Cái Nhìn Nhân Bản Nghiêng Về Cuộc Sống Sinh Hoạt Đời Thường


lĩnh lương tháng. Không nhớ bao nhiêu, nhưng tối nào cũng có thể la cà hàng quán được. Có cảm tưởng “cả loài người tiến bộ” đổ tiền của đến mừng Việt Nam Điện Biên Phủ. Chúng tôi ngỡ ngàng một cách khoan khoái.” [25. 424]. Trong hồi ký hiếm khi Tô Hoài bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình như thế. Có lễ đây là lần thật hiếm hoi. Chiến thắng đó đã thổi vào tâm hồn tác giả và bạn bè những niềm vui sướng, tưởng chừng như đó là sự ngỡ ngàng, khác lạ chưa bao giờ được biết đến.

Không chỉ là sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của tầng lớp trí thức mà còn là những người nông dân thuần túy. Đó là ông Ngải – một ông lão thật thà chịu khó với những thói quen chẳng bao giờ thay đổi: uống nước chè vò đặc sánh thay cho bữa ăn sáng, ngủ ngoài bụi tre, một người “không bị bắt đi đòng, đi bảo an, vì đã hom hem râu ria”, [24. 79] cũng có nhận xét, đánh giá rất thực tế về sự thay đổi của chính sách. Có hợp tác ông Ngải vào ngay, ông được bầu làm chân kiểm soát trong ban quản trị. Ông vào hợp tác với lý do rất đơn giản: “Ông tính “Vợ chồng tôi già rồi. Con cái thì có nhớn mà chẳng có khôn. Thì phải dựa vào trên chứ dựa vào ai, trên bảo làm thế thì làm” (…). Ông lại cắt nghĩa rằng vào hợp tác ai cũng phải lao động. Lao động được chấm công, ăn thóc, không làm thì nhịn há mồm ra.” [24. 80 - 81]. Thông qua suy nghĩ của nhân vật ông Ngải một người nông dân chất phác, quanh năm gắn liền với ruộng đồng đã cho người đọc thấy rò sự thật về một giai đoạn lịch sử - xây dựng hợp tác xã. Hợp tác xã đã từng là một mô hình phát triển trong một giai đoạn nhất định của lịch sử và ở một mức độ nào đó đã đưa lại niềm vui, niềm tin cho tất cả mọi người dân.

Lịch sử bao giờ cũng có những hạn chế của nó. Bên cạnh bao điều tốt đẹp như những luồng gió mát còn có những điều sau một chặng đường đã qua con người phải trăn trở băn khoăn. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, một nhà văn rất tôn trọng sự thật, đã ghi lại lịch sử bằng cái nhìn chân thực nhất. Tô Hoài


đã từng nói: Có một quá khứ chưa ai biết của tôi bảo đảm cho điều đó… Là chuyện “của tôi”, của bản thân tác giả nhưng đó cũng là chuyện của cuộc đời.

Không chỉ có cái nhìn về đời sống xã hội, Tô Hoài còn quan tâm đến đời sống văn học. Những người quan tâm tới lịch sử văn học đều không thể quên vụ án Nhân văn – Giai phẩm. Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bùng phát mạnh mẽ, nhưng chỉ sau ba tháng đã bị dập tắt và trở thành vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Tô Hoài không né tránh, ông nhìn sự kiện lịch sử này bằng cái nhìn chân thực nhất. Sự thật là “Báo nhân văn đã ra được mấy số. Có dư luận báo chống đối. Người thành phố nghe ngóng và tò mò. Nhưng mà những hoạt động gây sự không phải chỉ ở vài bài báo trên Nhân văn, mà cái nhìn chính là ý đồ chính trị rộng ra nữa của một số giới không phải là những người làm báo Nhân văn trong tình hình nhạy cảm ở các đô thị lúc ấy. Báo Nhân văn hô hào dân chủ và in một số sang tác phong cách mới. Bạn đọc chú ý và chờ đợi sự đổi mới của văn nghệ. Nhưng không ai lưu tâm người bỏ tiền cho vốn in báo và những hoạt động chính trị đòi thay đổi và chia quyền lãnh đạo đã âm thầm dấy lên, trong giới tư sản đương bối rối, trong một số tri thức ở vùng mới giải phóng và ở đảng Dân Chủ. Báo Nhân văn chỉ là một phần bề ngoài và là một thủ thuật chính trị dựa vào “trăm hoa đua nở. … Chiến thuật thâm hiểm ấy gây nên cách nhìn lẫn lộn số đông tác giả với lòng chân thành ở mỗi người và ở tổ chức” [25. 433]. Vấn đề rất “nhạy cảm”, ít được nhắc tới nhưng với cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử, tác giả đã tái hiện bức tranh lịch sử một thời biến động.

Có rất nhiều văn nghệ sĩ “dính líu” tới Nhân văn – Giai phẩm, và tất nhiên họ đều bị kiểm điểm và kỷ luật, nặng nhẹ tùy vào mức độ tham gia vào phong trào này. “Các đoàn thể tổ chức kiểm điểm và kỷ luật nội bộ những cán bộ tham gia viết và hoạt động cho báo Nhân văn và ở hội Nhạc, Đặng Đình Hưng bị khai trừ Đảng. Văn Cao phải cảnh cáo, chỉ được ở hội Nhạc không


được ở hội Văn, hội Vẽ. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và Dương Bích Liên, tuy chỉ làm có cái bìa sách cho nhà xuất bản Minh Đức nhưng chắc là không khí sát phạt ở các buổi họp khiến các anh ngại, đã xin ra Đảng. … Nguyễn Sáng vẽ ký họa trên báo Nhân văn một đầu người ở cổ có vết khía, như cái lá. Người ta bảo đấy là chân dung Trần Dần và cái sẹo còn lại khi anh định tự vẫn. Nguyễn Sáng không được bình huân chương kháng chiến. Những năm sau, trong lúc Hà Nội bị máy bay Mỹ quấy báo động liên miên, Nguyễn Sáng đã lo xa, lo rất đứng đắn. “Rồi giải phóng miền Nam, tao về thăm quê, họ hàng bà con hỏi chú đi làm Việt Minh, Việt Cộng bao nhiêu năm thế mà trên ngực không có mề đay nào? Mày bảo tao trả lời ra sao? Tao buồn lắm.” Hoàng Cầm bị ra khỏi ban chấp hành, phải thôi việc nhà xuất bản, chuyển công tác về Sở Văn hóa Hà Nội. Phùng Quán nhờ có chú Phùng Thị, chánh văn phòng bộ Văn hóa đưa lên làm ở vụ Văn hóa quần chúng. Nhưng ai cũng bức bối không yên” [25. 445]. Với cái nhìn chân thực, Tô Hoài khách quan kể lại những gì xảy ra xung quanh sự kiện văn học khiến độc giả cảm nhận rò không khí ngột ngạt căng thẳng “bức bối không yên”. Nhưng làm sao có thể thay đổi được. Đó cũng là tâm sự của một thế hệ văn nghệ sĩ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Sự thật nhiều khi thật phũ phàng. Tô Hoài đã rất khách quan nói lên sự kiện văn học mang dấu ấn lịch sử này. Những chủ trương của Nhân văn – Giai phẩm là những chủ trương thái quá, đã đi không đúng với tôn chỉ và mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa, đành rằng tự do cá nhân là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên cái tự do cá nhân ấy đã đi qua giới hạn cho phép.

Không chỉ ở Cát bụi chân ai, trong tập hồi ký Chiều chiều, một lần nữa Tô Hoài nhắc tới vụ việc Nhân văn – Giai phẩm: “Tôi không biết Nguyễn Khắc Dực đã bị kiểm điểm tóe khói hay thế nào. Dực đã về công tác hội Sân khấu. Việc Nhân văn – Giai phẩm đã qua lâu, nhưng việc này thì như vết tràm trên trán, không xóa được” [24. 19]. Như vậy có những sự kiện lịch sử làm

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 4


thay đổi cuộc sống, thay đổi tư duy, thay đổi lý tưởng theo chiều tốt đẹp nhưng có những sự kiện lại mang đến cho xã hội sự nhức nhối. Đúng là tác giả của hai hồi ký đặc sắc Cát bụi chân ai Chiều chiều với một cái nhìn tỉnh táo điềm đạm – đã nhìn nhận lại “Nhân văn – Giai phẩm” và những vấn đề văn chương phức tạp một thời với tất cả tính thời sự và cả tính bi kịch của nó. Bằng sức mạnh của hồi tưởng, nhà văn đã mạnh dạn, thẳng thắn nói ra những “chuyện buồn quá khứ”, những “ấu trĩ trong quan niệm văn học và chính trị một thời”, giúp người đọc có được một hình dung và nhận thức “tường minh” hơn về lịch sử văn học nước nhà những năm tháng đầy biến động …” [54. 80].

Ngoài sự kiện Văn nhân – Giai phẩm, Tô Hoài còn có cái nhìn chân thực về sự kiện cải cách ruộng đất 1953 – 1956. Trong Chiều chiều, Tô Hoài đã đưa chúng ta về một làng quê ở Thái Bình với câu chuyện “cải cách ruộng đất” và “sửa sai” liên quan đến số phận của bao người. Những ấu trĩ một thời đã trở thành sai lầm đáng tiếc.: “Người chỉ có miếng ruộng loại riêng ra mà chẳng có ruộng đất nhưng bị tố là có tội ác với nông dân thì …, gọi là tên cường hào cá biệt” [24. 36]. Những chuyện buồn quá khứ trong những năm tháng đầy biến động được nhà văn cảm nhận sâu sắc và thấm thía. Mỗi trang viết về sự kiện này là những “tâm sự đau đáu” (Vương Trí Nhàn) của Tô Hoài. Nhà văn vừa điềm đạm gợi lại nỗi buồn đã qua vừa gửi gắm những trăn trở suy tư của bản thân lên từng trang sách. Đó là những bài học kinh nghiệm xương máu không chỉ cho một ai đó cụ thể mà cho cả một dân tộc. Năm 2005, cố thủ tướng Vò Văn Kiệt đã nhìn nhận: “Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế”.


Cùng có những thành công khi viết hồi ký, nhưng Tô Hoài và Nguyên Hồng có cái nhìn khác nhau. Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ có cái nhìn hướng nội chất chứa những cung bậc tình cảm, cảm xúc chứa chan. Hồi ký Những ngày thơ ấu trước cách mạng và một số hồi ký sau cách mạng của Nguyên Hồng đều có cái nhìn hướng nội, ngoại cảnh chỉ để làm rò hơn tâm trạng, cảm xúc của nhà văn. Cái nhìn của Tô Hoài lại thể hiện sự tỉnh táo khách quan đến hiếm thấy khiến trên từng trang hồi ký của ông người đọc cảm nhận cả những đổi thay lớn lao của đất nước, cả những bi kịch một thời đã qua.

Tô Hoài đang “quay đầu về với cái cũ” (Vương Trí Nhàn) nhưng cái cũ ấy vẫn còn giá trị đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Cái cũ ấy có cả những điều tốt đẹp, cái đúng có giá trị vĩnh hằng và những điều chưa đúng, sai lầm cần nhận thức lại. Tất cả đều là những bài học để nhìn nhận, rút kinh nghiệm làm sao cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Như vậy, với cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử Tô Hoài đem đến cho người đọc những trang viết đầy ắp sự kiện lịch sử có giá trị.

1.2.3. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường

Cảm quan nhân bản đời thường là cảm quan xuyên suốt, bao trùm trong các tập hồi ký của Tô Hoài, từ Cỏ dại, Tự truyện đến Cát bụi chân ai Chiều chiều. Đặc biệt hai tập hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều cảm quan nhân bản đời thường càng hiện diện rò nét.

Tô Hoài quan niệm người viết văn trước hết là người nghệ sĩ. Là người được tiếp xúc nhiều, được sống nhiều với các bạn văn nên ông hiểu được rất rò các bạn đồng nghiệp của mình. Vì thế dù viết về ai, những người bạn nghệ sĩ, những con người bình thường hay chính bản thân mình, Tô Hoài cũng xuất phát từ quan niệm: “người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ” [25. 385]. Xuất phát từ quan niệm đó nên chân dung của các nhà


văn lớn, của chính tác giả hiện diện một cách sinh động và chân thực nhất. Cuộc sống và con người được tác giả miêu tả ở những phương diện đời thường nhất, mộc mạc, chân chất và gần gũi biết bao.

Trong Cỏ dại, đó là những ngày tháng sống vô vị và buồn chán ở Kẻ chợ của “cu Bưởi”, suốt ngày chỉ cọ chai, vần ra vần vào mấy cái lốp ôtô, rồi nhìn ra cửa, nhớ nhà; để cuối năm mới được về với cái đầu mốc trắng mà chẳng có lấy một hột chữ nào nhét vào bụng. Được về với mẹ, với bà ngoại và các dì, và với việc còng em là niềm vui của “cu Bưởi”. Đến Tự truyện chuyện cá nhân, gia đình, làng quê,…được tác giả ghi lại với cái nhìn nhân bản. Một cậu bán hàng ở hiệu giày bata, gọi là làm công, nhưng chỉ được giao mỗi việc “rình gái cho chủ”… đến tuổi trưởng thành, lang thang khắp các cửa chùa, rồi phiêu bạt ra Hải Phòng nương nhờ người bạn …

Ở hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều, Tô Hoài vẫn theo mạch cảm hứng và cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt, chuyện đời thường từ các hồi ký trước.

Đó là cuộc sống sinh hoạt của chính bản thân nhà văn trong những ngày ở đội cải cách ruộng đất. Khi bị tháo dạ “Tôi cứ chạy đùng đùng, thằng Tào Tháo đuổi tôi cả đêm. May quanh bờ rào bãi hoang, bĩnh chỗ nào cũng được.” [24. 37] bởi cái món ăn lạ - món “dái trâu” nhà chủ thết đãi. Trong những năm tháng cực khổ ấy, nhà văn còn cảm nhận được cuộc sống ấm áp của người nông dân và bản chất chăm chỉ làm ăn của họ. Nhân vật ông Ngải để lại ấn tượng cho người đọc một cách rò nét thông qua cái nhìn rất nhân bản của tác giả. “Ông Ngải đã chùi tay vào mỏm cọc cầu ao rồi lên tựa lưng vào bụi tre. Quanh đấy, lỉnh kỉnh ống điếu cày, ấm nước, mấy mẩu gộc cây làm ghế cạnh cái bát đàn, như bàn uống nước ngồi chơi ngay bờ ao” [24. 42]. Cuộc sống rất dân dã, mộc mạc, cuộc sống ấy của ông Ngải gắn liền với thiên nhiên, ruộng đồng rất đặc trưng của Việt Nam. Đó là cây tre, bờ ao… và cả


thói quen hút thuốc lào với cái điếu cày, ấm nước chè xanh… . Uống nước chè xanh đặc trước khi đi làm buổi sáng và ngủ ngoài bụi tre đã trở thành thói quen của ông Ngải. Tô Hoài đã đưa người đọc tới những cảnh sinh hoạt gần gũi của những người nông dân. Tất cả được Tô Hoài ghi lại như những cảnh phim quay chậm, không gò ép mà tự nhiên.

Cảnh sinh hoạt gia đình ông Ngải là tiêu biểu ở vùng quê nghèo: bà Ngải đi chợ bán buồng chuối dấm, cái Hến – con của ông bà Ngải dậy sớm bắc nồi, thổi lửa, ông Ngải thì ra sân coi lúa, ông “chăm chút từ lúc trồng vườn xoan tơ cho đến năm những cây xoan đầu lứa được ngả xuống cưa, đẽo rồi ngâm vào bùn ao” [24. 79].

Không những thế với “một nhãn quan phong tục đặc biệt” (Trần Hữu Tá), Tô Hoài còn rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những tập tục quen thuộc của mỗi vùng quê. Trong con mắt của Tô Hoài những hủ tục không chỉ ở vùng núi cao, nơi các dân tộc ít người sinh sống mà tập tục, hủ tục còn hiện diện ngay cả vùng thấp, đồng bằng. Việc lấy chồng của người con gái là một việc quan trọng vậy mà có những gia đình phải gả con khi tuổi còn rất nhỏ. Đứa con gái ông Ngải “sắp về nhà chồng” [24. 85] khi “mới chỉ khoảng tuổi mười lăm” [24. 85]. Trước tình cảnh ấy, nhà văn đã bộc lộ tâm trạng, sự cảm thông cho hoàn cảnh của họ.

Từ xưa đến nay, để đánh giá mức sống của người dân cao hay thấp một phần dựa vào sự sầm uất, nhộn nhịp của chợ. Với đôi mắt quan sát tinh tế của mình, tác giả đã miêu tả cảnh chợ - nơi nhà văn tham gia đội cải cách ruộng đất. “Chợ lèo tèo ngay giữa phố, gió lùa đùng đùng. Bánh ngô, bánh đúc bị táp cát, ăn nhai cả sạn, thì vẫn ăn thế. Một chốc chợ tan, các cọc lều được nhổ lên, đàn vịt lại à vào rúc cái bãi trống.” [24. 89]. Từ cách miêu tả của Tô Hoài chúng ta có thể tưởng tượng ngay cảnh chợ tàn tạ, tiêu điều của vùng quê này. Chợ diễn ra “giữa phố, gió lùa đùng đùng”. Các mặt hàng trong chợ


thì bị dính cát vì những trận gió. Chợ được dựng lên một cách tạm bợ, khi chợ tan thì “các cọc lều được nhổ lên”. Chợ vốn dĩ đã xơ xác thì giờ lại càng xác xơ, cái chợ trước đó còn “lèo tèo” bây giờ chỉ còn là bãi đất trống. Khi tạo dựng cảnh họp chợ ở nơi đây, Tô Hoài đã chú ý lựa chọn chi tiết, hình ảnh rất phù hợp với cuộc sống nghèo của người dân. Cảnh chợ ở vùng quê này không giống với cảnh chợ ở Phìn Sa trong tiểu thuyết Miền Tây. Cũng với cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt nhưng chợ ở Phìn Sa được Tô Hoài miêu tả hoàn toàn khác: “cố nhiên ngày chợ vùng cao đẹp như ngày chủ nhật rồi”, “cả ngày tấp nập người tới người đi”. Cảnh chợ ở vùng núi rất đông vui, tấp nập, người đọc thấy được sự đổi thay cuộc sống của người dân Tây Bắc. Hai cảnh chợ đối lập nhau ở cùng khoảng thời gian lịch sử. Rất tinh tế và nhạy cảm, đó chính là Tô Hoài. Sau mỗi cảnh chợ ta thấy cái nhìn nhân bản, “một niềm tâm sự đau đáu” (Vương Trí Nhàn), một trái tim đầy cảm thông của tác giả.

Cùng ở thể loại hồi ký, nếu như Tô Hoài phát huy sở trường miêu tả như một phong cách nghệ thuật thì Nguyên Hồng lại hay dùng câu kể. Chính điều này tạo nên sự khác nhau giữa hai phong cách. Tô Hoài miêu tả cảnh chợ sinh hoạt để thấy được cuộc sống của người dân, còn Nguyên Hồng lại dùng câu kể: “họ sống vất vả chui rúc trong những căn nhà lụp xụp, hoặc trần lưng lao động trong xưởng máy, trong hầm mỏ hoặc lang thang nơi quán chợ gầm cầu” [55. 26] để khắc họa cảnh tối tăm, nghèo đói không có lối thoát của những con người lao động lầm than ở thành phố Hải Phòng và trên hết là nhà văn bộc lộ tình cảm thương xót cho những con người cùng khổ ấy. Điều đó cho thấy cùng là nói tới cuộc sống của người dân nhưng mỗi nhà văn có cái nhìn riêng, không giống nhau.

Xuất phát từ quan niệm “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”, Tô Hoài luôn cảm nhận con người ở tất cả mọi phương diện. Theo ông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022