Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Tín Ngưỡng, Lễ Hội Và Nghệ Thuật Biểu Diễn Dân Gian Việt Nam


tạm ngoài cửa Tam Quan chùa vì sợ người trong làng mỉa mai. Thị Mầu sinh được một bé trai, không biết mang đi đâu liền ra đặt ở ngoài Tam Quan chùa. Kính Tâm bối rối nhưng rồi quyết định nhận đứa trẻ. Mỗi ngày chú phải đi xin sữa nuôi con, mặc cho người trong xóm cười chê. Khi đứa bé lớn lên, biết nói, thì sức khỏe của Kính Tâm cũng đã mòn mỏi. Chú viết một bức thư để lại cho cha mẹ, kể hết sự tình và dặn dò con sau khi mình chết thì trao lại cho sư cụ trụ trì. Kính Tâm chết, người ta mới biết chú là gái. Trong lúc lập đàn chay cầu cho Kính Tâm siêu độ, thì Phật Thiên Tôn hiện ra trên mây ngũ sắc truyền cho Kính Tâm thành Phật Quan Âm. Người bình dân Việt Nam đã sáng tạo cả tượng thờ nàng trong chùa với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tay bế đứa trẻ và một bên vai có con vẹt đậu (con vẹt tượng trưng cho Thiện Sĩ). Tượng Quan Âm Thị Kính được gọi theo dân gian là Quan Âm Tống Tử.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” nhằm vào chữ “Nhẫn nhục” và “Cứu độ”. Người bình dân công nhận rằng, người nào có đầy đủ lòng từ bi, viên mãn hạnh nhẫn nhục thì người ấy chắc chắn thành Phật. Nên Thị Kính liền đó chứng thành Phật quả. Đọc những tích truyện trên, ta thấy tư tưởng Phật giáo và tinh thần dân tộc đã đồng nhất. Tích truyện bình dị này gần gũi và có sức lan tỏa lớn trong lòng dân tộc.

Như vậy, hai đức Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải chiếm một vị trí khá quan trọng trong đức tin của người bình dân làng quê Việt Nam. Thị Kính là hình ảnh của một lòng tha thứ bao la và một đức nhẫn nhục không bờ bến, còn Diệu Thiện là hình ảnh của một ý chí kim cương, một tình thương rộng lớn bao trùm cả gia đình và nhân loại và cả những linh hồn đang chịu đau khổ ở còi âm.

Tác dụng giáo dục của hai tác phẩm đều rất quan trọng. Đứng về phương diện tư tưởng, tuy đề tài có tính cách đại chúng, lại được dân gian hóa,


truyền miệng, có nhiều dị bản, những về cơ bản vẫn truyền tải được tư tưởng tam thân, trình bày Quan Âm như những hóa thân của Phật xuất hiện trong đời để thực hiện lý tưởng từ bi cứu khổ.

Cả hai truyện đều được tôi luyện trong trí tưởng tượng phong phú của người bình dân nên đều mang tính cách dân tộc một cách đậm đà. Hình bóng Quan Âm Thị Kính (Quan Âm Tống Tử) và Quan Âm Nam Hải (Phật Bà Chùa Hương) đều là những hình bóng rất quen thuộc trong dân gian Việt Nam. Hiếu thuận, thương người, nhẫn nhục, tha thứ, những đức tính mà người Việt Nam thương mến đã được phát triển đến mức cao độ nhất ở hai nhân vật phụ nữ ấy.

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam cũng không ít câu chuyện mượn hình ảnh của Phật giáo để ca ngợi những người có công với nước, với dân, ca ngợi những nhân thần “xả thân vì nước”, giúp dân cứu đời và được dân gian mệnh phong là Phật Bà như: Nguyên Phi Ỷ Lan.

Truyện “Nguyên Phi Ỷ Lan” được lưu truyền trong dân gian kể về Ỷ Lan – người con gái vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh được vua Lý Thánh Tông sủng ái và tôn làm Nguyên Phi. Bà là người tài giỏi, đức độ, giàu lòng nhân từ. Năm 1069, vua đi đánh giặc ngoại xâm, Ỷ Lan Nguyên Phi ở nhà thay vua nhiếp chính, chăm lo việc quốc sự có kỷ cương, khiến thần dân than phục. Ỷ Lan còn thân chinh đi kinh lý ở các vùng thôn quê hẻo lánh để hiểu tường tận đời sống dân lao động và trừng trị bọn tham quan ô lại đục khoét hà hiếp dân lành, ban phát thóc gạo giúp dân thoát đói. Ỷ Lan được dân chúng suy tôn làm Phật Quan Âm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Ỷ Lan là một trong ba nhân vật nữ là Bà Chúa Ba (Diệu Thiện), Thị Kính và Ỷ Lan được tôn vinh làm Phật bà Quan Âm, bởi trong thời gian làm nhiếp chính bà đã khiến cho “dân tâm hòa hợp, còi nước thanh bình”. Trong ba Phật Quan Âm đó, duy chỉ có Ỷ Lan là


Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 8

con người thực, bằng xương, bằng thịt, được suy tôn làm Phật Bà khi còn sống và đang rất trẻ (năm đầu Thần Vũ – 1069).

Trong tâm thức dân gian Việt Nam, duy chỉ có Ỷ Lan – một nhân vật lịch sử có thực lại được nhập vào – đồng nhất với cô Tấm trong truyện cổ tích vốn được lưu hành phổ biến trong văn học dân gian. Các câu chuyện về Ỷ Lan

– một phụ nữ danh tiếng, nối tiếp truyền thống đảm đang, trung hậu, kiên cường của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Bà đã được nhân dân ngưỡng mộ, tôn kính. Ỷ Lan thái hậu đã đi từ dân dã vào cung đình rồi lại trở về với quê hương dân dã, với vườn dâu, giếng bống, chùa chiền, lễ hội và những câu chuyện dân gian. Bà được yêu mến, tôn vinh, ngưỡng mộ trong tâm thức dân gian.

Các truyện dân gian Việt Nam vẫn luôn có sự hiện diện của ông Bụt, bà Tiên, Phật Bà Quan Âm hiện ra giúp đỡ cho những người bất hạnh. Có thể sai lầm trong nhận thức của ông bà ta khi cho rằng Phật, Bồ Tát là những thế lực siêu nhiên, có đủ quyền năng để thưởng phạt hay trừng trị con người. Nhưng dù sao, chúng ta vẫn nhận ra được mặt tích cực trong tư duy của cha ông ta thuở xưa là ghét cái xấu và yêu thích, tôn vinh cái đẹp. Thế nên không còn cách nào khác hơn khi thời ấy, pháp luật còn hỗn độn, chỉ có các bậc thánh nhân mới đủ tư cách đại diện cho công lý, lẽ phải, thay con người thưởng thiện phạt ác mà thôi. Chúng ta bắt gặp điều này trong những mẫu chuyện cổ tích, truyền thuyết như “Sự tích đèo Phật tử” với ba người đàn ông, vì không cưỡng được tham dục trên đường đi tìm cầu chân lý nên đã bị Đức Phật trừng phạt hóa làm ngọn đèo, còn một ni cô họ Lắm cùng đi tầm đạo với ba người trên, vì giữ được lòng trai phạn trong sạch nên đã được Phật hóa phép độ cho thành chánh quả và hóa thân thành Phật Bà Quan Âm, có nhiều phép lạ, trị được bọn âm binh quấy nhiễu, giữ gìn phúc lành cho muôn dân.


Những tác phẩm truyện cổ được lưu hành khá phổ biến hiện nay như “Truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi; “Điển tích Việt Nam” của Nguyễn Đăng Thục, “Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo” của Lệ Như – Thích Trung Hậu. Các tích truyện nêu trên đã cho thấy sự hội nhập của Phật giáo trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vị trí của Phật giáo trong đời sống văn hóa dân gian được nhân dân sáng tạo ra rất phong phú và tài tình mang chất trí tuệ và đặc trưng của văn hóa Việt Nam, của tư duy dân gian Phật giáo Việt Nam.

Nếu truyện ngụ ngôn, cổ tích phản ánh sự vươn lên không ngừng của tư duy trong nhận thức xã hội loài người thì truyện cười là sản phẩm của trí tuệ luôn phát hiện những mâu thuẫn thường xảy ra trong xã hội. Chế độ phong kiến tồn tại được nhờ bạo lực của chính quyền phong kiến và một đội ngũ rộng rãi những kẻ tuyên truyền, bảo vệ ý thức hệ chính thống. Nếu vào thời Lý - Trần bên cạnh những sư hổ mang đã có nhiều nhà sư thực lòng mộ đạo theo đúng tam quy ngũ giới, thì từ đời Lê, nhất là từ thế kỷ XVI trở đi, xuất hiện nhiều sư sãi là những kẻ buôn thần bán Phật, có hành trang ám muội nhơ nhuốc. Có lúc không ít sư sãi là những kẻ khẩu Phật tâm xà và các hạng thầy - thầy đồ gàn, thầy lang băm, thầy bói, thầy cúng là những kẻ đạo đức giả hoặc bịp bợm. Truyện dân gian cũng có truyện cười về nhà sư phá giới như "Thầy lang và thầy bói", "Nhà có động", "Ðẻ ra sư"…đều là truyện có ý nghĩa hài hước sâu sắc. Tác giả dân gian tìm thấy, khai thác rất nhiều khía cạnh trong mâu thuẫn giữa bề ngoài và thực chất của sư sãi và các hạng thầy để gây cười.

Truyện "Nam mô boong!" là một trường hợp tiêu biểu. Truyện kể về một người đàn bà trẻ mới lấy chồng, chưa có con, nhan sắc đậm đà. Trong làng chức sự nhiều người để ý, gạ gẫm từ lâu, có cả nhà sư hổ mang, lý trưởng. Vợ chồng chị ta bày mưu đưa cả bọn vào tròng. Hôm sau, người đàn


bà đến ngò gặp ngay nhà sư lảng vảng buông lời trêu ghẹo. Chị vợ ưng thuận, hẹn canh hai tiếp sư ở nhà mình, sư mừng quá nhận lời ngay. Chị ta cũng hẹn ông lý, thầy đồ y như thế. Tối đó, nhà sư đến trước, chưa kịp giở trò đã có tiếng gò cửa. Sư cuống lên, chị ta bảo sư chui vào rọ rồi chị rút rọ lên xà nhà, hễ ai hỏi thì chị bảo là chuông nhà chùa mới gửi. Lý trưởng vào cũng gặp tình trạng như sư, có tiếng gò cửa, chị ta bảo thầy Lý chui xuống gầm giường giả chó, nhỡ có ai khua thì kêu gâu gâu đôi ba tiếng. Lý trưởng bí quá đành nghe theo. Người đàn bà mở cửa, thầy đồ vào cũng chưa kịp làm gì thì người chồng về gò cửa, chị ta bảo thầy đồ chui vào hòm khóa. Người chồng bảo vợ "mai có người mời cỗ, ta xem lại quần áo!", thấy bùng nhùng trong đống váy áo bèn hét "mèo hay chuột mà chui vào đống quần áo thế này, đưa tao con dao, tao xỉa một nhát cho nó chết đi!". Thầy đồ sợ, đội váy áo đứng van xin, người chồng trói lại rồi vờ nhìn xuống gầm giường, lý trưởng vờ "gâu gâu". Chồng hỏi "chó ở đâu thế?", vợ đáp mới mua. Chồng bảo "chó cắn cả người nhà, đưa thước tao đập nó một trận". Lúc đầu lý trưởng còn kêu gâu gâu, sau thò mặt ra van xin. Anh chồng trói lại, đoạn nhìn xà nhà hỏi "cái gì lủng lẳng kia?", vợ nói là chuông chùa mới gửi. Chồng bảo "có kêu không? Ðể tao đánh thử". Bèn lấy thước đánh luôn tay, nhà sư vội kêu "boong boong ". Anh chồng cứ đánh luôn tay, nhà sư cuống lên " na mô boong na mô boong " líu cả lưỡi, sau cùng đau quá xin tha. Anh chồng trói cả ba lại giải ra đình. Ba anh dại gái tiêu biểu cho thế lực phong kiến bề ngoài đạo mạo nay lộ nguyên hình. Truyện "Nam mô boong" có ý nghĩa đấu tranh tố cáo xã hội mạnh mẽ.

Nhìn chung, kho tàng truyện cười mang ảnh hưởng Phật giáo có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Truyện đả kích thói hư tật xấu, xây dựng những tình cảm lành mạnh. Dưới con mắt nhân gian, tăng ni là những tấm gương mẫu mực để bênh vực đạo đức, không thể chấp nhận những chuyện suy đồi ở họ.


Vì thế dân gian dùng tiếng cười đả kích vào sự vi phạm luân lý đạo đức, lễ giáo - ba anh dại gái đã "anh hùng tương ngộ" trong hoàn cảnh chẳng anh hùng chút nào nhằm góp phần đấu tranh cho luân lý đạo đức xã hội.

Nhìn lại nội dung một số sáng tác văn học dân gian ở nhiều thể loại tục ngữ, ca dao, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện cười trong quan hệ ảnh hưởng với tinh thần Phật giáo, ta thấy ít nhiều văn học dân gian đã phản ánh một thái độ sống, có một sức tác động mãnh liệt trong đời sống tín ngưỡng, tạo nên một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản sắc dân tộc và tư tưởng Phật giáo. Qua một số nét cơ bản vừa phân tích tìm hiểu ta thấy được Phật giáo có sức ảnh hưởng không nhỏ, gắn bó mật thiết với tâm hồn người Việt Nam.

Ông cha ta vừa tiếp thu tư tưởng Phật giáo làm kim chỉ nam vừa tạo nền luân lý nhân bản cho xã hội. Xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo trong quá trình du nhập đã hòa mình, thích nghi với tâm hồn dân Việt, kết thành mối dây bền chặt giữa Phật giáo và dân tộc. Với quá khứ trên hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam, có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với dòng văn học dân gian Việt Nam. Như dòng suối khơi nguồn tràn đầy tình thương cao cả của đức từ, bi, hỉ, xả, là hình bóng của lý tưởng Bồ Tát, lý tưởng Phật Đà thường ban vui cứu khổ.

Tóm lại, nếu trên những trang sử oai hùng của dân tộc, Phật giáo chưa bao giờ bỏ rơi dân tộc thì trong văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng, đạo Phật đã và đang là nguồn hứng khởi vô biên cho những tâm hồn nghệ sĩ trong sáng, viết lên cái tinh túy - nỗi khát khao nghìn đời được sống trong một thế giới đại đồng đầy tình người. Ðấy là tất cả ý nghĩa cao cả của lòng từ bi đã hội nhập vào dòng văn hóa truyền thống dân tộc.

Nhìn chung, trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, sự hội nhập của Phật giáo đối với văn hóa dân gian được bàn bạc rất nhiều qua các tác


phẩm văn học dân gian, những thiên truyện cổ tích. Hầu hết trong các tác phẩm văn học dân gian, Phật giáo đều được khoác lên mình chiếc áo mang sắc thái bản địa. Nhưng trên hết, có lẽ dân ta muốn tìm tiếng nói ủng hộ cho chân lý, công bằng nơi vị thần linh. Thông qua vị thần đó, họ muốn truyền lại cho con cháu muôn đời những thông điệp của tình thương và bổn phận làm người.

2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội và nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt Nam

2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội dân gian

Trước khi đạo Phật vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngày ấy, cư dân Việt đã thờ ba bà mẹ sáng tạo ra muôn vật. Trong tâm linh của cư dân Việt cổ, ba vị này là chủ thể sáng tạo ra ba địa bàn hoàn chỉnh của đất nước: vùng trời, vùng đất (kể cả rừng núi), vùng biển (kể cả sông ngòi). Bên cạnh tín ngưỡng thờ ba bà mẹ, dân tộc ta còn có tục lệ thờ các vị thần nông nghiệp, các vị thần về hiện tượng tự nhiên…

Tất cả việc thờ cúng này mang ý nghĩa duy vật thô sơ. Không lấy làm lạ là trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các bà mẹ: Mẹ Âu Cơ với cái bọc trăm trứng - biểu tượng cho sự khai sinh ra dân tộc. Mẹ Âu Cơ dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm dệt vải - biểu tượng cho sự sáng tạo văn hóa. Mẹ của Thánh Gióng - biểu tượng cho người sản sinh ra vị anh hùng khổng lồ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mẹ Man Nương với hòn đá phát sáng (Thạch Quang) ở gốc cây thiêng Dung Thụ, đưa mẹ Man Nương thành Phật Mẫu và các con là các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp cùng hệ thống chùa Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ) gắn bó với đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Những hình ảnh người mẹ ấy đã phản ánh một chặng đường dài phát triển của lịch sử dân tộc với quá trình dựng nước và giữ nước, đảm bảo cho


dân tộc Việt Nam khắc phục được cả thiên tai và địch họa. Truyện xảy ra vào thế kỷ thứ II, biểu hiện sự giao tiếp văn hóa Việt - Ấn (mẹ Việt Man Nương chân chất, cha Ấn Khâu Đà La siêu phàm). Cũng từ mốc văn hoá này mà chùa Việt Nam bên cạnh thờ Phật còn có cả thờ Mẫu (Tiền Thánh hậu Phật). Đó cũng chính là truyền thống và tư tưởng yêu nước nhân đạo của dân tộc. Chính dựa vào cái nền tín ngưỡng nguyên thủy này mà về sau các tôn giáo như Phật giáo chẳng hạn có đủ điều kiện để du nhập và bắt rễ nhanh chóng, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của cư dân Việt thời xưa.

Mặt khác, vốn là một dân tộc tự lực tự cường, truyền thống bất khuất cùng tinh thần linh hoạt mềm dẻo của cư dân lúa nước, cha ông ta ngày ấy đã biết vừa tiếp thu và sàng lọc những cái mới lạ đối với mình, kể cả tiếp thu những tinh hoa từ phía đối phương, lại vừa chống lại cái mới đó. Việc giao lưu, tiếp biến này có tính quy luật. Cha ông ta ngày ấy chỉ tiếp thu kế thừa những gì có lợi cho dân tộc mình, phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Do vậy, dù tôn giáo nào có sang Việt Nam thì cũng đều bị tiếp biến thành cái riêng của Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc, Phật giáo cũng thế. Đó là ý nghĩa của câu nói Mỗi dân tộc có một ông Phật của riêng mình. Phật giáo là một tôn giáo rộng mở dân chủ, "khế lý, khế cơ, tuỳ duyên". Chất rộng mở dân chủ này rất phù hợp với tính phóng khoáng rộng mở, linh hoạt, mền dẻo của cư dân lúa nước. Đó là lý do tại sao Phật giáo khi truyền sang nước ta lại dễ dàng bắt rễ nhanh chóng trong tâm linh của cư dân nơi đây. Chính tinh thần trên thể hiện rò nét ở các thế hệ con người thời đại Lý - Trần. Thời đại này đã sản sinh ra rất nhiều người rất lạ với những nhân cách cao đẹp: Một Thái hậu Dương Vân Nga sẵn sàng trao ngai vàng và hoàng bào của con mình cho vị tướng tài khi đất nước bị xâm lăng. Một Lý Thánh Tông tha tội chết cho vua nước Chiêm Thành là Chế Củ - ông còn là nhà vua thương

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí