Cái Tôi Trực Cảm Về Những Vấn Đề Xã Hội Hiện Đại 64726


tiêu cực (84,7%) mà chủ yếu là trạng thái buồn bã, cô đơn với những biểu hiện như “khóc”, “nước mắt”, “đau khổ”, “sợ hãi”, “lo âu”, “u sầu”… Không giống như thơ ca cách mạng, “niềm vui” và sự hân hoan được nhắc đến không nhiều (15,3%). Thậm chí, có nhắc đến “cười” và “niềm vui” cũng là trạng thái “chẳng cười”, “cười gượng”… Từ đây ta có thể khẳng định, cái tôi trữ tình trong giai đoạn sau đổi mới đã có một bước ngoặt lớn so với giai đoạn văn học trước đó, cái tôi không còn hướng ngoại với âm hưởng thơ vang xa mà quay trở về tìm tòi và nhìn nhận thế giới nội cảm sâu sắc của chính chủ thể trữ tình. Trạng thái buồn bã và cô đơn chính là những biểu hiện của chiều sâu đời sống tinh thần người nghệ sĩ; khai thác những cảm xúc, tâm trạng từ đời tư chính mình là cảm hứng chung của thơ ca đương đại. Đặc biệt, với tâm thế sáng tác của người nữ và nhu cầu muốn được khẳng định mình, ba nhà thơ nữ trẻ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều không ngần ngại phô bày tất cả cuộc sống đời tư với những cung bậc cảm xúc, mà chủ đạo vẫn là trạng thái buồn bã và cô đơn.

Cô đơn là trạng thái khi con người cảm thấy lạc lõng, đơn côi, một mình. Nếu như trong thơ ca trước đổi mới, nhà thơ Chế Lan Viên tự nguyện: “Xóa cô đơn ta hòa nhập với người” thì đến thơ đương đại, hình ảnh cái tôi trữ tình với nỗi cô đơn đeo bám xuất hiện rất nhiều mà đặc biệt là trong thơ nữ. Với thơ Vi Thùy Linh, số lần xuất hiện những từ chỉ trạng thái “cô đơn”, “một mình” và những từ đồng nghĩa với chúng là khá dày đặc. Nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh trước hết là sự cô đơn của người con gái trong tình yêu: “Nhật ký đột ngột viết, không phiên dịch/ Một mình khắp chứng từ cô đơn/ Vùng vẫy cho nhói buồn chiếm lĩnh” (Tháng Bảy không phiên dịch). Nỗi cô đơn của người con gái là khi mong nhớ người yêu, thèm được yêu nhưng vẫn một mình tự ôm mình với nỗi khao khát yêu thương: “Những cánh tay chạm vào em…run rẩy/ Không phải tay Anh! Một mình em nức nở/ Bao đau buồn ẩn nấp bò ra/ Không khí sực mốc lạnh/ Sao Anh không bế em ra khỏi cô đơn, ra khỏi những ngày dằng dặc nhớ/ Sao Anh không làm khô nước mắt em bằng môi Anh” (Nói với Anh);


“Con đường rát bỏng em gọi Anh/ Một mình em với mảng trời màu tím” (Một mình tháng Tư); “Em Âu Cơ một mình” (Tín hiệu); “Một mình em với khoảng khắc nguyên trinh/ Những ngàn nắng phai màu/ nghe tim chiều thắc thỏm/ Nhịp buồn mênh mang” (Giao tình)… Cái tôi trữ tình còn cô đơn, lạc lõng giữa lòng cuộc sống hiện đại với những mênh mang suy tư và chiêm nghiệm: “Tôi sống hết tôi từng khoảnh khắc/ Tôi nở thẫm vào bóng tối ở đấy, cô đơn, rạng rỡ” (Một mình)… Cùng chung nhịp tâm trạng với Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly cũng nói nhiều đến “cô đơn”, “một mình”…trong thơ: “Một mình tôi/ Côi/ Đi vào căn nhà đổ nát/ Từ lâu vắng bóng người/ … / Một mình tôi/ Hóa ra hai người/ Căn nhà đổ nát/ Đẫm tiếng cười/ Em sẽ không bỏ tôi/ Côi” (Ảo vọng), “côi” là trạng thái đơn côi, thậm chí nó còn thấm thía hơn, sâu sắc hơn với cảm giác “một mình”. Dường như Ly Hoàng Ly chiêm nghiệm và cảm nhận nhiều hơn và sâu sắc hơn nỗi cô đơn của chính mình: “Lững lờ trôi vào đêm/ Ta hát một mình bài hát thầm lặng/ Đêm ri rả vào lòng ta – mở toang và đau nhói” (Có thể). Và giữa dòng đời ông ã, gấp gáp, thế giới cái tôi cá nhân của Ly Hoàng Ly im lặng đến đáng sợ: “Chiều/ Im im không nói đi trên phố đông/ Im im không nói đi trên phố ồn/ Im im bánh xe quay vù” (Chiều im im), con người sống trong xã hội hiện đại như một vòng quay lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ những thói quen. Ly Hoàng Ly sử dụng motif “Chiều/ Im im…” ở đầu sáu khổ thơ trong bài Chiều im imnhằm lột tả con người trong cuộc sống của xã hội hiện đại cứ quay vòng, mỗi người là một cá thểcô lập và tách biệt hay chính cái tôi cá nhân đang tự cô lập mình với xã hội, để giữa sự ồn ào, tấp nập của cuộc sống, nhân vật trữ tình vẫn lạc lõng, cô đơn: “Chiều/ Im im không nói đi trên phố đông/ Im im không nói đi trên phố ồn/ Im im bánh xe quay vù” (Chiều im im). Sự cô đơn của cái tôi Ly Hoàng Ly luôn là sự cô lập chính mình: “Nằm cuộn như con quấn chiếu/ Cảm xúc cũng quấn chiếu/ Đừng đụng vào tôi/ Đừng đụng vào tôi” (Con quấn chiếu) người phụ nữ tự co mình lại trong thế giới riêng, tự tách mình khỏi những ồn ào của cuộc sống thường nhật. Và cùng với tâm thế của người phụ nữ, Ly Hoàng Ly cũng viết về nỗi cô đơn của người con gáitrong tình yêu, ở bên cạnh


người mình yêu nhưng vẫn luôn lạc lõng: “Đêm là của chúng mình/ Sao nỡ ngủ/ hở anh/ Em đành thức một mình/ Những đêm đèn sáng trưng/ Chiếc chăn bò trước ngực/ Lạnh buốt” (Đêm là của chúng mình)… Nỗi cô đơn trong tình yêu được thể hiện nhiều và sâu sắc hơn cả là hình ảnh người con gái trong thơ Bùi Sim Sim: “Biết chẳng thể níu thời gian ở lại/ Ta lặng nhìn… ngần ngại lá vàng rơi/ Giọt nắng chiều cay ướt mắt người/ Và đêm xuống… chỉ còn ta với cỏ” (Tự cảm); Vẫn là sự cô đơn trong tình yêu, người con gái mong ngóng, chờ đợi sự xuất hiện của “anh”: “Em đợi, nhưng anh đừng đến!/ Cho em mãi phút bồn chồn/ Nhớ nhung, ngóng trông, khắc khoải/ Một mình, một bóng, cô đơn” (Em đợi). Người con gái tự dối lòng, chờ đợi mong “anh” sẽ đến, nhưng lại sợ mình lại “thương nhớ”, “bâng khuâng” nên mâu thuẫn trong tâm trạng càng dâng cao. Tự dối lòng mong “anh” đừng đến, nhưng có lúc lại: “Có những lúc/với bao điều… im lặng/ Em một mình/ anh đi đâu, nơi đâu!?” (Có những lúc); “Em trở về im lặng của đêm/ Chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ/ Phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió/ Riêng chiều này em biết – một mình em…” (Một chiều ngược gió);“Ai vô tình có biết/ Một vì sao trên trời/ Giữa mênh mang câm lặng/ Lẻ loi buồn , chơi vơi…”(Vô tình).Đó là những cung bậc cảm xúc hết đỗi nữ tính mà nhà thơ Bùi Sim Sim đã khắc họa lại trong thơ thật chân thực. Đôi khi, cái tôi trữ tình với tâm trạng bơ vơ trước cuộc đời: “Chống chếnh quá, biển chiều nay hoang vắng/ Một mình ta với vai núi hao gầy” (Với biển chiều nay)… Như vậy, cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại đã bắt đầu với sự thành thực, dám đối diện và phơi bày chính mình với những nỗi cô đơn, trống vắng. Cái tôi cô đơn đối lập với cái ta đoàn thể, người thi sĩ không còn điểm tựa, một mình lạc lõng, trơ vơ. Chính trạng thái tâm hồn này sẽ trở thành cơ sở cho những suy tư triết học trong thơ của các nhà thơ nữ trẻ mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau của công trình nghiên cứu.

Cùng nhịp điệu với bản hòa tấu cô đơn là những thanh âm trầm mà ngân của nỗi buồn. Nỗi buồn trong Thơ Mới giai đoạn trước được nhắc đến như một cảm hứng chủ


đạo cho thế giới nội cảm của cái tôi trữ tình: “Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu” (Ê chề - Huy Cận). Và cho đến giai đoạn văn học sau đổi mới 1986, nỗi buồn lại tìm về với vị trí của nó trong sáng tạo thơ ca và trong tâm hồn người thi sĩ. Khảo sát các tập thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim, ta có thể thấy “nỗi buồn” cùng với những thanh âm của nó như “đau khổ”, “u sầu”, “khóc” hay cao hơn là “lo lắng”, “sợ hãi” đều xuất hiện rất nhiều lần (Trong thơ Vi Thùy Linh xuất hiện 421 lần; thơ Ly Hoàng Ly xuất hiện 134 lần và thơ Bùi Sim Sim xuất hiện 98 lần). Cả ba nhà thơ nữ trẻ đều không ngại ngần phơi bày chính mình với tất cả thế giới nội cảm, đó không chỉ là sự cô đơn, lẻ loi mà người phụ nữ trong xã hội hiện đại còn chất chứa nỗi buồn. Tuy vậy, sự bộc lộ nội tâm với chiều sâu thế giới tâm hồn của mỗi nhà thơ lại có sự khác nhau, điều này làm nên dấu ấn riêng , làm nên nét cá tính riêng trong thơ của mỗi người. Nỗi buồn trong thơ Vi Thùy Linh trước hết xuất phát từ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống hiện đại và về con người: “Sự thực bội tín – Thời đại quá buồn” (Valentine); “Tất cả chúng ta đều bội thực buồn/ Có những – nỗi – buồn – mặt – người không nhận diện” (Huyền tích); “Nỗi buồn gậm nhấm con người từng ngày/ Nó ngốn chúng ta bằng sức lực” (Một ngày chưa có trong sự thật). Nhận thức được căn nguyên của nỗi buồn, nhưng có đôi khi Vi Thùy Linh lại bất lực trước nỗi buồn và lặng lẽ chấp nhận nó: “Em không thể nào lý giải!/Thơ là nỗi buồn trường cửu” (Những câu thơ mang vị mặn); “Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ nỗi buồn” (Người dệt tầm gai). Đôi khi, nỗi buồn không đủ để biểu đạt được hết thảy thế giới nội tâm, Vi Thùy Linh nhắc đến nỗi đau như một sự chịu đựng đã thành thông lệ: “Bây giờ bây giờ/ Trang sức của Vi là im lặng/ Nếm chịu phiền đau không đoán được/ Giảm đau bằng remote” (Ái thành tháng 9). Còn với Ly Hoàng Ly, nỗi buồn như một kẻ bám víu, ẩn nấp khắp nơi trong cuộc sống và có thể ám ảnh cái tôi trữ tình bất cứ khi nào: “Hôm nay nỗi buồn chui sau rèm cửa trắng tinh/ Hôm qua nó chui dưới chăn mỏng/ Ngày mai nó nằm bò trên sàn đá lạnh buốt/ Ngày kia nó vẫy taxi đi một vòng/ Nhìn những ảo ảnh của phố đêm/ im ắng rúc vào từng hạt cát trên mặt đường/ bánh xe lăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


