tặng tuổi 20). Người con gái bỏ lại những lo lắng về thời gian và sự chảy trôi của tuổi xuân, “tìm bí ẩn một tứ thơ” như là khao khát được khám phá, tìm tòi để mở rộng biên độ của thơ ca. Sự dằn vặt, khao khát được viết, sự mâu thuẫn giữa tâm trí và trái tim, trong sáng tạo nghệ thuật cũng như trong tình yêu của cái tôi nghệ sĩ: “Trái tim chan đầy thương nhớ/ Tâm trí tràn bao tứ thơ/ Mà sao bút vẫn chỏng trơ/ Giấy vẫn khôi nguyên màu nắng/ Tình yêu không là vị đắng/ Sao cứ chát mặn đầu môi/ Biết anh có yêu em nữa/ Mà tim thổn thức bồi hồi!?” (Độc thoại). Nhà thơ Bùi Sim Sim xuất hiện trên văn đàn ngay từ những ngày đầu của nền văn học sau đổi mới, chị tuy không phải là nhà thơ thuộc thế hệ những nhà thơ giao thời tiếp nối từ văn học cách mạng đến văn học đương đại, tuy nhiên, chị vẫn chịu ảnh hưởng bởi không khí văn nghệ chung khi nhiều nhà thơ vẫn lạc lõng trong quá trình tìm đường, chính nữ nhà thơ Bùi Sim Sim cũng có những suy tư về việc cầm bút: “Duyên thơ giữa chừng đứt gánh/ Dyên tình chưa thắm đã phai/ Chỉ góc chiều này ở lại/ Ta nán chờ mà không ai” (Góc chiều). Có đôi khi, tâm trạng người thi sĩ là “Bút bất lực buông, lơi!”; “Mỗi đêm về giấc ngủ/ Chẳng bình yên câu thơ” thế nhưng không chịu “bất lực”, nhà thơ vẫn tiếp tục việc viết “Tạ nỗi buồn nhân thế/ Dong thuyền ta ra khơi” (Không đề).Bùi Sim Sim là nhà thơ nặng lòng với nghiệp viết, chị luôn suy tư, và dành nhiều tâm huyết cho cách tân thơ. Với chị, thơ và tình yêu là nguồn cội của tâm hồn: “thơ lạc giọng, khản tình ai lạc giọng” (Thơ đổi mùa), “Với em, anh là cả nguồn thơ” (Anh đến giữa đời em).Là con gái của nhà thơ Bùi Ngọc Trình, những tưởng nhà thơ Bùi Sim Sim sẽ có nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng sáng tác của ông, nhưng chị lại mạnh bạo tìm đến một con đường mới, một hướng đi mới phù hợp với thời đại mình. Chị khẳng định: “Không thể ngồi yên chấp nhận những chán buồn/ Tôi phải đi, phải tìm – một tình yêu say mê cuồng nhiệt” (Nỗi niềm với Anna). Câu thơ như một tuyên ngôn cho con đường sáng tạo thơ ca của chị. Và dù có biểu đạt bằng cách nào thì nhà thơ Bùi Sim Sim, cũng như những nhà thơ nữ trẻ cùng thời khác, luôn khao khát đổi mới và cách tân thơ ca.
Sáng tạo là đặc tính của thi ca và là yêu cầu bắt buộc đối với người cầm bút. Thơ ca như một mảnh đất trù phú mà ở đó mỗi nhà thơ thực tài sẽ được thể nghiệm mình, tự do quẫy đạp và khám phá tìm tòi. Họ sẽ tìm thấy cho mình những mảnh đất xanh tươi tràn trề nguồn sống nếu bản thân nhà thơ luôn khao khát được tìm kiếm và sáng tạo đổi mới. Họ cũng có thể chỉ tìm thấy cho mình những lối mòn có sẵn đâm ra sa mạc rộng lớn. Tất cả phụ thuộc vào thái độ lao động nghệ thuật của người cầm bút. Có thể nói rằng, đổi mới thơ ca là sự nghiệp lâu dài và cần nhiều tài năng với những tư duy mới mẻ và cá tính táo bạo. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những đại diện cho những cây bút nữ thời kỳ sau đổi mới khao khát cách tân thơ ca và khẳng định chính mình với những nét độc đáo riêng biệt, họ đã tìm được cho mình những thảo nguyên bát ngát xanh tươi của thơ ca và thả hồn mình vào đó với đa dạng những cung bậc cảm xúc con người.
2.1.3. Cái tôi mang đặc trưng giới
2.1.3.1. Khái lược về văn học giới và vấn đề nữ quyền
Ở phương Tây, cuộc đấu tranh nữ quyền với chủ nghĩa nữ quyền trong văn học (văn học giới) đã trải qua ba làn sóng đấu tranh và thiết lập lại bình diện chung của xã hội. Ở phương Đông, vấn đề nữ quyền đã xuất hiện rất lâu trong văn học, ý thức nữ quyền đã ngấm rất sâu trong văn hóa cũng như trong nhận thức của con người. Ở Việt Nam, văn hóa người Việt với chế độ mẫu hệ hay tục thờ Mẫu là những đặc trưng văn hóa có ý nghĩa tôn vinh giá trị và vị thế của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi lịch sử thay đổi thì ý thức hệ cũng thay đổi. Văn hóa Việt Nam dần tiếp thu sâu sắc tư tưởng Nho giáo, vị thế của người phụ nữ bị thay đổi hoàn toàn, người phụ nữ mất đi quyền bình đẳng trong xã hội nam quyền. Cuộc đấu tranh nữ quyền ngầm xuất hiện trong văn học Trung đại Việt Nam với những nhà thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn… dám lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ chịu nhiều bất công trong xã hội. Nhưng “do sự phát triển của ý thức xã hội mà ở nền văn học Trung đại ý thức nữ
quyền mới chỉ dừng lại ở những hiện tượng văn học đơn lẻ, mang tính tự phát”[24, tr.36]. Sau giai đoạn văn học Trung đại, nền văn học Hiện đại và tiếp theo là văn học Cách mạng không còn nhắc nhiều đến vấn đề nữ quyền do tình hình chung của lịch sử đất nước và nhiệm vụ của văn học thời đại. Cho đến những năm sau 1975, đặc biệt là sau 1986, ý thức nữ quyền lại trỗi dậy mạnh mẽ đã tấn công vào tình trạng bất bình đẳng xã hội, đòi quyền tự do và khẳng định giá trị cho người phụ nữ ở mọi lĩnh vực. Sự lên ngôi của những nhà thơ nữ cùng với tiếng nói đòi nữ quyền của họ chính là minh chứng cho sự tiếp tục trở lại của ý thức nữ quyền trong văn học đương đại. Nói về điều này, Nguyễn Thị Hưởng với Luận án: Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay (qua một số trường hợp tiêu biểu) đã khẳng định: “Ý thức nữ quyền trong văn học là tiếng nói của những cây bút nữ thể hiện nhu cầu giãi bày những trăn trở, suy tư của mình về hiện thực cuộc sống cũng như bày tỏ những quan điểm về vị trí, vai trò, quyền lợi của giới mình và khát vọng giải phóng những ẩn ức tinh thần thầm kín của bản thân thông qua cái nhìn mang đậm cảm quan về giới, mang đặc trưng tâm lý của nữ giới về hiện thực. Qua đó, đề cao vẻ đẹp thể xác và tâm hồn của người phụ nữ, khẳng định bản sắc riêng của giới nữ”[24, tr.40]. Phản ánh sâu sắc ý thức nữ quyền cùng với những đặc trưng của cái tôi phái tính trong thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những điểm chung độc đáo của những nhà thơ nữ trẻ.
2.1.3.2. Những cấp độ thể hiện ý thức nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
Người phụ nữ là đại diện cho tình yêu và sắc đẹp. Người phụ nữ khi sinh ra đã mang một vẻ đẹp gợi cảm, đó như một ưu thế thiên tạo. Tự ý thức về vẻ đẹp của mình và kiêu hãnh về điều đó chính là một sự giác ngộ cao về giá trị của giới nữ. Thậm chí họ còn lấy vẻ đẹp của người phụ nữ làm tiêu chuẩn cho vẻ đẹp tự nhiên, thiên nhiên: “Kìa cây cầu, kết bằng trăm thiếu nữ đùi nối nhịp mỹ kiều/ Lồng lộng nude sức sống/
Lịch sử thở ngực cầu vồng” (Link Long Biên) đó là thái độ trân trọng người phụ nữ, thấy được vẻ đẹp quyến rũ, đầy sức sống của người phụ nữ. Những nhà thơ nữ trẻ đương đại họ không ngần ngại phô diễn vẻ đẹp thân thể đầy quyến rũ của mình trên những trang thơ, thoát khỏi những mặc cảm thân xác: “Từ nơi khởi nguyên/ Lửa mọc mầm theo đường cong thân thể”, “Những bàn tay khỏa thân như những con buồm trắng”, những hình ảnh như “cặp đùi muốt”, “cặp đùi bơ vơ”… xuất hiện rất nhiều trong thơ Vi Thùy Linh như một sự tự khẳng định vể vẻ đẹp thân thể cùng với niềm kiêu hãnh rất đỗi nữ tính được nữ nhà thơ thể hiện một cách táo bạo.
Tình yêu là một đề tài không mới, nhưng muôn đời thi sĩ vẫn nhắc đến và khai thác nó như một nguồn cảm hứng bất tận.Trước Bùi Sim Sim, Ly Hoàng Ly và Vi Thùy Linh đã có rất nhiều những nhà thơ thành công khi viết về tình yêu. Tuy nhiên, viết về tình yêu với những cung bậc khác nhau của người con gái, bộc lộ những tình cảm và những đòi hỏi mang đặc trưng phái tính thì thành công nhất có lẽ là tình yêu trong thơ của các nhà thơ nữ. Ở cấp độ khác, người phụ nữ tự do bày tỏ khát vọng tình yêu như một thiên tính nữ vĩnh cửu. Người con gái tự nhận thức được giá trị của mình trong tình yêu, không chờ đợi mà ý thức được hạnh phúc là do mình tự tìm kiếm: “Tìm hạnh phúc mỏng manh màu khói/ Trong hư vô trong diệu ảo xa vời/ Đừng cười em, anh nhé – tuổi 20/ Em biết lắm không còn thơ bé nữa!” (Viết tặng tuổi 20) và lên tiếng cho những khát khao hạnh phúc của mình: “Đường đời mênh mông tít tắp/ Tâm tình mình em đầy vơi/ Biết đến bao giờ tới bến/ Hạnh phúc – tình yêu, anh ơi!”(Độc thoại). Và một cách bạo dạn, quyết liệt hơn, người con gái chủ động đòi hỏi cho mình hạnh phúc: “Em yêu anh, anh chẳng biết đâu/ Lòng hồi hộp trước bao điều ngỡ cũ/ Em hào phóng và em nghẹt thở/ Em đầy anh. Và em… không anh!” (Và em không anh) “đầy anh” và “không anh” là hai trạng thái trái ngược đầy mâu thuẫn như lại hợp lý với tâm trạng của người con gái. Người con gái trong thơ Bùi Sim Sim còn khẳng khái đòi hỏi những tiêu chuẩn cho mình trong sự chọn lựa: “Khi nửa đời mình còn thiếu vắng trong
tôi/ Bao khao khát, bao kiếm tìm mải miết/ Một trí tuệ thông minh, một trái tim cuồng nhiệt/ Một mẫu hình lý tưởng khắt khe” (Anh đến giữa đời em). Chỉ khi người phụ nữ tự ý thức về giá trị của bản thân mình mới chủ động đi kiếm tìm cho mình “một mẫu hình lý tưởng”. Với Ly Hoàng Ly, khát vọng tình yêu và tiếng nói đòi hạnh phúc cũng được thể hiện một cách rất nữ tính: “Ta lắng nghe tiếng Sapa đêm/ Và ta lắng nghe ta:/ Hừ - hứ - hự - hừ - hư gọi duyên lành,/ Gọi duyên lành / Cho ta…”(Gọi duyên). Vẫn luôn táo bạo theo cá tính riêng, Vi Thùy Linh đòi hỏi yêu thương một cách thẳng thắn, không ngần ngại: “Mỗi phút nối nhau cuộn xiết thèm yêu” (Lyon 36 hình/ giây). Những nhà thơ nữ đương đại họ không chỉ cất tiếng nói “nữ quyền” mà họ còn là những nhà thơ “ái quyền”, khát vọng vượt qua mọi rào cản của giới mình để „chiếm lĩnh vùng yêu”, tự làm chủ mình và tự do đòi hỏi tình yêu như một đặc trưng nữ giới.
Ý thức nữ quyền được thể hiện mạnh mẽ và quyết liệt nhất khi cái tôi nữ tính lên tiếng nói đòi quyền bình đẳng. Đó là tiếng nói chung, tiếng nói đại diện cho người phụ nữ nói chung của mọi thời đại. Nữ nhà thơ Ly Hoàng Ly đã trực tiếp bày tỏ ước muốn đó: “Tôi muốn/ Tẩy rửa những giấc mơ đen đúa bám vào đầu tôi u ám vì bụi bặm cuộc sống/ Tôi muốn/ Lau sạch nước mắt phụ nữ” (Tôi muốn). Không chỉ là ước muốn, nữ nhà thơ Ly Hoàng Ly còn cảm thông và lên tiếng đòi sự giải thoát cho người phụ nữ: “Những người đàn bà khô queo/ Vì đi lại nhiều quá/ Quẩn quanh bức tranh khổ vuông do người khác vẽ/ Đi được đến đâu/ Khi xác đã bệt lại bởi những nhát màu/ Cầm chiếc bay/ Cạo xác từng người đàn bà ra khỏi tranh/ Thấy mình cũng rời ra từng mảnh/ Không đau đớn” (Người trong tranh). Lên án xã hội đầy bất công và hủ tục: “Những con vi khuẩn bám trên từng hạt bụi/ Nghe ngóng sự sinh sôi ẩm mốc/…/Người đàn bà mặc áo dài trắng ngồi bắt chéo chân/ Giữ cho đứa con trong bụng tư thế ung dung và thách thức… Đứa bé gái mặc áo dài trắng nhẹ nhàng tụt xuống từ chiếc ghế bọc nhung duy nhất lành lặn/ Mắt tròn trong vắt/ Đi một vòng ngơ ngác/ Sờ tay lên lò sưởi và cửa sổ và tường và mọi thứ ẩm mốc/ Thấy tay đầy vi khuẩn/ Bàn tay màu xám ngắt/ Vặn
núm cửa bước ra đêm mưa bão bùng/ Cánh cửa dày đặc văn tự cổ sập lại sau lưng/ Khi ấy đêm vụt tắt/ Những hạt nắng như mưa rơi rơi không dứt/ Rửa sạch bàn tay bụi bặm” (Người đàn bà và căn nhà cổ). Bằng sự cách tân một cách độc đáo hình thức nghệ thuật, Ly Hoàng Ly đã giãi bày một cách cụ thể nhưng đầy ẩn ý qua những hình ảnh siêu thực về số phận của người phụ nữ, cùng với đó là tiếng nói đòi sự giải phóng, đòi quyền tự do và bình đẳng. Đứa bé gái “rửa sạch bàn tay bụi bặm” và tự mình thoát khỏi “căn nhà cổ” chính là hình tượng cho một thế hệ người phụ nữ trẻ đầy tự do và dám bứt phá, dứt bỏ mình khỏi mọi lề thói cũ kĩ, khỏi mọi ràng buộc của tư tưởng, tự giải phóng chính mình. Người phụ nữ không chỉ đòi quyền bình đẳng trong vị thế xã hội, tự giải thoát chính mình mà người phụ nữ còn đòi hỏi được bình đẳng trong tình yêu: “Dẫu phải gửi mình cho con tàu lao vút khỏi sân ga/ tôi vẫn muốn làm An-na-ka- rê-ni-na sống hết mình vì tình yêu nồng cháy/ Cũng giống như Anna tôi luôn luôn yêu cầu và luôn luôn đòi hỏi/ Tôi tha thiết yêu Người và muốn Người cũng tha thiết yêu tôi” (Nỗi niềm với Anna). Đó là lời bộc bạch của cái tôi với ý thức nữ quyền “luôn luôn yêu cầu và luôn luôn đòi hỏi” trong thơ Bùi Sim Sim.
Có thể thấy rằng, dù thể hiện ở cấp độ nào thì ý thức nữ quyền trong thơ của những nhà thơ nữ trẻ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều hết sức tự giác, ý thức sâu sắc về giới nữ. Họ bạo dạn phô bày vẻ đẹp nữ tính, lên tiếng đòi quyền được yêu và chủ động trong tình yêu, lên tiếng cho sự bình đẳng giới.Tất cả đều là những biểu hiện của văn học giới với ý thức nữ quyền sâu sắc trong thơ của những nhà thơ nữ trẻ sau 1986.Họ xứng đáng là những đại diện tiêu biểu và xuất sắc cho tiếng nói nữ quyền trong thơ Việt Nam đương đại.
2.2. Cái tôi đời tư
2.2.1. Cái tôi bản thể và những khao khát tự do, giải phóng tình dục
Khao khát tự do là ước muốn chung ngay từ thủy nguyên của loài người, đó là bản tính, là nhu cầu sống và tồn tại. Trong mỗi hình thái xã hội khác nhau, con người
lại chịu những sự kìm kẹp khác nhau, đó có hể là sự bức bối về tư tưởng, sự giam hãm về tinh thần hay sự kìm hãm những nhu cầu bản năng. Ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người phụ nữ trong suốt nhiều thế kỉ qua chịu gò ép trong khuôn mẫu của “công, dung, ngôn, hạnh”; luôn luôn tự che chắn mình bằng hai chữ “tiết hạnh” mà ẩn giấu đi những nhu cầu bản năng tính dục. Chính bởi nhu cầu không được giải tỏa, ý thức về bản năng bị kiềm chế mà ẩn ức tình dục sâu kín trong mỗi người phụ nữ lại càng mạnh mẽ. Trong văn học Trung đại Việt Nam, người đọc không khỏi ngỡ ngàng với hình ảnh “giếng thơi” và “nạ dòng dòng” trong thơ Hồ Xuân Hương: “Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,/Đố ai dám thả nạ dòng dòng” (Giếng thơi – Hồ Xuân Hương). Với sự bạo dạn đầy cá tính, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã dám nói đến những bản năng tính dục nữ một cách ngầm ẩn nhưng vẫn rất rõ ràng. Người phụ nữ cứng cỏi phá bỏ mọi định kiến của xã hội, nói lên những ẩn ức sâu kín của người phụ nữ mà trong thời đại ấy dường như không ai dám nói tới. Đó chính là bước đầu manh nha khởi nguồn cho khát khao tự do và nhu cầu giải phóng tình dục của người phụ nữ trong thơ. Bước sang giai đoạn văn học sau đổi mới 1986, với sự xuất hiện của nhiều nhà thơ nữ trẻ mang trong mình nguồn sống tươi mới, cùng với ý thức nữ quyền và khát khao khẳng định cá tính và cái tôi, những nữ nhà thơ đã thực hiện cuộc giải phóng tình dục của nữ giới bằng thơ. Đó là cuộc giải phóng cả về thể xác lẫn diễn ngôn, vừa đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ lại là sự giải phóng nhu cầu bản thể với những ẩn ức sâu kín. Trong số những nhà thơ nữ đương đại, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim là những nhà thơ có quan điểm mới mẻ hiện đại và rất phóng khoáng về vấn đề sex, họ viết nhiều đến nhu cầu giải phóng tình dục trong thơ như một biểu hiện rõ nét của sự cách tân tư tưởng. Họ chính là những người đã kiên trì xóa bỏ vạch kẻ phân định giới trong xã hội, kéo bức rèm đã che cuộc sống nội tâm sâu kín của người phụ nữ suốt nhiều thế kỉ qua. Bầu không khí dân chủ của thời đại mới cũng tạo điều kiện khách quan cho việc tiếp thu những tư tưởng mới, mặc dù vẫn có nhiều những ý kiến trái chiều, có nhiều những chê bai; nhưng khát vọng tự do, giải phóng tình dục trong thơ nữ
vẫn được người đọc tiếp nhận như một làn gió mới và dần dần họ quen với nó như một điều thiết yếu trong thơ.
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu các tập thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim, chúng tôi đã thống kê được số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng trong các tập thơ. Số liệu cụ thể có trong bảng thống kê sau:
Ly Hoàng Ly | Bùi Sim Sim | ||||||||
Khát | Linh | Đồng tử | ViLi in love | Phim đôi – tình tự chậm | ViLi in Paris | Cỏ trắng | Lô lô | Thì thầm lá non | Giữa hai chiều quên nhớ |
48/56 | 32/40 | 45/56 | 8/29 | 22/29 | 34/38 | 11/38 | 20/38 | 18/29 | 12/34 |
Tổng hợp : 199/248 Tỉ lệ: (80,2%) | Tổng hợp: 31/76 Tỉ lệ: (40,8%) | Tổng hợp: 30/63 Tỉ lệ: (47,6%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Vi Thùy Linh, Ly Loàng Ly Và Bùi Sim Sim
- Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 5
- Tinh Thần Nhận Thức Lại Truyền Thống Và Bản Năng Của Người Nghệ Sĩ
- Tần Suất Xuất Hiện Những Từ Ngữ Biểu Đạt Tâm Trạng Của Cái Tôi Trữ
- Cái Tôi Trực Cảm Về Những Vấn Đề Xã Hội Hiện Đại
- Cái Tôi Suy Tư, Chiêm Nghiệm Và Triết Lý Về Cuộc Sống
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Bảng 2.1: Số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng trong các tập thơ
(Ghi chú: Tập thơ Giữa hai chiều quên nhớ của tác giả Bùi Sim Sim có 3 bài thơ sưu tầm lại từ tập Thì thầm lá non nên chúng tôi chỉ khảo sát 34 trên 37 bài thơ trong tập thơ. Trong tập thơ Phim đôi – Tình tự chậm của nhà thơ Vi Thùy Linh, chúng tôi chỉ khảo sát phần 2 (gồm 29 bài), phần 1 của tập thơ là phần sưu tầm lại 10 bài thơ của các tập thơ đã xuất bản trước đó của tác giả, tập thơ Chu du cùng ông nội chúng tôi không khảo sát vì đây là tập thơ sưu tầm lại các bài thơ trong các tập thơ đã xuất bản của tác giả).
Trên cơ sở số liệu thống kê trong bảng trên, dễ dàng nhận thấy: