Khái Quát Về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly Và Bùi Sim Sim


khẳng định những nét riêng có và độc đáo của giới mình vào thơ. Sự xuất hiện và phát triển những nhà thơ nữ với số lượng đông đảo là một quy luật tất yếu của sự vận động thơ ca. Đó không chỉ là một nhu cầu bình đẳng giới, là tiếng nói đòi nữ quyền, mà sâu xa hơn, đó còn là nhu cầu được thể hiện, được bộc lộ những tình cảm, những cảm xúc cá nhân, đó là cái tôi đa dạng mà đậm đà một chất chung trong thơ, đó là chất trữ tình. Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn sau 1986 đã đạt được không ít những thành tựu thơ ca, và họ chính là những người góp phần quan trọng vào công cuộc cách tân thơ trong giai đoạn đổi mới, khẳng định vị trí quan trọng của thơ ca trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu.

1.2.2. Khái lược về thơ nữ trẻ sau 1986


Khái niệm “thơ trẻ” và vấn đề về “thơ nữ” đã được đề cập đến rất nhiều trong những nghiên cứu văn học thời kỳ đổi mới. Đầu năm 1993, Hoàng Hưng đã nói đến “phiên đổi gác” với sự xuất hiện của rất nhiều những nhà thơ sáng tác khi còn rất trẻ, tuổi đời chỉ từ 20 đến 25 tuổi, trong đó có cả những nhà thơ nữ. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cái tên được biết đến nhiều trong thi đàn. Tuy tính đến thời điểm hiện tại, cả ba tác giả này không còn là những cây bút tràn trề nhiệt huyết và nhựa sống của tuổi trẻ, nhưng những tác phẩm của họ tính từ thời điểm ra đời, khi các tác giả bắt đầu sáng tác ở tuổi đời còn rất trẻ, đã bộc lộ được tài năng và bước đầu hình thành những phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo riêng và độc đáo. Ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ thuộc thế hệ nhà thơ trẻ xuất hiện ở giai đoạn đầu của nền văn học đổi mới, gọi họ là những nhà thơ “nữtrẻ” là bởi họ chính là những người tiên phong, nỗ lực cho cuộc cách tân đổi mới thơ ca, tạo nên một diện mạo mới mẻ cho nền thơ ca đương đại; họ đưa vào thơ ca sức trẻ của tuổi xuân và chính dấu ấn tuổi trẻ trong thơ đã lưu lại họ với những cái tên rất “trẻ” và là đại diện cho một thế hệ những nhà thơ “trẻ” trong giai đoạn đổi mới. Như vậy, “một nhà thơ trẻ phải là một nhà thơ có tác phẩm “trẻ”, hay nói cho chính xác


hơn, phải có những tác phẩm “mới” và gây được “tiếng vang” trên văn đàn”[9, tr.17]. Chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm “thơ nữ trẻ” trong việc nghiên cứu những tác phẩm thơ của ba nhà thơ, những tác phẩm đó là sự dồn tụ một cách đầy đủ từ phong cách, cá tính đến sức sống sôi nổi, mãnh liệt của tuổi trẻ nhà thơ.

Lớp nhà thơ nữ trẻ, trong đó có ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim; với những tình cảm tự nhiên, chân thành đã đưa vào thơ những cảm xúc cá nhân vừa sâu sắc vừa sôi nổi. Đó là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trong tình yêu, là những xúc cảm của nội tâm sâu kín, là những ẩn ức, những vô thức được thể hiện hết sức tự nhiên mà đôi khi cũng đầy ý nhị, là những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc về những vấn đề của cuộc sống. Những phương cách được họ thể hiện trong thơ cùng những quan niệm sáng tác mới mẻ chính là những biểu hiện sống động nhất của thơ ca đổi mới. Những nhà thơ nữ trẻ giai đoạn này, họ hòa nhập rất nhanh với cuộc sống hiện đại, họ không bị ràng buộc bởi những quan niệm thẩm mĩ hay tư tưởng sáng tạo khắt khe nào, họ tự do; vì vậy, cái tôi trữ tình được họ thể hiện trong thơ là biểu hiện của con người cá nhân với tình cảm, tâm tư sâu kín nhất.

Có thể thấy rằng, cuộc cách mạng đổi mới thơ ca đương đại chính là một cơ hội để những nhà thơ được thể hiện hết mình. Những nhà thơ nữ trong sáng tạo thơ ca vẫn luôn in dấu trong thơ những nét riêng ấn tượng về tính nữ. Đó là sự chân thành của tình cảm; sự sâu sắc của triết lý, chiêm nghiệm; sự mãnh liệt, tha thiết của người nữ trong tình yêu… Những đặc trưng chỉ có ở giới nữ đã góp phần làm nên thành công của những nhà thơ nữ trẻ trong giai đoạn văn học này. Nghiên cứu về thơ nữ trẻ giai đoạn sau 1986 không chỉ khẳng định tài năng, bản lĩnh, cá tính và phong cách riêng của từng người mà còn giúp khái quát lên những nét đặc trưng của diện mạo thơ nữ trẻ ngày nay.

1.2.3. Khái quát về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly và Bùi Sim Sim

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, văn học, hay cụ thể là thơ ca, không thể phát triển mà không có sự vận động, thay đổi. Sự vận động ấy chính là lẽ sống của thơ ca. Để có những bước chuyển mình thành công, thơ ca phải tự tìm đến những cái mới, tự hình thành nên những vùng đất mới cho sự sáng tạo và đặc biệt là phải luôn luôn có những chủ thể sáng tạo mới. Quy luật đào thải trong văn chương nghệ thuật là rất khắc nghiệt. Chỉ những người thực sự có tài năng, tạo nên trong thơ mình những nét đặc sắc ấn tượng, những cá tính riêng thì mới thực sự tồn tại và tiến xa hơn trên con đường sáng tác. Trong sự vận động không ngừng của văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại, các nhà thơ trẻ giữ một vị trí rất quan trọng mà đặc biệt là sự xuất hiện của một số hiện tượng thơ nữ trẻ.Đây là những nhà thơ đã có những đóng góp không nhỏ tạo nên sự đặc sắc và diện mạo mới cho thơ Việt Nam giai đoạn đổi mới. Đáng lưu ý là sự xuất hiện đầy ấn tượng của ba nhà thơ nữ, với những sáng tác sau năm 1986, mang đậm chất trữ tình và ý thức về cái tôi cá nhân: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim. Ngay từ khi xuất hiện trong làng thơ Việt Nam, cả ba nữ nhà thơ đều rất được quan tâm chú ý, thậm chí họ còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều cuộc tranh luận, nhiều bài nghiên cứu phê bình văn học.

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 4

Vi Thùy Linh


Vi Thùy Linh sinh ngày 4-4-1980 tại Hà Nội.Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện nay chị đang sống và làm việc tại Hà Nội.Vi Thùy Linh tốt nghiệp Đại học Báo Chí. Tuy là một nhà thơ nữ trẻ nhưng Vi Thùy Linh đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” trong nền thi ca đương đại Việt Nam, những sáng tác của chị đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc tranh luận trong nghiên cứu và phê bình văn học. Những tác phẩm chính: Khát (1999, tập thơ, NXB Phụ nữ), Linh(2000, Hà Nội, NXB Thanh niên), Đồng tử(2005, tập thơ song ngữ, NXB Văn nghệ TP. HCM), ViLi in love (2008, tập thơ song ngữ Việt – Anh, Dịch: Dương Tường, Trịnh Lữ, TP. HCM, NXB Văn nghệ), Phim đôi – Tình tự chậm(2010, NXB Thanh niên), ViLi và Paris (2012, tập thơ


song ngữ Việt - Anh, NXB Hội nhà văn), ViLi tùy bút (2012,NXB Hội Nhà văn, Hà Nội),Hộ chiếu tâm hồn: Tùy bút, (2015, NXB Kim Đồng, Hà Nội). Ngoài ra, Vi Thùy Linh còn tham gia viết phê bình, viết báo, sáng tác văn xuôi. Có thể thấy rằng, Vi Thùy Linh là một người phụ nữ tài năng, lao động nghệ thuật nghiêm túc và hăng say.

Năm 1995, Vi Thùy Linh in bài thơ đầu tay của mình trên báo Tiền phong. Năm 1999, NXB Hội Nhà văn in tập thơ Khát của chị, đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Vi Thùy Linh. Tập thơ là biểu hiện của những nét cách tân táo bạo trong việc thể hiện những khao khát cá nhân.Năm 2000, NXB Thanh Niên xuất bản tập thơ thứ hai của Vi Thùy Linh với cái tên Linh, tập thơ thể hiện rất rõ cái tôi cá nhân đầy cá tính. Nguyễn Huy Thiệp nhận định về Linh trong tập thơ này: “so với các nhà thơ nữ trên văn đàn, Linh không chỉ “đáng kể nhất”, mà còn “nguy hiểm nhất”[29]. Vi Thùy Linh với hai tập thơ đầu tay đã gây đươc sự chú ý đối với giới phê bình, nghiên cứu. “Hiện tượng Vi Thùy Linh” đã gây ra một cuộc tranh luân sôi nổi trên báo Người Hà Nội.Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của thơ Vi Thùy Linh đối với dư luận là rất lớn. Năm 2005, Vi Thùy Linh cho ra mắt độc giả tập thơ song ngữ Việt – Pháp Đồng tửdo NXB Văn nghệ TP. HCM ấn hành. Ngay sau đó ba năm, Vi Thùy Linh tiếp tục cho ra mắt tập thơ song ngữ Việt – Anh ViLi in love.Đến năm 2010, tập thơ Phim đôi – Tình tự chậmdo NXB Thanh niên phát hành là một ấn phẩm vô cùng đắt giá của Vi Thùy Linh. Tác phẩm là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực nghệ thuật từ thơ ca, đến âm nhac, hội họa và điện ảnh.Tác phẩm có sự góp mặt của nhiều dịch giả, họa sĩ, nhà thơ, đạo diễn, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng. Năm 2011, tập thơ viết cho thiếu nhiChu du cùng ông nội được xuất bản bởi NXB Kim Đồng đã thể hiện được toàn bộ những nét đặc sắc, phong phú trong phong cách sáng tác của Vi Thùy Linh. Ngày 1/12/2012, tác giả đã tổ chức thành công buổi trình diễn văn học “Bay cùng ViLi”, giới thiệu hai cuốn sách: ViLi in Paris ViLi tùy bút. Tiếp tục lấn sân sang thể loại tùy bút, gần đây, năm 2015, Vi Thùy Linh tiếp tục ra mắt tùy bút Hộ chiếu tâm hồn do NXB Kim


Đồng in ấn. Có thể nói rằng, Vi Thùy Linh chính là một “hiện tượng” của thơ ca đương đại, chị hoạt động nghệ thuật và sáng tác không ngừng nghỉ. Thơ ca của Vi Thùy Linh mang đậm hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng luôn sâu lắng những cảm xúc, suy tư cá nhân.Với thơ ca, chị được tự do thể hiện tất cả cá tính, sự táo bạo, phóng khoáng; đó là người con gái có bản lĩnh, có tài năng.Những thành công mà chị đạt đươc trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật đã tự khẳng định vị trí của chị trên văn đàn.Chị đã góp một phần ảnh hưởng lớn vào cuộc cách mạng đổi mới thơ ca đương đại.

Ly Hoàng Ly

Cũng là một nhà thơ nữ trẻ trưởng thành trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới nhưng Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh vẫn có những đặc sắc khác biệt, thể hiện trong cái tôi cá thể, trong những sáng tác thơ ca trữ tình. Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, chị là một nhà thơ, họa sĩ, là tác giả của nhiều cuộc triển lãm sắp đặt và trình diễn đã trưng bày trong và ngoài nước. Tập thơ đầu tay của nhà thơ là tập Cỏ trắng xuất bản năm 1999, tập thơ từng đạt giải Mai Vàng của báo Người Lao Động; sáu năm sau chị cho ra đời tập thơ thứ hai – Lô lô (2005). Tập thơ Lô lô của Ly Hoàng Ly được Hội Nhà văn Việt Nam tặng thưởng ngày 12/10/2006 nhưng chị đã từ chối nhận thưởng ngay sau khi Hội Nhà văn Việt Nam công bố giải thưởng 10 ngày, hành động này cho thấy Ly Hoàng Ly là một người có thái độ rõ ràng trong việc sáng tạo văn chương và danh vọng. Bên cạnh việc sáng tác thi ca, Ly Hoàng Ly còn theo đuổi công việc liên quan đến hội họa và nghệ thuật sắp đặt, chị dành cả cuộc đời cho sự nỗ lực tìm tòi và mở rộng cái đẹp, chính khát khao và sức sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ ấy đã thấm sâu vào từng trang thơ, làm cho cái tôi trữ tình trong thơ của chị được thể hiện một cách sâu sắc, hài hòa và độc đáo.

Bùi Sim Sim

Cùng với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim cũng là một nhà thơ nữ trẻ tiêu biểu giai đoạn văn học thời kỳ đổi mới. Bùi Sim Sim sinh ngày 20/6/1969 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội


năm 1991, sau đó là phóng viên tạp chí Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tới năm 1994. Từ năm 1994 đến nay, chị là phóng viên Thời báo Ngân hàng.Chị tham gia Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2005.Trong hoạt động sáng tác thơ ca, Bùi Sim Sim còn dùng các bút danh như Ngô Sơn Nam, Dương Quỳnh. Tập thơ đầu tay của chị là tập Thì thầm lá non, do NXB Hội Nhà văn xuất bản năm 1996. Tập thơ thứ hai Giữa hai chiều quên nhớđược xuất bản năm 2003. Ngoài ra chị còn có một số bài thơ được in chung trong tập thơ nhiều tác giả như bài thơ: Ảo ảnh, Lời tiễn mùa thu, Đêm Hà Nội nhớ,Cõi lặng. Chị từng đạt giải ba cuộc thi thơ báo Người Hà Nội, năm 2006.Cũng là đại diện cho lớp nhà thơ trẻ đương đại Việt Nam, Bùi Sim Sim với hai tập thơ Thì thầm lá non Giữa hai chiều quên nhớ đã thể hiện được những nét cách tân đặc sắc trong tư duy thơ cũng như trong hình thức nghệ thuật của thơ. Thơ của chị nhẹ nhàng, dung dị mà đậm chất triết lý, suy tư.

Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ba nhà thơ nữ trẻ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim vì họ chính là diện mạo phong phú cho nền thơ ca Việt Nam thời kỳ sau đổi mới.Chính những nét đặc sắc của cái tôi cá tính trong mỗi nhà thơ đã tạo nên hơi thở mới, tiếng nói mới cho thơ ca đương đại.

Tiểu kết chương 1

Cái tôi trữ tình là sự thống nhất của cái tôi cá nhân, cái tôi xã hội, cái tôi nghệ thuật, thẩm mĩ.Cái tôi trữ tình là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định nội dung, hình thức nghệ thuật và là phương tiện để nhà thơ khẳng định đặc trưng của cái tôi cá nhân. Trong bối cảnh hội nhập, giao thoa và tiếp biến văn hóa ngày nay, thơ ca đang có những chuyển biến tích cực. Sự xuất hiện của những nhà thơ trẻ, đặc biệt là những nhà thơ nữ trẻ với những dấu ấn riêng biệt cùng những nỗ lực cách tân táo bạo đã tạo thành một làn sóng thay đổi bình diện chung của nền thơ ca đương đại. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những cây bút nữ trẻ đã gây được những ấn tượng nhất định trong nền thơ sau 1986. Họ chung nhau những khao khát đổi mới, được xếp cùng kiểu nhà thơ đương đại với sự đồng điệu về nhiều điểm cách tân trong thi pháp và nội


dung, họ chung nhau điểm nhìn mang đặc trưng tính nữ; nhưng mỗi nhà thơ lại thể hiện một cái tôi cá nhân riêng biệt và độc đáo, đó là cái tôi cá nhân phức tạp, mang tinh thần thời đại mới.


Chương 2: CÁC DẠNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM

2.1. Cái tôi cá nhân

2.1.1. Cái tôi chủ quan

Cái tôi trữ tình trong thơ chính là một phương cách thể hiện bản chất chủ thể hay tính chủ quan của người sáng tác, là sự cá thể hóa cảm nghĩ và những cách nhìn nhận riêng biệt. Trong thơ, nhân vật trữ tình là những dạng biểu hiện khác nhau của chủ thể trữ tình. Theo cuốn Mĩ học, Hegel nêu định nghĩa về trữ tình: “Nội dung của nó là toàn bộ cái chủ quan, thế giới nội tâm, tâm hồn đang tư duy và đang cảm thấy cuộc sống bên trong. Cái chủ quan không biểu hiện ra thành hành động mà vẫn cứ ở trong trạng thái nội cảm, và do đó, mục đích trữ tình là sự bộc lộ chủ thể” [25, tr.25]. Theo quan điểm của Hegel, cái chủ quan không chỉ là nội dung mà còn là mục đích thể hiện của thơ trữ tình. Có thể thấy rằng, cái tôi chủ quan trong thơ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong tiến trình phát triển của thơ, ở mỗi giai đoạn khác nhau, cái tôi chủ quan lại mang những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Trong giai đoạn văn học Trung đại, nhân vật trữ tình trong thơ ẩn khuất theo lối nhân xưng, cảm xúc cá nhân và những quan điểm đánh giá thế giới khách quan mang tính chủ quan không được trực tiếp thể hiện trong thơ. Nhiệm vụ của thơ giai đoạn này luôn hướng theo tiêu chí “văn dĩ tải đạo”, vì vậy cái tôi chủ quan của người sáng tác không được công khai thể hiện. Bước sang giai đoạn văn học hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ Mới, cái tôi trữ tình hướng nội trực tiếp là tư duy thơ chủ đạo. Mọi cung bậc cảm xúc, thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình đều được bộc lộ một cách trực tiếp trong thơ. Các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới lấy cái Tôi là nguồn gốc, là nguyên tắc để “cắt nghĩa thế giới”; họ nhìn nhận và đánh giá thế giới khách quan qua lăng kính cảm xúc chủ quan. Đến văn học cách mạng, cái tôi trữ tình không còn được thể hiện bằng tư duy hướng nội trực

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí