Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 12


Đêm dần buông…


thoáng heo may


về đâu?”


(Heo may thu)


Vẫn là những tầng bậc của tư duy được thể hiện qua hình thức nghệ thuật, bằng việc sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ tự do, Bùi Sim Sim đã trải lòng với những suy tư, những hình ảnh nối tiếp nhau, ngắn gọn súc tích mà sâu sắc của một cái tôi giàu chiêm nghiệm, triết lý về cuộc đời:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thiên kỷ qua đi


Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim 1675414516 - 12

vắt ngang trời


dải ngân hà


còn xanh ngắt!?


Bốn mùa qua đi


in dấu cuộc đời


những buồn vui


còn, mất


Kiếp người qua đi


những giật mình ngủ yên chợt nhói nhức…

Và anh bỏ đi


em không biết phải làm gì


nếu không có những câu thơ vẩn vơ, góp nhặt”

(Phép nghĩ)


Bên cạnh những sáng tạo trong cách thể hiện thơ tự do, nhà thơ còn cách tân trong những sáng tác thơ thuộc thể 5 chữ, hoặc 6 chữ không còn gò ép bởi những motif gieo vần, bắt nhịp, nhà thơ tự do thể hiện:

“Thời gian ai đánh cắp Thoáng thôi, đã đời người Thực đơn ngày bề bộn

Bút bất lực buông, lơi!”


(Không đề) Hoặc:

Mùa thu đi hoang trước ngõ Trái tim ta kẻ không nhà Hoa sữa thơm làm gì vậy Chút tình sót lại bơ vơ!?”

(Trái tim kẻ không nhà)


Có thể thấy, mặc dù nhà thơ Bùi Sim Sim có sự tiếp nối nhiều nhất, ảnh hưởng nhiều nhất với nền thơ giai đoạn trước đổi mới, thế nhưng nhà thơ vẫn không ngừng


sáng tạo và đổi mới trên nền cái cũ. Những cách tân táo bạo của Bùi Sim Sim là tiền đề cho sự đổi mới và sáng tạo thơ tự do sau này. Những sự thể hiện mới mẻ trong thơ tự do của nữ nhà thơ Bùi Sim Sim để thể hiện một cái tôi nhiều trăn trở, triết lý, tạo nên một Bùi Sim Sim khác biệt, độc đáo.

Nói chung, qua những khảo sát, thống kê các tập thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim cùng với những thể nghiệm độc đáo, sáng tạo của mỗi nhà thơ trong thơ tự do, chúng ta có thể thấy rằng các nhà thơ đều ưa chuộng việc sử dụng thơ tự do. Thể thơ tự do với sự thể hiện đa dạng và độc đáo những hình thức khác nhau, thực sự có giá trị thẩm mỹ, tạo nên sức cuốn hút của nội dung, có sức lay động và chân thật của cảm xúc, sự tinh tế, linh hoạt của ngôn từ. Thể thơ tự do đã nỗ lực góp phần khẳng định cái tôi cá nhân độc đáo của mỗi nhà thơ nữ.

3.1.2. Thể thơ văn xuôi

Thơ văn xuôi là một hình thức của thơ được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác với văn xuôi ở chỗ giàu chất thơ, đậm chất trữ tình, nồng độ cảm xúc cao, cấu tứ, hình ảnh, nhịp điệu được đảm bảo… Trên thế giới, thơ văn xuôi đã tồn tại khá lâu với những nhà thơ nổi tiếng như: Baudelaire, Valery, Tagore… Ở Việt Nam, sự xuất hiện của thơ văn xuôi giai đoạn hiện đại là một đặc trưng tiêu biểu. Hình thức của thơ cũng như nhiều phương diện khác của thơ hôm nay đang vận động theo nhiều nhánh rẽ và khuynh hướng đưa hình thức thơ tiến gần đến văn xuôi cũng là một biến đổi hình thức đáng chú ý. Sự xuất hiện của thơ văn xuôi trong nền văn học hiện đại và tiếp nối đến văn học đương đại ở Việt Nam là đòi hỏi của thời đại. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của thơ văn xuôi ở Việt Nam khá mỏng manh và liên tục gián đoạn. Theo Phan Trắc Thúc Định, thơ văn xuôi manh nha xuất hiện vào đầu thế kỉ XX với Giọt lệ thu (Tương Phố), Linh Phượng kí (Đông Hồ), Tình già (Phan Khôi). Cho đến văn học đương đại, thơ văn xuôi được chú ý nhiều hơn và trở thành một trong những phương thức biểu đạt của cái tôi trữ tình. Bên cạnh đó, có một số nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến thể thơ này


như một bước tiến mới trong thi pháp thơ đương đại, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tâm về: Sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ Việt Nam đương đại; công trình nghiên cứu đã nêu rõ những đặc trưng của thơ văn xuôi và những ảnh hưởng của nó đến nền thơ đương đại Việt Nam.

Thơ văn xuôi xuất hiện như một thể thức lưỡng tính, có nghĩa nó vừa mang đặc trưng trữ tình của thơ, lại vừa có hình thức của văn xuôi. Nhìn chung, thơ văn xuôi là một thể thơ ít được phổ cập trong tâm lý sáng tạo cũng như tiếp nhận của dân tộc duy tình như Việt Nam. Tuy chưa có nhà thơ nào gắn bó chung tình với thể thơ văn xuôi, nhưng trong thơ ca Việt Nam những năm gần đây, thể thơ văn xuôi đang khởi sắc và xuất hiện nhiều trong những sáng tác của nhiều tác giả. Luôn cập nhật những xu thế đổi mới thơ ca và khát khao cách tân, thể nghiệm mình trong những hình thức biểu đạt mới, những nhà thơ nữ như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Bùi Sim Sim cũng sử dụng thể thơ văn xuôi khá nhiều trong những sáng tác của mình.

Trước hết trong những sáng tác của nhà thơ Vi Thùy Linh, hình thức văn xuôi với những câu thơ dài được chị sử dụng rất nhiều, nó biểu đạt được cá tính sôi nổi, nhiệt thành của nhà thơ. Thơ văn xuôi trong thơ Vi Thùy Linh là sự biểu đạt của một cái tôi đa cảm nhiều ưu tư, trăn trở: “Có phải huyền hoặc không một ngày từ đôi mắt hóa đá của nàng Tô Thị nàng Vọng Phu òa chảy bao giọt hồi sinh và tình yêu nối gần tất cả/ Không phải bao giờ khóc cũng là đau khổ…”(Ở lại). Những câu thơ văn xuôi của Vi Thùy Linh thường được xen kẽ với những câu thơ ngắn, đó là khi cảm xúc dồi dào và khao khát được biểu đạt, giãi bày, đó cũng là khi cảm xúc dồn nén, cô đọng đầy hàm súc: “Không chỉ vì tiếng chuông ngân pháo bông rực trời khiến mưa xuân ngọt thế nụ hôn trao nhau/ Mà vì Anh cùng em mắt trong mắt, tay trong tay như hai kim đồng hồ lúc 12 giờ giao thừa số phận/ Mà vì những bàn tay xòe như ngôi sao như đường năm ngả như đồng hồ nhiều kim chạy về phía trước chạy về tim ta”(Bàn tay). Với thể thơ văn xuôi, người đọc có thể nhìn thấu một thế giới cảm xúc mang tên Linh


với nhiều bộn bề, trăn trở: “Thế nên đôi môi và hàm răng cứ há ra mà không bắt đầu được sự khởi động nào, giống như những chân vịt muốn quay mà con tàu chỉ lắc/ Con tàu chỉ lắc, dù nước đã dâng đầy và nó cũng muốn lao đi” (Cái chân vịt và tiếng còi tàu). Có thể thấy, những câu thơ văn xuôi của Vi Thùy Linh xuất hiện liên tiếp, chúng mang nhạc tính và lớp lang những hình ảnh gợi mở cho trí tưởng tượng và rung lên những thanh âm của tâm hồn và sự cảm nhận. Thơ Linh là sự “bạo động chữ”, “bạo động tâm hồn”, chị không ngần ngại phô bày cảm xúc cá nhân với ngồn ngộn ngôn từ: “Ở bên Anh cả khi Anh không còn đủ sức nâng em trên cánh tay mình, em sẽ ôm Anh để mái tóc em chảy lấp lánh nếp nhăn trên khuôn mặt Anh, phủ kín tóc bạc của Anh trong sự run rẩy vỗ về của ngón ngón tay mềm ấm” (Linh). Thơ văn xuôi chính là một hình thức linh hoạt để cho nhà thơ thể nghiệm chính mình, đem nỗi niềm riêng tư phả lên trang giấy, đóng dấu tên chính mình dưới nền mỗi câu chữ thơ ca.

Sự thể nghiệm chính mình của mỗi nhà thơ là con đường đi độc lập và mang những nét chấm phá khác nhau. Bên cạnh một Vi Thùy Linh táo bạo mạnh mẽ, ta còn gặp một Ly Hoàng Ly sâu lắng với những tầng bậc khác nhau của cảm xúc: “Biển ở đâu đôi cánh tôi mỏi và thình lình tôi lao xuống một mái nhà xanh thẫm cỏ rêu. / Chợt nhớ câu chuyện có một người nằm trên mái nhà. Vụt hốt hoảng.Lấy hết sức bình sinh. Bay ngược lên. Cứ như thế lao xuống rồi lại vút lên lao xuống rồi lại vút lên” (Giấc mơ).Một câu thơ là sự tồn tại của nhiều câu văn xuôi, đôi khi người đọc không thể phận định được đâu là thơ, đâu là văn xuôi nếu như không có chất trữ tình cùng với nhịp điệu thơ được thể hiện trong đó. Cái tôi cứ trải dài những Giấc mơ của mình trên trang giấy, mỗi khổ thơ là một đoạn của câu chuyện dài: “Nói với mẹ tôi cũng muốn bay để được nhảy lò cò trên những cành cây chứ không phải vạch ô bằng một cái que trên đất và ném mãi những chiếc dép nhựa vào các ô từ 1 đến 7” (Giấc mơ). Rồi:“Lớn hơn, mẹ cho ra biển. Tôi rung mình khi thấy những con hải âu lượn trắng biển. À thì ra chim sẻ chỉ lon ton từ cành cây này sang cành cây khác còn hải âu thì rơi mình trong


nắng biển – Biển rộng lắm. Tôi cựa quậy muốn biến thành hải âu” (Giấc mơ). Gần như hoàn toàn là hình thức của văn xuôi nhưng mang đặc tính trữ tình của thơ, Ly Hoàng Ly với Giấc mơ đã kể lại chính mình với những khao khát được bứt mình ra khỏi những điều tầm thường để thực hiện những điều lớn lao. Một cách bung phá và thể nghiệm đầy đủ hình thức của thơ văn xuôi, Ly Hoàng Ly trong bài thơ Lô lô đã thể hiện rõ sự cách tân độc đáo của việc sử dụng thể thơ này: “Khi người ta viên nỗi buồn của một cô gái trẻ thành một cục tròn tròn rồi mỗi ngày gặm nhấm một ít thì cô gái ấy sẽ vui hay sẽ điên lên? Tôi không biết rõ – tôi chỉ biết cô gái sẽ không cảm thấy đau cái nỗi buồn ấy mà chỉ thấy đau từng sợi tóc của cô ta” (Lô lô). Những xúc cảm đầy nữ tính được nhà thơ thể hiện bằng những câu thơ dài, thậm chí là sự kết hợp bởi những phá cách trong việc sử dụng ngôn ngữ: “Cô gái thực ra cũng là ảo ảnh của bố cô và mẹ cô. Mẹ cô ảo ảnh cô ồ đóa hoa của mẹ ồ cỏ rác của mẹ.Ồ hiếu thảo của mẹ ồ bạc bẽo của mẹ. Ồ nết na của mẹ ồ hư hỏng của mẹ. Bố cô ảo ảnh cô ồ ồ ồ ồ ồ ồ ồ ồ ồ ồ ồ” (Lô lô).Tất cả những sự kết hợp trên đã tạo nên trong thơ văn xuôi của Ly Hoàng Ly một nét độc đáo, sự cách tân đầy táo báo của bản lĩnh Ly Hoàng Ly tuy không ồn ào như Vi Thùy Linh nhưng lại sâu sắc và vô cùng ấn tượng, dứt khoát phủ định những khuôn phép cũ trong thi pháp.

Khác với Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly, nữ nhà thơ Bùi Sim Sim không thể nghiệm bản thân nhiều trong thể thơ văn xuôi. Thế nhưng những câu thơ mang dáng dấp văn xuôi, với dung lượng dài của hình thức cực đại trong thơ tự do, cũng thể hiện rõ những nỗ lực cách tân thơ trong những sáng tác của nữ nhà thơ. Nhà thơ cũng trải lòng mình qua những suy tư dài trong việc thể hiện cái tôi với những quan điểm cá nhân: “Dẫu phải gửi mình cho con tầu lao vút khỏi sân ga /Tôi vẫn muốn làm An-na- ka-rê-ni-na sống hết mình vì tình yêu nồng cháy/ Cũng giống như Anna tôi luôn luôn yêu cầu và luôn luôn đòi hỏi/ Tôi tha thiết yêu Người và muốn Người cũng tha tiết yêu tôi” (Nỗi niềm với Anna). Với những khao khát và nỗ lực cách tân thơ ca đương đại


trong những ngày đầu đổi mới, nhà thơ Bùi Sim Sim là một trong những người tiên phong cho những phong trào cách tân thơ.Những đổi mới trong thi pháp thơ Bùi Sim Sim đã tạo nên ấn tượng rõ nét và hình thành nên cái tôi riêng biệt của nhà thơ với những nhà thơ đương đại khác.

Thơ văn xuôi là sự giao thoa giữa thơ và truyện, giữa trữ tình và tự sự; đồng thời là sự mở rộng biên độ thể loại, thể hiện được cái tôi vốn phức tạp của con người hiện đại. Các nhà thơ nữ trẻ ngày nay không ngần ngại trút bỏ những ràng buộc về vần điệu, không câu nệ những quy định về số chữ trong câu, số câu trong khổ, cũng không cần duy trì sự cân đối về nhịp điệu. Thơ văn xuôi là một hình thức phù hợp cho việc thể hiện những cách tân, đổi mới trong hình thức thơ của những nhà thơ nữ, đồng thời nó góp phần khẳng định cái tôi cá nhân với những chất riêng khác nhau trong sáng tạo thơ ca của mỗi nữ nhà thơ trẻ đương đại.

3.1.3. Một số hình thức biểu đạt khác

Thơ dù là một loại thể độc lập nhưng không thể tách rời khỏi môi trường chung là nghệ thuật. Ngay từ thời kỳ sơ khai, thơ đã tương tác, kết hợp với nhiều loại hình nghệ thuật khác như trình diễn, hội họa, âm nhạc… Trong quá trình phát triển, thơ gắn với chức năng xã hội và dần mất đi tính đa nguyên hóa (sự giao thoa về mặt thể loại) với những lĩnh vực nghệ thuật khác. Cho đến giai đoạn văn học sau đổi mới, khi con người cá nhân được nhìn nhận lại thì tính chất trình diễn trong thơ lại được chú trọng, nhiều nhà thơ và đặc biệt là những nhà thơ nữ đương đại, họ sáng tác theo lối trình diễn thơ với sự kết hợp giữa nhiều loại hình nghệ thuật trong thơ. Thơ trình diễn (poetry performance) bắt đầu du nhập và xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2001 với vai trò lớn của nhà thơ – họa sĩ Lê Huy.Tuy nhiên, cho đến ngày nay, thơ trình diễn vẫn chưa có cơ hội để phát triển rộng rãi, phục vụ số lượng đông đảo công chúng. Theo Phan Trắc Thúc Định: “Các nhà thơ quan niệm: viết thơ tức là bằng bút pháp, kỹ năng và tri thức để nén câu chữ từ cuộc sống lên một mặt phẳng; còn trình diễn thơ tức là đem thơ trở


lại với không gian” [9, tr.113]. Thơ trình diễn đương đại cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật trình diễn, luôn đưa yếu tố giao lưu giữa nghệ sĩ và khán giả lên hàng đầu.Nghệ thuật trình diễn thơ kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác góp phần đưa thơ đến gần hơn với công chúng, đó cũng là cách biểu đạt trực diện và sâu sắc nhất của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ đương đại.Trong số những nhà thơ nữ trẻ tiên phong cho lối trình diễn thơ đương đại, chúng ta không thể không kể đến Vi Thùy Linh và Ly Hoàng Ly.

Ly Hoàng Ly là một trong những nhà thơ trẻ đầu tiên tham gia trình diễn thơ, bởi chị không chỉ là một nhà thơ, chị còn là một họa sĩ, một nghệ sĩ của nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật trình diễn (Installation art và Performance art), cho nên chị đã được tiếp xúc và ý thức về lối thơ trình diễn từ rất sớm. Nói về nghệ thuật trình diễn thơ, Ly Hoàng Ly thổ lộ: “khi Ly chưa làm Installation và Performance art, trong thơ của Ly một số người cũng nhận xét là có rất nhiều hình ảnh của tranh, của hội họa, màu sắc, đường nét, đến khi con đường của Ly tiếp tục đi qua hình thức nghệ thuật đương đại Installation, Performance art nó cũng ảnh hưởng và tạo cảm hứng rất nhiều khi Ly làm thơ”[72]. Chính sự giao hòa trong tư duy thơ và tư duy nghệ thuật đã tạo một nét rất riêng trong thơ Ly Hoàng Ly, đó cũng là lý do giúp chị thành công trong việc trình diễn thơ. Như vậy, khi đọc thơ Ly Hoàng Ly nhất thiết phải đọc trong sự tương quan giữa thơ với nghệ thuật sắp đặt và trình diễn.“Những người đàn bà/ Đi đi lại lại trong bức tranh khổ vuông/ Những nhát màu bết họ vào sơn/ Những người đàn bà màu đen/ Đi lại trong đêm/ Tóc hất ngược ra sau/ Trên mặt phẳng bức tranh dang dở”(Người trong tranh).Hay: “Ngôi nhà nằm nghiêng/ Trong ý thức của con người ngôi nhà phải nằm thẳng đứng/ Nhưng nó cứ thích nghiêng nó cứ thích nghiêng/ Trong mắt một cô gái ngơ ngác nghẹo đầu sang bên”(Nhà nghiêng).

Trong đêm trình diễn Thơ cha và thơ con, Ly Hoàng Ly cùng với cha mình là nhà thơ Hoàng Hưng đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng. Trong phần trình

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí