Nghệ Thuật Biểu Hiện Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim



Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VI THÙY LINH, LY HOÀNG LY, BÙI SIM SIM

Trong nghệ thuật, sự đồng điệu giữa nội dung và hình thức chính là yếu tố quyết định sự thành công của chỉnh thể tác phẩm. Đối với văn học, sự phát triển nhanh chóng và phong phú của nội dung thơ trữ tình luôn gắn liền với sự vận động đa dạng của cái tôi trữ tình, cùng với đó, các yếu tố hình thức nghệ thuật cũng luôn được người sáng tác tìm tòi và thể nghiệm ở những cách biểu đạt mới. Bởi vậy, khi nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ trẻ đương đại, để có thể nhìn nhận và đánh giá được bức tranh toàn thể của thơ ca đương đại, người nghiên cứu không chỉ đi vào tìm hiểu những đổi mới trong nội dung, quan niệm, tư duy thơ của người sáng tác từ những tác phẩm thơ, mà cần phải hiểu được nguyên tắc xây dựng thế giới trữ tình thơ qua hình thức nghệ thuật. Các nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim qua những tác phẩm thơ của mình đã bộc lộ rõ những khao khát được cách tân hình thức cho thơ ca. Mặc dù thơ trẻ hiện nay chưa tạo nên được những đỉnh cao về nghệ thuật, nhưng họ đã góp phần tích cực trong việc làm nên diện mạo mới cho thơ đương đại Việt Nam.

3.1. Thể thơ


3.1.1. Thể thơ tự do

Trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam, hơn mười thế kỉ qua kể từ khi chữ Hán được sử dụng làm văn tự, thi ca bị chi phối bởi thơ Đường, thơ Tống, thơ cổ điển Trung Quốc. Người thi sĩ luôn phải sáng tác theo những vần điệu, niêm luật có sẵn. Bên cạnh đó, thể thơ lục bát, song thất lục bát là những thể thơ dân tộc cũng làm nên tính cân bằng, đối xứng với những quy định về nhịp điệu, vần điệu và các motif thẩm mỹ. Những khuôn mẫu sẵn có của quy tắc làm thơ đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người sáng tác trong suốt quãng thời gian dài. Chính vì thế, nền văn học Việt Nam khi bước sang giai đoạn văn học hiện đại, thể thơ tự do được các nhà thơ sử dụng giống


như một sự “cởi trói” về hình thức nghệ thuật. Bước sang giai đoạn văn học sau đổi mới 1986, thơ tự do trở thành thể thơ chủ yếu được sử dụng trong sáng tạo thi ca.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong quá trình sáng tác, những nhà thơ đương đại không chỉ muốn vươn tới sự tự do trong ý thức mà còn thể hiện nó qua hình thức nghệ thuật. Với thể thơ tự do, người nghệ sĩ muốn biểu hiện sự tìm tòi, khám phá và cách tân nhịp điệu, vần điệu và giọng điệu trong thơ. Chính tính chất tự do, không gò bó, không luật lệ về vần nhịp, về số từ, số câu trong một khổ, mà thơ tự do đã mở đường cho những cách tân, sáng tạo trong thi ca. Thơ tự do ngày nay là một hình thức của thơ phá thể, câu thơ không vần nhịp, dài ngắn co duỗi linh hoạt; tuy nhiên vẫn có sự liên kết nội tại giữa các yếu tố cấu thành, tạo nên một hợp chỉnh thống nhất. Với những ưu thế này, thơ tự do là thể thơ dễ dàng có thể truyền tải nội dung phức tạp của những vấn đề xã hội đương đại.

Trong nền văn học Việt Nam, thơ tự do xuất hiện đầu tiên và phát triển mạnh mẽ trong phong trào Thơ Mới. Từ sau phong trào Thơ Mới, thơ Việt Nam hầu hết đều sử dụng lại những thể thơ mà Thơ Mới đã sử dụng, đặc biệt là thể thơ tự do được sử dụng nhiều nhất và luôn có những cách tân, đổi mới, những tìm tòi, thể nghiệm mới trong chính thể thơ tự do trong văn học đương đại. Có thể thấy, thơ Việt Nam đang đi dần đến khuynh hướng chung là hướng đến thể thơ tự do. Theo khảo sát của Nguyễn Thị Mai trongTuyển tập thơ Việt Nam 1945 – 1985, trong tổng số 214 bài thơ giai đoạn này, có tới 119 bài thơ thuộc thể thơ tự do. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Phạm Quốc Ca trong Thơ Việt Nam 1975 – 2000, trong tổng số 1144 bài thơ thuộc giai đoạn này đã có tới 645 bài thơ thuộc thể thơ tự do. Như vậy, chúng ta có thể nhận định, thơ tự do từ năm 1945 đến 2000 là thể thơ được sử dụng nhiều nhất và chiếm ưu thế nhất trong sáng tác thơ ca. Khảo sát thơ nữ trẻ đương đại qua các sáng tác của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim, ta thấy: trong thơ Vi Thùy Linh với tổng số 248 bài của 6 tập thơ Khát, Linh,Đồng Tử, ViLi in Love, Phim đôi – Tình tự chậm, ViLi in Paris có tới 237 bài thơ tự do (chiếm 95,5%). Ly Hoàng Ly với hai tập thơ Cỏ

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 11


trắngLô lô có tới 70/76 bài thơ thuộc thể thơ tự do (chiếm 92,1%). Trong tổng số 63 bài thơ thuộc hai tập thơ Thì thầm lá non Giữa haichiều quên nhớ của nhà thơ Bùi Sim Sim, có 45 bài thơ tự do (chiếm 71,4%). Qua kết quả thống kê trên, chúng ta có thể thấy, thể thơ tự do trong thơ nữ trẻ đương đại được sử dụng rộng rãi, được ưa chuộng và chiếm ưu thế. Thơ trẻ đương đại đang trên hành trình mở hướng về thi pháp thơ hiện đại, tự do trong lối viết, tự do trong tư duy là một hình thức thể hiện cái tôi bản ngã. Con đường đi của thơ luôn mở ra những lối rẽ, những khúc quanh đầy bí ẩn mà mỗi nhà thơ có thể tự tìm cho mình một hướng đi, một cách thể hiện của riêng mình trong sự vận động chung của thơ ca Việt Nam là hướng đến tự do.

Trong thơ đương đại Việt Nam, các nhà thơ trẻ đi theo hai khuynh hướng chính: tiếp nối thơ truyền thống và bứt phá khỏi thơ truyền thống. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều là những nhà thơ đi theo con đường thơ tự do đổi mới. Bởi thơ tự do là sự mở rộng của biên độ, dung lượng các từ ngữ trong câu và các câu trong khổ. Vì vậy, những nhà thơ nữ trẻ luôn thể hiện cá tính sáng tạo thông qua việc biểu hiện của hình thức nghệ thuật trong thơ tự do. Các tác giả tiến tới hình thức cực đại: số lượng âm tiết dài không hạn định, diện tích câu thơ mở rộng, co dãn linh hoạt, hình ảnh lớp lang, trùng điệp. Đây chính là hình thức cao nhất của thơ tự do là thể thơ văn xuôi, một phá thể của thơ tự do so với giai đoạn trước, hình thành nên một thể thơ mới với cách biểu đạt mới. Hình thức thứ hai là hình thức cực tiểu: số lượng câu chữ bị giảm thiểu đến mức tối đa, thông tin, hình ảnh ngắn gọn, cô đọng không tuân theo quy tắc vần nhịp, số câu, số chữ… Chính sự phong phú, nhiều cách biểu đạt khác nhau của thơ tự do mà mỗi nhà thơ với sự vận dụng linh hoạt những hình thức khác nhau đã tạo nên cho mình một hướng đi riêng, tạo nên cái tôi cá tính độc đáo, khẳng định phong cách riêng về hình thức biểu đạt của mỗi nhà thơ:

VớiVi Thùy Linh, việc sử dụng thể thơ tự do là một phương tiện hữu hiệu nhất để biểu đạt thế giới cảm xúc của mình. Cũng như các nhà thơ khác cùng thời đại, Vi


Thùy Linh viết thơ tự do là sự tiếp nối giai đoạn văn học trước đó, nhưng chị đã tạo nên cho mình một ấn tượng riêng, một cá tính riêng từ thơ tự do. Với thể thơ tự do, Vi Thùy Linh được thể hiện hết mình với cá tính “ồn ào”, mạnh mẽ, mà phần nhiều là sự dâng trào cảm xúc dường như không hề tiết chế với dung lượng dài của câu thơ. Nữ nhà thơ lựa chọn cách viết thơ bằng thể tự do là cách “thấy mình trong đó”, để “bộc lộ cảm xúc một cách nguyên bản chất”. Thơ tự do của Vi Thùy Linh thường là những bài thơ không đăng đối về số lượng câu chữ, những câu thơ dài ngắn khác nhau và đặc biệt là không có sự hiệp vần. Nhà thơ dùng thi pháp để diễn đạt nội dung và xây dựng hình ảnh cá nhân chứ không chú ý nhiều đến vần nhịp:

“Mưa ăn năn rơi

những dấu trừ

Lơ lửng không trung giọng baritone hát romance tiếng Ý” (Vũ trụ trong tay)

Đôi khi, nhà thơ lại sử dụng những câu thơ với hình thức cực tiểu và cực đại đan xen nhau, kết hợp nhau tạo nên nét độc đáo của cá tính sáng tạo riêng:

“Con Rơi Xuống

Dòng sông đỏ đang chuyển dịch vào bóng những vì sao


Đêm, sông cũng không ngớt sóng


Từng cánh sao ướt sáng dần chìm, con chỉ ước mình bé thơ, khi hiểu những điều lớn lao chẳng làm vơi đi bất hạnh mỗi đời người”

(Những đối lập)


Thơ tự do của Linh vốn khác lạ, đại đa số những bài thơ của Linh là những câu thơ trải dài miên man, mạch thơ bất tận theo hình thức cực đại của dung lượng từ ngữ trong câu thơ: “Trò Domino với hiệu ứng lan truyền, đổ sang nhau những ăn năn – bất cần, trong sạch – vấy bẩn, ý nghĩa – vô bổ,cạn kiệt – lấp đầy, tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lưu lạc, trấn tĩnh và hoảng loạn” (Sinh ngày mồng 4 tháng 4). Lớp lớp ngôn từ với cú pháp câu thơ như được trưng nở, mở rộng, câu trước là khởi nguồn cho sự phát triển của câu sau, sự nối tiếp như kéo dài không ngừng nghỉ: “Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, để Anh đến bên em, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt” (Ngày 23 tháng 3, nơi ánh sáng). Đó là dòng cuồng lưu của người con gái mà xúc cảm lúc nào cũng dâng cao mãnh liệt. Hình thức là sự biểu đạt của nội dung, những câu từ, những hình ảnh trùng điệp, rậm rạp là sự biểu đạt của tâm hồn và tư duy đầy phức tạp. Nói chung, thể thơ tự do được Vi Thùy Linh tận dụng một cách tối đa để biểu đạt những tư tưởng và nội dung thơ, bên cạnh đó, thể thơ tự do là một yếu tố quan trọng của việc thể hiện cái tôi chủ thể với những cá tính sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ Vi Thùy Linh.

Với Ly Hoàng Ly, thơ tự do cũng được nhà thơ sử dụng nhiều (92,1%) và biểu đạt được nội dung phản ánh hiện thực và cảm xúc cũng như cá tính sáng tạo của chủ thể sáng tác. Hình thức trong thơ tự do của Ly Hoàng Ly là một phép tạo hình hoàn hảo:

“Cô bé ấy xinh như một chiếc lá


Chiếc lá trắng ngần Tròn mông mênh

Mông mênh Và vỡ”

(Lá trắng)


Đôi khi, ngôn từ là sự biểu đạt của cái tôi quẩn quanh trong những xúc cảm, những suy tư, khi cái tôi đối diện với chính mình và thơ tự do đã biểu đạt được những nhu cầu thể hiện của tâm hồn:

“Đêm nay có bao nhiêu hạt mưa nhỉ một – hai – ba bốn – năm – sáu – bảy

tám – chín


mười –mười một –mười hai –mười ba–mười bốn–mười lăm–mười sáu–mười bảy mười tám

mười chín – hai mươi hai

mốt hai hai hai


ba hai bốn hai lăm hai sáu

hai bảy hai tám hai chín”


(Lô lô)


Đó không chỉ là sự giãi ra của những ngôn từ, số đếm, đó còn là sự tượng hình của những hạt mưa rơi, là sự vụn vỡ, lả tả không kết dính của chuỗi cảm xúc người con gái đếm mưa khi suy tư về thời gian và tuổi tác. Đôi khi nhà thơ lại trải lòng mình với những suy tư qua những câu thơ cực đại, số lượng từ ngữ trong câu lớn kiểu như:

Trên con đường ta đi, một chiếc lá khẽ khàng rơi cũng khiến ta giật mình vì cái gọi là “TỒN TẠI” Có những phút ta thấy mình đang rơi xuống đời rơi rất sẽ,

rơi vào căn nhà mênh mông nơi mỗi ngày ta vẫn ăn và ngủ - nơi những người thân mỗi ngày rào rào ào vào cuộc sống.”



(Có thể)


Thơ tự do với những hình thức biểu đạt khác nhau trong sự sáng tạo của Ly Hoàng Ly cùng với những nét phá cách trong việc tạo hình bởi ngôn từ là những đặc trưng nổi bật tạo nên nét riêng độc đáo trong thơ Ly Hoàng Ly.

Với Bùi Sim Sim, nhà thơ có sự giao thoa nhiều nhất với thơ ca giai đoạn trước trong thi pháp sáng tác nhưng cũng ưa chuộng việc sử dụng thể thơ tự do với 45 trên tổng số 63 bài thơ (chiếm 71,4%), những bài thơ còn lại chủ yếu sử dụng thể thơ 6 chữ, thể thơ 5 chữ và thể thơ 7 chữ, 8 chữ. Bùi Sim Sim cũng đã có nhiều sáng tạo và cách tân trong thơ tự do, hình thức thể hiện là sự bổ trợ cho nội dung và nhấn mạnh giọng điệu, tạo nhịp điệu:

Có tự bao giờ mùa thu

cho những đôi gái


trai dập dìu

hạnh phúc?


Có tự bao giờ


cháy niềm khao khát nửa đời mình

đích thực


ở trong nhau?

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí