Cái Tôi Tác Giả Và Bức Tranh Đời Sống Trong Tản Văn Việt Nam Từ 1986 Đến Nay‌


Tản văn từ sau 1986, cái tôi tác giả mạnh dạn đi sâu vào các khía cạnh của đời sống chính trị, xã hội và con người để nhìn nhận, phân tích. Điều đó đã làm cho tản văn chính luận có sự tác động mạnh mẽ vào tâm lí người đọc, khơi sâu vào sự năng động của tư duy phân tích đem đến cho người đọc những khoái cảm trí tuệ qua những nhận thức và những lí giải về các vấn đề nóng bỏng của hiện thực đời sống. Các tác phẩm với vai trò, sứ mệnh của nó đã tái hiện rò nét một bức tranh tổng thể các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị... Tất cả được khắc họa chi tiết, đem đến những cảm quan mới trong nhận thức của người đọc, cũng như góp phần làm nên xu hướng tản văn chính luận giai đoạn này.

Ba xu hướng chính trữ tình, tự sự và chính luận, tản văn từ sau 1986 đến nay đã góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa, dân chủ hóa nền văn học. Tản văn đã trở thành một thể loại văn học năng động, đa dạng về số lượng, chất lượng và đạt được những thành tựu đáng kể trong nền văn học đương đại Việt Nam. Tản văn từ sau 1986 đến nay đã thể hiện được vai trò và sứ mệnh của mình khi là một thể loại linh hoạt, “cơ động”, gần gũi nhất với hiện thực đời sống thế tục nhưng luôn đảm bảo được đặc tính nghệ thuật của thể loại, nó góp phần xây dựng và kiến tạo ngôn ngữ thể loại mới mẻ, sinh động. Bởi vậy, tản văn từ sau năm 1986 đã xác lập được vị trí riêng và thể hiện được vai trò của mình trong hệ thống các thể loại của văn học Việt Nam.


Tiểu kết

Trên cơ sở phân tích các điều kiện chi phối sự vận động và phát triển của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay (hiện thực xã hội phong phú, phức tạp trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự mở cửa, giao lưu rộng rãi với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa; sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của mạng viễn thông toàn cầu; sự kế thừa và phát triển của thể tản văn trong bối cảnh nền văn học đổi mới), luận án đã khái quát các chặng đường vận động của tản văn để người đọc có thể so sánh, đối chiếu về quá trình phát triển của tản văn qua từng giai đoạn. Luận án đã hệ thống hóa và phác thảo được diện mạo, các xu hướng tiêu biểu của thể loại tản văn


trong nền văn học Việt Nam từ sau năm 1986. Nhìn chung, từ cuối thế kỷ XX, bối cảnh xã hội mới mẻ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học đã tạo điều kiện cho tản văn phát triển, từng bước khẳng định được vị trí của mình. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, môi trường mạng chính là không gian lý tưởng cho tản văn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Tản văn Việt Nam hiện đại (tính từ thế kỷ XX cho đến nay) đã đạt được những thành tựu nhất định. Tính riêng từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX, tản văn được xem là thời kỳ khởi sắc. Tản văn giai đoạn này có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng sáng tác, sự đa dạng đề tài, chủ đề và sự tham gia của đông đảo đội ngũ sáng tác, như: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Hoài, Băng Sơn, Mai Văn Tạo, Lý Lan, Thanh Hào, Mai Ngữ, Vĩnh Quyền, Kiều Ly, Nguyễn Việt Hà, Vũ Tam Huề, Lê Minh Hà, Tạ Duy Anh, Đỗ Phấn… Từ đầu thế kỷ XXI đến nay được coi là thời kỳ bùng nổ, là “thời của tản văn”. Nhờ có sự phát triển của công nghệ, mạng Internet nên tản văn đạt được thành tựu trên nhiều phương diện. Thuật ngữ “tản văn mạng” trở nên quen thuộc, nó là một bộ phận không thể tách rời của tản văn Việt Nam, góp phần tạo nên diện mạo mới cho thể loại văn học năng động và phát triển bậc nhất trong 20 năm đầu thế kỉ XXI. Về số lượng tác phẩm, khó có thể thống kê đầy đủ số lượng các tản văn xuất hiện trong giai đoạn này khi có rất nhiều tuyển tập tản văn được ấn hành ra mắt độc giả. Nhìn vào số lượng tác giả và tác phẩm cũng như thực tiễn sáng tác, xuất bản, tái bản tác phẩm một số cây bút tên tuổi của thể loại tản văn trong giai đoạn này, như: Y Phương, Băng Sơn, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà… độc giả không khỏi bất ngờ về những thành quả mà họ đạt được. Cho đến nay, tản văn Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế chắc chắn của mình trong nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung và các thể loại văn xuôi nói riêng.


Chương 3. CÁI TÔI TÁC GIẢ VÀ BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.


Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống; là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Từ điển thuật ngữ văn học đã chỉ rò: “Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện thế giới, làm cho con người và cuộc sống hiện lên y như thật” [27, tr. 24]. Trong văn học, nhà văn sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật để lí giải và cắt nghĩa đời sống, bày tỏ quan điểm, tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình. Nhờ những hình tượng nghệ thuật đó mà sự vật, sự việc, hiện tượng và con người được khắc họa một cách rò nét, sống động. Bên cạnh đó, thông qua hình tượng nghệ thuật, sở trường, phong cách, tài năng của nhà văn được thể hiện một cách rò ràng và chính xác nhất. Tìm hiểu hình tượng nghệ thuật trong tản văn Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay, chúng tôi tập trung tìm hiểu cái tôi tác giả và bức tranh thế giới.

Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay - 9

3.1. Cái tôi tác giả

Cái tôi tác giả là một phạm trù rất quan trọng, là yếu tố cơ bản hình thành nên phong cách của nhà văn. Trên bình diện triết học, cái tôi là một khái niệm được hiểu là cái tôi bao hàm, trong đó có những đặc tính để phân biệt với cái tôi của những cá nhân khác. Theo quan điểm triết học của Đe-cac-tơ (1595-1650), “cái tôi” được hiểu theo nghĩa: “Tôi tư duy và tôi tồn tại”. Ông quan niệm cái tôi thể hiện ra như một cái thuộc về thực thể biết tư duy, như là căn nguyên của nhận thức duy lí, do đó khẳng định tính độc lập của mình. Phân tâm học định nghĩa về cái tôi là phần cốt lòi của tính cách liên quan đến thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Trong triết lý Phật giáo, "cái tôi" thường gọi là "ngã", là "cái tôi" được trình bày với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán, sinh tử.

Có thể nói, hình tượng cái tôi tác giả trong tác phẩm văn học nói chung được nhà văn thể hiện, sáng tạo như một hình tượng nhân vật độc lập và được tổ chức theo những nguyên tắc nghệ thuật riêng. Nếu hình tượng nhân vật trong tác phẩm


được xây dựng bởi sự hư cấu, được miêu tả theo quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thì hình tượng cái tôi tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện, tự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ của chính tác giả đối với thế giới xung quanh.

Cái tôi tác giả đã tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng có nghĩa là tham gia vào quá trình tư duy hình tượng khi tác giả hình thành nên ý đồ sáng tác. Từ góc độ này, cái tôi nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật với chức năng điều khiển tư duy đi đúng với quy luật sáng tạo và nhận thức. Thông qua hình tượng nghệ thuật, cái tôi nghệ sĩ của nhà văn có sự cảm nhận đa chiều về cuộc sống và thế giới, giúp kiến tạo tác phẩm, tạo nên sự thống nhất nội tại về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Hình tượng tác giả là biểu hiện rò nét sự tự ý thức về vai trò xã hội, đặc biệt là vai trò văn học của người nghệ sĩ trong tác phẩm. Với đặc trưng riêng của thể loại, tản văn bộc lộ trực tiếp cái tôi tác giả. Cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng thời cũng là một phương thức trần thuật quan trọng với tư cách chức năng nghệ thuật: cái tôi ấy đi, thấy, kể, suy ngẫm, ngợi ca, phê phán, đánh giá…

Từ điển thuật ngữ văn học chỉ rò: “Hình tượng tác giả thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm… Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng của mình… Cơ sở tâm lý của hình tượng tác giả là hình tượng cái tôi trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp” [27; tr. 149]. Hình tượng cái tôi tác giả trong các tác phẩm hư cấu (tiểu thuyết, truyện ngắn) chính là hình tượng hư cấu, được thể hiện ấn vào thế giới nhân vật hoặc người kể chuyện, không dễ nhận ra. Nhưng hình tượng cái tôi tác giả trong tản văn hiện lên theo nguyên tắc tự biểu hiện, rút ngắn khoảng cách tối đa giữa nó với tác giả, đặc biệt là gần gũi và mang dấu ấn tác giả. Chính vì thế, nhà văn viết tản văn thường trong khá nhiều trường hợp lấy ngay sự sống tiểu sử của mình làm chất liệu xây dựng tác phẩm. Tản văn là thể loại biểu hiện trực tiếp “cái tôi” của tác giả. Nhà văn là chủ thể lời nói và “nhập vai” một cách tự nhiên, tất yếu vào nhân vật người trần thuật


xưng “tôi”; “ta” hoặc “chúng ta”. Dù sử dụng đại từ nhân xưng nào thì trong tản văn, chúng ta sẽ gặp chính cuộc đời, tâm hồn, lời nói của tác giả trong tác phẩm.

Có thể nói, hình tượng cái tôi tác giả trong tản văn được thể hiện một cách đa dạng. Nó xuất phát từ lí do là mỗi nhà văn có cái nhìn khác nhau về hiện thực đời sống, có giọng điệu riêng, người cầm bút thường trực tiếp bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của bản thân về một vấn đề, một con người, một khung cảnh nào đó trong cuộc sống. Nhìn vào tản văn từ sau 1986 đến nay, hình tượng cái tôi tác giả trong cấp độ khái quát nhất hiện lên với tất cả sự phong phú, sống động của nó, cơ bản được lược quy vào ba biểu hiện chính: cái tôi tự biểu hiện; cái tôi tham dự đời sống xã hội và cái tôi suy tư văn hóa.

3.1.1. Cái tôi tự biểu hiện

Trong tác phẩm văn học, hình tượng tác giả là sự thể hiện của cái tôi thứ hai. Nếu cái tôi thứ nhất là cái tôi trong cuộc sống thực tại của nhà văn thì cái tôi thứ hai là cái tôi của người nghệ sĩ tồn tại trong tác phẩm văn học. Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, đồng thời để lại dấu ấn, phong cách của mình thông qua thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra. Cái tôi thứ hai tự biểu hiện bao giờ cũng xuất hiện dưới một tư thế văn học nào đó, nó ghi dấu ấn chủ thể trong tác phẩm, là tiếng nói của cái tôi thứ nhất, đại diện, chịu trách nhiệm cho những tư tưởng, quan điểm của tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học.

Các tác giả viết tản văn xuất phát từ nhiều động cơ, nhu cầu khác nhau. Trong đó không giấu giếm nhu cầu bộc lộ con người đời tư, cá nhân của chính mình. Chính vì thế, ở nhiều tác giả, tản văn là bản tự thuật đời tư một cách chân thực và sống động nhất.

Di Li, một nhà văn trẻ nổi bật trên văn đàn thời gian gần đây. Với giọng văn sắc sảo, hài hước, Di Li đem đến cho người đọc những góc nhìn và cảm xúc mới lạ về các vấn đề của đời sống. Cuốn tản văn Adam & Eva là tập hợp những câu chuyện xoay quanh các vấn đề của cuộc sống đời thường, về tình yêu, hôn nhân, gia đình, về đàn ông, phụ nữ, bình đẳng giới… Ở đó, cái tôi tự biểu hiện của Di Li đã nói về cuộc sống, tình yêu, về đàn ông hay đàn bà “bằng tâm thế của một người đàn bà để


viết về đàn bà và từ con mắt đàn bà “liếc” sang giới mày râu xem họ nghĩ, họ ứng xử, họ cư xử ra sao”. Với Di Li “người ta hay bảo tôi là người mâu thuẫn. Tôi bảo bản chất của loài người là mâu thuẫn, tôi cũng là con người thì mâu thuẫn có sao” (Mâu thuẫn đàn bà và anh chàng đu đủ sữa - Di Li). Trong cách nhìn nhận về cuộc sống, cái tôi tự biểu hiện của Di Li cũng mang nhiều điểm mới mẻ, cá tính so với những nhà văn khác: “Tôi vốn ghét phải trả lời các câu hỏi mang tính lựa chọn, đặc biệt là trong những trường hợp ta không có khả năng lựa chọn. Xinh đẹp hay trí tuệ hay giàu có thì… Trời sinh ra thế. Trời cho thứ gì xài thứ nấy chứ chọn sao được bây giờ” (Nhan sắc hay trí tuệ hay giàu có). Dù viết về phụ nữ hay đàn ông, cái tôi tự biểu hiện của tác giả đều đưa ra cách nhìn nhận riêng của mình, thường là lật ngược lại hoàn toàn với quan niệm trước nay của số đông. Cái tôi ấy cho rằng sinh con gái, kể cả sinh đến hàng chục đứa vẫn thích hơn sinh được con trai, và đưa ra nhiều dẫn chứng về lợi ích của việc sinh con gái. Trong khi đó, đàn ông sinh ra trên đời này là khổ, đến lúc chết vẫn đeo thêm vô số nỗi khổ nữa. Lí giải cho sự thất bại trong tình yêu và hôn nhân, cái tôi tự biểu hiện cũng cho rằng lí do duy nhất là người ta không thể hiểu được chính bản thân mình và người khác. Mặc dù cách lí giải đó thông qua những câu chuyện vui bởi sự hài hước, bông lơn nhưng dấu chấm kết của mỗi câu chuyện thường đem lại một nụ cười buồn sâu sắc.

Với Nguyễn Ngọc Tư, cái tôi luôn thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, triết lí về lẽ đời, lẽ người. Cái tôi ấy băn khoăn, trăn trở, day dứt trước những bất cập, nhiêu khê của hiện thực đời sống, bởi theo tác giả, “con người còn dễ bị đánh mất hơn cả thiên nhiên, vì người có khả năng tự mình đánh mất mình” (Khoảnh khắc của hoa quỳnh - Nguyễn Ngọc Tư). Cái tôi cá nhân đời tư còn biểu hiện qua những dòng hoài niệm về ký ức tuổi thơ rất đỗi êm đềm. Thông qua hình ảnh cây lau sậy trong Chập chờn lau sậy, Nguyễn Ngọc Tư bộc lộ nỗi nhớ quê hương và những kỉ niệm tuổi thơ. Dường như lau sậy chính là hình ảnh bình dị của quê hương, mang theo bên mình như mỗi hành trang rất đỗi thiêng liêng: “Kỉ niệm về lau sậy khiến tôi chẳng thể nào quên, nhớ ông ngoại lúc giận quá hay nhặt cây sậy đánh cháu. Roi không gây đau, tôi hí hửng nghĩ ông ngoại mờ mắt, lớn lên mới biết chính mình mờ


mắt. Hình ảnh lau sậy cũng mang đến cho tôi nhiều trăn trở qua những bông sậy long đong kết lại thành chùm, xoay tròn trên nền gạch, thấy buồn” (Chập chờn lau sậy - Nguyễn Ngọc Tư). Hình ảnh lau sậy cứ chập chờn trong hoài niệm nhuốm đầy thương nhớ. Nỗi buồn, sự cô đơn cùng với những chiêm nghiệm về lẽ đời cũng đượm thêm khi cái tôi tác giả nhìn một nhành lục bình liu riu, thiu thỉu trên mặt sông: “lần đầu tiên tôi phát hiện ra vẻ đẹp của nỗi cô đơn, sưu tập thêm một biểu tượng của cái buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng bìm bịp thăm thẳm theo con nước, bầy đom đóm leo lét trên rặng bần. Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trải dài, thông thống, mênh mông, cởi mở...” (Lục bình - Nguyễn Ngọc Tư) và nhân vật tôi thiết nghĩ: “con người ta còn tự cầm tù mình bằng những ảo vọng ngông cuồng được thì sá gì đám lục bình hèn mọn này, sá chi con chim trong lồng kia...” (Lục bình - Nguyễn Ngọc Tư).

Cái tôi trong Tản văn Nguyễn Nhật Ánh luôn khát khao tìm mọi cách để thỏa mãn nỗi nhớ quê hương xứ sở. Quê hương với những điều bình dị, gần gũi, thân thuộc luôn hiển hiện trong tâm trí nhà văn. Cái tôi tự biểu hiện ấy thẳng thắn thừa nhận: “Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của người hành nghề bằng con chữ. Những kỉ niệm, những vùng đất, những gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn tự hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ - một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong những trang viết của mình” (Sương khói quê nhà - Nguyễn Nhật Ánh). Theo dòng tâm tư của kí ức, nhà văn đã gặp lại hình ảnh và mùi thơm quen thuộc của những quả thị ở một chợ nhỏ bên đường. Quả thị trong kí ức của nhân vật tôi và những người khác không hẳn là một món ăn mà còn là một món chơi, nó đã trở thành một phần của kỉ niệm, của những ngày thơ ấu lớn lên ở miền quê nghèo miền Trung. Sau này, tác giả sinh sống và làm việc ở phương Nam, hình ảnh và mùi thơm của thị chỉ theo về qua những giấc mơ hoài niệm. Bởi thế, khi gặp rổ thị bày bán ven đường, tác giả đã dừng chân mua hết cả rổ thị mà không cần


trả giá. Với tác giả, những kỉ niệm của tuổi thơ đã trở thành những món hàng vô giá mà không phải lúc nào cũng gặp lại được. Nhân vật tôi đem rổ thị trở về và đặt trên bàn để bồi hồi nghe lại hương thơm, lắng lòng với tuổi thơ, với hoài niệm của quá khứ (Cây trái tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh). Ngày nay khi cuộc sống đã đủ đầy liệu còn ai nhớ tới những loài cây bình dị ấy hay không? Liệu còn ai nhắc tới những kí ức tuổi thơ tươi đẹp mình từng có trong đời? Trong Thương nhớ Trà Long, tình cảm gia đình còn được biểu hiện trong tình cảm của tác giả đối với quê hương xứ sở. Ở đó, cái tôi của tác giả kể về những khoảng trời thơ ấu nhọc nhằn, vất vả nhưng chứa chan tình cảm thiêng liêng: “Khi tôi còn nhỏ, gia đình đông con lại con nhà công chức nên cuộc sống nhọc nhằn vất vả. Tháng nào nhà hết gạo mà chưa kịp lãnh lương ba tôi lại vào nhà dì. Dì làm ruộng, nhà ở Trà Long, vào nhà dì thế nào lúc ra về ba tôi cũng được dì tặng vài chục kí gạo đem về cho chúng tôi. Lần nào ba tôi nhắc về mảnh đất Trà Long là chúng tôi lại nháo nhác tranh nhau đi” (Thương nhớ Trà Long - Nguyễn Nhật Ánh). Tình cảm gia đình là vậy, dù cho không phải là cha mẹ nhưng tình cảm của người dì cũng thật thân thương trìu mến. Thời gian càng trôi qua, càng xa cách Trà Long tuổi nhỏ. Ngăn cách nhân vật tôi với Trà Long trong thời kì đó không chỉ là khoảng cách về không gian, thời gian, mà còn cả những dâu bể đời người. Mãi năm tháng về sau khi cuộc sống bớt vất vả, tác giả mới có dịp về thăm lại Trà Long chứng kiến mái tóc bạc của dượng và bao vết nhăn được thời gian chạm trổ trên mặt dì. Khoảnh khắc rưng rưng bởi những kí ức tuổi thơ thật tươi đẹp chẳng bao giờ trở lại. Bình dị, đùm bọc, yêu thương ở những năm tháng cơ cực của đời người đã sưởi ấm trái tim con người - đó là tình cảm gia đình.

Viết về tình yêu, cái tôi tự biểu hiện trong tản văn của Tuệ Mẫn dằng dặc những suy tư, nỗi niềm trăn trở. Sự khát khao mãnh liệt trong tình yêu luôn đi cùng những cảm giác bất an, lo sợ rằng ngày mai đối phương sẽ bỏ mình mà đi mất. Cái tôi tỏ ra sợ hãi, sợ mất đi người yêu dấu. Đôi khi đang ở bên cạnh anh, được anh ôm thật chặt, cảm giác ấm áp, an toàn, hạnh phúc mà cái tôi ấy bỗng “gờn gợn suy nghĩ, chẳng biết tại sao nữa, lại nghĩ rằng nếu một ngày không còn ở cạnh anh nữa thì sẽ như thế nào, rồi buồn, tự nhiên chảy nước mắt” (Hay là thôi, mình đừng nói chuyện

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí