Tinh Thần Nhận Thức Lại Truyền Thống Và Bản Năng Của Người Nghệ Sĩ


Cùng với sự biến thiên của thời đại, thơ ca với sự trở lại của cái tôi hướng nội đã làm thay đổi bình diện chung của văn học đương đại, chuyển lưu dòng chảy văn học tìm lại đúng nghĩa với bản chất thơ ca. Dù cái tôi trữ tình cá nhân trong thơ trở về với đúng giá trị của nó như trong Thơ Mới, nhưng cái tôi cá nhân trong thơ trẻ ngày nay vẫn có những điểm đặc biệt và khác biệt. Nếu như trước kia, cái tôi trữ tình luôn tìm kiếm con đường thoát ly, chối bỏ hiện thực thì đến nay, cái tôi trữ tình dám đối diện với hiện thực, suy tư và trải nghiệm; cái tôi chủ thể trong sáng tạo thẳng thắn đưa ra cái nhìn về nhân sinh trong cuộc sống, tỉnh táo hơn giữa thế thái nhân tình. Cùng với sự trở lại của cái tôi hướng nội, nhà thơ được tự do thể hiện chính mình, bộc bạch chính mình; nhiều nhà thơ tiếp nối sự nghiệp sáng tạo thơ ca cùng với những khao khát cách tân và tìm cho mình một hướng đi mới mẻ, bên cạnh đó, sự xuất hiện của lớp nhà thơ hoàn toàn mới, đặc biệt là những nhà thơ nữ là một điểm đáng lưu ý của thơ ca đương đại. Ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim cũng nằm trong hàng ngũ những nhà thơ nữ trẻ đó. Với thơ, họ “không muốn mình là cô gái bị đọc nhầm tên hay nhớ nhầm sang khuôn mặt khác”, đó là khao khát muốn được khẳng định chính mình, là sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân chủ quan mong muốn được đề cao với những nét độc đáo riêng biệt.

2.1.2. Cái tôi nghệ sĩ


2.1.2.1. Tinh thần nhận thức lại truyền thống và bản năng của người nghệ sĩ

Sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ ca nói riêng là một hình thức lao động cần nhiều công sức và nhiệt huyết của người nghệ sĩ. Sự thể hiện hết mình của cái tôi nghệ sĩ chính là yếu tố quan trọng làm nên chất trữ tình trong thơ ca. Mỗi người nghệ sĩ thơ ca, trong đó có những nhà thơ nữ đương đại Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim, đều đã tự trang bị cho mình tri thức và phông văn hóa cần thiết, cùng với đó là tố chất của một nhà thơ với lòng trắc ẩn và một trái tim giàu tình thương yêu; đó là những cơ sở cần thiết cho mỗi người nghệ sĩ bắt đầu và phát triển trong sự nghiệp


sáng tạo thơ ca. Mặc dù họ là những nhà thơ hoàn toàn mới, ít chịu ảnh hưởng của nền thơ cũ giai đoạn trước đó, thế nhưng họ không thể thành công khi không trau dồi, tự trang bị cho mình những kiến thức làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng và phát triển tài năng. Mỗi người nghệ sĩ đều sống trong một môi trường văn hóa đặc trưng, và dù có trực tiếp hay gián tiếp thì họ vẫn chịu sự ảnh hưởng nhất định của văn hóa và thời đại, của lịch sử và xã hội. Nhận thức được điều này, những nhà thơ nữ trẻ họ đều có thái độ trân trọng những thành tựu của văn học giai đoạn trước, trân trọng quá khứ và những giá trị truyền thống, hướng về nguồn cội và phát huy những tố chất sẵn có trong mình. Tuy nhiên, tinh thần nhận thức lại truyền thống cũng đồng nghĩa với việc nhận thức lại những giới hạn của thi pháp truyền thống, ở một góc độ nào đó, họ luôn mong muốn tìm tòi, cách tân thơ. Đó là những khao khát muốn được cách tân nghệ thuật một cách nghiêm túc chứ không phải là sự phủ định sạch trơn truyền thống, cách tân kết hợp với trân trọng những giá trị văn chương truyền thống, làm cho truyền thống và cách tân hòa hợp, tạo ra những giá trị mới mẻ; đó là mục đích của việc nhận thức lại truyền thống trong thơ ca đương đại. Hiểu điều này một cách tích cực và đa diện, Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận định: “Dù các nhà thơ muốn trì kéo bao nhiêu thì thời đại vẫn không chờ đợi… “Ta về ta tắm ao ta” là một thiện chí nhưng chậm trễ thông tin, giả mù, ngủ quên trước các trào lưu văn học, thi ca thế giới, cam tâm bơi lội trong cái “ao nhà dù trong dù đục” là phản tri thức, phản sáng tạo” [2, tr.36]. Tuy rằng những nhà thơ trẻ luôn khao khát được cách tân thơ ca, nhưng họ vẫn trân trọng mọi giá trị văn hóa truyền thống, luôn hướng về quê hương nguồn cội.Vi Thùy Linh là nhà thơ luôn giữ trong mình tình yêu nhiệt thành và sâu đậm nhất với Hà Nội. Yêu Hà Nội cũng là thái độ trân trọng những giá trị quá khứ:“Trên tường trắng, ảnh đen trắng Hà Nội xưa/ Một mảng tường lớn gạch đỏ không trát vữa/ Tìm thấy bình lặng khi bảo lưu quá khứ” (Buổi sáng ở Moca cà phê). Chị còn trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, hồi hướng về những phong tục, hội làng truyền thống: “Quả phết là gốc tre/ Cúng rồi đưa xuống hố/ Khều lên, đinh nhanh khỏe/ Đoạt được quả phết thiêng/ Hội Hiền Quan


tháng Giêng/ Đem về làng may mắn” […] “Mình nu na nu nống/ Mình dung dẻ dung dăng/ Mình rồng rắn lên mây” (Đồng dao sông Thao). Bằng một cách diễn đạt khác, Ly Hoàng Ly đan xen vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống với những cảm xúc cá nhân hiện thời: “Ngói im lìm/ Róc mình trong nắng/ Nắng làm rêu bốc hơi/ Ta cũng muốn bốc hơi/ Rồng phượng nhảy múa trước mắt ta/ Những điệu vũ lô tô kỳ bí và nhức nhối” (Trưa văn miếu). Và với nhà thơ Bùi Sim Sim, không chỉ là thái độ trân trọng mà còn là sự tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc, với Hà Nội: “Hà Nội trong ta đắng đót câu thề/ Có tuổi yêu nào làm ta bớt dại!?/ Đây xóm nghèo, kia văn minh đô hội/ Tháp Effel không khuất nổi tháp Rùa!” (Hà Nội, sau chuyến đi xa). Nói chung, tinh thần nhận thức lại truyền thống là việc “tái định nghĩa truyền thống”, tiếp nối một phần những giá trị truyền thống trước kia và sáng tạo, cách tân, học hỏi những giá trị văn học hiện đại trên thế giới. Tinh thần nhận thức lại truyền thống là một biểu hiện cho bản lĩnh, cho tinh thần dám đổi mới, cách tân của thế hệ nhà thơ trẻ đương đại, đó là điều đáng trân trọng và chính tinh thần này đã trở thành nguồn động lực lớn cho sự đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện thơ ca đương đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tuy không phải là yếu tố thi pháp truyền thống, cũng không phải quan niệm thơ ca truyền thống, nhưng yếu tố luôn được duy trì trong bản thân người nghệ sĩ từ xưa đến nay đó là tâm hồn giàu tình yêu thương và tấm lòng trắc ẩn. Cái tôi nghệ sĩ được thể hiện trong thơ của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, và Bùi Sim Sim trước hết là ở cái tôi giàu lòng trắc ẩn, đó là cơ sở trước nhất cho việc sáng tạo thơ ca và góp phần hình thành nên cái mới trong thơ ca. Với nhà thơ Bùi Sim Sim, tình yêu chính là nguồn cội của sáng tạo thi ca: “Với em, anh là cả nguồn thơ/ Bình dị sáng trong giữa cuộc đời rất thực/ Không ồn ào, chẳng nhiều thề ước/ Anh đã là tất cả của yêu tin/ Anh đã là cái – nửa – của riêng em!” (Anh đến giữa đời em). Với Ly Hoàng Ly, cái tôi nghệ sĩ luôn giàu lòng trắc ẩn, tìnhthương yêu dành cho “muôn vật, muôn loài”, chị thương cho số phận những con ngựa trong bài thơ Ngựa đêm Bắc Hà:“Ngựa ôi ta hiểu sao mắt mi


Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 6

buồn hơn màu đêm xứ Bắc/ Ta nghe ngàn lời gió ngàn lời trăng,/ Ngàn lời thiết tha/ Ngàn lời vỡ ra từ đôi mắt đó” (Ngựa đêm Bắc Hà). Vi Thùy Linh cũng là một nhà thơ giàu lòng trắc ẩn và một tâm hồn đẹp, Đạo diễn sân khấu - nhà thơ Lương Tử Đức đã khẳng định điều này trong bài viết Thơ Vi Thùy Linh - Đọc – người – đọc trong tập ViLi in Paris: “Vi Thùy Linh không sáng tạo bằng tâm thế phụ nữ, mà bằng tâm thế nghệ sĩ. Song tôi cần khẳng định: Chị là tác giả đầu tiên khiến tôi bật ra lối khám phá thi ca trong cuộc đồng hành cùng mật mã linh giác tìm những thiêng liêng, bí ẩn ở thượng tầng xúc cảm con người”[34, tr. 204].Có thể thấy, Bùi Sim Sim, Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh là những nhà thơ nữ trẻ đương đại nhưng bản thân những nhà thơ vẫn giữ cho mình những tố chất cơ bản của thi nhân.

Có thể thấy rằng, dù luôn khao khát tìm tòi và sáng tạo, nhưng những nhà thơ đương đại không thể tách rời khỏi giá trị truyền thống, tìm về truyền thống và hướng về nguồn cội là một trong nhiều đề tài cho sáng tạo nghệ thuật và đổi mới thơ ca. Nhà thơ với trái tim giàu tình yêu thương và thái độ trân trọng với những giá trị truyền thống đã tạo cho cái tôi trữ tình của người cầm bút thêm sâu sắc mà không làm giảm đi khát vọng đổi mới, không đi vào lối mòn với những đường kẻ đã định sẵn.

2.1.2.2. Ý thức cách tân và khát khao sáng tạo nghệ thuật, tự khẳng định mình

Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về sáng tạo nghệ thuật, tuy nhiên, mọi quan điểm đều giao cắt nhau ở một điểm chung, đó là: nghệ thuật thực sự chỉ có được khi người nghệ sĩ biết tìm tòi và sáng tạo ra cái mới, đó là lẽ sống của nghệ thuật và cũng là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự tồn hay lụi trong sự nghiệp của người cầm bút. Chính vì vậy, một trong những khao khát lớn nhất của người sáng tạo thơ ca, mà đặc biệt là những nhà thơ trẻ hiện nay khi xã hội đang phát triển từng ngày, là cố gắng thay đổi nghệ thuật viết, tìm đến với những chân trời mới, phá bỏ những ranh giới của các lĩnh vực nghệ thuật để mở ra con đường mới cho thơ ca. Những nhà thơ trẻ là những người sống trong xã hội hiện đại hóa, họ là những người trực tiếp tiếp nhận những


thành tựu mới mẻ của thơ ca thế giới đương đại, cùng với đó là sức trẻ đầy “sung mãn” và những khao khát đổi mới, tạo ra những giá trị mới mẻ trong thi ca; chính những điều đó hình thành nên một thế hệ nhà thơ trẻ giàu nội lực và tiềm lực, họ tìm đến với xu hướng đổi mới thơ ca và nỗ lực đổi mới như một điều tất yếu. Khao khát cách tân trong sáng tạo thơ ca là khao khát chung của tất cả những nhà thơ trẻ đương đại, tuy nhiên không phải nhà thơ nào cũng tìm được cho mình hướng đi đúng đắn. Có những người dù đã nỗ lực nhưng chưa đi được đến tận cùng của thơ ca, họ là những người tiên phong trong cuộc thử nghiệm đổi mới thơ ca. Là những người thuộc thế hệ trẻ với sức sáng tạo mạnh mẽ, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những nhà thơ nữ đã thực sự tìm cho mình được con đường đi đúng đắn, trước hết là những quan điểm đổi mới thơ ca, sau đó là sự tự khẳng định cá tính sáng tạo qua thơ, cùng với sự cách tân qua nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

Ý thức cách tân của những nhà thơ nữ trẻ trước hết được thể hiện qua chính quan điểm sáng tác của mỗi nhà thơ mà họ tự khẳng định. Có thể quan điểm sáng tạo nghệ thuật và khát vọng đổi mới thơ ca được họ khẳng định qua những phát biểu cá nhân, cũng có thể họ khẳng định quan điểm sáng tác qua thơ ca. Vi Thùy Linh là người nghệ sĩ trẻ có khát khao mãnh liệt nhất trong việc khẳng định chính mình, cách tân thơ ca chính là con đường chị chọn và đã thành công, đánh dấu tên tuổi nữ nhà thơ trong địa hạt thơ ca. Vi Thùy Linh nêu quan điểm trong Lời tựa Chưa khi nào ngừng thơ, tập ViLi in Paris: “Tâm hồn, trái tim, tầm nhìn của tôi có nhiều tình yêu trong Tình yêu Lớn. Xuyên suốt là tình yêu nghệ thuật và khát vọng làm nên những gì mới, khác.”[34, tr. 14]. Vi Thùy Linh viết “Lại tiếp tục ái trình” trong ViLi Tùy bút: Khát khao mãnh liệt của tôi là sáng tạo tiếng Việt thành một sinh ngữ quyến rũ và thách thức”[35, tr.17]. Những quan điểm trên đồng thời là những tuyên bố thẳng thắn và quyết liệt của nữ nhà thơ trong cuộc cách mạng đổi mới thơ ca, tự khẳng định mình. Không chỉ là lời nói, Vi Thùy Linh còn thể hiện cụ thể quan điểm sáng tác và cách tân trực tiếp bằng


thơ ca của mình. Khát khao của nữ nhà thơ là được ghi tên mình vào lòng người đọc bằng sự phóng khoáng, tự do của lối viết mà chị đang theo đuổi: “Sau này trên thế gian/ Mấy lớp độc giả giữ sách của nàng/ Suốt đời nàng khát vọng Tự do/ Cật lực chạy đua tới Tự do” (Khung xương nhỏ trẻ lâu). Cái tôi nghệ sĩ trong thơ Vi Thùy Linh luôn nhắc đến chính mình trong khao khát tự khẳng định, luôn mạnh dạn đi ngược chiều với thói quen thường thấy để trở nên khác biệt: “Tôi chạy tìm tôi tràn thác nhớ mình/ Từng đoàn từng đoàn thi sĩ muôn đời khất thực niềm vui” (Âm bản). Thậm chí đó còn là cái tôi nghệ sĩ tự hào trước thành quả thơ ca do chính mình sáng tạo, không e dè khi nói về thơ của mình: “Carnet de ViLi/ Có thể là “ViLi & Paris”, là tùy bút, là cuốn sổ bìa nâu/ Là nếp não/ 32 bài thơ ngưng 32 tuổi/ Ngưng rồi, ngưng hết những số đếm/ Trong ta, chỉ hình ảnh nhau rạng rỡ/ Đáng ước mơ, đáng một kiếp Thơ!” (Nhịp thở trên da).Vi Thùy Linh luôn “lao tâm”, “lao sức”, tâm huyết với nghề của mình, vì vậy nên chị nói về thơ của mình với một thái độ hết sức trân trọng: “Em hằng đau trong nhiều đêm không ngủ/ Em tỏa nhiệt vào thơ bất kể mùa nóng lạnh/ Thơ là em hay em là thơ? … Thơ em mặn…”(Những câu thơ mang vị mặn).Trân trọng thành quả do mình tạo ra là một cách rất điệu để nhà thơ trân trọng chính mình, tự khẳng định chất riêng của mình. Và với Vi Thùy Linh, thơ ca luôn hòa quện với tình yêu để tạo thành cái đẹp, chị luôn tin rằng: “Thơ không bao giờ chết! Bản chất của sáng tạo là Mới và Đẹp”. Vi Thùy Linh luôn có những cách riêng để độc giả nhớ đến thơ của chị. Chị luôn miệt mài, lao động không ngừng nghỉ đến mức “bạc đãi cơ thể mình” và “tiêu xài những năm tháng thanh xuân” cho sáng tạo thơ ca. Giáo sư Vũ Khiêu nhận định: “Thơ hay văn xuôi Vi Thùy Linh đều bộc lộ một tiềm lực tươi trẻ dồi dào mỹ cảm. Với trí tưởng tượng phong phú lại lãng mạn, nhiệt tình và yêu sự sống, Linh đã gom vốn sống, trải nghiệm, chiết xuất những trang văn đẹp, thực sự cuốn hút và cảm động”[35]. Với bản lĩnh đổi mới thơ, Vi Thùy Linh đã mạnh dạn xóa bỏ ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật: “Chuyển hóa nghệ thuật thứ bảy thành ngôn ngữ viết, tôi làm phim tác giả bằng thi ca”[32]. Lao động nghệ thuật nghiêm túc và kiên trì, Vi Thùy Linh sau 20


năm đến với thi ca, chị vẫn là một Vi Thùy Linh không bao giờ cũ, chị luôn làm mới mình và tìm đến những chân trời mới cho việc sáng tạo thơ ca. Chính thái độ lao động thực sự và khao khát tạo ra những điều mới mẻ trong thi ca, Vi Thùy Linh đã tự khẳng định tên tuổi của chính mình trong lòng người đọc, bằng thơ. Và với chị, sáng tác thơ như một lẽ sống: “Chỉ còn một độc giả đồng hành trầm lặng/ Tôi vẫn Thơ như là sống/ Thế giới không còn thơ và Nghệ thuật/ Sẽ thành rỗng không” (Cháy). Nói về cái tôi nghệ sĩ với khát khao cách tân trong thơ Vi Thùy Linh, nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ nhận định: “Dù sự đánh giá về hiệu quả nghệ thuật còn có điều chưa đồng thuận nhưng có thể thấy những nỗ lực cách tân, luôn tự hồi sinh, không chịu khép mình dưới cái bóng của mỹ học truyền thống được thể hiện rõ trong các tập thơ của Linh”[76].

Nếu như Vi Thùy Linh luôn dữ dội và quyết liệt trong những quan điểm sáng tạo và đổi mới thơ ca thì Ly Hoàng Ly lại nhẹ nhàng hơn, kiệm lời hơn. Là một nhà thơ, một họa sĩ luôn say mê với nghệ thuật, Ly Hoàng Ly ý thức được sự cần thiết của việc cách tân thơ ca, không giống như giai đoạn văn học trước khi thơ ca trở thành công cụ chiến đấu và người sáng tạo thơ ca không được nói đến chính mình, thì nay, Ly Hoàng Ly suy nghĩ: “Tôi làm nghệ thuật là để khám phá thế giới xung quanh mình và khám phá chính mình”. Đúng với tinh thần ấy, Ly Hoàng Ly “soi gương” mình: “Vui hay buồn/ Cô đơn hay hòa nhập/ Sóng nhạc ru hay đánh thức/ Một tâm hồn đang đợi soi gương…?” (Nhạc). Cái tôi nghệ sĩ trong thơ Ly Hoàng Ly đôi khi lại trăn trở cho những khao khát sáng tạo chưa làm được: “Tôi sợ quá tôi mọc cánh để làm gì?/ Không phải là chim cũng không còn là người/ Không bay cao bay xa được. Không đậu được mà cũng không đi được/ Tôi ở lưng chừng mà tôi cứ trập trùng” (Giấc mơ).Rồi cái tôi đã tìm được hướng đi riêng cho sự tự khẳng định chính mình: “Về nhà/ Giấc mơ chim sẻ biến mất/ Giấc mơ hải âu cũng biến mất/ Chim sẻ thì lon ton quá mà hải âu lại cô đơn quá/ … Tôi sẽ tự moc cánh” (Giấc mơ). Đó là giấc mơ, là khao khát của tâm hồn một người nghệ sĩ muốn được là mình, muốn khẳng định chính mình trong cuộc sống


cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Chị suy nghĩ về nghệ thuật: “Nghệ thuật sắp đặt sắp đặt người nghệ sỹ phải lao tâm và mòn mỏi vì những điều không tưởng” (Sóng đêm) nhưng cuối cùng chị vẫn hiến thân trọn vẹn cho lao động sáng tạo nghệ thuật. Ly Hoàng Ly không chỉ là một nhà thơ, chị còn là họa sĩ, nghệ sĩ làm nghệ thuật sắp đặt và tạo hình; cho đến bây giờ chị vẫn say mê cống hiến cho nghệ thuật và mong muốn đưa những thành tựu nghệ thuật thế giới về Việt Nam.Khao khát đổi mới thơ ca của Ly Hoàng Ly không dữ dội và ồn ào, chị luôn ngầm thể hiện sự đổi mới bằng hình thức, bằng giọng điệu và ngôn ngữ; những tác phẩm của chị chính là sự hòa quện xuất sắc nhất của thơ với âm nhạc, hội họa và điêu khắc. Tất cả những cách tân đó trong thơ Ly Hoàng Ly đã khẳng định tên tuổi chị với những ấn tượng mạnh mẽ về một cá tính sáng tạo, một nhà thơ mang trong mình căng mọng những tiềm năng sáng tạo nghệ thuật.

Cũng giống như Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, nhà thơ Bùi Sim Sim nằm trong hàng ngũ những nhà thơ nữ trẻ đương đại tích cực và xuất sắc trong sự nghiệp đổi mới thơ ca. Chị không có những phát ngôn về sáng tạo nghệ thuật như Vi Thùy Linh, cũng không dâng hiến cả cuộc đời mình cho việc mở rộng và tìm tòi ở các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như Ly Hoàng Ly, nhưng nhà thơ Bùi Sim Sim lại thể hiện mình qua thơ bằng một cách rất riêng mà không kém phần sôi nổi và say mê. Niềm mê say và lòng nhiệt thành với đời của chị không khi nào nguội tắt, đó cũng chính là động lực cho nhà thơ tiếp tục con đường sáng tạo và đổi mới thơ ca, thậm chí có những lúc, chị tự dằn vặt chính mình: “Đời quá nhiều cay đắng/ Sao còn thêm đắng cay/ Tim không già theo tuổi/ Ảo tưởng càng bủa vây” (Khúc biển) hay: “Giờ xa lắm lời yêu Người thoảng lại/ Bến hẹn xưa – huyền thoại nỗi đợi chờ/ Hoa lục bình tím gai gợn câu thơ/ Chìm im ắng… ầu ơ… chiều khản giọng!” (Tự cảm). Bằng một cách rất nhẹ nhàng và tinh tế, nhà thơ Bùi Sim Sim đã thể hiện chính mình với những cách tân nghệ thuật từ nội dung đến hình thức. “Như áng mây thanh thản êm trôi/ Mặc nắng quái chiều vội về chốn ngủ/ Cho kẻ ngược người xuôi ồn ào trên phố/ Em vẩn vơ tìm bí ẩn một tứ thơ” (Viết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023