qua cũng không thèm nhúc nhích” (Lô lô). Và người con gái nhìn nhận thế giới bằng sự ám ảnh của nỗi buồn: “Khi người ta viên nỗi buồn của một cô gái trẻ thành một cục tròn tròn rồi mỗi ngày gặm nhấm một ít thì cô gái ấy sẽ vui hay sẽ điên lên? Tôi không biết rõ – tôi chỉ biết cô gái sẽ không cảm thấy đau cái nỗi buồn ấy mà chỉ thấy đau từng sợi tóc của cô ta” (Lô lô). Nỗi buồn thường trực và ám ảnh đến mức người con gái không còn cảm nhận về nó mà chuyển sang nỗi đau và sự dằn vặt thân thể. Bài thơ với thể thơ văn xuôi là một sự trình bày chi tiết mà đầy hình tượng về thế giới của người con gái với trọn vẹn nỗi buồn. Đôi khi cái tôi trữ tình lại thấy sự lẫn lộn của đủ đầy các trạng thái khác nhau qua cái nhìn cá nhân về những bức hình: “Cười – khóc – giận dữ - vui vẻ - yêu đương – thất lạc – khổ đau – hạnh phúc/ Cuộc đời gói gọn trong bốn bức tường” (Performance photo). Nỗi buồn và sự khổ đau là âm hưởng chủ đạo trong bản hòa tấu của cái tôi Ly Hoàng Ly, và có đôi khi, cái tôi đầy mạnh mẽ: “Em vượt qua nỗi buồn bằng chế ngự/ Mắt không còn biết khóc/ Không ráo hoảnh/ Không buồn/ Cũng không còn chỗ cho niềm vui” (Đôi chim sẻ), dường như nỗi buồn đã lấy đi mọi biểu hiện của xúc cảm, vượt qua nỗi buồn chỉ là sự miễn cưỡng khó khăn. Cũng bị chi phối bởi nỗi buồn và đối diện với nỗi buồn trong thế giới nội cảm của mình, nữ nhà thơ Bùi Sim Sim nhìn cuộc đời qua cái nhìn của người thi sĩ luôn mang nét buồn phảng phất, trong sự chờ đợi, trong hoài niệm về thời gian đã qua. Người con gái ấy vừa nhẹ nhàng với những nét đẹp truyền thống lại vừa mạnh mẽ với những khao khát sục sôi của tuổi thanh tân: “Heo may chín vàng lối phố/ Ta về nhặt kỉ niệm vương/ Có gì như là nỗi nhớ/ Lả tả rơi nghiêng phố buồn” (Nét thu). Người con gái trong tình yêu khẳng khái lên tiếng cho những ước vọng của mình khi không được đáp lại và những nỗi buồn: “Và bình hoa như thể vô tình/ Chẳng nỗi sẻ chia, chẳng niềm an ủi/ Trước những bông hoa đang rã rời ủ rũ/ Nỗi niềm nào làm đau nặng cánh hoa” (Về bông hoa nở với bình hoa). Không còn dè dặt như trước, giờ đây trong thơ, cái tôi trữ tình với nỗi buồn được thể hiện một cách trực tiếp, nỗi buồn đôi khi ngấm vào thế giới ngoại cảm, đôi khi lại phô bày trực tiếp thế giới nội cảm của nhà thơ: “Anh ơi! Sao

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 9


không là nắng/ Sưởi ấm hồn em đông về/ Đêm ơi! Sao buồn lê thê/ Em biết trốn vào đâu được” (Độc thoại). Người phụ nữ trong tình yêu tự do lên tiếng cho những mong muốn của mình trong tình yêu và cũng tự do thể hiện nỗi buồn đến “lê thê” khi thiếu vắng “anh”. Nỗi buồn và sự thủy chung: “Hoa vẫn rụng lối đi về, em đợi/ Người yêu ơi! Đừng nhé để hoa buồn!/ Suốt đời mình đau đau nỗi chờ mong/ Tim tím nhớ…tim tím hờn… tim tím…” (Lối em về) là tâm trạng thường trực trong tâm hồn người con gái đang yêu. Đôi khi nhà thơ chỉ cảm nhận chứ không thể lý giải:“Nỗi buồn màu gì không biết nữa”(Những mảnh vỡ…).Nỗi buồn trongthơ Bùi Sim Sim mang một dấu ấn riêng, nhẹ nhàng mà sâu lắng, đậm chất nữ tính.

