Có thể nói, Tô Hoài là người được chứng kiến mọi bước thăng trầm của gia đình và xã hội. Bản thân ông cũng trải qua những vui buồn, những nhọc nhằn cay đắng, cũng được gần gũi nhiều nhà văn có tên tuổi. Bên cạnh đó với những tố chất vốn có của mình, Tô Hoài đã đem đến cho người đọc thế giới muôn hình, muôn vẻ của con người và cuộc sống. Đó là các yếu tố góp phần làm nên những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của Tô Hoài.
Viết hồi ký là sự tiếp nối mạch sáng tác dồi dào của Tô Hoài. Từ những Dế mèn phiêu lưu ký (1941), Quê người (1941), O chuột (1942) đến Truyện Tây Bắc (1953), Mười năm (1957), Miền Tây (1967), Quê nhà (1981) … Tô Hoài không lôi cuốn người đọc ở những mảng sống bạo liệt hay những nhân vật tầm vóc với những biến động lớn lao mà sáng tác của ông thu hút bạn đọc từ những gì bình dị, đời thường ông đã gặp, đã trải. Hồi ký của ông cũng được viết theo nguồn mạch đó. Những trang viết đầu tiên về năm tháng tuổi thơ trong Cỏ dại (1944) đến tập Tự truyện (1973) kể về cuộc sống của người thợ thủ công vùng ngoại ô Hà Nội, kể về những gian truân, vất vả trên con đường đi tìm “miếng cơm manh áo”, lý tưởng, lẽ sống của người thanh niên trong xã hội cũ, thấp thoáng những bạn văn, những người cùng hoạt động trong nhóm Văn hóa cứu quốc. Cỏ dại và Tự truyện là những dấu ấn đầu tiên để Tô Hoài viết những hồi ký tiếp theo trong hành trình viết hồi ký – một hành trình đấu tranh tư tưởng của mình. Có thể nói thành bại của một cuốn hồi ký là ở sự thật quyết định trong từng con chữ. Do đó hành trình đến Cát bụi chân ai(1990) và Chiều chiều (1999) đã khẳng định ngòi bút chân thực, khách quan, không tô điểm của Tô Hoài. Trong những dòng hồi ký ấy, Tô Hoài vừa cho người đọc thấu hiểu một thời kỳ lịch sử, vừa cho người đọc chiêm ngưỡng các tác gia văn học từ góc độ sinh hoạt đời thường. Như vậy với phong cách đặc biệt, Tô Hoài đã đem đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hồi ký xuất sắc. Trong đó Cát bụi chân ai là cuốn hồi ký tiêu
biểu in đậm phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Ở độ tuổi “thất thập”, Tô Hoài đã thể hiện độ chín cả về cái nhìn và tư tưởng nghệ thuật, cộng thêm một vốn sống phong phú, Cát bụi chân ai đã thực sự gây chú ý của độc giả và khẳng định một lần nữa vị trí không thể thiếu của nhà văn trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Hành trình viết hồi ký của Tô Hoài là hành trình xuyên suốt trong quá trình sáng tác của ông. Mỗi tác phẩm hồi ký là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người, về lịch sử và trên hết đó là sự thật, vì Tô Hoài quan niệm: sự thật đã là đẹp rồi.
1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài
Hồi ký là lối văn nói về chính cái tôi, và sự cuốn hút là khi cái tôi ấy gợi được một điều gì đáng nói của cuộc đời. Mỗi nhà văn khi viết hồi ký đều phải tôn trọng sự thật. Hồi ký của Tô Hoài cũng không đi chệch khỏi quỹ đạo đó. Ngòi bút của Tô Hoài ở thể loại này đầy sức thuyết phục bởi tính chân thực, khách quan của dòng hồi tưởng. Trước năm 1945, Tô Hoài đã có tập hồi ký Cỏ dại viết về quãng đời thơ ấu nhọc nhằn cay đắng của mình. Đây là đề tài quen thuộc của rất nhiều cây bút, trong đó có Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, … Sau đó Tô Hoài viết Tự truyện, rồi đến Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Hành trình đó in đậm đặc điểm riêng trong thể loại hồi ký của nhà văn.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng quan niệm trong sáng tạo nghệ thuật: “Mỗi người có một vision (nhãn quan) riêng. Nó đẻ ra phong cách. Do thế mà anh thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa … Anh thì có sở trường sở trường này, sở trường nọ …”. Như vậy mỗi nhà văn đều có cái riêng của mình, Tô Hoài cũng vậy. Hồi ký của ông có những đặc điểm riêng không lẫn vào ai, điều đó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 1
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 2
- Cái Nhìn Nhân Bản Nghiêng Về Cuộc Sống Sinh Hoạt Đời Thường
- Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 5
- Không Gian Hiện Thực Cụ Thể Gắn Với Những Sự Kiện Đáng Nhớ
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Đặt ký Tô Hoài bên ký Nguyên Hồng chúng ta sẽ thấy trong tác phẩm của hai ngòi bút này cuộc sống hiện lên muôn màu muôn vẻ. Họ cùng phản ánh rất chân thực cuộc sống phong phú, đa dạng vào ký của mình, nhưng mỗi người có một cách biểu hiện khác nhau. Ở Nguyên Hồng, cảm hứng hướng nội là cảm hứng chủ đạo. Từ Những ngày thơ ấu trước Cách mạng tháng Tám đến những hồi ký sau cách mạng như Bước đường viết văn, Một tuổi thơ văn vẫn là nhấn mạnh cảm hứng hướng nội với cái Tôi tràn đầy cảm xúc, tâm trạng. Trong khi đó, hồi ký Tô Hoài là cảm hứng hướng ngoại, thể hiện một cái Tôi tự sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh.
Hồi ký của Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rò ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt. Nếu hồi ký Nguyên Hồng thu hút người đọc bằng giọng điệu và ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc, tâm trạng thì hồi ký của Tô Hoài hấp dẫn bạn đọc bởi sự linh hoạt, năng động. Từ sự lựa chọn sự kiện trong cách kể chuyện khách quan, tỉnh táo và chân thực đến giọng điệu dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa, đôi chút mỉa mai, tinh quái nhưng cũng rất nghiêm trang và thâm thúy. Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài là “ngôn ngữ văn xuôi” – một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái. Chất hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của Tô Hoài cũng bộc lộ thật sâu sắc trên các trang hồi ký của mình.
Trong hồi ký của mình, Tô Hoài thiên về tự sự. Nhà văn xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ theo hướng khách quan, để cho nhân vật tự bộc lộ hơn là có sự tham gia trực tiếp của chủ quan tác giả. Khi viết chân dung, Tô Hoài vẫn cứ là cây bút hiện thực bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống. Hồi ký là viết về những gì đã qua, đã trải trong quá khứ, nhưng với cái nhìn tỉnh táo, giọng kể tự sự, hồi ký Tô Hoài là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá khứ và hiện tại. Từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Nhà văn luôn
tìm cách phá vỡ trình tự không gian – thời gian, hay nói cách khác, đảo ngược, xen kẽ không gian – thời gian trong thế giới hoài niệm của mình từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Ngoài những đặc điểm trên, chúng ta còn nhận thấy nếu cái Tôi trong hồi ký Nguyên Hồng là cái Tôi của chính tác giả thì trong hồi ký của Tô Hoài cái Tôi có sự phân thân do đó nó tạo nên lối kể chuyện khách quan, tỉnh táo. Sự hòa nhập những câu chuyện riêng chung đã làm nên đặc trưng phản ánh hiện thực của hồi ký Tô Hoài.
Tóm lại, hồi ký của Tô Hoài bên cạnh những đặc điểm của hồi ký nói chung tác giả còn tạo cho mình những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng ấy tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong hồi ký của tác giả trong đó cái nhìn nghệ thuật không thể lẫn với bất kỳ ai để tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài.
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
1.2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học GS Trần Đình Sử khẳng định: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật” [47. 106]
Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định. Và tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả - một phẩm chất nghệ thuật của nhà văn. Hay nói một cách khác, trong khi phản ánh đời sống người nghệ sĩ không thể không có một cái nhìn nghệ thuật riêng. Nhận thức rò yếu tố quan trọng này GS Trần Đình Sử đã khẳng định: Thiếu quan tâm đầy đủ tới cái nhìn nghệ thuật của tác giả, người phê bình dễ không đánh giá đúng cái phong phú của sáng tác.
Viện sĩ Nga M.B.Khrapchenco xác nhận: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác nghệ sĩ” [31. 106].
Nhà văn Pháp Mácxen Prutxt khi nói về tầm quan trọng của cái nhìn càng khẳng định: “Đối với nhà văn cũng như nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Do vậy cái nhìn là một biểu hiện tinh thần đặc biệt của tác giả. Để hiểu được nội dung phong phú của cuộc sống trong tác phẩm, chúng ta không thể không khám phá cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy, cách cảm nhận của chính nhà văn. Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, từ đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi … . Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét. Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ … Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên nhau, hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng.
Trong tác phẩm nghệ thuật cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Như vậy “Chi tiết không đơn thuần chỉ là một vật đã được quan sát. Chi tiết nghệ thuật mang nặng tính tổng quát. Đối với những nghệ sĩ chân chính, chi tiết thuộc vào hệ thống của nghệ thuật. Nó nói lên đặc điểm nhận thức của người nghệ sĩ đối với thế giới bên ngoài, cái quan điểm riêng của người nghệ sĩ về môi trường xung quanh, cái bản chất nghệ sĩ của anh ta (…) nhờ có chi tiết mà nhà văn mới phát hiện được những quan hệ mới, những đặc điểm mới, những màu sắc mới. Chi tiết tức là bút pháp vậy” [30. 12]. Chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn. Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng chiêm ngưỡng thì ta đã tiếp thu cái nhìn của họ và cùng bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này,
nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả. Chẳng hạn chi tiết con tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam vào thời gian đêm khuya, không gian tĩnh đến vô cùng, nhà văn đã cho ta thấy cái nhìn chân thật về cuộc sống leo lét, mờ mịt của những con người nơi đây. Họ hi vọng vào ánh sáng của đoàn tàu – của một thế giới khác. Đó cũng là cái nhìn đầy tính nhân văn của nhà văn.
Cái nhìn nghệ thuật là một yếu tố làm nên hình tượng tác giả. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định: “Theo một cách nhìn hợp lý thì hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cách nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu…” [47. 105].
Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng độc đáo biểu hiện trong thế giới nghệ thuật của mình. Sự độc đáo ấy là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách của mỗi nhà văn.
Dưới con mắt của Nguyễn Tuân, con người luôn được cảm nhận ở phẩm chất tài hoa, tài tử, ở họ ít có những dung tục đời thường, còn dưới con mắt của Nam Cao (trước cách mạng), con người lại được hiện lên với những cái “vặt vãnh” nhỏ nhặt nhưng ở đó họ lại luôn ý thức sâu sắc về bản thân mình, về cuộc sống, nên nhiều khi họ phải dằn vặt, đau đớn trước những bi kịch của kiếp người (Chí Phèo, Lang Rận, Lão Hạc…).
Còn với Tô Hoài, cái nhìn của ông mang một nét riêng không lẫn vào ai. Tác giả của chú Dế Mèn đã phát hiện rằng: “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”, có nghĩa là con người ta phải “sở hữu” tất cả những gì mà “ông trời” ban tặng: có phẩm chất, có thói tật, có hay, có dở… . Theo Tô Hoài con người không phải là thánh nhân, mà có cả xấu - tốt, thiện – ác, thậm chí còn có cả những phần đen tối lẩn khuất trong tâm hồn. Trong cái nhìn của ông, con người cũng có những khổ đau, bất hạnh nhưng họ biết vươn lên cho
dù phải vật lộn với hoàn cảnh cuộc sống khó khăn. Họ vươn lên trên đau khổ để tìm lại cuộc sống của chính mình.
Cái nhìn nghệ thuật không chỉ thể hiện trên phương diện con người mà còn bộc lộ trên rất nhiều mặt của cuộc sống. Với cái nhìn toàn diện đối với cuộc đời, Tô Hoài đã cho người đọc chiêm ngưỡng cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, phong phú và phức tạp để từ đó hiểu thêm cuộc sống quanh mình và có niềm tin vào cuộc sống.
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Tô Hoài luôn hướng cái nhìn vào hiện thực cuộc sống đời thường để phát hiện mọi cung bậc trong đời sống thường nhật. Nhưng không phải vì thế mà dấu ấn lịch sử không hiện diện trong sáng tác của ông. Đặc điểm này không chỉ thể hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim … mà còn in đậm trong hồi ký của tác giả. Nghiên cứu cái nhìn trong hồi ký của Tô Hoài chúng tôi thấy cái nhìn của tác giả rất chân thực, vừa mang đậm dấu ấn lịch sử, vừa nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường.
1.2.2.1. Cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử
Hai tập hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều là sự nối tiếp có hệ thống trong hành trình viết hồi ký của nhà văn. Đó là sự nối tiếp theo chiều dài của thời gian lịch sử và của chính tác giả.
Nếu như trong các tác phẩm: Truyện Tây Bắc, tiểu thuyết Miền Tây… tác giả đã nhìn rò sự đổi thay của cuộc sống người dân miền núi Tây Bắc thì vẫn cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử, hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều tác giả lại cho người đọc thấy được những giai đoạn lịch sử đầy ắp sự biến động. Hai tập hồi ký này được ra đời vào những năm đất nước đã không còn tiếng súng. Cát bụi chân ai và Chiều chiều là những cuốn phim tư liệu về lịch sử, về cuộc sống, về bạn bè, về người dân và về chính tác giả. Tô Hoài đã viết về những gì đã qua với cái nhìn chân thực
nhất. “Người xưa hay gọi là dĩ vãng và nó được Tô Hoài quan niệm như một bộ phận không thể thiếu của hiện tại” [32. 928]. Có thể nói, thời gian viết hai tập hồi ký này là thời gian lắng đọng và chiêm nghiệm về những gì đã trải đã qua của tác giả. Bởi với Tô Hoài mỗi lần viết hồi ký là mỗi lần đấu tranh tư tưởng để nói lên sự thật, nói một cách khách quan chân thực nhất.
Nếu như ở Truyện Tây Bắc, tiểu thuyết Miền Tây “với cái nhìn biện chứng, anh đã nhận thấy trước hướng đi lên, sự phát triển trong tương lai của những hiện tượng lúc bấy giờ còn chưa phổ biến” [3. 97] đó là con đường đến với cách mạng của các dân tộc miền núi, là công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của Tây Bắc thì trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều bằng cái nhìn chân thực nhất rất nhiều sự kiện của lịch sử, của cuộc đời “cũ” đã được Tô Hoài thuật lại một cách sâu sắc và thấm thía.
Cái nhìn chân thực ấy của Tô Hoài được trải rộng qua rất nhiều sự kiện lịch sử. Sự thật bao giờ cũng đem đến nhiều thông điệp thú vị cho người đọc.
Cách mạng tháng Tám thành công là một sự kiện quan trọng đem lại niềm tin, sự lạc quan cho mỗi người. Cách mạng cũng đem lại những đổi thay trong cuộc sống cho mọi người. Chính tác giả đã viết trong hồi ký của mình: “Không có cách mạng, tôi làm sao nên người như bây giờ” [25. 479]. Không chỉ có Tô Hoài mà cả dân tộc Việt Nam nhờ ánh sáng của Đảng, của cách mạng cuộc sống mới thực sự đổi thay. Đây là một sự thật của lịch sử đất nước.
Lịch sử của đất nước trải qua những giai đoạn thăng trầm. Là người có trách nhiệm với đất nước, Tô Hoài đã chứng kiến những cung bậc thăng trầm ấy. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều sự kiện của lịch sử được nhà văn đưa vào hồi ký của mình. Dưới con mắt của Tô Hoài sau chín năm kháng chiến chống Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ cuộc sống của dân tộc đã khác. Khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì người người “Bắt đầu được