hồi ký là một lần đấu tranh tư tưởng để nói lên sự thật. Tô Hoài đã vượt lên chính mình để nói lên sự thật, những sự thật tưởng như “đào sâu chôn chặt”.
Trên mỗi trang viết của Tô Hoài ta thấy tấm lòng thổn thức và cảm thông cho những số phận, cảnh đời và bi kịch của cuộc đời. Câu chuyện mất con của Nguyễn Bính được Tô Hoài viết với một giọng điệu đầy cảm xúc, với một niềm hi vọng, hi vọng không bao giờ cạn rằng một ngày nào đó Nguyễn Bính sẽ tìm được lại được bé Hiền, để cho trái tim đau khổ của người cha hết đơn côi, lạnh giá và ân hận.
Xuất phát từ quan niệm “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”, khi phác họa chân dung của chính mình Tô Hoài vẫn tuân theo quan niệm ấy. Ông không ngần ngại nói về chính bản thân mình. Có người nào đó đã nói rằng: hồi ký của Tô Hoài tiềm ẩn một cái gì thật chua chát và khinh thị. Nhìn bóng mình trong gương Tô Hoài thản nhiên tự nhắc lại những lời mà người khác quở mình: “Ngày trước và cả khi ấy, Như Phong vẫn bảo tôi là “thằng ngoại ô láu cá, văn chương đẽo gọt”” [25. 479]. Và Tô Hoài tự nghiêm khắc: “Cái ấy thì có thể. Tôi sinh ra ở nơi thành phố với làng mạc lẫn lộn, thế lực chánh lý không khạc ra lửa như trời đất làng Đại Hoàng của Nam Cao, mà ở quê tôi, túi bạc đâm toạc tờ giấy, có tiền là có cả, bấy lâu tôi lăn lóc trong khóe đời ấy, có thể tôi sai chăng.” [25. 479]. Hay nhận xét của Nguyễn Tuân: “Chó biết thằng này thế nào là thật! Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành, không hiền lành của mày”, “Mồm nói thế này, bụng lại nghĩ khác. Thằng cơ hội.”. Ngay cả việc ông bị Nguyên Hồng chửi thẳng vào mặt ông cũng không hề che giấu: “Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! ”[25. 491]. Đó là sự chân thực đến hiếm thấy trong hồi ký của Tô Hoài. Với cái nhìn chân thực nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường trong hồi ký, Tô Hoài đã cho người đọc thấy rò chính mình. Ông đã phác thảo chân dung của bản thân một cách chân thực, không thiên vị, không né tránh. Không cần hư cấu, phóng đại,
những tư liệu sống của Tô Hoài đã giúp chúng ta thấy được con người ông – một con người chân thực, luôn biết mình và biết người. Thái độ khách quan ấy càng làm chúng ta yêu quý trân trọng nhà văn và thêm được những tư liệu quan trọng trong những câu chuyện ông kể lại.
Có thể nói Tô Hoài đã ghi lại những hình ảnh thật nhất về cuộc sống, về chân dung văn nghệ sĩ hiện đại, đặc biệt là về chính tác giả với cái nhìn chân thực bằng ngôn ngữ dung dị đời thường. Không tô điểm, không cường điệu Tô Hoài cứ thành thật mà kể rằng: “Chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ích kỉ ganh ghét nhỏ nhen” [22. 16].
Để có được những trang hồi ký đó Tô Hoài đã phải tự nghiêm khắc với bản thân, tự làm việc sáng tạo nghiêm túc và say mê. Dựng lại cuộc sống mang dấu ấn lịch sử hay chân dung các văn nghệ sĩ ta đều nhận thấy sự chân thực của Tô Hoài. Chính nó đã làm nên nét đặc sắc và chi phối tới không gian, thời gian nghệ thuật trong hồi ký của ông.
Chương 2
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Nhìn Nghệ Thuật Trong Hồi Ký Của Tô Hoài
- Cái Nhìn Nhân Bản Nghiêng Về Cuộc Sống Sinh Hoạt Đời Thường
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 5
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 7
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 8
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 9
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI
2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Góp phần tạo nên tính chỉnh thể của hình thức nghệ thuật, góp phần thể hiện quan niệm của nhà nghệ sĩ về thế giới và con người trong quá trình chiếm lĩnh và tái hiện hiện thực bằng nghệ thuật, yếu tố không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nằm trong chỉnh thể nghệ thuật làm nên hệ thống thi pháp trong tác phẩm văn chương.
Theo các tác giả trong cuốn Từ điển tiếng Việt, không gian “là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia”, là “khoảng không gian bao trùm mọi vật xung quanh con người”. Khi nhắc tới không gian nói chung, người ta thường quy nó về một không gian địa lý.
Nhưng không gian nghệ thuật lại là một phạm trù khác hẳn, nó thuộc về hình thức nghệ thuật, là “phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật”[11. 42].
G.S Hà Minh Đức quan niệm rằng: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật”. Tức là để khắc họa hình tượng nhân vật, bao giờ người nghệ sĩ cũng đặt nó vào một không gian nhất định, nhờ vậy mà không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại của hình tượng mà nó còn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng.
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này
bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý”.
G.S Trần Đình Sử cũng chỉ rò “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất”. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, là thế giới của “cái nhìn và mang ý nghĩa” (Trần Đình Sử), cho nên không gian nghệ thuật được mở ra từ một trường nhìn, một cách nhìn. Trong tác phẩm, từ cái nhìn của tác giả, từ điểm nhìn của người kể chuyện không gian được hiện diện rò nét. Dù là điểm nhìn của ai thì nó vẫn mang tính chủ thể, nhờ tính chủ thể này mà một mô hình không gian với các chiều cao – thấp, rộng – hẹp, xa – gần … được xác định.
Trong mô hình không gian ấy, mỗi loại hình nghệ thuật có một cách chiếm lĩnh các chiều không gian khác nhau. Nếu “hội họa và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu các nét và tỷ lệ không gian của chúng” thì “trong việc chiếm lĩnh không gian nghệ thuật, văn học lại có những ưu thế riêng so với điêu khắc và hội họa. Vận dụng từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian khác nhau” [19. 26].
Khi nghiên cứu về không gian nghệ thuật, các tác giả còn đưa ra các tiêu chí cụ thể phân loại không gian nghệ thuật, trong đó có một số quan điểm đáng chú ý sau:
* G.S Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học :
- Dựa vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian được chia thành: không gian điểm (địa điểm); không gian tuyến, không gian mặt phẳng (không gian khối).
- Dựa vào sự biến đổi, vận động của sự vật hiện tượng, không gian được chia thành: không gian bên trong (phi thời gian, không biến đổi, trừ khi thảm họa làm nó hủy diệt); không gian bên ngoài (đổi thay, vô thường, ngẫu nhiên).
Ngoài ra còn có không gian hành động và phi hành động.
Như vậy không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật. Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian (các miền, phương vị, các chiều …) tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm.
* Tác giả Nguyễn Thái Hòa khi nghiên cứu “Những vấn đề thi pháp của truyện”, phân chia không gian nghệ thuật thành các loại cụ thể. Theo tác giả sự tồn tại của vật thể là tồn tại trong không gian. Nhận thức của con người được hình thành riêng rẽ, biểu đạt bằng lời và được “khúc xạ” theo chủ quan của người nói. Có thể chia thành các loại không gian sau:
+ Không gian bối cảnh: là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, bao gồm: bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã hội, bối cảnh tâm trạng.
+ Không gian sự kiện
+ Không gian tâm lý
+ Không gian kể chuyện
+ Không gian đối thoại
* Trong cuốn Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, PGS Huỳnh Như Phương cũng phân chia không gian nghệ thuật thành: không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt. Và những không gian này luôn gắn với ước mơ, khát vọng, lý tưởng của con người. Không gian nghệ
thuật có thể là không gian mở hay không gian khép. Không gian nghệ thuật cũng có thể là không gian linh hoạt, vận động đa dạng hay đa hướng cũng có thể là không gian tĩnh bất động.
Như vậy không gian nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tác giả miêu tả cuộc sống, thể hiện và bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người. Trong truyện Vợ chồng A Phủ có sự đối lập và phân giới giữa thế giới địa ngục Hồng Ngài và xứ sở giải phóng Phìn Sa. Đó chính là không gian cuộc sống u ám, ngột ngạt, đen tối của của Mị, A Phủ, những người dân miền núi Tây Bắc dưới hủ tục, chế độ hà khắc làng bản từ bao đời – là thế giới địa ngục Hồng Ngài. Ngược lại không gian này là một không gian tươi sáng, đẹp đẽ, là không gian của tự do và hạnh phúc – đó là thế giới của xứ sở giải phóng Phìn Sa. Tô Hoài đã tái hiện không gian của hai thế giới Hồng Ngài – Phìn Sa để cho chúng ta thấy rằng có một không gian đã bào mòn lòng ham sống của con người nhưng lại có một không gian khác khiến lòng ham sống ấy trỗi dậy. Có thể nói bằng không gian nghệ thuật tác giả đã thể hiện được tình cảm cũng như tâm hồn con người.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học còn mang tính quan niệm. Chẳng hạn thiên nhiên trong thơ cổ điển rò ràng có ý nghĩa biểu trưng cho môi trường thanh sạch, nhàn nhã, lánh bụi trần. Hay trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao là một không gian sống mòn. Thứ muốn rời bỏ làng quê nghèo khổ, tù đọng mà cuộc sống cầm chắc là mốc lên, mòn đi, rỉ ra, để đi tìm một chân trời xa rộng cho lý tưởng của mình. Ở Sài Gòn không được lại ra Bắc, lúc đầu dạy ở một trường tư, trọ ở gác hai, sau phải ra ngoại ô, ở chung với San trong một gian buồng kề chuồng ngựa. Nhưng cũng không lâu, anh lại phải rời Hà Nội trở về quê. Thế là cái không gian mơ ước ấy cứ teo lại mãi và kết thúc tiểu thuyết nhân vật lại đi chuyến tàu trở về nơi xuất phát.
Không gian nghệ thuật là một trong yếu tố quan trọng của tác phẩm văn học. Vai trò của nó trong văn bản không giản lược ở việc xác định nơi chốn diễn ra các sự kiện, nơi liên kết đường dây cốt truyện, nơi gặp gỡ của nhân vật. Nó cũng không hạn chế ở việc tái hiện những đặc trưng của miền đất này hay xứ khác. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực vốn tồn tại khách quan, mà nó trở thành một kí hiệu đặc biệt để diễn đạt những phạm trù ở ngoài thời gian, hoặc để thể hiện tâm trạng của nhân vật hoặc để đánh giá nhân vật đó về mặt đạo đức, thẩm mĩ. Chẳng hạn L.Tônxtôi đã miêu tả bầu trời Auxterlitx mà Anđrây nhìn thấy khi bị thương nằm trên cao nguyên Pratxen để thể hiện tư tưởng và tâm hồn của chàng. Bầu trời ấy là không gian để Anđrây tự soi mình và thức tỉnh. Chàng đối diện với bầu trời ấy, cũng khao khát được vươn lên, khao khát được sống với cái cao cả, vĩnh hằng mà bầu trời ấy đem lại. Lúc bị thương trước khi ngất đi, Anđrây kịp nhận thấy có một bầu trời: “Ở phía trên chàng lúc bấy giờ không còn gì hết, ngoài bầu trời. Bầu trời cao, không quang đãng lắm, nhưng vẫn cao vòi vọi, với những đám mây xám chầm chậm lững lờ trôi qua… làm sao trước đây ta lại không thấy cái bầu trời cao vòi vọi ấy” (Chiến tranh và hòa bình – tập 1, 577). Khi tỉnh lại ý nghĩ đầu tiên của Anđrây là “Bầu trời cao vòi vọi …ấy bây giờ ở đâu? Chàng mở mắt ra. Ở trên đầu, chàng thấy lại bầu trời cao, vẫn bầu trời ấy, và những đám mây lơ lửng còn cao hơn sáng nay. Qua mấy đám mây ấy có thể thấy rò khoảng không vô tận màu xanh biếc…”. Trong mắt Anđrây sự vận động của bầu trời đã giúp chàng nhận ra tất cả: “Ngoài bầu trời cao tận kia ra, tất cả đều là vô nghĩa, đều là lừa dối”. Chàng nhận ra sự cao cả của không gian trước mắt đối lập với cái lố bịch, nhỏ bé, tầm thường của thần tượng Napôlêông mà bấy giờ chàng không buồn nhìn nữa, chỉ nghe tiếng ông ta như “tiếng vo ve của một con ruồi”. Anđrây đồng thời cũng nhận ra cái vô nghĩa, giả dối của cuộc chiến tranh này, chàng yêu mến cuộc sống
hơn bao giờ hết… Tâm hồn chàng chỉ còn hướng lên “bầu trời ở phía trên, xa xăm, cao lồng lộng và vĩnh viễn vô tận”.
Như vậy qua sự phân loại không gian nghệ thuật ta nhận thấy rằng các tác giả đều thống nhất quan điểm: không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong hay hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Và không có nhân vật nào tồn tại bên ngoài không gian nghệ thuật, …đặc biệt không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm, tư tưởng, bộc lộ tâm tư, tình cảm và tâm hồn của tác giả cũng như của nhân vật.
2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
2.2.1. Không gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ
Không gian sự kiện là những sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày có thể tác động đến nhân vật, gây ra những sự kiện khác theo quan hệ nhân quả thành một chuỗi sự kiện mà truyện có khi là một mắt xích quan trọng nhất. Sự kiện thường là tình huống bộc lộ tính cách, tâm trạng … của nhân vật, đóng vai trò như một tham số cho lời giải tiếp tục đến khi nào nhà văn đưa ra lời giải cuối cùng. Không gian sự kiện được tính bằng mốc sự kiện và cũng là mốc của thời gian kể. Nó thực sự làm nên mạch của truyện và môi trường sống của nhân vật.
Trong các tập hồi ký của mình, Tô Hoài “thường xuyên sử dụng phép đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa quá khứ gần và quá khứ xa trong mạch kể chuyện” [54. 85]. Do đặc điểm như vậy nên không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài luôn có sự dịch chuyển theo dòng hồi ức của tác giả. Không gian nghệ thuật ấy đều gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả.
Xuất phát từ cái nhìn chân thực về các sự kiện lịch sử và cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt, không gian nghệ thuật trong hai tập hồi ký Cát bụi chân aivà Chiều chiều bị chi phối bởi cái nhìn nghệ thuật.