Như vậy chủ đề cô đơn, buồn đau là những trạng thái tâm lý có thực trong bản thể con người. Nó tồn tại siêu thời gian, không nên quan niệm giản đơn là sự lặp lại của Thơ Mới”[7, tr.87]. Sự trở lại của cái tôi nội cảm với nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ đương đại gắn liền với khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân đặc sắc, khẳng định sự tồn tại với tư cách là một cá thể sống. Phơi bày thế giới nội cảm chính mình trong thơ, mỗi nhà thơ đều cố gắng tạo cho mình một bản hiệu, một dấu ấn không thể trộn lẫn với ai. Với ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim; nỗi buồn và sự cô đơn được thể hiện qua thơ là sự điểm dấu của cái tôi nữ tính mang đặc trưng giới, là những nét riêng trong đặc trưng chung, thể hiện được cá tính sáng tạo và khuôn mặt cá nhân của từng người.

2.3. Cái tôi thế sự


2.3.1. Cái tôi trực cảm về những vấn đề xã hội hiện đại

Tốc độ biến đổi đến chóng mặt của nền kinh tế thị trường đã làm mất tính cân đối quen thuộc của xã hội. Giữa sự biến thiên nhanh chóng của thời đại, nhiều giá trị tinh thần và vật chất của con người không được lưu giữ và trân trọng như trước nữa.Thơ ca cũng trở nên nhạy cảm hơn, trải nghiệm hơn và suy tư hơn.Cái tôi trữ tình trong thơ được giải phóng, tự do hơn và cũng cô lập hơn. Chính nỗi cô đơn và nỗi buồn trong


tâm trạng người thi sĩ, cùng với những thay đổi của thời đại, đã trở thành cơ sở và là nguyên cớ cho những suy tư về những vấn đề xã hội hiện đại. Nhà thơ, trong đó có những nhà thơ nữ trẻ, không còn nhìn cuộc sống bằng cách nhìn lý tưởng hóa, không còn ca tụng và mê say hân hoan nữa mà họ đối mặt trực diện với những sự thật trần trụi của xã hội hiện đại, họ thấy được những sự thay đổi, phản ánh bộ mặt xã hội ở nhiều góc nhìn khác nhau. Cái tôi trong thơ nữ trẻ đương đại không chỉ đi vào khai khác chiều sâu thế giới nội cảm đời tư của chính mình mà còn là cái tôi dám nhìn nhận và đối diện với những vấn đề thế sự của xã hội, của thời đại.Cái tôi trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim cũng vậy.Ba nhà thơ nữ họ vừa dám đối diện với chính mình lại vừa dám đối diện với những vấn đề xã hội, đề cập đến, phê bình và đau đớn trước mọi bất trắc và mọi biến động của xã hội hiện đại.

Cái tôi trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh luôn là cái tôi nhạy cảm, trăn trở trước những đổi thay của xã hội. Linh nhạy bén với những hỗn mang, nghịch lý trong xã hội hiện đại: “Em căm thù sự bất công, giả trá/ Nghịch lý như mạng nhện ma quái” (Những câu thơ mang vị mặn). Cái tôi trong thơ Linh còn nhạy cảm trước những thật

– giả, đúng – sai của cuộc đời: “Những vùng tăm tối của thế gian/ Loang từ phần khuất các bộ óc âm u/ Đang đổ nát giữa mù lòa thật – giả” (Thược dược đỏ thẫm); rồi lại đau đớn trước những đổi thay của lòng trắc ẩn con người: “Bỏ quên một xã hội nhiều vô cảm/ Cuộc sống tự động hóa thì tương lai/ Số người điếc tăng cấp số nhân/ Làm sao biết tiếng nụ mở, mầm cựa, tiếng đồng loại than thở” (Tĩnh vật). Vẫn là sự thay đổi của lòng người, cái tôi tiếp tục phê phán con người hiện đại với những lối sống giả tạo: “Xã hội ly thân điều trong trẻo/ Đời quá đông các diễn viên đòi lên tiền cảnh/ Cuộc sống giăng lưới mưu toan/ Thế giới báo động tăng cấp kẻ điên” (Hồ sơ tháng ba). Cái tôi Vi Thùy Linh nhận thức được sự tăng cấp và phát triển của khoa học công nghệ tỉ lệ thuận với sự nhẫn tâm, tha hóa của con người trong xã hội hiện đại: “Dưới mặt trời/ Người diệt, hại người/ Khoa học hiện đại máy móc hóa tư duy/ Tâm hồn lây nhau xơ


mòn theo nhịp sống công nghiệp phức tạp tẻ nhạt/ Ta kinh hãi lòng tham/ Ghê sợ cái ác/ Và chán ngán những adua vô cảm/ Đám ít đọc, thờ ơ sách, nhạo báng sự sâu sắc bằng thực dụng, tối tăm, dốt nát/ Giữa náo loạn đua tranh bom đạn không ngừng” (Violin trắng). Tuy chiến tranh đã kết thúc, nhưng cái tôi như cảm thấy mình đang sống giữa xã hội với những cuộc chiến bon chen; cái tôi càng yêu Hà Nội bao nhiêu thì lại càng đau đớn, lo âu bấy nhiêu khi thấy Hà Nội ngày một khác đi trong chiến dịch đô thị hóa: “Ra khỏi đường hầm/ Lại gặp phố phường mỗi ngày một xấu/ Xô bồ, ô nhiễm, tạp quần, nham nhở/ Hà Nội thiếu chất/ Hà Nội báo động thiếu chất thơ/ Lấn chiếm quáng quàng chụp giật tàn nhẫn tranh đua/ Thị dân mãn tính thờ ơ” (Ái thành tháng 9). Cái tôi Vi Thùy Linh khi đối mặt trực diện với hiện thực luôn luôn bấp bênh, buồn bã, lo âu cho tình trạng tha hóa của tâm hồn và lòng trắc ẩn của con người, đau đớn khi thấy những giá trị xưa cũ dần bị thay thế bởi những văn minh phồn hoa đô thị; cái tôi chấn an mình bằng cách tìm về với quá khứ và đắm mình trong những tưởng tượng xa xôi: “Tôi yêu Hà Nội xưa/ Chỉ ngày xưa mới đẹp” (Hà Nội tưởng tượng), đó là những ý thức từ hoàn cảnh cá nhân riêng tư, Linh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhìn Hà Nội thay đổi từng ngày, Linh không khỏi chạnh lòng và đau xót. Vẻ đẹp của một Hà Nội truyền thống đầy mê hoặc giờ chỉ còn trong “tưởng tượng” của cái tôi trữ tình. Trở lại đối diện với thực tại, cái tôi trữ tình lại quyết liệt vạch trần: “Sự tiến hóa làm con người xa nhau hơn/ Thậm chí ít có thời gian để cười và càng ít khóc” (Đôi mắt lửa Puskin); và thế giới rộng lớn nhiều bất trắc bên ngoài kia lại rung lên trong tâm hồn nhà thơ bao thổn thức, suy tư: “Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft/ Những tâm hồn đang được mã hóa với nhịp điệu sống lập trình/ Ngày đêm, nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu/ Con người không ngây thơ, không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn/ Màu dollar sắp nhuộm cả da trời” (Thế giới hiện hữu). Vi Thùy Linh với cái tôi luôn trăn trở, luôn thổn thức và suy tư trước những vấn đề xã hội hiện đại, nhìn nhận cuộc sống bằng cái nhìn đa cảm, nhạy bén của một người phụ nữ thông minh luôn nặng lòng với cuộc đời và con người. Tuy nhiên, cách phản ánh hiện thực

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí