Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 13


diễn “Ăn xin hạnh phúc trong đêm”, Ly Hoàng Ly xuất hiện một cách câm lặng, cắt băng keo dán kín miệng, dang tay cầu xin hạnh phúc giữa những người vãng lai đúng như hình ảnh thơ: “Đeo kính râm trong đêm/ Một tròng kính đỏ một tròng kính đen/ Tại sao người đàn ông dán băng keo kín miệng?/Cố biến mình thành kẻ ăn mày dị dạng/ Nhún nhảy xin hạnh phúc”(Ăn xin hạnh phúc). Thế giới của cái tôi chủ thể được trình diễn không chỉ bằng ngôn từ mà còn bằng đường nét, hình khối. Căn phòng trắng với bốn bức tường vải voan trắng, giữa căn phòng, cây thánh giá được bọc kín bởi tấm vải trắng kẹp chặt bằng những chiếc kẹp gỗ: “Tôi trong phòng trắng/ Không ai nhìn thấy tôi/ Không ai nhìn thấy/ phòng trắng/ Tôi cũng không nhìn thấy tôi/ Tôi cũng trắng như phòng trắng” (Phòng trắng). Một tác phẩm trình diễn khác, khi Ly Hoàng Ly ngồi trên thánh giá, băng bó mình, bao nhiêu kẹp phơi quần áo găm khắp thân thể, nàng là: “Người phụ nữ tự trói mình/ Người phụ nữ bảo mọi người này anh này chị ơi hãy trói tôi lại”“Trong tư thế trói gô/ Người phụ nữ không tìm thấy xác mình/ Chỉ thấy rêu xanh lét chân tường/ Chỉ thấy đêm đầm đìa nước mắt…”(Performance photo). Người phụ nữ tự cầm tù mình trong căn nhà trắng, tự trói mình, băng bó mình. Đó là thế giới nghệ thuật của Ly Hoàng Ly, thế giới của cái tôi với tâm hồn bị kìm kẹp, thân thể bị cầm tù.

Nhà thơ Vi Thùy Linh với tập thơ Phim đôi – Tình tự chậm là sự phối kết hợp rõ nhất giữa thơ và các loại hình nghệ thuật. Linh giới thiệu: “Chuyển hóa nghệ thuật thứ bảy thành ngôn ngữ viết, tôi làm phim tác giả, bằng thi ca”[32]. “Cuốn phim thơ – giai phẩm hội tụ các họa sĩ, dịch giả, nhà văn, nhà thơ, đạo diễn, nhà nhiếp ảnh, mà tên tuổi của họ là niềm hãnh diện cho chủ đích liên tài của tác giả. Đỉnh cao của sự sống là sự hợp linh nghệ thuật và tình yêu”[32].Mục đích của cuốn phim thơ không chỉ là sự hợp linh những loại hình nghệ thuật, đan xen, kết hợp với nhau mà còn là nơi để Vi Thùy Linh tôn vinh những người nghệ sĩ xứng danh.Tại buổi ra mắt Phim đôi – Tình tự chậm(Tại Không gian Sáng tạo Trung Nguyên – 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội),


Linh cùng các nghệ sĩ nổi tiếng đã thực sự gây ấn tượng với độc giả.Mỗi bài thơ được Linh viết và trình bày như một cảnh phim, ở đó chất thơ và chất điện ảnh đan quyện nồng nàn. Trước đó, Vi Thùy Linh cũng đã tham gia cuộc trình diễn thơ theo phong cách đương đại “Poetry & performance” cùng một số tác giả thơ trẻ tại Lý Club (số 51 Lý Thái Tổ). Vi Thùy Linh cũng có dịp trình diễn thơ của mình trong hoạt động trình diễn thơ có tiêu đề “Chuyến xe thơ” tại khán phòng của Hội đồng Anh (Số 45, Cát Linh, Hà Nội). Vi Thùy Linh là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam được mời thực hiện một đêm thơ riêng, cũng là nhà thơ đầu tiên thực hiện tour diễn Pháp – Châu Âu, chị với nỗ lực để thơ ca Việt Nam vang trên đất khách, để tiếng Việt mãi đẹp trong lòng kiều bào xa quê hương. Không chỉ vậy, Vi Thùy Linh cùng nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đã làm nên đêm thơ – nhạc lần đầu tiên được tổ chức tại Toulouse (Pháp) mang tên “LITI thi ca” với chủ đề “Giấc mơ và tình yêu”, hai người nghệ sĩ trẻ đã mang đến cho khán giả thưởng thức sự hòa quyện giữa thơ và nhạc được thể hiện một cách hài hòa, độc đáo. Nhà thơ Vi Thùy Linh và nghệ sĩ Saxophon Quyền Thiện Đắc và nghệ sĩ Nguyễn Văn Toàn cũng đã chinh phục người yêu thơ bằng những buổi trình diễn tại Warszawa, thơ và âm nhạc được kết hợp một cách nhuần nhuyễn đem lại cho khán thính giả những phút giây lắng đọng ngập tràn với nghệ thuật. Vi Thùy Linh còn có đêm trình diễn thơ tại Bruxelles – Vương Quốc Bỉ; đêm trình diễn thơ với tiêu đề “Tự tình Lyon” tại Pháp; trình diễn thơ tại Praha Cộng hòa Séc theo lời mời của lãnh đạo cộng đồng người Việt Nam tại Séc…

Mặc dù những tác phẩm thơ trình diễn với số lượng công chúng còn hạn chế, còn rườm rà và khó hiều, nhưng những thể nghiệm ở loại hình mới này cho thấy, trình diễn thơ không phải là một lối giết chết thơ, một lối thơ tắc tị, lai căng như nhiều người nhận định; mà đây là một hướng đi mới trên con đường hiện đại hóa thơ ca. Hình thức thơ và câu thơ được giải phóng kéo theo sự đa dạng hóa về giọng điệu. Lối trình diễn thơ là một hình thức mới mẻ của thơ, tạo nên sự xâm nhập lẫn nhau của nhiều loại hình


nghệ thuật là sự thể hiện của cái tôi độc đáo, ưa sự khác biệt của các nhà thơ trẻ ngày nay. Xuất phát từ ý thức muốn nắm bắt, tiếp cận đời sống hiện tại, hiểu được sự vận động tất yếu của thơ, những nhà thơ đương đại tạo cho mình hướng đi tích cực, linh động; chối bỏ hoặc phủ định một số đặc điểm vốn có của thơ cũ, bổ sung cho mình những tố chất mới, tạo nên những khuôn khổ mới.

3.2. Giọng điệu

Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng của hình thức nghệ thuật và là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học.Giọng điệu có vai trò lớn trong việc thể hiện phong cách cá nhân, tạo nên bản sắc riêng của tác giả.Một nhà văn, nhà thơ thực tài sẽ luôn tạo được giọng điệu riêng cho mình. Giọng điệu cho thấy thái độ, tư tưởng, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của mỗi nhà thơ; qua đó ta thấy được nét riêng mang đặc trưng phong cách sáng tác của tác giả. Không chỉ là yếu tố mang đặc trưng cá thể, giọng điệu chung trong văn học mỗi thời kỳ khác nhau lại khác nhau; mỗi nhà văn, nhà thơ sống trong thời đại nào sẽ chịu ảnh hưởng của thời đại đó; lịch sử góp phần quyết định âm hưởng chung cho văn học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong thơ ca, thời kỳ trước đổi mới, giọng cao với âm hưởng hào hùng, ngợi ca, kêu gọi, cổ vũ…gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là giọng điệu chủ đạo của thơ ca. Đến nay, giọng trầm đã thay cho giọng cao; các nhà thơ đương đại không cùng xướng lên bản hợp ca với cùng chung tông cao nữa, mà mỗi người lại mang một sắc thái khác nhau, một giọng điệu trầm bổng khác nhau. Chính điều này đã làm nên sự đa dạng về giọng điệu, nổi bật lên là các giọng: giọng hoài nghi, chua xót; giọng chất vấn, phê phán; giọng chiêm nghiệm, triết lý; giọng trào lộng, giễu nhại. Sự đa dạng nhiều giọng điệu khác nhau của thơ sau đổi mới đã tạo nên đặc trưng, tạo nên bình diện chung cho thơ ca đương đại Việt Nam. Nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ đương đại qua Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim; chúng tôi nhận thấy bên cạnh âm hưởng chung của tính nữ và của thời đại, mỗi tác giả lại tạo cho mình


Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 13

một số giọng điệu mang tính đặc trưng biểu đạt cái tôi cá nhân. Họ luôn khao khát khẳng định cái tôi cá nhân độc đáo, riêng biệt; giọng điệu riêng cũng chính là một phương thức tạo nên bản sắc riêng của cái tôi cá nhân mỗi nhà thơ.

Với Vi Thùy Linh, khao khát khẳng định cái tôi cá nhân là rất quyết liệt, bởi vậy đọc thơ chị chúng ta dễ dàng nhận ra một giọng điệu rất riêng, giọng điệu xuyên suốt các sáng tác của chị, đó là giọng đắm say, mãnh liệt nhưng vẫn nồng nàn, nữ tính. Với sức trẻ, với một tâm hồn đam mê, khao khát sống và yêu hết mình, Vi Thùy Linh đã thổi vào thơ chị một giọng điệu mãnh liệt, cuồng say. Trần Đăng Khoa nhận định: “Chị chỉ sống đúng như những gì mình có. Nghĩ theo cách nghĩ của riêng mình. Rồi cất tiếng nói cũng của chính mình.Tất cả đều hồn nhiên và giản dị”[29]. Bởi Vi Thùy Linh luôn phơi bày chính mình vào những trang thơ và bởi chị luôn yêu và yêu hết mình nên chị luôn tạo được cho mình một giọng điệu riêng, Linh nói: “Thể xác chỉ là minh họa của tinh thần”, tôi đã viết và sống như thế. Tinh thần, quan điểm chi phối, định đoạt hành động và cách sống.ViLi in love, Vi Thùy Linh đang yêu, lúc nào chẳng yêu.”[32]. Bởi cái tôi Vi Thùy Linh luôn say mê với tình yêu, không bao giờ ngừng yêu nên trong thơ chị luôn chất chứa niềm khao khát yêu đương: “ Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng/… Phát điên nhớ cái hôn phát điên” (Chân dung).Đó là tiếng nói của người phụ nữ mạnh bạo dám nói lên ước muốn đang sục sôi trong mình. Thơ là tiếng lòng của người con gái không khi nào ngừng khao khát yêu thương: “Cả đời chỉ muốn Yêu – Yên/ Từng giây đan thân đan môi” (Thái Bình Dương) và quan điểm về tình yêu “Chỉ tình yêu/ Tái sinh từng – thế - giới” (Một truyện ngắn về nàng Tím hay là Eva Linh). Với Linh, tình yêu là tất cả, tình yêu như một ma lực mạnh mẽ, tình yêu có thể cải tạo thế giới, chị mong muốn “bằng con mắt tình yêu cải hóa thế giới”. Thế nhưng có những lúc, cái tôi trữ tình trong thơ Linh lại mê đắm và đầy cao thượng: “Ngay cả khi Anh làm em buồn thảng thốt/ Em vẫn hướng về Anh bằng tình yêu trọn vẹn của mình” (Người dệt tầm gai). Tình yêu ấy chính là nơi bến đỗ an yên, là lựa chọn duy nhất và


cũng là niềm tin mãnh liệt của người con gái: “Bên bờ thời gian/ Sinh nhật thủy lưu năm tháng/ Ngực Anh là sân bay duy nhất ViLi tới/ Để không bay!” (VN 107). Không chỉ là giọng điệu tình yêu đắm say, cuồng nhiệt mà ta còn bắt gặp trong thơ Linh một giọng điệu nồng nàn, dịu dàng và đằm thắm của khao khát làm mẹ. Vi Thùy Linh nổi loạn khi viết về tình mẫu tử và khao khát làm mẹ khi tuổi mới đôi mươi: “Con ơi! Con ơi! Con đang bay ở đâu? Con đang bay ở đâu!?”(Những mặt trời phôi thai), “Bầy con tôi phúng phính/ Răng sún má lông tơ/ Ham ăn như heo đói/ Dắt bố mẹ vào mơ” (Đồng dao sông Thao). Trong tình yêu đôi lứa, cái tôi Vi Thùy Linh mãnh liệt, sôi nổi bao nhiêu thì trong tình mẫu tử, Linh lại dịu dàng, đằm thắm bấy nhiêu. Bên cạnh giọng sôi nổi, mãnh liệt trong tình yêu và tình mẫu tử, ta còn thấy giọng quyết liệt, dứt khoát khi Vi Thùy Linh nói về sống và viết. Linh khẳng định cá tính mạnh mẽ của mình: “Quyết làm những gì mình muốn” (Tôi) và dứt khoát “căm thù sự bất công, giả trá”. Đó là một cái tôi với cá tính dữ dội, một cách nhìn cuộc sống đầy thẳng thắn, điều đó đã được thể hiện qua giọng quyết liệt, dứt khoát khi khẳng định chính mình. Đọc thơ Vi Thùy Linh, chúng ta cũng nhận thấy một cái tôi trực cảm trước những vấn đề hiện đại qua giọng trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm và đầy hoài nghi về cuộc sống. Nếu như Xuân Diệu triết lý về nỗi buồn như là: “Trái đất - ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung (Lệ - Xuân Diệu) thì Vi Thùy Linh lại suy tư về nỗi buồn trần thế: “Tại sao nước mặn chiếm ba phần tư trái đất/ Tại sao con người ít cười hơn khóc?” (Những đối lập). Cái tôi trữ tình đôi khi lại giọng lo sợ trước thời gian: “Lớn rồi, lại hoảng sợ thời gian mỗi lần sinh nhật” (Sinh nhật); “Ta âu lo một ngày/ Bàn tay nhăn nheo những sợi tóc bạc ngã gục/ Những sợi tóc không thể mọc thêm không bao giờ đen được nữa/ Màu trắng run lên” (Lặng lẽ); “Tôi vẫn sợ da mình đồi mồi/ “Lớp lớp” rêu ấy làm sao có thể cọ?” (Rêu)… Nói chung, Vi Thùy Linh đã tạo nên cho mình một giọng điệu riêng đa sắc thái, khi là giọng mãnh liệt, sôi nổi, đắm say trong tình yêu; khi là giọng đằm thắm, dịu dàng trong khao khát làm mẹ; khi lại quyết


liệt, dứt khoát nói về quan điểm sống và viết; và có khi lại hạ giọng suy tư, trăn trở, triết lý về cuộc đời.

Người nghệ sĩ Ly Hoàng Ly cũng tạo cho mình một giọng điệu riêng trong thơ, trong chất riêng đó, ta cũng thấy được tính đa diện và phong phú của giọng thơ Ly Hoàng Ly. Trước hết, chị tạo nên trong thơ mình giọng đắm say của người phụ nữ trong tình yêu, khát khao giao cảm và thấu hiểu. Không sôi nổi và cuồng say như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly thể hiện mình trong thơ một cách nhẹ nhàng mà tinh tế: “Đêm nay/ Đi bên anh,/ Lặng lẽ/ Xin anh đừng nhìn em/ Câm lặng thế/ Em sợ phải khờ dại,/ Sợ tan trong mắt anh…” (Sợ).Có đôi khi, Ly cũng đẩy tông giọng và cất tiếng nói cho khao khát trong mình: “Hãy bắt đêm/ Nhốt trong lon đựng dế/ Để đêm gáy lên/ Gáy lên/ Cho đến khi trời xanh” (Gáy). Và cũng có khi, người con gái lên tiếng than cho sự cô đơn và nỗi buồn của chính mình trong tình yêu: “Dòng sông hát lên tôi/ Có tiếng từ thẳm sâu cựa quậy trong tôi/ Tiếng hát từ dòng sông hằn lên hơi thở tôi/ Hằn lên đôi mắt anh sâm sẫm/ Thẫm mình tôi” (Khi dòng sông hát). Nỗi đau đôi khi cũng nhẹ nhàng như chính giọng thơ Ly Hoàng Ly:“Dưới ánh trăng vông vênh/ Đêm nay/ là đêm cuối/ Con đường yên ắng hơn cả đêm/ tỏa hai lối/ Bóng trăng đè lên nỗi đau./ Thôi thì là tình đầu/ Thôi thì là dang dở/ Thôi thì đành là cành bàng khô lặng ngắt/ nghe nỗi đau đang thâm thẫm vào đêm” (Chỉ là tình yêu). Cũng giống như Vi Thùy Linh, nhà thơ Ly Hoàng Ly cũng gây ấn tượng với giọng trăn trở, suy tư, hoài nghi trước cuộc sống hiện đại.

Nhà thơ Bùi Sim Sim cũng mang giọng điệu đa thanh vào thơ, tuy nhiên nổi bật hơn cả đó là giọng suy tư, chiêm nghiệm và triết lý về cuộc sống, đó là giọng điệu chính làm nổi bật lên cái tôi lý tính Bùi Sim Sim: “Nhiều khi ngẫm cứ như vô lý/ Thoắt thoáng thôi, con lừng lững giữa đời/ Ta thoắt thoáng, hai lần thơ bé/ Người với người, thoáng đã trùng khơi!” (Điều vô lý), suy tư, chiêm nghiệm về thời gian và cuộc đời: “Bốn mùa qua đi/ in dấu cuộc đời/ những buồn vui/ còn, mất” (Phép nghĩ). Bên cạnh


giọng chiêm nghiệm, triết lý, trong thơ Bùi Sim Sim còn nổi bật lên giọng nhẹ nhàng, đắm say của người con gái trong tình yêu.Nếu như người con gái trong tình yêu của Vi Thùy Linh hay Ly Hoàng Ly được thể hiện với sự tự do, phóng khoáng trong khao khát và sự mạnh mẽ trong cảm xúc cá nhân thì trong thơ Bùi Sim Sim, người con gái với những cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng, đậm chất nữ tính: “Anh hãy cứ lặng im để hồn em chơi vơi/ Để những cánh thư em viết rồi không gửi/ Để giận dỗi chìm trong chờ đợi/ Để mong nhớ hoài!/ Anh có tin – tùy thôi!” (Anh có tin). “Tùy” của thể hiện sự giận dỗi đầy nữ tính lại vừa thể hiện được sự đối lập trong cảm xúc và lời nói của người con gái trong tình yêu. Bùi Sim Sim đã thể hiện một cách sâu sắc cảm xúc với tính nữ rất riêng. Bằng một cách thể hiện rất khác, Bùi Sim Sim ngân nga bài ca về tình yêu bằng lòng cuồng nhiệt, đắm say; đôi khi chị lại nói về chính mình với giọng hóm hỉnh mà vẫn đậm suy tư: “Hai mươi rồi còn bé bỏng đâu anh/ Bạn bè mình đã có chồng có vợ/ Em thì vẫn dại khờ nũng nịu/ Chợt buồn vui, chợt giận dỗi, thương yêu” (Viết tặng tuổi 20). Có đôi lúc, giọng điệu trong thơ Bùi Sim Sim lại hạ tông, trầm buồn trong nỗi tự cảm, cái tôi tự thương cho chính mình: “Ngồi khóc thương Ngưu Lang – Chức Nữ/ Trời bắt xa, năm chỉ gặp một lần/ Ngẫm xót mình còn chẳng bằng Ngưu – Chức/ Chút tình thoảng có, lại… như không!”(Mưa ngâu tức cảm).Có thể thấy rằng, giọng trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm là giọng điệu chủ yếu trong thơ Bùi Sim Sim. Bên cạnh đó, ta còn thấy được hình ảnh người con gái sâu nặng trong tình yêu với giọng nhẹ nhàng, nhiệt thành, đắm say. Hai giọng điệu chính đã làm nên tính riêng biệt trong thơ Bùi Sim Sim.

Nhìn chung, giọng điệu là một yếu tố quan trọng của thi pháp thơ ca, góp phần tạo nên cá tính sáng tạo và hình thành chất riêng của cái tôi cá nhân mỗi nhà thơ. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim đều thể hiện trong thơ mình âm hưởng chung của thời đại, với những cung bậc khác nhau của cảm xúc là những tông trầm bổng khác nhau của giọng điệu. Sự đa thanh trong giọng điệu thơ của ba nhà thơ nữ trẻ


góp phần tích cực vào bản hòa âm của văn học đương đại. Tuy nhiên, mỗi nữ nhà thơ đều tạo dấu ấn riêng, với cá tính sáng tạo riêng, bằng giọng điệu đặc trưng trong những sáng tác của mình. Chính điều này đã tạo nên giá trị của họ trong nền văn học Việt Nam sau đổi mới.

3.3. Biểu tượng

Một trong những đặc trưng của thơ ca là tính hàm súc. Vì vậy, việc sử dụng biểu tượng để nén dồn nhiều lớp nghĩa hoặc gợi mở nhiều kênh liên tưởng được nhà thơ sử dụng nhiều trong sáng tạo thơ ca. Biểu tượng vừa giúp đảm bảo cho tính hàm súc trong thơ mà vẫn giúp nhà thơ biểu đạt trọn vẹn cái nhìn nhân sinh quan hay cảm xúc cá nhân của mình. Bên cạnh đó, việc nhà thơ sử dụng biểu tượng trong thơ còn nói lên cách đánh giá và nhìn nhận mang đặc trưng riêng, thể hiện thế giới quan cá nhân riêng biệt.Với những nhà thơ nữ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim, hệ thống biểu tượng mang màu sắc phái tính rất rõ nét. Qua khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cả ba nhà thơ đều sử dụng rất nhiều những biểu tượng gắn với người phụ nữ, tiêu biểu là biểu tượng “Đêm”, “Đất”, “Nước” và một số biểu tượng mang tính chất phồn thực. Trong giới hạn của luận văn, người viết tập trung đi sâu tìm hiểu và lý giải những biểu tượng được sử dụng nhiều mang màu sắc phái tính qua các tác phẩm thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim.

3.3.1. Biểu tượng “Đất”

Được đồng nhất với người mẹ, đất là một biểu tượng của sức sản sinh và tái sinh.Đất sinh ra mọi sinh vật, nuôi dưỡng muôn loài để rồi tiếp nhận lại từ chúng cái mầm đầy sức sinh nở”[5, tr.288].Biểu tượng Đất được dùng như là mẫu tính.Mọi sinh vật đều sinh ra từ đất, đất là đàn bà và là bà mẹ với đức tính dịu dàng, kiên định; đấtcòn là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Các nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim sử dụng biểu tượng Đất có quan hệ về bản thể với mẫu gốc của mình, đó là nguyên mẫu hay mẫu gốc mang thiên tính nữ. Đôi khi ta cũng thấy những sự phá vỡ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023