Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 9


Sự thay đổi trong cuộc sống cũng có những chi phối tới quyết định sau này của Nguyên Hồng. Trong cuộc nói chuyện giữa nhà văn và tác giả đã cho người đọc thấy rò thái độ của Nguyên Hồng. Không gian trở nên ngột ngạt khi cuộc nói chuyện đề cập đến cuộc họp về vấn đề tên “văn gian tờ rốt kít Vũ Trọng Phụng”. Nguyên Hồng và Tô Hoài không được dự. Cuộc họp ban chấp hành Hội “đề nghị đưa hai chúng tôi ra khỏi Ban chấp hành, ra khỏi Hội Nhà văn” [25. 484]. Nguyên Hồng không chấp nhận quyết định đó của Hội. “Đột nhiên, Nguyên Hồng nghiêm nghị nói:

- Tao không chịu.

Tôi ừ hữ, Nguyên Hồng nói tiếp, nho nhỏ:

- Tao kiện lên anh cả.

- Kiện à?

- Ừ tao kiện. Tao tin tưởng đồng chí Sao Đỏ. Không dễ thịt nhau như thế. Tao không có điều gì không đúng với Đảng.” [25. 484, 485]. Sự phản ứng của Nguyên Hồng, niềm tin của nhà văn vào chính mình cho thấy bản lĩnh Nguyên Hồng, lòng nhiệt huyết của Nguyên Hồng với Đảng, với cuộc sống. Trong muôn vàn khó khăn của cuộc sống sinh hoạt Nguyên Hồng vẫn thể hiện lòng nhiệt huyết tận tâm với đoàn thể và công việc. Với Nguyên Hồng mọi suy nghĩ và hành động đều rất chân thật, thẳng thắn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người Nguyên Hồng vẫn hiện diện như thế. Đó là hình ảnh một nhà văn dân dã, gần gũi, xuề xòa trong sinh hoạt nhưng lại thật tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Đó là một nhà văn suốt đời tận tụy gắn bó với công việc nhưng khi cần cũng rất quyết đoán. Sau nhiều biến cố xảy ra với Nguyên Hồng - với người “thường vui buồn đột nhiên, khó hiểu” [25. 485], Nguyên Hồng đã có những quyết định bất ngờ. “Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít. Chị ấy bỏ chảo nem, chạy đến.

- Thấy nó làm sao? Lại làm sao thế?


Tôi đỡ Nguyên Hồng lên. Bà cụ có lẽ nặng tai,vẫn ngồi rờ rẫm vá víu chỗ áo rách. Dưới sân, trẻ con đùa cười nắc nẻ, lại cành cạch tiếng giã cua. Như không có gì mới xảy ra. Chúng tôi ngồi trở lại, yên lặng như từ nãy vẫn thế. Nguyên Hồng nói khẽ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Tao tính cả rồi. Trông đây này.

Gian phòng vẫn bề bộn màn mùng như mọi khi. Nhưng để ý thấy thì có khác. Mọi thứ đã được gói, buộc lại như dạo trước tôi đã quen mắt thấy sang sớm các thứ trong các nhà sắp sẵn để quẳng ra bờ rào tránh máy bay.

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 9

[25. 491, 491]. Bằng cái nhìn khách quan, Tô Hoài đã ghi lại diễn biến sự việc thật bất ngờ. Trong căn phòng chật chội của gia đình nhà văn Nguyên Hồng lúc này đã khác so với những lần trước Tô Hoài đến thăm. Bề ngoài mọi sinh hoạt dường như vẫn giống mọi khi, “chị ấy” vẫn ngồi rán nem, con cái đứa vui đùa, đứa làm phụ giúp việc nhà nhưng thực chất đồ đạc đã gói ghém chuẩn bị một cuộc di chuyển. Nguyên Hồng về Nhã Nam thật. Quyết định của Nguyên Hồng đột ngột quá, không mấy ai dám nghĩ, dám làm. Trở về Nhã Nam, Nguyên Hồng lại sống ở ấp Cầu Đen. Có lẽ ít người có được quyết định như Nguyên Hồng. Khi lòng tự trọng bị tổn thương, Nguyên Hồng sẵn sàng từ bỏ trở về chốn cũ. Ở Nhã Nam căn nhà Nguyên Hồng tuy đã được sửa chữa nhưng cũng còn rất chật hẹp: “Hồi ấy, được tiền bản quyền bộ tiểu thuyết Cửa biển, Nguyên Hồng chữa nhà. Chúng tôi lên đánh chén khánh thành “dinh cơ mới”. Vẫn ba gian nhà ở chỗ cũ, nền đất, sân đất, được bó hàng gạch thềm. Dui mè xoan lẫn tre ngâm chắc chắn hơn. Mái tranh được thay ngói và bức tường hậu đã xây gạch thay tường đất trình khác hẳn. Ngói tây không lót, mùa hè nóng phải biết. Tường mới mà đã thấm nước mưa hoen ẩm lem nhem. Bàn viết vẫn kê dưới nhà ngang – chỉ là cái chòng tre và chiếc chiếu. Nguyên Hồng trải chiếu ngồi khoanh chân xếp bằng, tập giấy, lọ mực, cái bút sắt đặt trên mặt chòng.” [25. 494, 495]. Tuy căn nhà có phần rộng rãi, thoải mái hơn


căn phòng thuê trên gác hai một nhà ở phố Miriben cũ bên cạnh viện Mắt gần chợ Hôm thuở còn ở Hà Nội nhưng nơi làm việc của Nguyên Hồng thật đơn sơ – chỉ là cái chòng tre và chiếc chiếu. “Dinh cơ mới” tuy có rộng rãi hơn, mọi thứ cũng đã được sửa sang nhiều nhưng vẫn không giấu nổi sự đạm bạc, nghèo khổ của bản thân và gia đình nhà văn. Bởi “Tường mới mà đã thấm nước mưa hoen ẩm lem nhem”. Và như “chị Hồng” nói thì “Mưa to, mái hắt, tường thấm nước, mà nắng thì nóng ơi là nóng.” [25. 496]. Nhưng dù cuộc sống có khó khăn đến thế nào thì sự chuẩn bị để viết của Nguyên Hồng vẫn rất kỹ càng, từ tốn và điềm đạm. Ngôi nhà ấy, nơi Nguyên Hồng sống và viết tuy còn tồi tàn, ẩm thấp nhưng không ảnh hưởng đến sức sáng tạo dồi dào và ý thức tâm huyết đối với nghề cầm bút của nhà văn Nguyên Hồng.

Tô Hoài có con mắt quan sát rất tinh tế, ông không bỏ qua chi tiết chân thực nào của đối tượng. Bằng ngôn ngữ miêu tả Tô Hoài đã làm nổi bật lên được không gian sinh hoạt đặc thù cho mỗi nhân vật.

Cái nhìn nghệ thuật trong hồi kýCát bụi chân aiChiều chiều là cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường, trong đó nổi bật là cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt của các nhà văn. Chính vì lẽ đó không gian sinh hoạt xuất hiện trong hai tập hồi ký này chủ yếu là không gian sinh hoạt của các nhà văn. Ngoài không gian sinh hoạt của nhà văn Nguyên Hồng, trong hai tập hồi ký Tô Hoài còn tạo dựng rất nhiều không gian sinh hoạt gắn với các văn nghệ sĩ khác. Trong đó chúng ta không thể không nhắc không gian sinh hoạt của Nguyễn Tuân. Trên “Chuyến tàu hỏa từ Pnôm Pênh ra đến Poipet vừa chập tối. (…). Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi. (…). Hai người mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi.” [25. 500, 501] là không gian sinh hoạt đặc biệt của Nguyễn Tuân trong chuyến đi thực hiện lý tưởng của mình. Trên chuyến tàu hỏa này người thanh niên “chưa chắc đã được hai mươi tuổi” Nguyễn Tuân cùng với người bạn bắt đầu


thực hiện lí tưởng tự do. Chuyến tàu của những mơ mộng bồng bột của tuổi trẻ, của “mộng lên hương đổi đời” [25. 504]. “Nhưng cái sự bắt đầu cũng chẳng đẹp đẽ mấy” [25. 504, 505], Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp bị bắt, họ bị giam chung với những tội phạm người Xiêm “Nhà giam, một phòng rộng kín ba phía. Mặt trước không có tường nhưng rấp hai lượt dây thép gai mắt cáo. Một bốt lính gác đổi phiên cách bức ngoài sân xi moong.” [25. 505]. Không gian nhà tù đã đóng lại ước mơ, hoài bão trong cuộc chinh phục phương trời xa của Nguyễn Tuân. Hàng rào dây thép gai mắt cáo mặt trước của nhà tù khiến cái không gian mơ tưởng của nhà văn nay đã bị thu hẹp lại. Đó chính là cái tôi đối lập với xã hội lúc bấy giờ. Cái tôi muốn thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt, bế tắc của một nước thuộc địa. Cái tôi cá nhân mãnh liệt ấy sau này đi vào rất nhiều tác phẩm của chính nhà văn. Sau khi bị bắt ở Xiêm, Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp bị giải về Pnôm Pênh, rồi Sài Gòn, cuối cùng bị đưa ra Hải Phòng bằng con tàu viễn dương Chantilly. Không gian của con tàu Chantilly trở thành một không gian ước mơ, tưởng tượng của nhiều người, thậm chí với Tô Hoài “Tôi không được trông thấy tàu Chantilly bao giờ. Thế mà lại nhớ Chantilly. Bởi vì thế là đã hai lần nghe nói đến con tàu Chantilly. Chỉ trong câu chuyện mà tưởng tượng ra mình cũng đã tận mắt thấy.” [25. 507]. Chuyến tàu ấy đã kết thúc chuyến giang hồ của Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp.

Sau khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội. Nguyễn Tuân sáng tác để sinh nhai và “cho ra nhân vật nào cũng là nhân vật tôi” [25. 517]. Căn phòng của nhân vật “trong tùy bút, truyện ngắn, truyện dài cũng na ná cái gác Nguyễn Tuân tá túc ở cuối sân sau một tòa nhà bên tay phải phố Hàng Đãy. Bè bạn cho Nguyễn Tuân ở nhờ một buồng gác có thể trước là nơi ở của thằng tài, thằng xe, tầng dưới để xe, trông thẳng ra cửa bên. Một cái thang gác gỗ nhấc đi được dựng đứng góc buồng, người trèo lên rồi xập mảnh ván


xuống, đóng kín sàn, hệt cái bẫy chuột” [25. 519]. Một buồng gác tạm bợ, cũ kỹ, một không gian khép kín, chủ nhân của căn gác này dường như đang “khước từ mọi trò chuyện, chỉ mình với mình, gần như tịnh cốc.” [25. 519]. Phải chăng đó là khoảng thời gian chán chường, mệt mỏi sau lần vượt biên không thành? Không gian lúc này không còn mở rộng theo nhiều hướng như khi nhà văn phiêu lưu nơi đất khách mà thu hẹp lại trong khoảng không gian nhỏ của buồng gác. Không gian căn gác cũng thể hiện tâm trạng của Nguyễn Tuân. Đó là khoảng lặng nhà văn dành thời gian suy ngẫm về tất cả những gì đã qua.

Trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều, Tô Hoài đã ghi lại rất nhiều chuyến đi. Mỗi chuyến đi là một không gian sinh hoạt. Chuyến đi Lai Châu của tác giả là chuyến đi đặc biệt. Tác giả đi Lai Châu, “cho đỡ bận lòng” [25. 552] sau sự việc về tác phẩm Mười năm. “Tôi đi với Nguyễn Tuân và Văn Cao lên Lào Cai. (…). Khách vắng, cả cái toa hạng ba, chỉ có Nguyễn Tuân, Văn Cao với hai két bia mang theo. Người nhà tàu vui tính đội mũ lưỡi trai và chiều khách, không cho ai lên thêm toa ấy. Và cũng uống bia chan hòa với chúng tôi.” [25. 552]. Con tàu đang hướng về Tây Bắc – chất liệu sống trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Tuân và Tô Hoài. Tây Bắc là vùng đất có tất cả những điều hoang sơ, thuần khiết nhất. Không gian ở đó không những cho con người – đặc biệt là các cây bút tài hoa như Nguyễn Tuân và Tô Hoài sự thư thái, thoải mái mà còn mang lại nguồn sáng tác vô tận cho họ.

Sức hấp dẫn của hồi ký là ở sự tường minh của hồi ức và sự liền mạch của hồi ức ấy. Trong hai cuốn hồi ký của Tô Hoài thể hiện rò điều này. Những kỷ niệm riêng – chung, gần – xa đều được hòa thành dòng sông cuồn cuộn đổ về biển cảm xúc. Những câu chuyện, những nhân vật với những hồi ức khác nhau nhưng đều được gắn liền với không gian chung, không gian của tác giả.


Quán bia gốc liễu nhà Thủy Tạ hay quán Tiểu Lạc Viên là không gian mà tác giả và các bạn văn có những giây phút chuyện trò với những tâm trạng và câu chuyện khác nhau. Những lần ở quán Thủy Tạ: “Mỗi khi ngồi trông ra sóng hồ lăn tăn lẫn bóng liễu, bóng chiều, bóng bia hơi và sáng đèn quanh chân cột sàn nhà Thủy Tạ, lại nhớ. Thế mà là thật, những gắn bó xưa sau. ” [25. 402] hay “Nguyễn Tuân rủ tôi lên nhà Thủy Tạ. Lúc uống bia, Nguyễn Tuân hỏi tôi:

- Có phải Lương Đức Thiệp chết rồi?

- Tôi không biết.

Nguyễn Tuân có vẻ không bằng lòng.

- Cậu làm báo của Việt Minh mà không biết à?

- Tôi không biết thật. Một dạo thấy Thiệp hay đến chơi với Phạm Ngọc Khuê chỗ tôi ở gần chợ Hôm?” [25. 513]. Và “Có hôm, vào Tiểu Lạc Viên ăn cơm rang bọc lá sen.(…). Chúng tôi ngồi góc bàn đằng kia.” [25. 456]. Trong lúc chờ đợi món cơm rang bọc lá sen, Nguyên Hồng mở gói giấy báo bọc thịt chó và lập cập nói: “Nhắm cái này trước đã! Nhắm cái này đã!” [25. 459]. Nhưng ông chủ quán Tiểu Lạc Viên đã ngửi thấy và cái vẻ hớn hở “có ngay” tan biến, ông cau có, chắp tay, rầu rĩ như khấn: “- Ông ơi, ông mang nó ra ngoài kia, mang ra ngay ngoài kia…” [25. 459]. Những người buôn bán thường kiêng kỵ cái thịt hãm tài này, nhất là người Trung Quốc. “Lão Tiểu Lạc Viên đến góc nhà cầm nắm hương châm cắm vào men tường trong chỗ dán tờ giấy điều trang kim đã xạm xỉn một nặm chân hương. Khói hương bốc mù căn phòng chật chội. Rồi lão bước lại phía chúng tôi, xốc kính, mặt hầm hầm, không hiểu lão định làm gì.

Nguyên Hồng, đứng lên, giơ tay:

- Phổ kỵ! Câm đi!


Nguyên Hồng lật đật gói lại bọc thịt chó, bỏ vào cặp. Nước mắt lưng tròng, nói:

- Lúc nãy chúng nó đấu ông, đòi đuổi ông, bây giờ thằng Tàu này lại đuổi ông, “tỉu cái nhà ma lớ!”” [25. 459, 460]. Ở không gian này Tô Hoài là người chứng kiến câu chuyện, cũng là người tham gia câu chuyện. Nhân vật tôi đứng ở điểm nhìn khách quan để quan sát và miêu tả. Tô Hoài rất có tài trong việc quan sát các sự việc, đặc biệt là đối với những cảnh mang tính phong tục, tập quán của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. Không gian quán Tiểu Lạc Viên còn cho chúng ta thấy đôi khi quán xá cũng là nơi để con người có thể bộc lộ chính mình, được là mình một cách thoải mái, tự do nhất. Chính không gian Tiểu Lạc Viên đã tạo cho các nhà văn thể hiện chân thực nhất tính cách của mình.

Tô Hoài miêu tả không gian sinh hoạt không chỉ gắn với những nhà văn nổi tiếng mà còn gắn với những người cùng thế hệ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khác. Một giai đoạn lịch sử - xã hội khó khăn, cuộc sống của thế hệ văn nghệ sĩ cũng như nông dân thời điểm ấy cũng khó khăn như thế. Nghệ sĩ Đặng Đình Hưng có những lúc đi bán cả rượu: “- Chẳng nói giấu ông anh, dạo này thằng em đét lắm. Lấy cái này tận quê ra, vừa bán vừa ghé gẩm đôi ba chén …” [24. 163] rồi sau đó con trai gửi tiền chữa bệnh và mua cho “một căn hộ mười sáu thước vuông (…). Ở tầng hai, trên lưng cửa hàng bách hóa nhà mậu Giảng Vò. Qua hai ba lần khóa dãy, khóa cửa mới vào tới gian hai buồng tối âm thầm có một lỗ cửa sổ trổ xuống đường treo miếng mành mành, tựa cái cửa ngăn ở khoang thuyền. Khách đứng dưới đường gọi. Chủ nhìn trong mành ra xem ai. Không muốn gặp thì không lên tiếng, mặc cho gọi. Cả sàn nhà trải chiếu mộc. Không bàn ghế. (…). Trên cái bục gỗ áp tường gian ngoài bày bình hương trước bức ảnh truyền thần hình ông già chit khăn, râu ba chòm, chắc ảnh cụ thân sinh” [24. 163]. Không gian dẫn tới căn hộ cũng


như không gian trong căn hộ đều cho thấy sự tù túng, khép kín, thu mình thậm chí tạo sự âm u, ẩm thấp rất phù hợp với cách sinh hoạt và tính cách chủ nó. Cái cách xử sự với khách như thế rò ràng chỉ có thể là lối sống của một người thiếu sự hòa đồng, có cuộc sống lẩn lút, trốn tránh mọi người.

Không chỉ miêu tả không gian gắn liền với từng gia đình, từng cá nhân mà Tô Hoài còn quan tâm khung cảnh nơi làm việc của Hội Nhà Văn thời kỳ cách mạng: “Từ khi rời Hà Nội, đến đây cơ quan mới ở lại một chỗ ra hồn. Bên báo Cứu Quốc ở nhà trong làng, lần lần từ An Thọ Hoài Đức vào Viên Nội Vân Đình, lên Trung Giáp Phù Ninh trên Phú Thọ. Sang chân núi Tam Đảo, các gia đình ở quanh trụ sở đông hơn các đoàn văn nghệ kháng chiến trên Nhã Nam bên Bắc Giang, bên Xuân Áng Phú Thọ và Quần Tín trong Thanh Hóa.

Cơ ngơi ăn ở và làm việc gồm những ngôi nhà nhiều buồng trên lưng đồi. Kiến trúc sư Vò Đức Diên chỉ huy làm nhà kiểu Ánh Sáng cột vầu mái rơm vách nứa và ở cánh rừng bên ngoài, trường nội trú Văn nghệ Nhân dân của ông đốc Nguyên Hồng, mỗi khóa hàng trăm người nhiều nơi về đây học. Các nhà theo cơ quan thì ở nhờ nhà bà con trong xóm. Tối tối, chúng tôi tụ tập ở căng tin Vò Đức Diên. Chị ấy nấu rượu nếp, có bánh đa. Hôm nào phiên chợ Ký Phú bên kia suối thì làm bánh cuốn, bún thang.” [25. 536]. Đây là nơi sinh hoạt của các văn nghệ sĩ thời kỳ tản cư, cách mạng chưa thành công. Rời Hà Nội đến với những vùng núi chỉ có “mái rơm vách nứa”, nơi ăn chốn ở, nơi làm việc là những ngôi nhà nhiều buồng trên lưng đồi. Vậy mà trường nội trú Văn nghệ Nhân dân mỗi khóa có hàng trăm người nhiều nơi về học. Cuộc sống nơi đây khó khăn nhưng gắn bó, đoàn kết biết bao. Càng lúc khó khăn, gian khổ con người càng xích lại gần nhau hơn. Lần này không gian sinh hoạt được Tô Hoài miêu tả mở rộng hơn nhiều, không phải là không gian bó hẹp mà là không gian với những ngôi nhà có nhiều buồng, căng tin,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí