Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 5


con người trước hết phải là chính mình, phải là tất cả những gì thuộc bản chất vốn có của họ, có cả tốt xấu dở hay, cả những phẩm chất và thói tật, có khi là những “bí mật riêng tư” trong sinh hoạt và đời sống tinh thần. Tô Hoài đã rút ngắn đến mức thấp nhất khoảng cách giữa người kể với đối tượng để giúp người đọc được tiếp cận, được bước vào một lãnh địa với tất cả sự trần trụi khách quan mà không phải cây bút nào cũng có được. Điều đáng nói ở đây là ngay cả khi viết về những thói tật của những nghệ sĩ lớn, Tô Hoài vẫn viết bằng tất cả tấm lòng chân thành của một nghệ sĩ chân chính. Bằng thái độ chân tình của tác giả chúng ta không cảm thấy nhà văn bị hạ thấp hay những thần tượng của bạn đọc bị “đập vỡ”. Trái lại ta càng hiểu về cuộc đời riêng của họ, càng cảm thấy cảm thông, chia sẻ, hiểu người để từ đó hiểu văn của họ nhiều hơn. Các nhà văn lớn được Tô Hoài miêu tả và xuất hiện trên hầu hết các trang viết là Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính,

…. . Cảm hứng nhân văn đời thường là cảm hứng xuyên suốt trong các tập hồi ký cũng như các thể loại khác của Tô Hoài, chính vì lẽ đó mà G.S Nguyễn Đăng Mạnh rất có lý khi nhận xét Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường.

Ở những trang đầu của hồi ký Cát bụi chân ai, chân dung của các văn nghệ sĩ hiện lên thật cụ thể. Người xuất hiện trước tiên là chân dung nhà văn Nguyễn Tuân: “Đi bên này Hồ Gươm thấy Nguyễn Tuân ngồi trong nhà hàng Hoàng Gia, cái quán rượu kiểu Pháp che cánh sáo ra kín vỉa hè. Nhà văn chơi chua khác đời. Khăn lượt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt thước thay ba toong, chân bít tất dận giày mòm nhái Gia Định” [25. 383]. Cách ăn mặc của Nguyễn Tuân cũng đã cho người đọc thấy được “cái ngông” của ông - cách ăn mặc và sinh hoạt khác thường. Ăn mặc khác người, văn cũng khác người. Tô Hoài chân thực nhận xét : “Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng.


Về nhà văn và cả về đời. Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng. Triết lý và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tý vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng nổi.” [25. 384, 385]. Cái thú ăn chơi, sinh hoạt của Nguyễn Tuân luôn khác đời, khác người.

Dưới cái nhìn của Tô Hoài, Nguyễn Tuân không chỉ khác người về cách ăn mặc mà thú vui ẩm thực cũng khác: “Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không dễ dãi vì miếng ăn miếng uống, mà phải là hợp khẩu vị, ngon theo ý mình. Lọ muối vừng, hộp nước mắm chưng, cái gặc – măng – dê trữ trên ba lô, thời chiến và thời bình, vẫn thế. Nguyễn Tuân sành ăn và kỹ tính tuyệt nhiên không xô bồ. Nóng oi quá, nhắm rượu mướp đắng giải nhiệt, nhưng mà không xơi mướp đắng mắm tôm như người ta. Không bao giờ đụng đến mắm tôm chợ. Ăn tinh đến thế, mà lại kỵ tỏi, ghét mùi tỏi.” [25. 402, 403]. Phải gần gũi Nguyễn Tuân nhiều lắm Tô Hoài mới hiểu cách sinh hoạt của Nguyễn Tuân như thế. Thú ẩm thực của Nguyễn Tuân chính là quá trình thưởng thức cái ngon và sự tinh tế của các món ăn theo cách riêng. Tô Hoài đã hiểu rò cái yêu thích của nhà văn tài hoa và rất “ngông” về món phở bò: “Ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín….. Thịt bò chín, nạm hay mỡ, bánh vừa phải không nẫu vồng lên, không thái sẵn và thái máy như Sài Gòn mà Nguyễn Tuân gọi đùa là vằn thắn phở. Xúc bánh xong, thái thịt rồi bày lên rắc hành hoa và hạt tiêu – không ớt, mặc dù thích cay.” [25. 403]. Nguyễn Tuân đã từng nói rằng “Tôi không ăn phở để tẩm bổ” [25. 403], do đó khi ăn phở Nguyễn Tuân không cho thêm bất kỳ một loại gia vị nào, cái cốt yếu là thưởng thức cái tinh túy của nước dùng xương. Phải chăng


cách cảm nhận tinh tế từ những cái bình thường nhất trong cuộc sống đã tạo nên nét đặc sắc và độc đáo trong những tác phẩm của ông?

Không chỉ hiểu Nguyễn Tuân ở phương diện sinh hoạt với những thú ẩm thực mà Tô Hoài còn hiểu cả sở trường của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là một người rất thích đi, và mỗi lần đi ông “sửa soạn đi còn kỹ lưỡng hơn đi” [25. 394], “mải mê quên ngày tháng, nhưng tính đếm sửa soạn thì phải nhớ từng ly. Cái phóng khoáng của ông ấy không lẫn với buông tuồng, cẩu thả.” [25. 395]. Như vậy, Nguyễn Tuân là con người rất có cá tính, Nguyễn Tuân không chỉ cầu kì với từng món ăn, mà ông còn rất cầu kì và tỉ mỉ trong các chuyến đi. Đặc biệt mặc dù phóng khoáng nhưng Nguyễn Tuân không bao giờ cho phép mình buông tuồng, cẩu thả trong cuộc sống cũng như trong nghề viết. Đó là phẩm chất đáng quý của mỗi nhà văn cần phải có trong nghề cầm bút.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nếu như Nguyễn Tuân rất kỹ tính trong việc chọn lựa món ăn và nghệ thuật thưởng thức thì Nguyên Hồng lại là một người xuề xòa, dễ dãi. “Nguyên Hồng không nói, nhưng tôi đã biết cái chả rán này rồi. Nguyễn Tuân chỉ nghe, đã lắc đầu, rủa “chả rán Nguyên Hồng” đãi “cái thằng xơi được bọ hung thì nó còn biết từ cái gì.”(…). Ấy là cái “nem Sà goong” nhân rau đàn bà đẻ đã xin hay mua được ở nhà hộ sinh nào đấy. ” [25. 423]. Nguyên Hồng xuề xòa, không cầu kỳ trong phong cách sinh hoạt. Đặc biệt ông là một người dễ xúc động. Trước “những lời đao búa truy dồn” [25. 452] Nguyên Hồng “khùng lên, khóc òa” [25. 452]. Trong những cuộc họp kiểm điểm người ta thường thấy Nguyên Hồng nước mắt lưng tròng, thậm chí khóc hu hu. Ông cũng là người hết sức chân thành, đa cảm khi “xòe bàn tay lên chồng báo, vuốt vuốt, mếu máo, nước mắt như trút … tôi thức đêm thức hôm … tôi bỏ hết sáng tác, ngày đêm chỉ nghĩ đến tờ báo … bài này đề tài công nhận … bài về kháng chiến, bài về thống nhất … bài về sửa sai cải cách ruộng đất … tôi


Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 5

không … tôi không … Chẳng mấy lúc Nguyên Hồng lại khóc hu hu.” [25. 483]. Cái bản tính dễ xúc động, dễ mủi lòng, dễ khóc và mau nước mắt ấy của Nguyên Hồng chứng tỏ ông là người sống thiên về tình cảm. Qua hình ảnh đó người đọc cảm nhận rò hơn được chân dung Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

Trong cái nhìn của Tô Hoài, Nguyên Hồng không chỉ là người dễ xúc động, hay khóc mà còn là người hết sức thẳng thắn đến mức cực đoan. Ở quán Tiểu Lạc Viên khi nhà văn định mang gói thịt chó trong cặp ra thì bị chủ quán đuổi ra khỏi quán, “ Nguyên Hồng, đứng lên giơ tay:

- Phổ ky! Câm đi!

Nguyên Hồng lât đật gói lại bọc thịt chó, bỏ vào cặp. Nước mắt lưng tròng, nói:

- Lúc nãy chúng nó đấu ông, đòi đuổi ông, bây giờ thằng Tàu này lại đuổi ông, “tỉu cái nhà ma lớ!” [25. 460].

Sự nóng giận, bức xúc không thể kìm nén của Nguyên Hồng được Tô Hoài miêu tả hơn một lần trong hồi ký của mình. Khi xem tờ báo nhân có tiêu đề : Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và trong công tác do Tô Hoài viết, “Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi Nguyên Hồng xua xua tay, nói như hét vào mặt tôi:

-Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không!” [25. 491]. Cuối cùng không chịu được nữa Nguyên Hồng đã đi đến một quyết định, một quyết định không ai có thể thay đổi được:

“- Tao về Nhã Nam.

… Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam.” [25. 492].

Trong hồi ký của mình, Tô Hoài đã khai thác triệt để những tính cách của từng nhà văn lớn có tên tuổi, vì thế chân dung các nhà văn hiện lên khá


đầy đủ và rất sinh động. Bằng cái nhìn nhân bản của mình, chân dung nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được hiện lên thật cụ thể. Đứng trước không khí ngột ngạt của thời đại Nguyễn Huy Tưởng cũng có những băn khoăn, trăn trở “Nhưng về thành phố, từ lúc nào xuất hiện một Nguyễn Huy Tưởng lầm lỳ, đăm chiêu, ít nói và nói cũng khác mọi khi”. Ông quan tâm tới sự kiện thời sự lúc đó và “Nguyễn Huy Tưởng băn khoăn. Nguyễn Huy Tưởng có những ý kiến khác với những lời bình trên báo. Nguyễn Huy Tưởng vốn kỷ luật, chịu khó viết nhật ký và sưu tầm tài liệu. Nhưng chắc Nguyễn Huy Tưởng đã không ghi lại những trăn trở, những khủng hoảng như tôi vừa kể trên” [25. 434] vì “Bấy giờ, những ý kiến khác lạ không mấy ai dám nói ra và ghi lại. Thà chôn sâu trong lòng” [25. 434, 435]. Không chỉ thế “Nguyễn Huy Tưởng quý bạn, bao giờ cũng chỉ phát hiện ra những khía tốt của bạn, nhưng tôi không tin Nguyễn Huy Tưởng thay đổi vì ảnh hưởng ai. Con người chân thành ấy chỉ nghĩ thực, nói thực” [25. 435].

Có lẽ trong chúng ta không ít người yêu thơ Nguyễn Bính nhưng mấy ai đã hiểu thế giới thực của nhà thơ “chân quê” này. Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu Nguyễn Bính hơn thông qua cái nhìn rất đời thường của nhà văn. “Tính nết Nguyễn Bính thì chẳng khác xưa. Đời là một cuộc chơi dài, mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ. Bọn mắt trắng, hiểu thế không? Những trò ấy nhiêu khê, tần phiền, cổ quái lắm. (…). Hứng làm thơ lên thì tung hê công việc, thích đi chơi thì vay tiền, “cơ quan lúc nào chẳng có tiền. Vài ba đồng là bao”. Say khướt tối ngày, uống tợn hơn xưa nhiều” [25. 429]. Đọc thơ Nguyễn Bính ta thấy thấp thoáng vẻ đẹp chân chất thôn quê, một chân dung hiền lành, mộc mạc nhưng ngoài đời là một Nguyễn Bính khác: Công việc làm thơ là làm theo hứng, đôi khi rượu là bạn vì “say khướt tối ngày”, thậm chí có những khi “Thày cò Truật với Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương đốt thuốc phiện và làm thơ, đọc thơ suốt đêm trong cái phòng hẹp được gọi là lò


luyện kim đan”[25. 428, 429]. Có cái gì đó chua chát ngậm ngùi trong sự thật này. Nguyễn Bính đi khắp nơi rồi, ngày trước ở miền Nam, tập kết ra Bắc về công tác ở nhà xuất bản, sau đó lại được giới thiệu về ty Văn hóa Nam Định. “Ở Hà Nội ít lâu, vài ba tháng hay một hai năm cũng không để ý, thỉnh thoảng gặp chỉ thấy nhăn nhó, rầu rĩ. Xưa nay thì cái thằng này vẫn thế. Những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau vơ vào, mình lại đầy ải mình, thân làm tội đời, cả những ngày còn lại này mà vẫn không nguôi.” [25. 431]. Phải chăng trái tim người nghệ sĩ thường đa sầu, đa cảm? Dường như chính tâm hồn ấy lại trở thành nỗi đắng cay, chua chát trong cuộc đời. Đó cũng là một bản tính, phẩm chất “ông trời” ban cho Nguyễn Bính chăng? “Những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau vơ vào”, một nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm, dễ tổn thương biết bao. Ta biết một Nguyễn Bính chân quê “Hồn anh là hoa cỏ may. Một chiều cả gió găm đầy áo em” nhưng lại có một Nguyễn Bính thực trần trụi: “Người con gái ấy yêu thơ tuổi đương thì. Những mối tình như thế của Nguyễn Bính, chẳng rò khi ở Huế, ở miền Nam thế nào, nhưng ở ngoài này, bạn bè đã biết tính, biết tật Nguyễn Bính, thấy gái như quạ vào chuồng lợn, như ếch về hoa. Thề bồi đấy rồi lại nhăng cuội ngay đấy… biết bao người con gái đã theo thơ đến với Nguyễn Bính. Nhưng cuộc đời hoa thơm bướm lượn không giống thơ, không như thơ. Thế thì vứt bỏ. Người con gái đến với Nguyễn Bính khi làm báo Trăm hoa cũng chẳng được bao lâu. Chỉ tội đã có với nhau một mụn con.” [25. 431, 432]. Tưởng chừng như có mâu thuẫn, là nghịch lý nhưng đó là sự thật. Cái nhìn của Tô Hoài thực sự gần gũi và cảm thông. Ông trân trọng tính cách của mọi nhà văn, bởi như thế mới đúng là cuộc sống.

Đối với Tô Hoài, dường như sống với mọi người bình thường, sống một cuộc sống bình thường đó là hạnh phúc. Chính ông đã quan niệm: “Tôi thích trong con người có nhiều hoạt động một lúc, không thích thần thánh hóa


làm gì … Tôi thích con người bình thường và không tả thành tầm thường” [28. 23]. Chính từ quan niệm đó mà cái nhìn nhân bản của ông luôn chú ý đến những chuyện “vặt vãnh, nhọ nhem” đời thường, từ những vẻ bề ngoài, ăn mặc, đi đứng, nói năng … Tô Hoài luôn để nhân vật của mình xuất hiện giữa cuộc sống sinh hoạt đời thường, giữa những sự kiện cụ thể qua đó bộc lộ thái độ thật dân dã.

Trong hồi ký của mình, có những nhà văn được Tô Hoài miêu tả chỉ với một lần duy nhất nhưng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc. Đó là chân dung nhà văn Ngô Tất Tố: “Đến lượt ai cũng cứ phải suốt cả buổi ngồi nghe chịu trận nghe nói xa xả, vi vút. Kim Lân kể: dạo ở chợ Chu trong một buổi kiểm điểm. Ngô Tất Tố bị một anh Lưu Động nhà báo mà xưa nay bác Ngô vẫn không coi ra gì, bây giờ phải nghe anh ấy sát phạt lên lớp, Ngô Tất Tố quyệt nước mũi vào gốc cây nói với Kim Lân:

- Làm người khổ lắm, bác ạ ” [25. 473].

Hình ảnh “quyệt nước mũi vào gốc cây” của Ngô Tất Tố đã cho người đọc cảm nhận chân dung một nhà văn thật gần gũi giản dị nhưng cũng đầy lòng tự trọng.

Vẫn cái nhìn nhân bản ấy Tô Hoài cho chúng ta gặp gỡ một nhà thơ hiện đại, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) - Xuân Diệu. Bức chân dung Xuân Diệu không phải được tạo dựng bởi những hồi tưởng về sự nghiệp lẫy lừng của nhà thơ mà được tạo dựng từ những điều riêng tư, thầm kín nhất. Với những dòng hồi ức chân thực, Tô Hoài đã hé mở chuyện thầm kín của nhà thơ luôn khát khao cháy bỏng tình yêu và hạnh phúc, niềm giao cảm thiết tha với cuộc đời. Tô Hoài đã không ngần ngại kể những chuyện đời tư của Xuân Diệu khiến người đọc có thể hiểu được đến tận chân tơ kẽ tóc của ông. Có lẽ chỉ có Tô Hoài mới bình thản bộc lộ điều này trên trang sách: “Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả


buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn.” [25. 541], “dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá” [25. 541]. Cả những đêm “hoan lạc” của nhà thơ với “người bạn tình” khiến hậu thế phải bàng hoàng sửng sốt. Và cả khi Xuân Diệu bị kiểm điểm, “cuộc kiểm điểm của Xuân Diệu kéo dài hai tối có Tố Hữu dự” [25. 543]. Con người tài hoa với mái tóc mây ấy cũng không ít thói tật riêng. Không đọc hồi ký của Tô Hoài chúng ta không thể hiểu được những vần thơ dạt dào về tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc lại có một tâm hồn khát khao giao cảm với đời đến thế. Con người tưởng chừng không bao giờ biết tuổi già, luôn sống vội vàng, hăm hở và vồ vập ấy đã có lúc buột miệng: “Chúng mình già rồi” [25. 548]. Xuân Diệu nói như thế với Tô Hoài không phải vì nhựa sống của tâm hồn đã cạn kiệt mà chính là vì nhà thơ luôn thiết tha với cuộc sống dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Song trên hết, trong ký ức Tô Hoài cái nổi bật nhất trong tâm hồn và cách sống của ông là “thắm thiết, tình nghĩa với bạn bè”. Và “Xuân Diệu có một tình yêu riêng không bao giờ biết tuổi, từ xa xưa đến giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha” [25. 548]. Với những phác họa cụ thể của Tô Hoài chân dung Xuân Diệu hiện lên với những chi tiết đời thường, riêng tư, phàm tục mà trước đó người đọc chưa được biết để từ đó người đọc có sự sẻ chia, cảm thông với những thầm kín của nhà thơ tình không tuổi, “khi nào cũng khát vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu” [25. 550] này.

Người ta vẫn thường nói “Văn tức là người”. Đặc biệt từ những trang hồi ký của Tô Hoài, ta không chỉ thấy những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng cùng thời mà còn có thể hình dung ra gương mặt của chính tác giả với những đường rò ràng. Đó chính là bức chân dung tự họa của Tô Hoài. Mỗi lần viết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022