Tác Động Của Hội Nhập Tới Sự Hình Thành Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Việt Nam.


chính sách đối ngoại mở rộng, chúng ta tuyên bố rằng Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình độc lập và phát triển”. Việt Nam đã đánh dấu con đường hội nhập kinh tế quốc tế của mình bằng mốc son đầu tiên là trở thành thành viên của ASEAN vào ngày 25/7/1995 và ra nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Cũng tại thời điểm đó, năm 1996, chúng ta thực hiện các nghĩa vụ và những quy định về giảm thuế trong quy định của CEPT. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tham gia các chương trình hợp tác khác như : khu vực đầu tư ASEAN (AIA), hợp tác công nghiệp (AICO)....

Tiếp sau đó là hàng loạt các sự kiện hợp tác quốc tế của Việt Nam như: tháng 3/1996, Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác Á- Âu ( ASEM) và năm 1998 chúng ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), năm 2006 vừa qua chúng ta là nước đăng cai tổ chức hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao của APEC đã chứng tỏ vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên các diễn đàn quốc tế.

Năm 1994, nước ta gửi đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau một quá trình dài đàm phán hơn 10 năm, tháng 1/ 2007 vừa qua chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Một bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam là chúng ta đã kí Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ tháng 7/2000 và hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001, hiệp định này đã góp phần bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kì cũng như mở đường cho Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các nước khác trên thế giới.

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong quá trình hội nhập. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng nhất là Nghị quyết 7 - NQ/W ngày


27/11/2001 của Bộ chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2. Tác động của hội nhập tới sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam.

1.2.1. Tác động chung tới nền kinh tế.

Nhìn lại quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam trong suốt quá trình lâu dài trên, chúng ta có thể thấy tác động to lớn của quá trình này đến sự phát triển của đất nước trên mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trước hết là những thành tựu về kinh tế mà chúng ta đã đạt được trong tiến trình hội nhập: Chúng ta đã đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch, bình thường hóa quan hệ với các nước trên thế giới và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, có thể thấy cụ thể hơn qua các số liệu sau: Việt Nam hiện nay mở rộng quan hệ với 150 quốc gia trên toàn thế giới, kim ngạch xuất khẩu liên tục gia tăng: năm 1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,404 tỷ USD nhưng đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 19,87 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2005 đã vượt chỉ tiêu và đạt mức hơn 32 tỷ USD (tăng 21,6 %) so với năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 tăng 16,4% từ 32 tỷ USD lên 37 tỷ USD và dự đoán năm 2007 tổng kim ngạch đạt trên 48 tỷ USD. Như vậy, chỉ sau hơn 15 năm trong tiến trình toàn cầu hóa, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trên 20 lần góp phần mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân.[17]


Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 7

Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn. Lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được hành năm 1988 đến ngày 22/9/2007, Việt Nam đã thu hút được hơn 8.058 dự án với vốn đăng kí đạt hơn 72 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 30 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và trở thành một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài đóng góp tới 27% kim ngạch xuất khẩu, 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và hơn 14% GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác.[9]

Hội nhập kinh tế và tích cực tham gia toàn cầu hóa còn giúp chúng ta tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ, kĩ năng quản lí, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lí và kinh doanh của Việt Nam, nhờ đó mà chúng ta nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn thế nữa, hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp chúng ta tạo được tư duy làm ăn mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ sự cọ xát với thị trường quốc tế mà tư duy kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện đáng kể, hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thành công không chỉ ở thị trường trong nước mà ở cả thị trường nước ngoài.

Bên cạnh những thành tựu mà nước ta đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại đáng kể như: chúng ta chưa có những bước chuẩn bị kĩ càng để phát huy tối đa những lợi thế của mình trong việc tận dụng những cơ hội và đối đầu với những thách thức khi bước chân vào tiến trình toàn cầu hóa; đội ngũ


cán bộ yếu, công tác quản lí tổ chức chỉ đạo chưa thích hợp, chính sách quản lí kinh tế và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta còn yếu về sản xuất và khả năng cạnh tranh kém: Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53 nước được xem xét năm 1999, 53/59 nước năm 2000,60/75 nước năm 2001, 65/80 nước năm 2002 nước tham gia xếp hạng. Năm 2004 giảm 17 bậc so với năm 2003, năm 2005 giảm tiếp 4 bậc so với năm 2004 trong các nước xếp hạng, năm 2006, năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm 3 bậc, đứng thứ 77/125 quốc gia tham gia xếp hạng, năm 2007 chỉ số này của Việt Nam lại giảm sút 4 bậc, chỉ còn 68/131 nền kinh tế.( Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF).[21]

1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế tới văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ ...những lĩnh vực tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Một cách tổng quát rằng từ nay khi cuộc cạnh tranh với qui mô toàn cầu mở ra, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nhân nước ta mang ra trao đổi như gạo, cao su cho đến quần áo, giầy dép, máy móc, thiết bị...đều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước. Song điều cần nhấn mạnh là: đó không chỉ là những hoạt động đơn thuần về kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm và dịch vụ ấy luôn luôn có hàm lượng văn hóa, trước hết là văn hóa doanh nghiệp - nơi sản xuất và rộng hơn là bản sắc văn hóa của cả quốc gia. Song song với những tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến các họat động về kinh tế là những tác động góp phần làm thay đổi và xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam trong xu thế hiện đại.

Tác động tích cực.

Mỗi doanh nghiệp hình thành cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp riêng.


Khi hội nhập, chắc chắn văn hóa sẽ thay đổi, mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi để thích nghi với quy trình kinh doanh mới được chuẩn hóa. Nhất là khi gia nhập WTO, doanh nghiệp cần vượt qua chính mình để thành thạo “luật chơi mới” sẵn sàng liên kết với đối tác đáng tin cậy để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc của Công ty Cà phê Trung Nguyên cho rằng: “Nếu không sớm hình thành một nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp thì chúng ta không thể giải quyết được bài toán liên kết, không thể có cơ chế phối hợp hiệu quả để tạo nên những tập đoàn kinh tế lớn, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Người Việt chúng ta thường chỉ mạnh, chỉ thật sự đoàn kết trong thời khắc khó khăn. Đây chính là thời điểm cần phải làm cho mọi doanh nhân, doanh nghiệp và lớn hơn là toàn thể cộng đồng ý thức được điều này”.

Tiến trình hội nhập đã mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập cùng nến kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh được mở rộng, sôi động, cơ hội và thách thức nhiều lên đã tạo điều kiện cho các doanh nhân Việt có cơ hội phát huy hết khả năng của mình, nâng cao trình độ kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường như tiếp xúc với những khái niệm kinh doanh còn mới ở Việt Nam như PR, Marketing, quyền sở hữu trí tuệ...làm phong phú thêm kho tàng kiến thức kinh doanh của người Việt Nam.

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi văn hóa doanh nghiệp của các quốc gia khác.

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa tạo ra một cơ hội giao lưu, tiếp nhận và học hỏi vô cùng thuận lợi. Từ trong nền văn hóa nhân loại, chúng ta có thể tiếp nhận và học hỏi vô vàn cái hay, cái tốt, cái tương đồng của các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới đồng thời chúng ta cũng đóng góp cho nhân loại những gì đặc sắc nhất của Việt Nam. Ngày nay doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội mới. Toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước tiến khôn ngoan, lựa


chọn sáng suốt. Không thể xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ cái nhìn vĩ mô, có thể thấy quá trình xác lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp không ngừng thay đổi theo sự phát triển của thời đại và của dân tộc. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay có 4 xu hướng phát triển của văn hóa doanh nghiệp theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa của đất nước, đó là: 1. Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, coi việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của sự phát triển doanh nghiệp; 2. Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp; 3. Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp tạo ra một không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp; 4. Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.[16]

Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mang đặc trưng Việt Nam.

Bối cảnh cạnh tranh thị trường (trong nước và thế giới) ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu sắc và phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế như lộ trình hội nhập AFTA chẳng hạn đâu phải chỉ góp phần xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà thực chất còn là chúng ta đang từng bước thực hiện quá trình “khu vực hóa” một khu vực văn hóa lịch sử từng có mối quan hệ đặc biệt trong quá khứ và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn lao trong tương lai trên nhiều mặt.... Xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam không dừng lại chỉ vì chúng ta cần một “triết lý” hay một “đạo lý” trong kinh doanh mà hơn nữa, đây là việc xây dựng một “trường


phái kinh doanh Việt Nam” việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập đặc biệt như vậy. Một thương trường luôn phát triển có trật tự kỉ cương, có “ý thức tự giác” đầy đủ cùng một đội ngũ đông đảo doanh nhân có trình độ phẩm chất văn hóa tương ứng (với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) thông qua một hệ thống doanh nghiệp các loại luôn tỏa sáng những giá trị văn hóa dân tộc nhân loại - thời đại với chất lượng và hiệu quả cao trong mọi hoạt động. Quá trình này làm khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam, giúp cho các doanh nhân Việt Nam xích lại gần nhau hơn, khiến họ kinh doanh không phải vì lợi nhuận mà còn để tôn vinh tên tuổi Việt Nam trên thường quốc tế.

Tác động tiêu cực.

Ngoài những tác động tích cực của toàn cầu hóa tới văn hóa doanh nghiệp, cũng còn tồn tại một số điểm cần khắc phục như: Do những nét văn hóa truyền thống vẫn ăn sâu vào trong quan niệm, trong tư tưởng của người Việt Nam nên thời kì đổi mới với những giao lưu văn hóa rộng rãi đã đem lại cú sốc lớn đối với văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Một số doanh nhân không có đầy đủ hiểu biết cũng như bản lĩnh vững vàng rất dễ trở nên sùng ngoại, phủ nhận những giá trị truyền thống dân tộc và bắt chước dập khuôn những nét văn hóa của các nước khác, điều này chỉ làm yếu đi bản sắc dân tộc trong văn hóa kinh doanh Việt Nam và làm giảm sút uy tín của Việt Nam trong con mắt của những đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó cũng có một số doanh nhân khác vẫn giữ tư tưởng bảo thủ, không muốn thay đổi trở nên lạc hậu với bên ngoài. Họ không tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại mà chỉ xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình trên cơ sở là những nét vốn có của truyền thống dân tộc. Điều này đã làm cho văn hóa doanh nghiệp Việt nam thiếu đi tính năng động, chậm hòa đồng với tiến trình hội nhập và ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Chúng ta có thể hình dung cụ thể hơn ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tới văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam qua một ví dụ điển hình sau: Đó là văn hóa doanh nghiệp tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, văn hóa của các công ty này là sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa nước ngoài. Ngay từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1986, số lượng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng lên. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với những phương thức làm ăn mới, những công nghệ tiên tiến của nước ngoài, giao lưu với những con người từ những nền văn hóa khác. Những nhà quản lí các công ty này cũng có những kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì họ đã tiến hành công việc này ở công ty mẹ ở nước ngoài. Có rất nhiều công ty đã thành công trong việc tạo môi trường gắn bó với người lao động, công ty luôn chú trọng xây dựng đến việc xây dựng những giá trị tinh thần cho người lao động, đào tạo về truyền thống của công ty và triết lý kinh doanh của công ty...và tạo cho người lao động một niềm tự hào rằng họ là thành viên của công ty. Một ví dụ điển hình về thành công trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp là công ty Honda Việt Nam [25]. Ông Atsushi Kikuchi, giám đốc tài chính và truyền thông của Honda Việt Nam cho hay: Thực ra Honda không phải là công ty Nhật Bản, công ty có hơn 3,500 nhân viên người Việt Nam và chưa đến 20 người Nhật, và đã hoạt động tại Việt Nam hơn 10 năm, Honda có triết lý kinh doanh của riêng mình, nó không chỉ dành cho công ty Nhật. Và vì thế, triết lý kinh doanh này đã được áp dụng ở tất cả các công ty Honda trên toàn thế giới. Honda đã biết kết hợp giữa văn hóa riêng của mình tại đất nước Nhật Bản với những nét văn hóa đặc trưng riêng và truyền thống của Việt Nam. Văn hóa Honda thể hiện rõ nhất là: “Phương pháp Honda”, nó thể hiện những giá trị và niềm tin sau: Một quan điểm thế giới mới, tôn trọng cá nhân, đương đầu với những thách thức, gay go nhất trước tiên, đề cao vai trò tuổi trẻ, một tinh thần tất thắng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022