Tần Suất Xuất Hiện Những Từ Ngữ Biểu Đạt Tâm Trạng Của Cái Tôi Trữ


Sự xuất hiện những bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng trong các tập thơ của ba nữ nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim có tần số rất lớn: trong thơ Vi Thùy Linh chiếm 80,2 % (số lượng nhiều nhất và tỉ lệ cao nhất); thơ Ly Hoàng Ly chiếm 40,8 % và thơ Bùi Sim Sim chiếm 47,6 %. Điều này khẳng định nhu cầu giải phóng những ẩn ức tình dục trong thơ nữ trẻ đương đại là rất lớn.

Với Vi Thùy Linh, “Tự do nhất là sống đúng mình, làm như là nghĩ”, “Họ dám là mình, những người tự do tuyệt đối”, tự do là được là chính mình, không giấu giếm, không che đậy, và Linh đang tự do: “Vi sa Tự do cấp cho ViLi vĩnh viễn”. Chị cho rằng “sex là bản năng cơ bản nhất của con người”, đây là quan điểm phóng khoáng mang tính phổ biến, ai cũng hiểu điều này, nhưng dám thẳng thắn nói ra thì chỉ có những cá tính mạnh bạo như Vi Thùy Linh. Tự do là được sống đúng với những khao khát và những bản năng của chính mình. Sống và sáng tác đúng theo những quan điểm ấy, Vi Thùy Linh thể hiện hết mình, lột tả hết những mong muốn thầm kín của mình trên những trang thơ một cách rất Đẹp. Chị nói: “Mỗi bài thơ là một nụ hôn kéo dài, trăm phần trăm Linh, trên đại lộ nghệ thuật mà chúng ta nâng niu, dấn thân, tận hiến trong sáng, cuồng say, đam mê nhất”[32]. Sex trong thơ Vi Thùy Linh trước hết là ở niềm kiêu hãnh của người phụ nữ về vẻ đẹp thân thể. Những hình ảnh, những biểu tượng phồn thực được Vi Thùy Linh nhắc đến trong thơ mang nhiều nét quyến rũ và khiêu gợi: “Cảm thấy tiếng gọi lan trên hai bầu vú”(Thiếu phụ và con đường), hay “cặp chân mở con đường thẳm”, “da thịt dậy tình”, “eo chờ đợi vuốt ve”… Thân thể nóng bỏng của người nữ luôn muốn được “vuốt ve”, “phồn sinh”, “khỏa thân”… Người phụ nữ với những khao khát giải phóng bản năng luôn nhìn thế giới bằng những “cơn lốc”, “sóng cuồng hoan”, “mùa động tình”, “bông hoa khỏa thân”… Không chỉ là cảm nhận thể xác của thị giác, mà sex còn được gợi bằng cảm nhận xúc giác: “Gió luồn áo mở cho tình lên men” (Mưa non), “Hai cánh tay luôn thèm ôm ghì/ Mở đôi đường thân kỳ mỹ”, “Chờ một bàn tay vuốt cát trên thân thể tôi, truyền sang tôi cái nóng hơn cát”;


của khướu giác: “Mùi nước hoa Shalimar mê hoặc/ Một hương thu kinh điển mang ma lực gợi tình” (Violin trắng)…Người con gái trong thơ Linh luôn luôn chan chứa ái tình nồng nàn, yêu với nàng chưa bao giờ là đủ: “Vì say giấc hay còn muốn mơ dài mà chốc chốc lại đòi âu yếm/ Bao nhiêu mới đủ mãn tính nồng nàn” (Trên bờ vai). Giống như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: “Tất cả sức nóng ngạt của hơi thở, sự bùng nổ của ngôn từ, cảm xúc dội vang và những khoảnh khắc mê hoặc…vẫn còn nguyên trong con người thi ca Vi Thùy Linh. Tất cả không thay đổi mà chỉ là sống thêm một lần nữa, một lần nữa và một lần nữa…”[32]. Thân thể người phụ nữ trong Linh chưa bao giờ nguội tắt niềm say mê tình ái: “Thiên thần tóc quăn cầm kem ốc quế bay/ Từ hiệu kem Mazarine/ Sao nguội nổi cơn nóng bỏng ViLi/ Paris Paris Paris Paris/ Da kêu lên lời lời bất tận…” (Bốn ngàn lần Paris) và dù là ở đâu, nỗi khao khát yêu thương vẫn luôn sôi sục: “Ôm hôn nhau trong phòng tắm/ Đôi thân hút nhịp Paris” (Bốn ngàn lần Paris). Khi xa cách, người phụ nữ lại càng khao khát được yêu thương:“Làn da em trong lúc tắm, khi nằm ngủ vừa nổi cơn giông vắng tay Anh”(Tháng Bảy không phiên dịch);niềm khao khát muốn được yêu thương dâng tràn thôi thúc người phụ nữ mạnh bạo hơn khi bộc bạch chính mình:“Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ cần Anh gối lên đùi/ Mình ôm lấy Anh ôm mình/ Biết sự bình yên của mặt đất” (Chân dung); “Mong mãi ngày mưa nằm bên nhau/ Ôm em và vang đỏ/ Mưa nâng ta lên đồi/ Mưa chồm đỉnh núi/ Đi dọc biển bằng tay” (Eo mưa). Có thể nhận thấy rằng, người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh luôn luôn khát khao, luôn luôn ước muốn được dốc cạn, được dâng hiến hết tất cả những mê say và cuồng si của mình trong tình yêu.“Yêu nhau đi, cho thỏa Ái thành” (Tour de Hà Nội), khao khát được yêu trong cái tôi đầy nữ tính của thơ Linh không bao giờ nguội tắt.Mặc dù viết nhiều về tình dục nhưng ngôn ngữ thơ Vi Thùy Linh vẫn không trần tục mà vẫn giữ được nét đẹp của thi ca. Điều này đã khẳng định được những nét cách tân táo bạo trong thơ Vi Thùy Linh, tạo được giá trị mới cho thơ tình đương đại.


Nếu như khát vọng giải phóng bản năng trong thơ Vi Thùy Linh dữ dội và cuồng nhiệt bao nhiêu thì trong thơ Ly Hoàng Ly, khát vọng ấy lại được thể hiện nhẹ nhàng và đằm thắm bấy nhiêu. Tình yêu của Ly Hoàng Ly gắn liền với nghệ thuật, và bởi vậy, sự cảm nhận xác thịt trong khát khao của chị trước hết là sự động chạm của cái đẹp nghệ thuật: “Tiếng đàn tuồn qua lớp vải mỏng/ Toàn thân lan tràn cảm xúc/ Rạo rực/ Dâng dâng” (Tiếng đàn đêm).Tiếng đàn cũng đủ làm nảy sinh trong chị bao xúc cảm và khao khát. Cũng là niềm yêu bởi âm nhạc dẫn dắt, người phụ nữ mong mỏi, chờ đợi được yêu thương được thể hiện một cách nhẹ nhàng mà không kém phần thẳng thắn: “Mơ màng sông hát và co mình vào đông/ Mơ màng, tôi co mình vào anh/ Ngước nhìn lên/ Đợi anh hát lên tôi/ Nồng nàn” (Khi dòng sông hát).Nỗi nhớ người yêu sau khi chia xa, trong lòng người con gái hằng đêm vẫn âm ỉ nỗi khao khát được yêu thương: “Anh đã đi rồi hồng ơi sao màu tro/ Hồn tro ủ lửa cho đêm,/ hay cho anh?/…/Từng đêm/ hồn tro âm âm/ âm âm/ âm âm” (Hồng tro), xa người yêu, người con gái vẫn ấp ủ, ngầm cháy trong mình niềm mong mỏi và những ẩn ức sâu kín. Người con gái ý tứ đòi hỏi: “Đêm là của chúng mình/Tình yêu thắp sáng đêm/ Đêm là của chúng mình/ Sao nỡ ngủ/ hở anh.”(Đêm là của chúng mình)đó làsự trách móc nhẹ nhàng lại hết sức nữ tính, cái tôi trữ tình muốn lưu giữ yêu thương trong đêm khi tình yêu gần kề, niềm say mê tình ái rạo rực, âm ỉ nhưng lại không được giải tỏa. Và những xúc cảm của xác thịt nồng nàn mà mê đắm luôn ám ảnh trong tâm trí người phụ nữ: “Ngày Hà Nội trở gió/ Là lần đầu tôi nghe bàn tay anh/ Là lần đầu tôi trong vòng tay anh/ Tôi trở gió/ Bức tường cũ ố/Lặng im” (Hà Nội mùa trở gió).Tuy không viết nhiều về sex và những ẩn ức tình dục như Vi Thùy Linh nhưng thơ Ly Hoàng Ly vẫn mang đậm vẻ đẹp nữ tính với những nhu cầu bản năng mang đặc trưng phái tính. Thơ chị là một bộ mặt khác của thơ tình đương đại, vừa có những nét chung lại vừa mang những đặc trưng riêng biệt gán mác Ly Hoàng Ly. Và một trong số những nét chung đó là nhu cầu giải phóng tình dục và khao khát tự do, là tiếng nói nữ quyền đòi bình bẳng trong tình yêu của cái tôi trữ tình trong thơ Ly Hoàng Ly.


Cũng sáng tác với tâm thế của người phụ nữ, cũng là khao khát giải phóng những ẩn ức tình dục và khao khát tự do trong thơ, nhưng thơ Bùi Sim Sim lại có cách biểu đạt khác mang đặc trưng tính cách và cái tôi của nhà thơ. Người con gái trong thơ Bùi Sim Sim luôn trân trọng vẻ đẹp của mình với sức trẻ “sung mãn” và tự nhận thức mình“Đang hương nhựa ứ mai hồng” (Tháng giêng xanh). Cái tôi tự ý thức về sức sống và tuổi xuân đang căng tràn, để từ đó, khao khát được yêu thương và dâng hiến của tuổi trẻ trỗi dậy mạnh mẽ mà ý nhị đầy nữ tính: “Giêng về xanh trong mắt trong/ Lộc nõn cựa mình chúm chím/ Ướt mềm hẹn thề non biển/ Cỏ may bối rối dâng đầy” (Tháng giêng xanh). Với nhà thơ Bùi Sim Sim, tình yêu cũng luôn nhiệt thành và say mê như thế, người con gái trong tình yêu luôn ở tư thế chờ đợi và mong ngóng. Chính sự chờ đợi lại càng dâng lên trong cái tôi trữ tình niềm khao khát yêu thương: “Miên man/ trong mong nhớ/ trong đợi chờ/ trong giận dỗi/ thương yêu…/ Chợt/ Tiếng gõ cửa – nhẹ và êm/ Trái tim bỗng rộn ngân, rạo rực/ Trong giây phút…hẫng, buồn tênh/ Chẳng phải là Anh – Người tôi mong đợi” (Tiếng gõ cửa). Không mạnh mẽ và táo bạo miêu tả lại những cuộc yêu đầy gợi tình như trong thơ Vi Thùy Linh, nhà thơ Bùi Sim Sim ý nhị hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng không kém phần say đắm:“Có thực không anh giây phút ấy/ ánh mắt gửi trao, run rẩy/ nụ hôn dịu ngọt, thầm thì…?/ Thực không anh, buổi ấy mình về/ căn phòng nhỏ, chứa nổi không hạnh phúc?/ em bất ngờ, trong anh có thực/ và vòng tay… lặng lẽ… vòng tay!?”(Có thực không).Người con gái lo sợ một ngày kia tình duyên tan vỡ, sự hiến dâng sẽ là vô nghĩa sau chia ly: “Thực không anh có thể một mai/ cá bể - chim trời mình đi về đôi ngả/ mắt em buồn, thẳm sâu, xa vắng quá/ Thực không anh, hôm ấy, chúng mình…!?” (Có thực không).Sự hiến dâng nồng cháy của tuổi trẻ lại trở thành niềm nuối tiếc của người con gái khi chia ly: “Chẳng muốn tin đâu, anh đã dối lừa/ Tình yêu cả tin em trao anh nồng cháy/ Chẳng muốn tiếc về thời nông nổi ấy/ Em bồi hồi, em vội vã, em yêu…” (Bài thơ không thể đặt tên).Đó cũng là tâm lý chung của người phụ nữ trong xã hội dù đã hiện đại hóa về tư tưởng, sự hiến dâng sẽ là vô nghĩa nếu như tình yêu không trọn vẹn cho cả hai. Thế


nhưng, người con gái lại quên đi chính mình, vẫn nguyện hiến dâng tất cả cho tình yêu mê đắm sau những lần “vấp ngã”, cái tôi trữ tình không bị động chờ đợi nữa, cũng không lo sợ tình yêu sẽ không trọn vẹn nữa mà dành mọi cuồng si, dâng hiến cho tình yêu: “Anh không là Rômêo/ Em vẫn muốn làm Juyliet/ Yêu và sống hết mình tha thiết/ Trọn vẹn hiến dâng trao anh” (Với anh). Và tình yêu trở lại như một sự tái sinh, người nữ như được trẻ lại với tất cả niềm say mê yêu thương cuồng nhiệt: “Gương lược phấn son trễ nải/ Đột nhiên. Náo nức rộn ràng như vào vũ hội/ Có gì đang trào dâng, có gì không giữ nổi” (Và mỗi ngày anh lại mới trong em); “Anh và em và…đâu như tiếng gọi/ Thần Êva cùng quả táo vẫy mời/ Khoảnh khắc này… chỉ mình biết riêng thôi!”(Có một ngày rất trẻ).Đêm chính là khoảnh khắc mà mọi ẩn ức tình dục được giải phóng, không ngần ngại; đêm cũng là lúc tình yêu và sự cuồng nhiệt của người phụ nữ dâng cao: “Ngỡ chưa đêm nào như đêm nay/ Ta ngây lạc trong thanh vắng/ Đêm dìu ta chìm thăm thẳm/ Phút thăng hoa – trời đất – thiên thần/ Thôi mà đêm, đừng thế nữa mà đêm/ Trăng ngủ đâu, mắt vờ lim dim đấy/ Cỏ gai mình… chạm trăng thức dậy/ Một vầng trăng ký ức ngọt ngào” (Khúc đêm) người phụ nữ không ngủ được mà thao thức, cảm nhận đêm bằng sự khao khát dâng trào của bản năng chính mình, tuy thể hiện một cách đầy tế nhị, nhưng những khao khát yêu thương đều được thể hiện qua những hình ảnh, cử chỉ mang tính gợi cao. Những khao khát, ẩn ức tình dục được thể hiện trong thơ Bùi Sim Sim đã làm nên chất riêng cho cái tôi nữ tính vừa truyền thống thủy chung lại vừa mạnh mẽ, bạo dạn bộc lộ hết những khao khát, ẩn ức tình dục trong mình. Chính những điều ấy đã tạo nên trong thơ Bùi Sim Sim một hình ảnh cái tôi trữ tình vừa gần gũi, thân quen lại vừa mới mẻ, cách tân; đó là những giá trị mới trong thơ Bùi Sim Sim với những điểm chung với thơ nữ đương đại.

Có thể nói rằng, chủ đề về tình dục không phải là chủ đề mới trong văn học, tuy nhiên đến thơ ca đương đại, những khao khát giải phóng tình dục được nói đến với tần suất nhiều và liên tục trong thơ nữ đã thể hiện sự tự do, bình đẳng giới và tiếng nói nữ


quyền trong thơ nữ trẻ. Trong hàng ngũ những nhà thơ nữ trẻ tạo nên cuộc đấu tranh nữ quyền và góp phần tạo nên làn sóng cách tân thơ ca đương đại có Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim. Họ là những nhà thơ nữ trẻ sôi sục nhiệt huyết và niềm say mê với thơ, họ bạo dạn bộc lộ chính những khao khát tình dục mang bản năng phái tính trong thơ. Chính những điều này đã tạo nên cho thơ Việt Nam đương đại một bộ mặt mới tươi trẻ hơn và hiện đại hơn.Đồng thời, việc trực diện miêu tả và khẳng định bản thể nữ cũng như khát vọng giải phóng tình dục đã trở thành đặc trưng tiêu biểu để nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại.

2.2.2. Cái tôi với nỗi buồn và sự cô đơn

Nỗi buồn và sự cô đơn là hai trạng thái tình cảm của con người. Khi cô đơn và khi buồn bã cũng là khi người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật nhiều nhất. Viên Mai – nhà thi học lớn đời Thanh (Trung Quốc) đã nhấn mạnh cái cá nhân trong thơ: “Gốc của thơ là ở chỗ miêu tả cảnh ngộ của tính tình và linh cảm cá nhân”(Tùy viên thi thoại) [8, tr. 70]. Ở Việt Nam, một số nhà thơ Trung đại tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương đã có ý thức cá nhân trong thơ. Nhưng cho đến giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX, từ 1930 đến 1945, nỗi buồn và sự cô đơn là hai trạng thái tinh thần chủ đạo của Thơ Mới. Tuy nhiên đến thơ ca giai đoạn 1945-1975, trạng thái tinh thần này không được nhắc đến nhiều, nhà thơ với tinh thần chung luôn viết về cách mạng trong sự hoan ca, niềm vui và tinh thần sẵn sàng xả thân cho độc lập dân tộc. Nỗi buồn và sự cô đơn ít được nhắc đến đồng nghĩa với cái tôi nội cảm với những tình cảm cá nhân bị ẩn giấu đi. Đến cuối thế kỉ XX, đặc biệt là sau thời kì đổi mới 1986, nỗi buồn và sự cô đơn của cái tôi trữ tình trong thơ lại được phục sinh: “Sự nghiệp Đổi mới đã thổi một luồng gió đầy sinh khí giải phóng mọi năng lực sáng tạo trong xã hội. Trong Đổi mới có sự tìm về với những giá trị bản chất.Thơ trở về với trữ tình cá nhân là tìm về với một nét bản chất của trữ tình” [8, tr.72].Giờ đây, nhà thơ không phải kiềm chế những cảm xúc cá nhân, cũng không phải che giấu đi những xúc cảm đau thương của tâm hồn


nữa. Cái tôi trở về tự khám phá chính mình và luôn xuất hiện trong tư thế “một mình”, “cô đơn”, “lẻ loi” và “buồn”, “đau”… chứ không tưng bừng, hối hả như trong thơ thời kỳ kháng chiến với tinh thần sử thi hào hùng cách mạng. Cái tôi chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội trực tiếp. Với những nhà thơ tiếp nối sự nghiệp thơ ca từ thời kỳ cách mạng, cái tôi buồn bã và cô đơn bởi tâm thế của những người bước ra khỏi chiến tranh, thời thế thay đổi khiến không khí cuộc sống khác biệt, con người lạc lõng trong hòa bình, tự do. Còn với những cái tôi trữ tình xuất hiện sau thời kỳ đổi mới, sự cô đơn và buồn bã xuất phát từ những chiêm nghiệm sâu sắc và những hình dung phức tạp của cuộc sống tinh thần; từ những nỗi lo âu, suy tư về sự thay đổi trong cuộc sống hiện đại; từ những hoài nghi, bất trắc về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Để hiểu rõ hơn về những trạng thái tinh thần của cái tôi trữ tình, chúng tôi đã khảo sát và thống kê tần suất xuất hiện những từ ngữ biểu đạt tâm trạng của cái tôi trữ tình trong các tập thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim. Số liệu cụ thể có trong bảng thống kê sau:



Những từ ngữ biểu đạt tâm trạng

Vi Thùy Linh

Ly Hoàng

Ly

Bùi Sim Sim


Khát


Linh


Đồng tử


ViLi in love

Phim đôi –

tình tự chậm


ViLi in Paris


Cỏ trắng


Lô lô


Thì thầm lá non

Giữa hai chiều quên

nhớ

Cô đơn, đơn côi, một

mình


27


6


22


9


8


8


6


3


7


8

Buồn,

nỗi

21

2

16

7

19

9

9

41

18

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 8


buồn,

chán











Đau khổ, đau đớn, xót

xa


19


8


21


6


16


7


7


5


8


3

U sầu, ưu tư, u

uất


2


3


4


2


4


4


3


5


4


5

Khóc, nước

mắt


36


21


26


14


9


13


6


16


3


8

Sợ hãi,

lo âu

15

8

21

11

6

6

7

8

4

3

Cười,

niềm vui


17


11


25


19


7


5


13


18


3


6

Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện những từ ngữ biểu đạt tâm trạng của cái tôi trữ

tình trong các tập thơ


Loại trạng thái

Số lượng từ ngữ

biểu đạt

Tần số xuất hiện

Tỷ lệ (%)

Tích cực

2

124/ 810

15,3%

Tiêu cực

17

686/810

84,7%

Bảng 2.3: Tổng kết phân loại tâm trạng của cái tôi trữ tình trong các tập thơ


Từ kết quả thống kê trên, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định ban đầu: Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại với chiều sâu nội cảm luôn ở trạng thái tinh thần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023