã ở tỉnh Bắc Giang như đã phân tích ở trên. Những hạn chế về trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật…của đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải sớm có cơ chế giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm kiện toàn đội ngũ này để đảm bảo trọng trách của chính quyền địa phương.

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, xuất phát điểm về kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân của cả nước, thu ngân sách mới đáp ứng được 1/4 chi; cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, là tỉnh thuần nông, dân số đông, số hộ nghèo và cận nghèo lớn; đời sống cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều khó khăn; trụ sở, điều kiện, trang thiết bị phục vụ làm việc còn thiếu thốn, lạc hậu; chất lượng cán bộ, nhất là cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu:

Đưa Bắc Giang vượt qua tình trạng chậm phát triển trước năm 2015 và trở thành tỉnh trung bình khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định xã hội [55, tr. 23].

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ nặng nề đó, đòi hỏi phải xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt là đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị; đạo đức cách mạng; kiến thức, năng lực, trình độ và sức khỏe; đủ số lượng; đồng bộ về cơ cấu; đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Để xây dựng, kiện toàn được đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu nêu trên, luận văn trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ rõ bất cập, hạn chế của đội ngũ CBCC cấp xã ở tỉnh Bắc Giang và đề xuất những giải pháp cơ bản. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế cần được chỉnh lý. Tác giả rất mong nhận được sự bình luận, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận văn hoàn chỉnh hơn và có tính khả thi áp dụng vào điều kiện của tỉnh Bắc Giang.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2010), Báo cáo kết quả 04 năm thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo, Bắc Giang.

2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Một số nội dung, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực đánh giá cán bộ các cấp trong tỉnh, Bắc Giang.

3. Bộ Nội vụ (2004), Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Bắc Giang..

5. Bộ Nội vụ (2004), Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính- Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (2010), Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Bắc Giang.

7. Chính phủ (2003), Nghị định 114/2003/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

8. Chính phủ (2004), Nghị định số 107/2004/NĐ-CP về quy định số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Dung (2004), "Bầu cử một hình thức thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân", Dân chủ và pháp luật, (3), tr. 12-17.

11. Nguyễn Đăng Dung (2010), "Bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân- những điều cần phải bàn luận", Dân chủ và pháp luật, (1), tr.4-6.

12. Phạm Kim Dung (2005), Tổ chức bộ máy chính quyền và chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

13. Vũ Đức Đán (2005), "Vấn đề đào tao quyền cơ sở", Quản lý nhà nước, (5).

, bồi dưỡng đôi

ngũ cán bô ̣chính

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 25/01 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11 của Bộ Chính trị về công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Qui định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị, ban hành kèm theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 08/02 của Bộ Chính trị về ban hành quy chế đánh giá cán bộ công chức, Hà Nội.

23. Nguyễn Minh Đoan (2009), "Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (10), tr.24 - 28.

24. Nguyễn Minh Đoan (2011), "Hoàn thiện hơn nữa chế độ bầu cử đại biểu dân cử ở nước ta", Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 16 - 20.

25. Nguyên

̃u Đứ c (2003), "Từ đăc

điểm , tính chất, đôi

ngũ cán bô ̣, công

chứ c cơ sở để xây dưn

g chính sách phù hơp

", Tổ chứ c nhà nướ c, (10).

26. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

27. Bùi Xuân Đức (2007), "Tự quản địa phương vấn đề nhận thức và vận dụng ở nước ta hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 10 - 16.

28. Bùi Xuân Đức (2008), "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, quận và phường", Nghiên cứu lập pháp, (14), tr.15 - 21.

29. Bùi Xuân Đức (2009), "Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Nam Bộ thời Pháp thuộc và những giá trị cần nhìn nhận", Khoa học pháp lý, (6), tr. 24-31.

30. Lê Quang Hoan (2004), "Đánh giá cán bộ", Xây dựng Đảng, (7), tr. 39-41.

31. Nguyễn Đình Hương (2004), "Tăng cường công tác quản lý cán bộ", Xây dựng Đảng, (10), tr. 34-35.

32. Lê Hương (chủ biên) (2003), Tính tích cực nghề nghiệp của công chức, một số nhân tố ảnh hưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Bùi Đức Lại (2007), "Cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới",

Xây dựng Đảng, (2+3).

34. Lê Thị Hương Lan (2006), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.

35. Lê Chi Mai (2002), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở- vấn đề và giải pháp", Tạp chí Cộng sản, (20), tr.10-12.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022